Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TUẦN 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.68 KB, 24 trang )

Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

TUẦN 11
Thứ Hai ngày 30 tháng 11 năm 2020
TẬP ĐỌC
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. Yêu cầu cần đạt:
A.Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và
giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động – HS hát bài “ Trái đất này là của chúng mình”.
- Gv nhận xét.
- Em yêu đất nước của mình như thế nào?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu bài nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài. GV đọc xong, yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ, giải nghĩa thêm:khách du lịch, sản vật.
- GV chia đôi đoạn 2 (phần 1: Lúc…làm như vậy?; phần 2: còn lại).
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp


từng đoạn – nhận xét bạn đọc.
+ Một HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2) với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Bốn nhóm HS tiếp nối nhau đọc ĐT 4 đoạn của bài (tạm chia đôi đoạn 2 ).
C. Củng cố
- Gọi một HS đọc lại toàn bộ câu chuyện
- GV nhận xét tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại câu chuyện.
• Ứng dụng: Về nhà luyện đọc cùng nguòi thân.
----------------------------------------------------TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
ĐẤT QUÝ, ĐẤT YÊU
I. Yêu cầu cần đạt:
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
1
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

A.Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và
giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (trả lời được
các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: - Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng
đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
- HSNK kể lại được toàn bộ câu chuyện.
*KNS: HS xác định được giá trị của đất.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK

III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
A. Khởi động: 5’ - N4 HS đọc 4 đoạn của bài.
B. Dạy bài mới: 30’
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Hai người khách được vua Ê-ti-ơ-pi-a đón tiếp thế nào?
+ Khi khách sắp xuống tàu, c
ó điều gì bất ngờ xảy ra?
+ Vì sao người Ê-ti-ơ-pi-a khơng để khách mang đi những hạt đất nhỏ?
+ Theo em phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ơ-pi-a đối với q
hương như thế nào?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
3. Luyện đọc lại.5’ - GV đọc diễn cảm đoạn 2.
- Hướng dẫn HS thi đọc Đ2: phân biệt lời người dẫn chuỵện và lời nhân vật.
- Một HS đọc cả bài. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
Kể chuyện: 18’
1. GV nêu nhiệm vụ. - Quan sát tranh, sắp xếp lại cho đúng thứ tự câu chuyện. Sau đó
dựa vào tranh, kể lại tồn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện theo tranh.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả ra nháp rồi đọc kết quả để cả lớp
nhận xét. Thứ tự đúng là: 3 – 1 – 4 – 2.
- Từng cặp HS dựa vào tranh minh hoạ (đã sắp xếp đúng), tập kể chuyện.
- Bốn HS tiếp nối nhau thi kể chuyện theo 4 tranh.
- Một HS kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
C. Củng cố
- GV yêu cầu HS tập đặt tên khác cho câu chuyện.
- GV nhận xét, động viên, khen ngợi những HS đọc bài tốt, kể chuyện hay.

D. Hướng dẫn học ở nhà.
* Ứng dụng: Về nhà kể chuyện cho người thân nghe
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
2
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

Thứ Ba ngày 1 tháng 12 năm 2020
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải
tốn.
- Nhận biết tính chất giao hốn của phép nhân với ví dụ cụ thể.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động
- Kiểm tra theo cặp đọc thuộc bảng nhân 8. GV hỏi thêm 1 số phép tính bất kỳ
trong bảng nhân.
2. Luyện tập.
Bài 1 (Tính): (Cá nhân). HS tự làm bài vào vở nháp. GV gọi từng HS đọc kết quả các
phép tính.
Ở phần 2: Giới thiệu tính chất giao hốn của phép nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong
phép nhân thì tích không thay đổi.
a) 8 x 1= 8
8 x 5 = 40
8x0=0

8 x 8 = 64
8 x 2 = 16
8 x 4 = 32
8 x 6 = 48
8 x 9 = 72
8 x 3 = 24
8 x 7 = 56
8 x 10 = 80
0x8=0
b) 8 x 2 = 16
8 x 4 = 32
8 x 6 = 48
8 x 7 = 56
2 x 8 = 16
4 x 8 = 32
6 x 8 = 48
7 x 8 = 56
Bài 2 (cột a): (Cá nhân)- HS tự làm vào vở. Sau đổi chéo cho bạn để kiểm tra kết quả.
- Đại diện một số HS lên bảng làm. HS nhận xét, thống nhất.
a) 8 x 3 + 8= 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 +8
b) 8 x 8 + 8 = 64 + 8 8 x 9 + 8 = 72 +
8
= 32
= 40
= 72
= 80
Bài 3. (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm
phân tích đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, chia sẻ trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.

