Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi một bên bằng phương pháp millard cải tiến millard kết hợp với tạo hình chữ z

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.93 MB, 49 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khe hở mơi (KHM) và khe hở vịm miệng (KHVM) là loại dị tật bẩm
sinh hay gặp ở vùng hàm mặt. Trên thế giới, tỷ lệ trẻ mắc dị tật bẩm sinh tuỳ
theo vùng địa lý và dân tộc, tỷ lệ mắc chung khoảng từ 1- 1,5/1000. Tại Việt
Nam, theo thống kê của Mai Đình Hưng (1984) tại bệnh viện Bảo vệ Bà vệ
trẻ sơ sinh Hà nội tỷ lệ này là 1/1211. Tại thành phố Hồ Chí Minh , trong 10
năm (1976- 1986) tại bệnh viện Phụ sản, tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh KHM và
VM chiếm 2/1000 [4], [7], [10]
Các loại khe hở môi và vòm miệng gây nên những thay đổi về cấu trúc
giải phẫu, ảnh hưởng rất lớn đến chức năng (phát âm, ăn uống), thẩm mỹ, tác
động đến tâm lý của trẻ làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp khi trẻ lớn và
đã hiểu biết. Phẫu thuật tạo hình môi, mũi nhằm phục hồi chức năng, thẩm mỹ
mang lại nụ cười cho trẻ là nhiệm vụ của nghành Y nói chung và chuyên
nghành Răng Hàm Mặt nói riêng.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cùng với việc phát triển của chun
ngành phẫu thuật tạo hình thì có nhiều phương pháp tạo hình KHM được đề
xuất và ngày càng hồn thiện. Nhiều phẫu thuật viên trên thế giới dày công
nghiên cứu và sáng tạo nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau. Các đường
rạch luôn thay đổi từ đường thẳng, đường cong đến đường zich zăc, các loại
vạt từ vạt tứ giác, tam giác đến vạt xoay- đẩy và cả những cải tiến của từng
phương pháp nữa.
Ở nước ta, với sự giao lưu với các đoàn phẫu thuật quốc tế ngày càng
được mở rộng, các phẫu thuật viên cũng sớm nắm bắt, áp dụng các phương
pháp phẫu thuật và có một số biến đổi nhằm đem lại kết quả hoàn thiện cho


2


bệnh nhân. Phương pháp Millard là một phương pháp được các phẫu thuật
viên ưa sử dụng vì nhiều ưu điểm của nó:
Nối được cơ vịng mơi theo đúng giải phẫu
Cuộn tròn cánh mũi
Sẹo sau mỗ tự nhiên, được ngụy trang tốt
Phần tổ chức được tận dụng tối đa (ít cắt bỏ)
Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm đó là khơng bù được môi theo chiều
đứng (chiều cao môi), sẹo co kéo sau phẫu thuật làm hớt làn môi đỏ lên trên.
Saunder D.E.(1986) cho rằng có 62% BN được tạo hình môi bằng phương
pháp vạt xoay đẩy bị ngắn chiều cao mơi[3]
Để giải quyết nhược điểm đó của phương pháp Millard, người ta kết
hợp với tạo vạt chữ Z ở đường viền da niêm mạc. Đây là phương pháp Millard
cải tiến, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập tới kết quả phẫu thuật
của phương pháp này. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài ”Đánh giá kết quả
phẫu thuật tạo hình khe hở mơi một bên bằng phương pháp Millard cải tiến
(Millard kết hợp với tạo hình chữ Z)” với những mục tiêu sau:
1.

Mô tả lâm sàng bệnh nhân khe hở mơi một bên tồn bộ

2.

Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật khe hở môi một bên
toàn bộ bằng phương pháp Millard kết hợp với tạo hình chữ Z
tại Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia từ tháng 10/2008 – 10/2009.


