Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG vấn đề CHUNG về CÔNG tác dân vận liên hệ bản thân của đồng chí với vị trí việc làm là chuyên viên ban dân vận huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.8 KB, 19 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN LIÊN HỆ BẢN THÂN CỦA ĐỒNG CHÍ VỚI VỊ TRÍ VIỆC
LÀM LÀ CHUYÊN VIÊN BAN DÂN VẬN HUYỆN

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí
1.1.
Minh về cơng tác dân vận
1.2. Công tác dân vận ở cấp huyện
LIÊN HỆ BẢN THÂN CỦA ĐỒNG CHÍ VỚI VỊ TRÍ VIỆC
II.
LÀM LÀ CHUYÊN VIÊN BAN DÂN VẬN HUYỆN
Một số nội dung nâng cao chất lượng công tác dân vận ở cấp
2.1.
huyện trong giai đoạn hiện nay
Liên hệ bản thân của đồng chí với vị trí việc làm là chuyên


2.2.
viên Ban Dân vận Huyện
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
4
6
6
9
13
14



MỞ ĐẦU
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Lênin về xây dựng Đảng kiểu
mới của giai cấp công nhân là: “Đảng gắn bó chặt chẽ với quần chúng, kiên
quyết đấu tranh để ngăn ngừa và khắc phục bệnh quan liêu xa rời quần chúng”
[7, tr.310]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân
vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì
cũng thành cơng” [2, tr.318]. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay
luôn nắm vững và thực hiện tốt nguyên tắc này trong xây dựng Đảng, nhờ đó đã
tạo nên sức mạnh của cả dân tộc đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Tiến hành công tác dân vận là chức năng, nhiệm vụ và
truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, là vấn đề thuộc nguyên tắc xây
dựng lực lượng vũ trang của Đảng. Công tác dân vận của Quân đội nhân dân

Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng, chiến đấu
của Quân đội, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Tiến hành cơng tác dân vận chính là góp phần thực hiện thắng lợi cơng
tác vận động quần chúng của Đảng, đồng thời cũng là điều kiện để xây dựng
Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Ngày nay trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, bên cạnh những
thuận lợi là những khó khăn, thử thách mới, những diễn biến phức tạp của tình
hình thế giới, khu vực, đòi hỏi sự nghiệp củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững
độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo

1


vệ an ninh chính trị đất nước... thường xuyên phải được tăng cường. Trước
những yêu cầu đặt ra, vấn đề nâng cao hơn nữa chất lượng công tác dân vận.

2


NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC DÂN VẬN
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí
Minh về cơng tác dân vận
Trung thành và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơng tác quần chúng, Đảng ta khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, vì vậy ở thời điểm nào công tác vận động quần chúng cũng có ý
nghĩa chiến lược” [1, tr.124]. Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân
tộc và đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng xuyên suốt của cách
mạng nước ta. Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khố IX)

chỉ rõ: Vấn đề dân tộc và đồn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài,
đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Nội dung
cốt lõi của công tác dân tộc là công tác vận động quần chúng; công tác dân tộc là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Thực hiện tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân và công tác dân vận, Đảng và
Nhà nước ta đã xác định cơng tác dân vận có vị trí quan trọng, to lớn trong sự
nghiệp cách mạng nước nhà là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
Đồng thời công tác dân vận là một trong những công tác cơ bản, quan trọng, gắn
liền với sự trưởng thành của Đảng. Chính vì vậy, trong suốt q trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua, Đảng ta đã hết sức coi trọng công tác dân
vận. Điều đó đã được thể hiện một cách nhất quán trong đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai
đoạn cách mạng. Thông qua công tác dân vận, Đảng ta đã phát huy cao độ sức
mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên động lực to lớn đưa sự nghiệp cách
mạng không ngừng phát triển. Đặc biệt, từ sau Đại hội VI, Đảng đã ban hành
các nghị quyết và chỉ thị về công tác dân vận, về tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân, về đại đoàn kết toàn dân tộc, về dân tộc...; đề ra phương
châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; nhất là kịp thời có các chủ
3