Giải.
Số dây điện đã cắt là: 8 x 4 = 32 ( mét)
Cuộn dây còn lại số mét là: 50 – 32 = 18 (mét)
Đáp số: 18 mét.
Bài 4. (Cặp đơi) (Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm): - Vừa củng cố KN tính
nhẩm và tính chất giao hốn, vừa chuẩn bị cho việc học diện tích.
- HS viết được: 5 x 4 = 20 (ô vuông); 4 x 5 = 20 (ô vuông)
- Nhận xét: 5 x 4 = 4 x 5
C. Cũng cố
- HS nêu nội dung tiếp thu được qua bài học. Đánh giá tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà
* Ứng dụng: HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
3
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

Chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------------------TẬP ĐỌC
VẼ QUÊ HƯƠNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương
tha thiết của người bạn nhỏ . (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ
trong bài – HSNK thuộc cả bài thơ)
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh trong SGK (Tranh, ảnh về cảnh đẹp quê hương).

III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động - 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Đất quý, đất yêu theo 4 tranh
minh hoạ. Sau đó, trả lời câu hỏi: Vì sao người Ê- ti- ơ- pi- a khơng để khách mang đi
những hạt đất nhỏ?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát nêu nội dung bức tranh. GV giới thiệu bàn nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng đọc vui, hồn nhiên; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả
màu sắc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu thơ.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ. GV giải nghĩa thêm: cây gạo.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp
từng khổ thơ – nhận xét bạn đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài (giọng nhẹ nhàng, tình cảm).
3. Tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm cả bài thơ trao đổi theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ?
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc
ấy?
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi. HS và GV nhận xết, kết luận.
4. Luyện học thuộc lịng bài thơ. (Nhóm 4)
- GV đọc diễn cảm bài thơ. - HS luyện đọc thuộc theo nhóm 4 theo các bước:

………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
4
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

+ Đọc cá nhân.
+ Đọc trong nhóm.
- Đại điện một số nhóm thi đọc.- GV kết luận.
C. Củng cố
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà
- GV nhận xét, yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài.
* Ứng dụng: Về nhà luyện đọc diễn cảm
------------------------------------------------THỦ CÔNG
CẮT, DÁN CHỮ I , T (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
- Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán
tương đối phẳng.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ
dán phẳng.
II. GV chuẩn bị: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu.
Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T; Giấy thủ cơng, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ
dán.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Khởi động: Hs ca múa tập thể, kiểm tra đồ dùng học tập.

2.Bài mới:
Giới thiệu bài nêu mục tiêu của bài
Hoạt động 1: HS thực hành cắt, dán chữ I, T.
- GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T. GV
nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình:
+ Bước 1: Kẻ chữ I, T.
+ Bước 2: Cắt chữ T.
+ Bước 3: Dán chữ I, T.
- HS thực hành kẻ, cắt, dán các chữ I, T. Trong khi HS thực hành GV quan sát,
uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. GV nhắc
HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm..
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, khen ngợi những HS có sản phẩm
đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS.
- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.
3, Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà
• Ứng dụng: Về nhà tập cắt chữ I, T
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của
HS. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau: Cắt, dán chữ H, V.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
5
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

---------------------------------------------------------------------BUỔI CHIỀU:
TẬP ĐỌC

NẮNG PHƯƠNG NAM
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các
cụm từ; Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người
dẫn chuyện với lời các nhân vật.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Ảnh hoa mai, hoa đào.
- Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn ở SGK để HS kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
Tập đọc
A. Khởi động : N2 : HS đọc TL bài thơ Vẽ quê hương và trả lời câu hỏi: Vì sao bức
tranh quê hương của bạn nhỏ vẽ rất đẹp?
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc nêu mục tiêu của bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm. GV giới thiệu về chủ điểm, bài học.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài. GV đọc xong, yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc một câu.
- GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó, câu khó.
- HS đọc theo cặp phần giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
+ Nhóm trưởng điều hành, phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS đọc cá nhân.
+ HS đọc trong nhóm.
- Đại diện một số nhóm thi đọc: Lớp trưởng điều hành các bạn thi đọc nối tiếp
từng đoạn - nhận xét bạn đọc.
- Một HS đọc cả bài.
C. Củng cố.
- Gọi một HS đọc lại toàn bộ câu chuyện
- GV nhận xét tiết học.