3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm môi- mũi
1.1.1. Sơ lược giải phẫu mơi mũi bình thường
1.1.1.1.Giải phẫu mơi bình thường [15]
Vùng môi nằm ở giữa tầng mặt dưới, tạo nên thành trước khoang
miệng. bao gồm môi trên và môi dưới, được cấu tạo bởi một khối cơ và các
tuyến nước bọt nằm xung quanh. Chúng được bao bọc bên ngoài là lớp da,
bên trong là lớp niêm mạc
Giới hạn của mơi [16]
- Sàn mũi là giới hạn phía trên
- Rãnh mũi- má giới hạn hai bên, ở phía trên. về phía dưới, những điểm
mốc khơng rõ ràng và vùng mơi liên tiếp với má
- Giới hạn phía dưới là rãnh cằm
Cấu tạo mơi trên có ba lớp:
+ Da mơi (mơi trắng) và niêm mạc mơi đỏ
• Da mơi: che phủ mặt trước, tạo nên chiều cao môi trên. Môi trên ở
giữa có lõm nhân trung, ngăn cách với phần da cịn lại là hai gờ nhân trung
• Niêm mạc môi đỏ: ranh giới phân chia giữa da và niêm mạc là
đường viền môi. Môi trên đường viền môi cong lõm ở giữa tạo nên cung
Cupidon. Sự liên tục của đường viền môi là đặc điểm thẩm mỹ quan trọng,
cần phải phục hồi trong tạo hình mơi. Bờ tự do của niêm mạc môi đỏ phân
chia môi đỏ thành hai phần rõ rệt.


4

- Niêm mạc môi khô: ở giữa là củ môi (mấu lồi mơi), hai bên to và
thon dần về phía mép môi
- Niêm mạc môi ướt: liên tiếp với niêm mạc miệng, nằm dưới niêm
mạc môi là các tuyến môi nằm rải rác

+ Cơ mơi: chủ yếu là cơ vịng mơi, chúng chạy bao quanh lỗ miệng. Cơ
vịng mơi bao gồm hai bó:
• Bó ngang: xuất phát từ góc miệng, chạy ngang, bắt chéo với bên
đối diện ở đường giữa
• Bó chéo: chạy từ góc miệng bám tận vào gai mũi trước
Ngồi ra mơi trên cịn có sự tham gia của các cơ
• Cơ mũi: gồm phần ngang và phần cánh mũi
• Cơ nâng mơi trên - cánh mũi: kết hợp với cơ vịng mơi có vai trị kéo
và nâng cánh mũi ra ngoài lên hai bên má. Trong trường hợp khe hở mơi thì vai
trị của cơ này tăng lên, nó sẽ co kéo gây biến dạng mơi trên và cánh mũi
+ Niêm mạc môi: liên tục với niêm mạc mơi đỏ ở ngồi và niêm mạc
miệng ở bên trong. Trong lớp niêm mạc có các tuyến mơi (Grandula- labiales).
Trên đường giữa, niêm mạc môi tạo nên nếp gấp gọi là phanh mơi (thắng mơi)
Động mạch ni dưỡng chính cho mơi là động mạch vịng mơi, nó tách
ra rừ động mạch mặt.
Cảm giác cho da, niêm mạc môi trên là các nhánh thần kinh dưới ổ mắt.
Thần kinh vận động là các nhánh của thần kinh mặt


5

Hình 1.1: Hình thể ngồi mơi - mũi
1.1.1.2.Giải phẫu mũi bình thường
Mũi nằm ở tầng giữa mặt, có hình chóp nhơ ra ngồi mặt. Nó gồm một
khung xương sụn bao phủ bên ngoài bởi da và cơ
Gốc mũi là nơi mũi gắn vào phía dưới của trán, từ gốc mũi tới đỉnh mũi
là một gờ tròn gọi là sống mũi. Đỉnh mũi là phần nhơ cao nhất, có hình chóp,
nó là phần giao nhau của hai cánh mũi và trụ mũi.
Hai bên phía dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi trước, được ngăn cách bởi
vách mũi. Giữa mũi, môi trên và má có một rãnh gọi là rãnh mũi - má

Tháp mũi gồm hai phần:
+ Phần cố định ở phía trên là khung xương mũi
Khung xương mũi được cấu tạo bởi hai xương chính mũi gắn với
nhau ở giữa sống mũi, gai mũi xương trán và mỏm trán của xương hàm trên
+ Phần di động ở phía dưới là khung sụn mũi
Sụn vách ngăn mũi thẳng đứng chạy dọc giữa mũi chia khoang mũi
thành hai buồng, liên tiếp phía sau là xương lá mía