trương, biện pháp tăng cường công tác dân vận ở những địa bàn trọng điểm như
Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ...
Công tác dân vận trong những năm qua đã góp sức thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội IX của Đảng, “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới,
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa”; hướng mạnh về cơ sở, phát huy dân chủ, động viên, lôi cuốn
được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong
trào thi đua yêu nước, thực hiện có kết quả các nhiệm vụ kinh tế văn hố-xã hội,
củng cố quốc phịng - an ninh; tham gia xây đựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng

chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh; góp phần củng cố mối quan hệ
mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; tăng cường khối đại đoàn kết tồn
dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”. Công tác dân vận đã góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp từ nội lực
của nhân dân cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đúng như lời Bác Hồ đã dạy: “công việc đổi mới,
xây dựng là trách nhiệm của dân” [3, tr.719].
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều
Nghị quyết, Chỉ thị… thực hiện công tác dân vận trong thời kỳ mới như: Nghị
quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác dân vận trong tỉnh hình mới”; Kết luận số 43-KL/TW
ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết 25-NQTW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI về “Tăng cường và đối mới sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng
tác dân vận trong tình hình mới”; Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của
Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các
cấp; Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp
tục tăng cường và đối mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước,
chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chỉ thị 30/CT/TW ngày 18/02/1998
của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ
4


Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/ NĐCP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện nhân chủ trong hoạt động của
và quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Kết luận số 120KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất
lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định
số 23-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế cơng
tác dân vận của hệ thống chính trị; Quy định số 04-QĐ/TW ngày 25/7/2018 của
Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên

trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; Quy định số 46-QĐ/TW ngày
03/12/2021 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy
cơ quan chuyển trách tham mưu, giúp việc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy
trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy…
Tuy nhiên, hiện nay thực tiễn đang đặt ra một số vấn đề khá gay gắt, những
nội dung mới địi hỏi cơng tác dân vận cần hết sức quan tâm, giải quyết. Đó là
một số tổ chức Đảng, chính quyền cịn coi nhẹ cơng tác dân vận, thậm chí chưa
nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trị, vị trí, nhiệm vụ của cơng tác dân vận trong
tình hình mới, thiếu chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Điều đó đã làm cho cơng tác dân vận ở một số địa phương, cơ sở thiếu nhạy bén,
thiếu chiều sâu, có khi cịn phơ trương, hình thức... Quán triệt các quan điểm, tư
tưởng của Bác Hồ và của Đảng về công tác dân vận, nhất là Nghị quyết Trung
ương lần thứ 7 (khố IX) về cơng tác dân vận trong tình hình mới.
1.2. Cơng tác dân vận ở cấp huyện
Thời gian qua, công tác dân vận của huyện được các cấp ủy đảng, chính
quyền, hệ thống dân vận, mặt trận, các đồn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh
tuyên truyền, vận động, tạo chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động
của cả hệ thống chính trị về cơng tác vận động quần chúng trong tình hình mới;
góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Xác định cơng tác dân vận có vai trị hết sức quan trọng trong công cuộc
xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế -xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, trong những năm qua, cả hệ
5


thống chính trị của huyện đã vào cuộc một cách đồng bộ; chú trọng thực hiện
nhiệm vụ dân vận, thường xuyên bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước gắn với việc chăm lo và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của nhân dân. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong
việc thực thi công việc, yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là

một cán bộ dân vận của Đảng; tuyên truyền, đưa Nghị quyết của Đảng các cấp
đến với nhân dân. Nhằm phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của nhân dân trong
việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Để cơng tác dân vận đi vào chiều sâu, các cấp ủy từ huyện đến cơ sở quan
tâm lãnh đạo toàn diện về cơng tác vận động nhân dân trong tình hình mới phù
hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tập trung ban hành các văn bản chỉ
đạo công tác dân vận trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế, huy động tối đa các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; thực
hiện chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, các cấp ủy, chính quyền cũng đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nêu cao tinh
thần trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phong cách, lề
lối làm việc, giải quyết ngày càng tốt hơn công việc cho tổ chức, công dân; tăng
cường đi cơ sở, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của người dân;
đẩy mạnh tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; phối hợp giải quyết kịp thời
các vấn đề phát sinh ở cơ sở.
Hoạt động của mặt trận và các đoàn thể huyện tiếp tục có nhiều đổi mới
cả nội dung và phương thức hoạt động; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả
các phong trào thi đua, các cuộc vận động; quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức,
tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên; phát huy hiệu quả vai trò giám sát, phản
biện xã hội theo Quyết định số 217-QĐ/TW, 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị về
quy chế giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng và chính quyền.
Thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo, khối dân vận cơ sở đẩy mạnh phối
hợp tuyên truyền, phát triển nhân rộng các mơ hình mới. Tiến hành rà sốt các
mơ hình “Dân vận khéo”, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mơ hình điển
hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực tại các địa phương.
6


Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài,
cơng tác dân vận đã phát huy vai trị và góp phần khơng nhỏ

vào kết quả phịng, chống dịch. Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã chủ động phối hợp
tham mưu, đề xuất với cấp ủy nhiều biện pháp, giải pháp triển
khai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19. Chủ động,
sáng tạo, linh hoạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả,
cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh chung tay
phòng, chống dịch và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Phong trào “Dân vận khéo” ln được hệ thống chính trị
các cấp quan tâm triển khai đồng bộ với những cách làm hay và
sáng tạo, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn
viên và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện. Là một
trong những mơ hình điển hình cho thấy công tác dân vận đã
phát huy được sức mạnh nhân dân trong tham gia cơng tác
phịng, chống dịch bệnh phải kể đến đó là Tổ Covid-19 cộng
đồng. Qua thực tiễn, đã xuất hiện nhiều mơ hình tốt, cách làm
hay, phát huy hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội, tiêu biểu như mơ hình: “Chuyến xe nghĩa
tình”, “Chuyến xe 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng”, “ATM gạo”,
“Bữa cơm nghĩa tình”, “5 giúp 1”; “Tiếp sức về đêm - Góp thêm
sức mạnh”, “Xung kích áo xanh - Tẩy nhanh Covid”, ”Áo xanh
giúp dân - Nhanh chân thu hoạch”; “Giữ chặt vùng xanh”, “Trao
sinh kế cho Phụ nữ”, “Đi chợ giúp dân”, “Bếp ăn tình
nguyệ”, “Tổ hỗ trợ nơng vụ”...
Đội ngũ cán bộ dân vận, Mặt trận, đoàn thể các cấp tăng
cường bám sát cơ sở, địa bàn, nắm chắc tình hình hội viên,
đồn viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là đối tượng yếu thế,
người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, bị mất việc, giãn
7



việc... để kịp thời chia sẻ, phối hợp hỗ trợ, đề xuất với các cơ
quan có thẩm quyền trong việc giúp đỡ, góp phần đảm bảo sức
khỏe, an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc,
thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu.
II. LIÊN HỆ BẢN THÂN CỦA ĐỒNG CHÍ VỚI VỊ TRÍ VIỆC LÀM
LÀ CHUYÊN VIÊN BAN DÂN VẬN HUYỆN
2.1. Một số nội dung nâng cao chất lượng công tác dân vận ở cấp
huyện trong giai đoạn hiện nay
Một là, quán triệt một cách sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận.
Làm rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh của từng địa phương, cơ sở và cả nước. Đồng thời
phải làm rõ được những thuận lợi cơ bản, những khó khăn, thách thức của đất
nước trong thời kỳ mới để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ và nỗ lực phấn
đấu hồn thành. Cơng tác dân vận phải được tiến hành bằng nhiều hình thức
phong phú, sáng tạo. Các cấp uỷ Đảng phải thường xuyên quán triệt sâu sắc
quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
quán triệt nghị quyết, chủ trương, mục tiêu về công tác dân vận của Đảng trong
công cuộc đổi mới hiện nay. Học tập và vận dụng tốt quan điểm, tư tưởng Hồ
Chí Minh về vị trí quan trọng và tác dụng to lớn của công tác dân vận trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quan trọng nhất
là thông qua học tập, quán triệt phải biến thành nhận thức và hành động hằng
ngày, công việc thường xuyên của mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người đân.
Để thực sự đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong tình hình
mới, địi hỏi các cấp uỷ Đảng phải cụ thể hố những quan điểm trên và có quyết
định đúng đắn về nội dung công tác quần chúng, công tác dân vận (quyết định
những vấn đề về quyền làm chủ của nhân dân, vấn đề việc làm, thu nhập, lợi ích
kinh tế, văn hố-xã hội...). Đặc biệt, phải thấy rõ cơng tác dân vận hiện nay là
một hình thức tác chiến trên mặt trận chính trị, tư tưởng của Đảng; là một yêu
8