D. Hướng dẫn học ở nhà.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc lại câu chuyện.
• Ứng dụng : Về nhà luyện đọc diễn cảm cùng người thân.
---------------------------------------------------------------------TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. Mục tiêu:
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
6
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

A.Tập đọc: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy.
Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn
chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK. Ảnh hoa mai, hoa đào.
Bảng phụ ghi các ý tóm tắt từng đoạn ở SGK để HS kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động : - Lớp trưởng kiểm tra 3 HS đọc 3 đoạn bài Nắng phương Nam.
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. (Nhóm 4)
- HS đọc thầm đoạn bài, thảo luận trả lời các câu hỏi:
+ Truyện có những bạn nhỏ nào?

+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
+ Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì?
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân?
- Gọi đại diện mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. HS nhận xét, Gv nhận xét và kết luận.
- Một HSNK đọc câu hỏi 5 trong SGK (Chọn thêm 1 tên khác cho truyện...). Khi
HS chọn tên cần nêu lí do vì sao.
4. Luyện đọc lại.
- HS chia nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân các vai và luyện đọc.
- 3 nhóm HS thi đọc tồn truyện theo vai. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá
nhân và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ.
Dựa theo các ý tóm tắt, kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện.
- Một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV mở bảng phụ đã viết các ý tóm tắt mỗi đoạn, mời 1 HS (Nhìn gợi ý, nhớ nội
dung) kể mẫu đoạn 1 (Đi chợ Tết).
+ Truyện xảy ra vào lúc nào?
+ Uyên và các bạn đi đâu? Vì sao mọi người sững lại?
- Từng cặp HS tập kể .
- Ba HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện. Cả lớp và GV bình chọn bạn
kể hay nhất.
C. Củng cố.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học. Liên hệ bản thân.
-GV nhận xét tiết học.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
7
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết



Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

D. Hướng dẫn học ở nhà.
* Ứng dụng :Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
---------------------------------------------------------------------TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên và khơng nên làm để phịng cháy khi đun nấu ở
nhà.
- Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
- Cho HS thấy được hậu quả của những vụ cháy (Nhà, kho, rừng…)
- HSNK: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra.
* KNS: - Kĩ năng tự bảo vệ: ứng phó nếu có tình huống hoả hoạn (cháy): tìm
kiếm sự giúp đỡ ,ứng xử đúng cách.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK (Trang 44, 45).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm nêu các thế hệ trong gia đình
em.
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
- HS làm việc theo N2: Quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK để hỏi và trả lời
nhau theo gợi ý:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?

+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hoả hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an tồn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- GV tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS tự đặt ra các câu hỏi.
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả thảo luận. Mỗi HS chỉ trả lời 1 trong các câu hỏi,
các HS khác bổ sung. GV giúp HS rút ra kết luận.
- GV và HS kể 1 vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay các
em đã chứng kiến hoặc biết được qua các thơng tin đại chúng.
- GV lấy ví dụ cho HS thấy được hậu quả của những vụ cháy (Nhà, kho, rừng…)
- GV cho HS thảo luận để tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân gây ra
những vụ hỏa hoạn đã kể ở trên.
Hoạt động 3: Thảo luận và đóng vai. (Nhóm 4)
- Bước 1: Động não.
+ GV đặt vấn đề với cả lớp: Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
8
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

+ Lần lượt mỗi HS nêu 1 vật dễ gây cháy hiện đang có trong nhà mình và nơi cất
giữ chúng, theo các em là chưa an tồn.
- Bước 2: Thảo luận nhóm và đóng vai: Dựa vào các ý kiến HS nêu lên ở HĐ
trên, GV giao cho mỗi nhóm đi sâu tìm biện pháp khắc phục tìm nguyên nhân dễ dẫn
đến hỏa hoạn ở nhà.
+ Nhóm 1 thảo luận: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà mình?
+ Nhóm 2 thảo luận: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa...nên