6

Sụn cánh mũi gồm hai sụn hai bên áp lưng vào nhau cùng với sụn
vách mũi tạo nên trụ mũi. Mỗi sụn cánh mũi có hai phần: cột giữa và cột bên.
Chỗ nối giữa cột bên và cột giữa tạo nên điểm lồi nhất của đỉnh mũi. Cột bên
uốn cong, trải rộng sang hai bên tạo nên phần chính của sụn cánh mũi, nó
đóng vai trị quan trọng tạo nên hình thể ngồi của mũi. Phần thấp của cột bên
cánh mũi có cơ nâng mơi trên cánh mũi và cơ mũi bám vào. Do vậy khi có
KHM, cơ này co kéo làm cho cánh mũi bị biến dạng
Động mạch cấp máu cho mũi là: các nhánh mũi của động mạch mặt,
nhánh lưng mũi của động mạch mắt, nhánh dưới ổ mắt của động mạch hàm trên
Thần kinh chi phối cảm giác cho mũi là hai nhánh của dây thần kinh V:
nhánh trán mi của dây V1, và nhánh dưới ổ mắt của dây V2

Hình1.2: Giải phẩu cơ vịng mơi bình thường
1.1.2.Phơi thai học qúa trình hình thành mơi- vịm miệng [11], [12], [20], [28]
1.1.2.1.Phơi thai học qúa trình hình thành mơi- vịm miệng tiên phát
Sự phát triển của mơi bắt đầu vào đầu tuần thứ tư (ngày 28) của phôi,
lúc đó chiều dài phơi khoảng 6mm. Ở phía cực đầu của phơi có một nụ lớn là



7

nụ mũi trán, bên dưới nụ có một khe lớn đó là miệng nguyên thuỷ, nụ hàm
trên và nụ hàm dưới
Nụ mũi trán sau này sẽ hình thành ba nụ: ở hai bên là nụ mũi ngoài, ở
giữa là nụ mũi trong. Nụ mũi trong cũng được chia đôi bởi rãnh mũi trán. Sự
phân chia nụ mũi trán thành các nụ mũi là do sự có mặt của mảng khứu giác,
đó là khối ngoại bì dày lên xuất hiện ở vị trí nối liền giữa mặt trước và mặt
dưới của nụ mũi trán
Hiện tượng dính các thành biểu bì của các nụ và sự hàn gắn các nụ với
nhau trong q trình trung bì hố hình thành nên mơi, mũi, vịm miệng tiên phát
- Nụ mũi ngồi: giới hạn bên ngồi của mảng khứu giác, hình thành
nên cánh mũi và phía bên của mũi
- Nụ mũi trong: giới hạn bên trong của mảng khứu giác, hình thành
nên sống mũi và trụ mũi
- Nụ hàm trên: hình thành nên mơi trên và phần trên của má
- Nụ hàm dưới: hình thành nên mơi dưới, cằm và phần dưới của má

Hình1.3: Sự phát triển của các nụ mặt
1.1.2.2.Phơi thai học q trình thành vòm miệng thứ phát
Sau lỗ mũi tiên phát, xuất phát từ vùng giữa của trần hốc miệng và từ
thành sau của vách ngăn mũi tiên phát có một cái nụ. Nụ này sẽ phát triển để
hình thành vách ngăn mũi thứ phát


8

Hai nụ ngang trước gọi là nụ khẩu cái từ hai nụ hàm trên
Hai nụ ngang sau là nụ chân bướm hàm
Những nụ này dính với nhau ở đường giữa theo thứ tự từ trước ra sau,