cầu hết sức cơ bản, quan trọng để tăng cường thực lực chính trị cách mạng, củng
cố quốc phịng-an ninh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; phải chỉ đạo sát sao
và kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên sự phối hợp hoạt động công tác dân vận của
các bộ phận trong hệ thống chính trị. Cơng tác dân vận của Đảng sẽ thực sự trở
thành một bộ phận hữu cơ trong sự lãnh đạo thống nhất của các cấp uỷ Đảng, là
động lực không thể thiếu trong tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế
xã hội, quốc phịng-an ninh và xây dựng Đảng, chính quyền, xây dựng cơ sở địa
phương vững mạnh toàn diện.
Hai là, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân đân.
Trong lịch sử Đảng ta, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân luôn được củng
cố và tăng cường, là một trong những yếu tố đóng vai trị quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, cơng tác dân vận phải tổ chức thực hiện
tốt, sáng tạo các kế hoạch, nhiệm vụ dân vận, các nghị quyết, chỉ thị do Trung
ương đề ra, công tác dân vận phải có trách nhiệm đưa đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận mỗi người dân, thông qua đó để mỗi
người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đối với những vấn đề lớn và
đặc biệt quan trọng của đất nước, công tác dân vận cần có những hình thức thích
hợp để nhân dân hiểu đúng và tham gia ý kiến; tổ chức chu đáo, thiết thực việc
lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, bảo đảm cho nhân dân thẳng thắn bày tỏ
được ý kiến đóng góp; khuyến khích trao đổi, tranh luận với tinh thần xây dựng
về những vấn đề có ý kiến khác nhau, tránh chụp mũ, áp đặt. Công tác dân vận
phải lấy cơ sở để nghiên cứu, triển khai mới đạt được kết quả; động viên được
mọi tiềm năng sáng tạo, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân; thu nhận thơng
tin nhanh nhạy, nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư nguyện vọng của cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
Để củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, công tác
dân vận không thể dừng lại ở những lời kêu gọi chung chung. Dân vận phải đi
thẳng vào cuộc sống của nhân dân để vận động. Nói đến cuộc sống khơng thể
khơng nói đến mối quan hệ của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của

Nhà nước. Người làm chính sách cũng như người đưa chính sách đến với nhân
9


dân, nếu không quán triệt sâu sắc quan điểm dân vận của Đảng thì dễ mắc sai
lầm. Chính thơng qua dân vận làm cho nhân dân tin Đảng hơn, suốt đời gắn bó
với Đảng và ngược lại, Đảng gần dân, tin dân, trọng dân, học dân để lãnh đạo
dân ngày càng tốt hơn.
Ba là, chăm lo đến lợi ích thiết thực của nhân dân.
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân...” [4, tr.101], quan điểm đó của Bác Hồ đã
được quán triệt, thực hiện và đã được tổng kết từ thực tiễn công tác dân vận
trong suốt mấy chục năm qua của Đảng ta. Đảng và Nhà nước đã làm rất nhiều
việc chăm lo đến những lợi ích cơ bản của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
còn một số địa phương chưa thường xuyên chú ý đến lợi ích thiết thực của người
dân. Các thế lực thù địch đã lợi dụng khai thác mặt hạn chế này để tranh giành
quần chúng của chúng ta. Vì vậy, muốn làm tốt cơng tác dân vận, trước hết phải
nhận thức được vai trò của cơ sở. Cơ sở là khâu trọng yếu trong tồn bộ hệ
thống chính trị.
Quan tâm chăm lo, củng cố hệ thống chính trị; tổ chức bộ máy làm cơng tác
dân vận. Kết quả phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phịng - an ninh của đất
nước đều có sự đóng góp quan trọng của cơng tác dân vận. Do vậy, tất cả các
thành viên trong hệ thống chính trị hiện nay đều phải làm công tác dân vận. Mỗi
cán bộ, đảng viên phải coi công tác dân vận như trách nhiệm tự thân của mình
và phải có phương pháp, biện pháp và cách thức làm công tác dân vận khéo, phù
hợp với tính chất, đặc thù của từng địa phương, cơ sở. Đồng thời để công tác
dân vận ngày càng được nâng cao về chất, Đảng cần coi trọng việc bồi dưỡng
kiến thức về mọi mặt: văn hoá, chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cơng
tác quần chúng, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phù hợp đối với
những cán bộ làm công tác dân vận của Đảng.
2.2. Liên hệ bản thân của đồng chí với vị trí việc làm là chuyên viên