được cất giữ ở đâu trong nhà? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà
để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình?
+ Nhóm 3 thảo luận: Bếp ở nhà bạn còn chưa thật gọn gàng, ngăn nắp. Bạn có
thể nói hoặc làm gì để thuyết phục người lớn dọn dẹp, sắp xếp lại...?
+ Nhóm 4 thảo luận: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần
chú ý điều gì để phịng cháy?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận. Cần phải sử dụng năng lượng chất đốt an tồn và hiệu
quả, Ví dụ: Tắt bếp khi sử dụng xong …
Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Gọi cứu hỏa” (Cả lớp)
- GV nêu tình huống cháy cụ thể. Thực hành báo động cháy, theo dõi phản ứng
của HS thế nào.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS cách thoát hiểm khi gặp cháy nhà, cách gọi
điện thoại 114 để báo cháy ở thành phố.
C. Củng cố.
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
* Ứng dụng: Về nhà luôn cẩn thận để phòng tránh cháy, nổ.
------------------------------------------------Thứ Tư, ngày 2 tháng 11 năm 2020
TỐN
NHÂN SỐ CĨ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CĨ MỘT CHỮ SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài tốn có phép nhân
II. Các hoạt động dạy - học:
1Khởi động
KT 3 - 4 HS đọc thuộc bảng nhân 8. Một HS lên bảng làm BT3 (T50 SGK).
2.Bài mới
Giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài

Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân 123 x 2.
- GV ghi phép nhân lên bảng, cho HS đặt tính vào nháp, 1 em lên đặt tính trên
bảng.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
9
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

- HS nêu cách thực hiện: Nhân từ phải sang trái.
123
- 1 HS lên thực hiện tính trên bảng, cả lớp làm vào
x 2
nháp, sau đó 1 em nêu lại cách thực hiện.
246
- GV hỏi: 123 x 2 = ? – HS nêu, GV ghi kết quả: 123 x 2 = 246.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép nhân 326 x 3.
GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự như trên.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS rèn luyện cách nhân. Gọi 1 số em nêu miệng cách tính.
Bài 2 (Cột a): Cho HS làm bài vào vở. Sau đó gọi 1 số em lên bảng chữa bài.
Bài 3: - HS đọc bài toán và tìm hiểu đề bài.
- Nêu cách giải: Giải bài tốn bằng một phép tính.
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bài trên bảng phụ. Cả lớp và GV nhận xét bài
làm của bạn.
Bài 4: Cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia rồi tự làm bài vào vở.
3. Chấm bài, nhận xét

GV chấm 1 số bài làm của HS rồi nhận xét.
4.Hướng dẫn học ở nhà
Dặn HS về nhà luyện tập thêm.
* Ứng dụng: Luyện nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
----------------------------------------------------CHÍNH TẢ
Nghe-viết: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oc/ooc (BT2); Làm đúng BT(3) a.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết các từ ngữ ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ:
khu vườn, mái trường, bay lượn, vấn vương...
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả, 2 HS đọc lại bài văn. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài:
+ Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sơng Hương?
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?
- HS tập viết các tiếng khó hoặc dễ lẫn.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
10
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết



Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV
chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: (Nhóm 4)- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự tìm từ.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Con sóc
mặc quần soóc
Cần cẩu móc hàng
kéo xe rơ - moóc
Bài tập 3 (lựa chọn): HS nêu yêu cầu bài tập. Cả lớp làm bài 3a, HSNK làm cả.
- HS làm việc cá nhân kết hợp quan sát tranh minh hoạ gợi ý lời giải và ghi vào
bảng con. Cả lớp và GV cùng chữa bài, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS nhìn bảng đọc lại lời giải. GV giới thiệu miếng trầu, vỏ trấu. Cả lớp
chữa bài vào VBT.
C. Củng cố.
GV rút kinh nghiệm cho HS về KN viết bài chính tả.
D.Hướng dẫn học ở nhà.
Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong BT2; HTL các câu đố ở BT3.
* Ứng dụng: Luyện viết thường xuyên
--------------------------------------------------------LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1).
- Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn
(BT2).

- Nhận biết được các câu theo mẫu Ai làm gì? và tìm được bộ phận câu trả lời
câu hỏi Ai? hoặc Làm gì? (BT3).
- Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì? với 2 – 3 từ ngữ cho trước (BT4).
II. Đồ dùng dạy - học: Ba tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng của BT1 và 3 bộ phiếu giống
nhau ghi các TN ở BT1 cho HS thi xếp TN theo nhóm. Bảng lớp kẻ bảng của BT3
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động - N3 HS tiếp nối nhau làm miệng BT2 (tiết LTVC T10);
- GV nhận xét và củng cố kiến thức đã học về so sánh.
B. Dạy bài mới:
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: Xếp những TN đã cho vào 2 nhóm: Chỉ sự vật ở quê hương; Chỉ tình cảm
đối với q hương. (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích u
cầu.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
11
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
1 Chỉ sự vật ở quê hương Cây đa, dịng sơng, con đị, mái đình, ngọn núi, phố phường
2 Chỉ tình cảm đối với
Gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào
quê hương