sau đó q trình trung bì hố để hình thành vịm miệng thứ phát
1.1.3.Thay đổi giải phẫu khe hở mơi trên tồn bộ một bên [2],[8], [33]
KHM một bên toàn bộ bẩm sinh, tất cả các thành phần cấu tạo của môi,
mũi và xương hàm trên đều có sự thay đổi về hình dáng, khối lượng và cả cấu
trúc vi thể
+ Những thay đổi hình thể ngồi của mơi: Hồng Quốc Kỷ và cộng sự
thấy ở KHM hoặc KHM-VM da và niêm mạc môi mất liên tục tồn bộ, bị kéo
lệch sang vị trí khác và kéo theo cả phần da và niêm mạc mũi
• Co kéo phần da của mơi: do có KH mà các bó cơ vịng mơi khơng
cịn sự liên tục, dẫn đến sự co kéo vùng da môi ở hai bên bờ KH. Da mơi ở bờ
trong và bờ ngồi KH đều giảm về kích thước, chiều cao
• Ở bờ trong KH chiều cao nhân trung ngắn
• Cung Cupidon bị gián đoạn sau khi vượt qua điểm giữa nhân trung
ở bờ trong KH, cung Cupidon còn khoảng 1/3 chiều dài, cịn lại một trụ nhân
trung và điểm thấp nhất
• Niêm mạc ở hai bên bờ KH: khô và mỏng, độ rộng làn môi đỏ bờ
trong KH bị thiếu, ở bờ ngồi KH bình thường, hoặc tăng nhẹ so với bên lành
+ Những thay đổi cơ trong KHM và KHM- VM một bên
• Thay đổi vị trí bám tận của cơ vịng mơi. Ở bờ trong KH các bó cơ
vịng mơi bám ngược lên trên vào chân trụ mũi và gai mũi trước, ở bờ ngồi
KH các bó cơ vịng mơi trên bám vào chân cánh mũi
• Theo quan sát của Veau trong q trình PT, ơng nhận thấy thiểu sản
rõ rệt của lớp cơ toàn ở toàn bộ nữa nhân trung ở bờ trong KH, trong khi đó ở
bờ ngồi KH các cơ phát triển lớn hơn bờ trong.[35]


9

• Cơ ngang mũi chạy từ trên xuống dưới, vắt qua chân cánh mũi bên
khe hở và bám lạc chỗ vào chân cánh mũi. Sự phát triển của cơ ngang mũi sẽ

kéo cánh mũi doãn ra làm cánh mũi bị xẹp. Cùng với sự bám lạc chỗ của cơ
vịng mơi và cơ ngang mũi tạo nên những biến đổi hình thái của mơi, lỗ mũi
bên KH bị mở rộng

Hình1.4: Thay đổi cơ vịng mơi ở khe hở mơi
+ Những biến đổi của mũi [16], [18], [29]
• Đỉnh mũi bị lệch hướng về phía khe hở
• Lỗ mũi bên khe hở rộng, tuỳ thuộc vào mức độ của khe hở và mất
cân đối
• Cánh mũi bẹp, bị đẩy ra ngồi. Sụn cánh mũi bị biến dạng, thiểu sản
• Trụ mũi bị xiên, ngắn. Trục mũi lệch về phía KH
+ Trong trường hợp KHM- VM, khe hở chạy từ sống hàm đến khẩu cái
mềm làm thông thương khoang miệng với hốc mũi. Ở phía trước, khe hở thường
đi qua vùng răng cửa bên và răng nanh. Hai xương hàm trên hai bên khe hở bị
biến dạng, nằm lệch nhau so với cung hàm. Xương hàm ở bờ trong KH xoay ra
ngoài và ra trước, phần xương hàm ở bờ ngoài KH ở vị trí lùi ra sau [6], [14]


10

1.1.4.Cơ chế hình thành khe hở mơi- vịm miệng [6], [12]
Để giải thích cơ chế bệnh sinh KHM-VM, người ta dùng thuyết nụ
mầm của Rathke (1832), Dursy (1869), và His (1888). Về sau các tác giả
Victor Veau (1930), Fleishman (1915), Politzer (1935) bổ sung thêm thuyết
tường chìm. Trong quá trình hình thành mơi vịm miệng, các nụ phát triển,
dính liền với nhau và diễn ra q trình trung bì hố
Những dị tật bẩm sinh có thể xảy ra do những rối loạn sau:
- Các nụ thiếu phát triển hay phát triển khơng đầy đủ
- Các nụ phát triển khơng dính được với nhau
- Các nụ dính được với nhau nhưng thiếu q trình trung bình hố

Từ đó ta có thể các loại khe hở sau:
- Khe hở bên môi trên, cung hàm
- Khe hở giữa môi trên, giữa mặt
- Khe hở chéo mặt
- Khe hở ngang mặt
- Khe hở môi dưới
- Khe hở vòm miệng cứng
- Khe hở vòm miệng mềm
Tuỳ vào thời gian và mức độ tác động mà có các mức độ khe hở khác nhau
1.1.5.Phân loại khe hở mơi- vịm miệng
Từ trước đến nay đã có nhiều cách phân loại KHM được đề xuất, mỗi
tác giả đưa ra một cách phân loại đều dựa trên những cơ sở nhất định để có
thể ứng dụng trên lâm sàng
1.1.5.1.Phân loại theo tổn thương giải phẫu
Veau V năm 1931 đã đề nghị một phân loại chia thành 4 nhóm: [21],[31]
- Nhóm I: Khe hở chỉ có ở vịm miệng mềm