Ban Dân vận Huyện
Cấp huyện, đây là cấp chính quyền cơ sở tương đối sát dân, gần dân. Với
đặc thù như vậy, vai trị của các cấp chính quyền cấp huyện ngày càng nặng nề
10


trong việc chăm lo đời sống nhân dân nói chung và trong thực hiện cơng tác dân
vận hiện nay nói riêng.
Chính quyền cấp huyện đã chú trọng đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về
nội dung công tác dân vận của Đảng. Nhận thức của các cơ quan nhà nước,
chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức về cơng tác dân vận
được nâng lên. Chính quyền cấp huyện thực hiện cơng khai, minh bạch các
chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, các
khoản thu, chi từ ngân sách, khi triển khai các dự án, cơng trình đầu tư, phương
án đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; việc quản lý sử dụng các loại quỹ,
các khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình; các khoản huy động nhân dân đóng
góp để nhân dân biết, nhân dân bàn, nhân dân kiểm tra và nhân dân giám sát.
Trên cương vị chức trách của bản thân tiến hành vận động nhân dân chấp
hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tham gia phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Đã huy động được sự ủng hộ, vào
cuộc của nhân dân tham gia chương trình xây dựng nơng thơn mới; bộ mặt nơng
thơn ngày càng khang trang, sạch, đẹp; kết cấu hạ tầng thiết yếu về giao thơng,
thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục được đầu tư, nâng cấp.
Cùng với chính quyền huyện, thực hiện tốt công tác giám sát và phản biện
xã hội. Thực hiện ngày càng có chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực việc cơng
khai những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân
dân. Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện nghiêm
túc. Các hoạt động về cải cách thể chế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
cơng chức, viên chức; cải cách tài chính công… được thực hiện nghiêm túc và
hiệu quả, đã chỉ đạo thực hiện niêm yết công khai, kịp thời các thủ tục hành

chính tại bộ phận tiếp nhận.
Trên cương vị chức trách của bản thân đã tuyên truyền, quán triệt và tổ
chức thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác dân
vận; trọng tâm là Kết luận 03-KL/TW, ngày 13/5/2016 của Ban Bí thư về tiếp
tục thực hiện Quyết định 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa X; Nghị quyết 25NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Kết
11


luận 114-KL/TW, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Kết luận
120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 16/CT-TTg, ngày
16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công
tác dân vận trong các cơ quan nhà nước các cấp…
Thực hiện nghiêm túc việc cơng khai, minh bạch thủ tục hành chính theo
quy định, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong tiếp cận và
thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Thực hiện
nghiêm các quy định về đạo đức công vụ, văn hóa cơng sở, tác phong làm việc,
quy tắc ứng xử. Nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ Nhân dân của đội ngũ
cán bộ, công chức, xem đây là giải pháp cơ bản nhất và có tính quyết định trong
công tác dân vận của các cơ quan nhà nước.
Trên cương vị chức trách của bản thân đã tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa, tầm quan trọng công tác
dân vận trong các cơ quan nhà nước; thường xuyên tổ chức nghiên cứu, học tập
và vận dụng sáng tạo phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Trọng
dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân”; “Nghe dân nói, nói dân hiểu,
làm dân tin” xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước chuyên nghiệp đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần phịng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực.
Cùng với các ban ngành địa phương đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo
các phong trào thi đua “Dân vận khéo” đi vào chiều sâu, thực chất, thiết thực và
hiệu quả; tiếp tục cụ thể hóa, triển khai thực hiện phong trào thi đua bằng những