Bài tập 2: (Cá nhân)- HS đọc thầm BT trong SGK, nhắc lại yêu cầu của bài tập.
• GV hướng dẫn HS làm bài vào VBT (viết bằng bút chì);
• GV giúp HS hiểu nghĩa từ Giang sơn (Sông núi, dùng để chỉ đất nước). Sau đó
cho 3 HS lần lượt đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 TN vừa được chọn( quê
quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn).
Bài tập 3: (Cặp đôi)- HS đọc thầm nội dung bài tập và câu mẫu, nhắc lại yêu cầu của
bài tập. (Tìm các câu được viết theo mẫu Ai làm gì? Chỉ rõ các bộ phận trả lời câu hỏi
Ai? hoặc Làm gì?). VD: Cha/ làm cho tơi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
- HS trao dổi theo cặp làm bài.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào VBT. GV hướng dẫn HS chữa bài
kết hợp củng cố mẫu câu đã học.
Bài tập 4: - 1 HS nêu yêu cầu của BT (Dùng mỗi từ ngữ đã cho để đặt câu theo mẫu
Ai làm gì?).
- GV nhắc thêm: Với mỗi từ ngữ đã cho, các em có thể đặt được nhiều câu.
VD: Bác nông dân đang cày ruộng.
- HS làm bài cá nhân: Viết vào VBT các câu văn đặt được.
- HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét , chữa bài.
C. Củng cố
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D. Hướng dẫn học ở nhà
- GV nhận xét và biểu dương HS học tốt; yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm ở
lớp.
* Ứng dụng: Luyện tìm từ, đặt câu về q hương.
-----------------------------------------------------------TẬP VIẾT
ƠN CHỮ HOA H
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng), N, V (1 dòng); viết đúng tên riêng Hàm Nghi (1
dòng) và câu ứng dụng Hải Vân bát ngát nghìn trùng/ Hịn Hồng sừng sững đứng
trong vịnh Hàn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng
hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa H, N, V.
Tên riêng và câu ca dao trong bài viết trên dịng kẻ ơ li.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động - GV đọc cho HS viết (bảng lớp, bảng con) chữ hoa và tên riêng đã học
ở bài trước (Ghềnh Ráng, Ghé); nhận xét, củng cố KN viết chữ hoa và tên riêng.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
12
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

B. Dạy bài mới:
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
- HS tìm các chữ hoa có trong bài: H, N, V.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS luyện viết vào bảng con các chữ
H, N, V. GV nhận xét, uốn nắn thêm.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- HS đọc tên riêng: Hàm Nghi.
- GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ. HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung câu ca dao.
- HS nêu các chữ viết hoa trong câu ca dao: Hải Vân, Hòn Hồng. GV hướng
dẫn HS luyện viết.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.

- GV nêu yêu cầu :
+ Các chữ H, N , V : 1 dòng
+ Viết tên riêng : Hàm Nghi : 1 dịng
+ Víêt câu ứng dụng : 1 lần
- HS viết vào vở. GV theo dõi và hướng dẫn thêm.
4. Chấm, chữa bài. GV đánh giá bài của một số HS rồi nhận xét
C. Củng cố.
Biểu dương những HS viết đẹp, có tiến bộ.
D.Hướng dẫn học ở nhà.
Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp; học thuộc lòng câu
ứng dụng.
* Ứng dụng: Luyện viết thường xuyên
---------------------------------------------------------------Thứ Năm, ngày 3 tháng 12 năm 2020
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI . SO SÁNH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1).
- Biết thêm được một kiểu so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động (BT2).
- Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3).
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: - KT 2 HS làm lại các BT2, 4 (tiết LTVC tuần 11);
- GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. GV giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
13
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết



Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: (Cặp đôi)- 2 HS đọc yêu cầu. (Đọc khổ thơ dưới đây và TLCH).
- HS trao đổi cặp làm bài vào VBT (Gạch bằng bút chì). Sau đó 1 HS lên bảng làm
bài: gạch dưới các từ chỉ hoạt động (chạy, lăn), rồi đọc lại câu thơ có hình ảnh so sánh.
- GV nhấn mạnh: Hoạt động “chạy” so sánh với hoạt động “lăn tròn”. Đây là 1
cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động.
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu của bài tập (Trong đoạn trích sau, những hoạt động nào
được so sánh với nhau?). (Nhóm 4)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc yêu cầu, trao đổi trong nhóm phân tích u cầu.
+ HS tự làm vào vở BT, nêu kết quả trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài làm trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức
nhắc lại (ngắn gọn) từng hình ảnh so sánh để thấy cách so sánh đó làm rõ thêm hoạt
động của con vật, sự vật.
Sự vật, con vật
Hoạt động
Từ so sánh
Hoạt động
Con trâu (chân )
đi
như
đập đất
Bài tập 3: (Cá nhân)- GV nêu yêu cầu bài tập (Chọn từ ngữ thích hợp ở 2 cột A và B
để ghép thành câu)
- HS làm nhẩm (Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh).
- Mời 3 HS lên bảng thi nối đúng, nhanh; sau đó từng em đọc kết quả. Cả lớp và
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- 3 - 4 HS đọc lại lời giải đúng. Cả lớp làm bài vào VBT.