11

- Nhóm II: Khe hở vịm miệng mềm và vịm miệng cứng không vượt
quá lỗ răng cửa, tức là KHVM đơn thuần
- Nhóm III: Khe hở mơi-vịm miệng tồn bộ một bên
- Nhóm IV: Khe hở mơi-vịm miệng tồn bộ hai bên

Hình1.5: Phân loại khe hở mơi theo Veau
1.1.5.2.Phân loại theo phôi thai học [6]
Kernahan D.A và Stark R.B năm 1958 phân loại dựa trên lỗ răng cửa
chia ranh giới giữa vịm miệng tiên phát gồm mơi, cung hàm và vòm miệng
thứ phát gồm vòm miệng cứng và vòm miệng mềm

+ Khe hở tiên phát: gồm khe hở môi và khe hở cung hàm
- Khe hở mơi:
• Độ I: Khuyết mơi đỏ, các bộ phận khác bình thường
• Độ II: Khe hở tới ½ da mơi, cơ vịng mơi khơng bị chia hồn
tồn, cánh mũi khơng hoặc biến dạng rất ít, cung hàm bình thường


12

• Độ III: Khe hở đến nền mũi, thường gọi là KHM tồn bộ, cánh
mũi biến dạng, cung hàm khơng bị ảnh hưởng
- Khe hở cung hàm:
• Độ I: Có vết hằn ở cung răng cửa hàm trên
• Độ II: Có khe hở vùng ổ răng
• Độ III: Khe hở đến lỗ răng cửa
+ Khe hở thứ phát
- Khe hở vịm miệng mềm
• Độ I: Khe hở lưỡi gà
• Độ II: Khe hở lưỡi gà và 1/3 vịm miệng mềm
• Độ III: Khe hở vịm miệng mềm tồn bộ
- Khe hở vịm miệng cứng
• Độ I: Khe hở đến 1/3 sau vịm miệng cứng
• Độ II: Khe hở đến 2/3 sau vịm miệng cứng
• Độ III: Khe hở đến lỗ răng cửa
+ Khe hở phối hợp: gồm cả khe hở mơi và vịm miệng một hoặc hai bên:
- Loại khe hở khơng thơng suốt: Khe hở mơi khơng tồn bộ và khe
hở vịm miệng khơng tồn bộ. Cung hàm và vịm miệng cứng gần lỗ răng cửa
bình thường
- Loại thơng suốt: khe hở tồn bộ mơi, cung hàm, vịm miệng
+ Khe hở hiếm gặp:

- Khe hở ngang mặt
- Khe hở chéo mặt
- Khe hở giữa môi trên
- Khe hở giữa môi dưới
Năm 1971 Kernahan đưa ra một sơ đồ phân loại và chia độ có tính chất
biểu tượng và dễ nhìn hơn theo hình chữ Y


13

Hình1.6: Sơ đồ chữ Y của Kennahan
- 1 và 4 tương ứng với môi
- 2 và 5 tương ứng với xương ổ răng
- 3 và 6 tương ứng với cung hàm trước lỗ răng cửa
- 7 và 8 tương ứng với vòm miệng cứng
- 9 tương ứng với vòm miệng mềm
Trên cở sở sơ đồ chữ Y của Kernahan, Millard (1977) đã đưa ra sơ đồ
hình chữ Y cải tiến, sơ đồ này mô tả thêm về những ảnh hưởng của khe hở
môi lên nền mũi và cánh mũi[23]


14

Hình1.7: Sơ đồ chữ Y cải tiến của Millard
1.2. Lịch sử phẫu thuật môi
1.2.1.Lịch sử phẫu thuật môi trên Thế giới [19],[12]
Trường hợp phẫu thuật môi đầu tiên được ghi nhận vào năm 390 trước
Công nguyên. Bệnh nhân này sau này trở thành Tổng trưởng lý (Gouvernor
general) cai quản nhiều vùng đất rộng lớn của Trung quốc. Tuy vậy người ta
đã không đề cập đến người đã thực hiện ca phẫu thuật này. Lúc đầu người ta

dùng kim ba cạnh để rạch mép khe hở, hoặc dùng que sắt nóng hay hoá chất
để đốt cháy hai mép của khe hở sau đó dùng ghim kim loại để dính hai mép
khe hở vào nhau
Yehan Yperman đã tin rằng mình là người đầu tiên mô tả cách mổ môi
một bên và hai bên.