kế hoạch thi đua cụ thể với các chỉ tiêu, biện pháp, mơ hình phù hợp trong từng
giai đoạn và sát với thực tiễn của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cường
hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa ủy ban nhân dân với các ban xây dựng
Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; phát huy vai trò
của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát và
phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp thường xuyên thực
hiện công tác đôn đốc, nhắc nhở, giám sát, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết về
12


cơng tác dân vận chính quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước để kịp
thời biểu dương khen thưởng những cơ quan, đơn vị thực hiện có kết quả, đồng
thời xử lý nghiêm những hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, lợi dụng chức vụ
quyền hạn xâm phạm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân.
Tuy nhiên, thực tiễn q trình cơng tác ở ban Dân vận huyện bản thân tôi
nhận thấy: Dân vận là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, là một đặc
trưng chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng. Công tác dân vận không chỉ
là vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước, mà còn là phương thức thu hút nhân dân vào việc hoạch định đường lối,
chủ trương, chính sách đó. Trong những hoạt động này vấn đề cốt lõi là phải
quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhân dân. Bên cạnh số đông cán bộ đảng
viên vẫn giữ được phẩm chất cách mạng và gắn bó với nhân dân, một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên mang nặng bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần
chúng, nạn tham ơ, hối lộ vẫn cịn xảy ra. Khơng ít đồn thể cũng bị quan liêu
hố, hành chính hố, khơng chịu đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập
hợp các tầng lớp nhân dân, làm giảm sự gắn bó của nhân dân với Đảng và Nhà
nước... những hiện tượng đó là tiếng chuông cảnh báo để chúng ta phải làm tốt
hơn nữa công tác dân vận. Để nâng cao hiệu quả của cơng tác dân vận bên cạnh
việc hồn thiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực tiễn đang đặt ra

còn phụ thuộc rất lớn vào phương thức tiến hành dân vận.
Trong giai đoạn hiện nay để thực hiện tốt công tác dân vận cần làm tốt một
số nội dung sau: Một là, Tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp về xây dựng
Đảng và quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận. Hai
là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp
ủy, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các cấp đối với công tác dân vận. Ba
là, tăng cường đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Bốn là, Mặt
trận Tổ quốc, đồn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức
hoạt động. Năm là, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp về
công tác dân vận. Sáu là, quan tâm xây dựng, củng cố tổ chức, bộ máy, đội ngũ
13


cán bộ dân vận, mặt trận, đồn thể chính trị - xã hội các cấp vững mạnh. Bảy
là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận.
Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên đây là một bảo đảm quan trọng để
đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, đáp ứng yêu cầu tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

14


KẾT LUẬN
Công tác dân vận mà thực chất là công tác vận động cách mạng của Đảng.
Một trong những vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi mới
thành lập, Đảng ta luôn đặt lên hàng đầu nhiệm vụ tập hợp tất cả lực lượng để
thực hiện những mục tiêu của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp cá nhân
anh hùng nào. Thành công của Đảng là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy

lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới
lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin” [5, tr.182]. Trong bài báo “Dân vận”
đăng trên Báo Sự thật ngày 15/10/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “dân vận là
vận động tất cả các lực lượng, của mỗi người dân khơng để sót một người nào,
góp thành lực lượng tồn dân, để thực hành những cơng việc nên làm, những
cơng việc Chính phủ và đồn thể đã giao cho” [6, tr.310]. Chính vì vậy, cơng tác
dân vận trở thành một bộ phận khăng khít trong hoạt động của Đảng.
Trong những năm qua, công tác dân vận đã được triển khai và thực hiện
nghiêm túc tại các địa phương đặc biệt là cấp huyện. Chính quyền địa phương
cấp huyện đã thực hiện nghiêm túc quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác
dân vận trong thời kỳ mới, do vận tình hình chính trị xã hội ở các địa phương ổn
định, mối quan hệ đoàn kết toàn dân được giữ vững làm cơ sở để thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
3. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
7. V.I.Lênin, toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976.

16




×