C. Củng cố.
GV nhận xét tiết học và biểu dương những HS học tốt
D.Hướng dẫn học ở nhà.
Yêu cầu HS đọc lại các BT đã làm ở lớp. Khuyến khích HS học thuộc các đoạn thơ,
văn có những hình ảnh so sánh đẹp ở BT2.
* Ứng dụng: Luyện tìm từ, đặt câu về từ chỉ hoạt động, trạng thái, hình ảnh so sánh
-----------------------------------------------------------------TỐN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài tốn có lời văn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động
- GV nêu câu hỏi: Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
- Gọi 2 HS trả lời. Mời 2 HS khác lên bảng giải BT2, 3. Gv nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
14
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

- GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1: (Cá nhân): HS thực hiện phép chia rồi trả lời:
18 : 6 = 3 (lần). Trả lời: 18m dài gấp 3 lần 6m.

35 : 5 = 7 (lần). Trả lời: 35kg nặng gấp 7 lần 5kg.
Bài 2: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm
phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.

+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
( Củng cố giải toán : so sánh số lớn gấp mấy lần số bé )
Giải:
Số bò gấp số trâu một số lần là: 20 : 4 = 5 (lần)
Đáp số: 5 lần.
Bài 3: (Nhóm 4)- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm
phân tích tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
+ B1: Tìm số kg cà chua thu hoạch được ở thửa ruộng thứ 2: 127 x 3 = 381 (kg).
+ B2: Tìm số kg cà chua thu hoạch được ở cả 2 thửa ruộng: 127 + 381 = 508 (kg).
Bài 4: (Cặp đôi) Giúp HS ôn tập và phân biệt “So sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu
đơn vị” và “So sánh số lớn gấp mấy lần số bé”.
+ Muốn so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào?
+ Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
• HS thực hiện phép trừ, phép chia trong mỗi cột (Theo mẫu).
Số lớn
15
30
42
42
70
32
Số bé
3

5
6
7
7
4
Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị?
12
Số lớn gấp mấy lần số bé?
5
C. Củng cố.
- HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D.Hướng dẫn học ở nhà.
- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Chuẩn bị tiết sau.
* Ứng dụng: Đọc thuộc bảng nhân, chia.
-------------------------------------------------------------CHÍNH TẢ
Nghe - viết: CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ thể lục
bát, thể song thất.
- Làm đúng BT(2) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
15
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….


1. Khởi động: 2 HS viết bảng lớp (cả lớp viết vào vở nháp) 3 từ có tiếng chứa vần
ooc. GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông. 1 HS đọc thuộc lòng
lại, cả lớp đọc thầm ở SGK. Chú ý cách trình bày, những tên riêng trong bài, những
chữ các em dễ viết sai chính tả .
- Hướng dẫn HS nhận xét bài chính tả và cách trình bày:
+ Bài chính tả có những tên riêng nào?
+ Ba câu ca dao thể lục bát trình bày thế nào?
+ Câu ca dao viết theo thể 7 chữ được trình bày thế nào?
- HS viết ra giấy nháp những chữ các em dễ viết sai chính tả: quanh quanh,
nghìn trùng, sừng sững, lóng lánh...
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. Sau đó GV
chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 (Lựa chọn)
- GV chia lớp thành 2 nhóm, làm 2 bài tập 2a, 2b.
- Cả lớp đọc lại nội dung bài, làm bài vào bảng con, bí mật lời giải .
- HS giơ bảng, GV mời 1 số HS có lời giải đúng đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Sau đó chữa bài vào VBT.
4. Củng cố.
GV nhận xét bài làm của HS.
5.Hướng dẫn học ở nhà.
Nhắc những HS viết bài còn mắc lỗi về nhà luyện tập thêm. Dặn HS chuẩn bị

nội dung cho tiết TLV .
* Ứng dụng: Luyện viết thường xuyên
-------------------------------------------------TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập,
vui chơi, văn nghệ, TDTT, lao động vệ sinh, tham gia ngoại khoá.
- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.
- Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
- HSNK: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
16
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