15

Sơ đồ mơ tả phẫu thuật mơi, vịm miệng đầu tiên được Ambrose Pare
giới thiệu vào thế kỷ 14.
Mãi nhiều năm sau, tài liệu đầu tiên nói về thành cơng trong phẫu
thuật vòm miệng được thực hiện bởi một nha sĩ tên là Le Monnier vào năm
1766 ở Paris
Dần dần, quan niệm sữa chữa mơi và vịm miệng ngày càng được phát
triển. Từ đường rạch thẳng, đến tạo vạt tam giác, vạt tứ giác, tạo hình chữ Z...
Năm 1844, Mirault đã xử dụng vạt da bên khe hở để làm tăng chiều cao
môi. Đây là nền tảng cho việc bù chiều cao môi bên khe hở
J.Wolff (1870) đã đề ra ngun tắc phục hồi cơ vịng mơi
Rose và Thompson (1912) đã trình bày kỹ thuật rạch da dọc hai hên bờ
khe hở và khâu trực tiếp hai bờ khe hở vào với nhau. Đây là phương pháp dễ
thực hiện và tạo ra một đường sẹo chạy theo nếp gờ nhân trung, tuy nhiên
nhược điểm của nó là khơng thể áp dụng cho khe hở rộng, và sẹo thẳng dễ
kéo hếch làn môi đỏ và ngắn chiều cao da môi. Phương pháp này chỉ áp dụng
cho khe hở môi màng hay khe hở mơi khơng tồn bộ
Victor Veau (1938) đã rạch tách rời nghách tiền đình hai bên khỏi
xương hàm và ông là người đầu tiên nói rõ cần phục hồi ba lớp niêm mạc, cơ,
da. Ông rất chú trọng việc khâu phục hồi các cơ, điều này được coi là cơ bản
nhất trong phẫu thuật tạo hình mơi [35]


Hình1.8: Tạo hình mơi bằng đường rạch thẳng (Rose- Thompson)


16

Le Mesurier (1944) trên cơ sở phương pháp của Hangedorn đã đưa ra
phương pháp vùng vạt tứ giác từ phần mơi bệnh để chèn vào vùng nhân trung
phía bên mơi lành nhằm làm tăng chiều cao môi. Tuy nhiên PP này hiện nay ít
được sử dụng

Hình1.9: Tạo hình mơi bằng vạt tứ giác (Le Mesurier)
Tennison (1952) đã sử dụng vạt tam giác từ phần môi bệnh để chèn vào
phần môi bên lành. Phương pháp này đơn giản và ít xâm phạm nhân trung
hơn PP Mesurier, đồng thời cho kết quả tốt hơn. Hiện nay PP này vẫn còn một
số PTV sử dụng, đặc biệt trong trường hợp khe hở môi khơng tồn bộ

Hình1.10: Tạo hình mơi bằng vạt tam giác (Tennison)


17

Ralph Millard ở Miami đã mô tả kỹ thuật vạt xoay- đẩy cổ điển vào
giữa thập niên 50. Những thay đổi đó của ơng đã làm thay đổi việc sữa chữa
khe hở mơi về sau này. Đây có thể được coi là một kỹ thuật quan trọng nhất
liên quan đến phẫu thuật tạo hình khe hở mơi. Ngày nay đa số phẫu thuật viên
trên thế giới dùng kỹ thuật này và có một số thay đổi
1.2.2.Lịch sử phẫu thuật mơi ở Việt Nam [5]
Phẫu thuật khe hở môi thật sự mang tính chất tạo hình bắt đầu từ năm
1956 ở khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Việt Đức và viện quân Y 108
Võ Thế Quang – Nguyễn Văn Thụ đã mổ khe hở môi theo PP của

Veau- Rosenthal vào những năm 1956- 1958. Năm 1959 mổ ca đầu tiên theo
PP Tennison, năm 1960 mổ bệnh nhân đầu tiên theo PP Le Mesurier. Đến năm
1961 Gs Võ Thế Quang là người đầu tiên dùng pp Millard để phẫu thuật cho
BN khe hở môi
Năm 1962 Nguyễn Khắc Giảng và Nguyễn Văn Thụ đã cải tiến đường
rạch và tạo thêm khe chêm cho PP Le Mesurier
Năm 1978 Nguyễn Khắc Giảng tận dụng tổ chức hai bên khe hở để
xoay vạt đóng khe hở cung hàm và nghách hành lang
Năm 1981 Mai Đình Hưng áp dụng các PP Trauner, Asension có cải
biên để mổ cho những trường hợp KHM một bên rộng
Hiện nay đa số PTV ở Việt Nam thường dùng PP Millard cải tiến để
phẫu thuật cho BN khe hở môi. Lê Văn Sơn và các PTV khoa tạo hình hàm
mặt đã và đang dùng pp Millard kết hợp với tạo vạt chữ Z ở trên đường viền
da- niêm mạc nhằm làm tăng chiều cao mơi bên bệnh.
1.3. Kỹ thuật tạo hình mơi theo phương pháp Millard
1.3.1. Mô tả kỹ thuật vạt xoay đẩy
Phương pháp Millard (1957) với kỹ thuật sử dụng vạt xoay đẩy, bao
gồm một vạt xoay từ bờ trong khe hở ra ngoài và một vạt đẩy từ bờ ngoài khe
hở vào trong


18

Hinh1.11: Tạo hình mơi bằng vạt xoay- đẩy (Millard cổ điển)
Millard đã đề nghị cải tiến bổ sung cho PP của mình vào năm 1964,
ơng dùng đường rạch nhỏ ở chân vách mũi (Cut back) nhằm làm tăng chiều
cao môi bên khe hở

Hình1.12: Phương pháp Millard thêm đường rạch Back-cut
Năm 1968 Millard đề nghị cải tiến lần 3 với việc tạo vạt tam giác nhỏ

(interdigitation flap) ở viền da làn môi đỏ nhằm làm tăng chiều dài và cắt
ngang hướng co của sẹo


19

Hình1.13: phương pháp Millard thêm vạt chèn tam giác
1.3.2.Kỹ thuật tạo hình chữ Z [1], [24]
Trong kỹ thuật tạo hình chữ Z kinh điển, hai vạt hình tam giác bằng
nhau sẽ được xác định bằng ba đường rạch da có cùng một độ dài, vì vậy khi
vẽ các đường rạch da sẽ tạo ra hình chữ Z và đây cũng là nguồn gốc của tên
gọi này.
Chiều dài của đuờng rạch trung tâm và góc của vạt tam giác quyết định
kích thước của vạt. Đường rạch trung tâm nằm dọc theo hướng cần kéo dài
(nếp dị tật bẩm sinh). Tăng độ dài đường rạch trung tâm hay góc đầu vạt sẽ
thu được độ dài tối đa sau khi chuyển vạt
Góc vạt tam giác:Khi chiều dài của chữ Z được xác định, chiều dài cần
thu được sau tạo hình hồn tồn phụ thuộc vào độ lớn của góc vạt tam giác.
Khi góc này đạt 30 độ, chiều dài thu thêm trên lý thuyết là 25%, nếu tăng lên
60 độ, chiều dài tăng thêm 75%


20

Chiều dài của các đường rạch da: kích thước của đường rạch da của
chữ Z , đặc biệt đường rạch trung tâm quyết định chiều dài thực tế sau khi
tạo hình
Chỉ định tạo hình vạt chữ Z nhằm mục đích:
- Điều chỉnh sẹo nhờ khả năng thay đổi hướng sẹo theo nếp nhăn tự nhiên
- Điều trị sự co kéo, co ngắn bằng đặc tính tăng độ dài vùng trung tâm

Trong nghiên cứu này, việc dùng vạt chữ Z nhằm:
- Làm tăng chiều cao mơi bên khe hở
- Phịng ngừa sẹo co kéo làm kéo hớt làn môi đỏ lên trên

Hình1.14: tạo hình chữ Z



×