* KNS: Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 46, 47. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Khởi động: - GV yêu cầu Hs kiểm tra trong nhóm nêu cách phịng cháy khi ở nhà.
- HS trả lời. GV nhận xét.
B. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. - HS ghi mục bài vào vở.
- GV nêu mục tiêu bài học.
Hoạt động 2: Quan sát theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý:

+ Kể 1 số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
+ Trong từng hoạt động đó, HS làm gì? GV làm gì?
- Một số cặp HS lên hỏi và trả lời trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, hoàn thiện
phần hỏi và trả lời của bạn.
- GV và HS thảo luận 1 số câu hỏi, giúp HS liên hệ thực tế:
+ Em thường làm gì trong giờ học?
+ Em có thích học theo nhóm khơng?
+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?
+ Em thường làm gì khi học nhóm?
+ Em có thích được đánh giá bài làm của bạn khơng? Vì sao?
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm học tập.(Nhóm 4)
- HS thảo luận theo gợi ý:
+ Ở trường cơng việc chính của HS là làm gì?
+ Kể tên các mơn học bạn được học ở trường?
- Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét và bổ sung.
GV liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của HS trong lớp, khen ngơi những
em học chăm, học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học
còn kém, chưa chăm...
C. Củng cố.
- HS đọc mục Bạn cần biết. HS tự đánh giá em đã học được những gì qua tiết học.
D.Hướng dẫn học ở nhà.
- GV dặn HS về nhà xem lại bài.
* Ứng dụng: Thực hành hoàn thành tốt các hoạt động ở trường.
-------------------------------------------------BUỔI CHIỀU
HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
CÙNG ĐỌC “SƠN TINH THỦY TINH”
I. Mục tiêu:
………………………………………………………………………………………………………….

Giáo án lớp 3C
17
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

- Nghe đọc, hiểu nội dung và thưởng thức câu chuyện.
- Giúp HS phát triển sự sáng tạo, kỹ năng phân tích.
- HS thích những câu chuyện cổ tích giải thích về các hiện tượng thiên nhiên,về
con người chiến đấu với thiên nhiên. Qua câu chuyện, giáo dục các em biết yêu quý
và bảo vệ thiên nhiên.
GDBVMT: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Sách truyện ” Sơn Tinh, Thủy Tinh”
- Phóng to từng trang sách trên màn hình để học sinh cùng đọc.
III. Tiến trình thực hiện:
1. Giới thiệu (2 phút)
Ổn định chỗ ngồi - Nhắc nội quy TV.
2. Trước khi đọc lần 1 (4 phút)
- Cho xem tranh bìa và hỏi:
+ Quan sát tranh em thấy gì?
+ Hai nhân vật trên trang bìa là ai?
+ Dựa vào hình ảnh minh họa trong tranh em đốn xem hơm nay chúng ta sẽ
cùng đọc câu chuyện gì? Sơn Tinh, Thủy Tinh
Gv dựa vào câu trả lời để giới thiệu về câu chuyện cùng đọc.
- GV giới thiệu tên truyện.
- Cho xem thêm một số bức tranh bên trong của quyển truyện:
+ Người con gái xinh đẹp trong tranh là ai?

+ Mỵ Nương là người như thế nào ?
+ Vua Hùng làm cách gì để kén chồng cho Mỵ Nương ?
+ Hai người thi tài cao thấp như thế nào ? Kết quả ra sao ?
- GV giới thiệu từ mới: voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, nước
cuồn cuộn, sơ tán nhân dân,...
3. Trong khi đọc lần 1 (6 phút)
- GV vừa đọc vừa cho xem tranh và nêu câu hỏi cho HS phỏng đốn nội dung
tiếp theo:
Trang 5: Sơn Tinh có tài gì?
Trang 6: Thủy Tinh có tài gì?
Trang 8: Sau Khi thử tài ai vđã chiến thắng và rước Mỵ Nương về ?
Trang 11: Thủy Tinh đến muộn, nên đã làm gì?
Trang 15: Cuộc chiến đấu như thế nào? Kết quả ra sao?
4. Sau khi đọc lần 1(4phút)
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:
+ Vua Hùng đã đưa ra sính lễ gì cho Sơn Tinh và Thủy Tinh chuẩn bị?
+ Sơn Tinh trong câu chuyện là một người như thế nào?
+ Vì sao Thủy Tinh khơng lấy được Mỵ Nương?
+ Sơn Tinh đã làm gì khi Thủy Tinh đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương?
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
18
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

+ Cuộc chiến đấu giữa Sơn Tinh và thủy Tinh quyết liệt như thế nào?
+ Cuối cùng Thủy Tinh có thắng được Sơn Tinh Khơng?

+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
5. Trong khi đọc lần 2 (8 phút)
- Mời học sinh cùng đọc;
- Đọc lại những từ, câu thú vị cùng với giáo viên.
- Mời học sinh thực hiện các hành động, tạo âm thanh thú vị với giáo viên.
6. Hoạt động mở rộng (10 phút)
- Chia 6 nhóm và yêu cầu:
Nhóm 1,2: Hỏi nhau về nội dung câu chuyện
Nhóm 3,4: Vẽ tranh nhân vật hoặc chi tiết em thích nhất, giải thích vì sao?
Nhóm 5,6: Sắm vai kể lại 1 đoạn.
- GV theo dõi gợi ý, giúp các nhóm làm việc
- Mời các nhóm trình bày, cho HS nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS.
7. Giới thiệu sách (3 phút)
- Giới thiệu sách mới cùng chủ đề để HS tìm đọc: , Cóc kiện trời, Suw2j tích
chú Cuội cung trăng …
- Nhắc học sinh mượn sách ở thư viện
* Úng dụng: Về nhà đọc truyện cùng người thân.
---------------------------------------------------------TOÁN
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Các bài tập cần làm: Bài 1 ,2 .Bài 3 (cột a,b). HSNK: Bài 3 (cột c).
II. Đồ dùng dạy- học: Tranh vẽ minh hoạ bài toán như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A Khởi động
- N2HS đọc thuộc bảng nhân 8, bảng chia 8 rồi báo cáo.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài.

- GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài học.
2. Nêu ví dụ: - Đoạn thẳng AB dài 2cm; đoạn thẳng CD dài 6cm.
- Hỏi: Độ dài đoạn thẳng CD
2 cm
gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB? A |
| B
HS thực hiện phép chia: 6: 2 = 3
C |
|D
6cm
- GV nêu: Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
19
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết


Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn
……………………………………………………………………………………………………………………….

* Kết luận: Muốn tìm độ dài đoạn thẳng AB bằng một phần mấy độ dài đoạn thẳng
CD ta làm như sau:
+ Thực hiện phép chia độ dài của CD cho độ dài của AB:
6 : 2 = 3 (lần).
+ Trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD.
2. Giới thiệu bài toán.
- GV giới thiệu và hướng ẫn hS phân tích bài tốn.
- HS tự tìm hiểu cách làm theo nhóm 4 rồi nêu kết quả. GV nhận xét, chốt kiến
thức.

Thực hiện theo 2 bước (Tương tự như ví dụ).
+ Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? (30 : 6 = 5 (lần)).
Vẽ sơ đồ minh hoạ:
30 tuổi
Mẹ: |
|
6 tuổi
Con: |
|
+ Trả lời: Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?
- HS nêu cách so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
3. Thực hành.
Bài 1: (Cá nhân)HS thực hiện và viết theo mẫu vào ô trống.
Sau đó 1 vài em nêu miệng kết quả bài làm của mình.
Số lớn Số bé Số lớn gấp mấy lần số bé? Số bé bằng một phần mấy số
lớn?
8
2
4
6
3
10
2
- Củng cố về: + Số lớn gấp mấy lần số bé. + Số bé bằng 1 phần mấy số bé.
Bài 2: )- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc đề bài, trao đổi trong nhóm phân tích
tóm tắt đề - nêu cách giải.
+ HS tự giải vào vở, trình bày trong nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày bài giải trước lớp.- GV chấm đánh giá, chốt kiến thức.
Giải: Số sách ở ngăn dưới hơn số sách ở ngăn trên một số lần là: 24 : 6 = 4 (lần)
Vậy số sách ở ngăn trên bằng 1/4 số sách ở ngăn dưới.

Đáp số: 1/4.
Bài 3 (cột a, b): (Cặp đôi)HS tự làm bài vào vở nháp, sau đó đổi chéo kiểm tra và nêu
miệng kết quả bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét.
a) Số ô vuông màu xanh bằng
b) Số ô vuông màu xanh bằng

số ô vuông màu trắng.
số ô vuông màu trắng.

………………………………………………………………………………………………………….
Giáo án lớp 3C
20
Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh Tuyết



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×