PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI TỪ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LẠC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 76/KH-MN
Phú Lạc, ngày 03 tháng 10năm 2017
KẾ HOẠCH
Tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm” Năm học 2017-2018
Căn cứ Công văn số 733/PGDĐT- GDMN ngày 12 tháng 9 năm 2017 của
Phòng GD&ĐT Đại Từ về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm
non năm học 2017 - 2018.
Thực hiện kế hoạch số 13/KH-MN ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Trường
Mầm non Phú Lạc về việc triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng Trường
Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường. Trường Mầm non Phú Lạc xây
dựng kế hoạch “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” với những nội
dung cơ bản sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo
trực tiếp về chuyên mơn của Phịng giáo dục đào tạo Đại Từ, sự ủng hộ của các
bậc phụ huynh học sinh.
- Phụ huynh đã có sự quan tâm và phối hợp với nhà trường trong cơng tác
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Về cơ sở vật chất: Hiện tại nhà trường đã có khn viên sạch sẽ, đồ dùng
thiết bị, đồ chơi tối thiểu theo quy định
- Đội ngũ giáo viên: 100% đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn và trên
chuẩn có kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, đa số giáo
viên nhiệt tình, có tinh thần học tập, tích cực tự học tự rèn để nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ có trách nhiệm với cơng việc.
2. Khó khăn
- Năm học 2017 - 2018 nhà trường có số lượng trẻ là học sinh mới ra lớp
chiếm tỷ lệ cao nên trẻ còn chưa mạnh dạn, tự tin khi tham gia vào các hoạt
động, đặc biệt là trẻ 24-36 tháng; trẻ 3-4 tuổi;
1
- Số trẻ/ lớp vượt quá quy định theo Điều lệ trường mầm non từ 5 đến 15
cháu, hiện tại nhà trường còn thiếu phòng học.
- Khả năng xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm và sự sáng tạo, linh
hoạt trong công tác gảng dậy của một số giáo viên còn hạn chế, chưa linh hoạt
lựa chọn các hình thức tổ chức trong các hoạt động để kích thích trẻ tích cực
hoạt động.
II. Mục đích, yêu cầu
1.Mục đích
- Xây dựng trường mầm non đảm bảo các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản
lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Đảm bảo cho tất cả các trẻ đều có cơ hội được học tập thông qua vui chơi và
bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân
trẻ;
- Môi trường giáo dục trong nhà trường, trong các lớp mang tích “mở” kích
thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham
gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.
- Cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường được được nâng cao nhận thức
và năng lực quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện chương trình giáo
dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều
kiện cụ thể của nhà trường, của lớp và của địa phương.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, gia đình và tồn xã hội, tạo sự
thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
2. Yêu cầu
- Cán bộ quản lý cũng như tập thể cán bộ giáo viên xác định cụ thể việc
thực hiện chuyên đề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, là
việc thực hiện đổi mới công tác quản lý, công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong
nha trường.
- Việc thực hiện chuyên đề cần thực tế bám sát với nhu cầu học tập, kinh
nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của trương trình giáo dục mầm non,
bám sát với điều kiện thực tế của nhà trường, của lớp và của địa phương, tuyệt
đối khơng làm mang tính chất hình thức, tránh lãng phí.
III. Nội dung
1. Bồi dưỡng giáo viên mầm non về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm trong Chương trình Giáo dục mầm non, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng
2
và sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm.
2. Xây dựng môi trường vật chất, mơi trường xã hội trong và ngồi lớp học
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
3. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của
trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
4. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã
hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
III. Nhiệm vụ và giải pháp
1. Đối với nhà trường
1.1. Rà soát các điều kiện của trường đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên
đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" năm học 2016-2017. Lựa
chọn và đầu tư xây dựng trường mầm non thực hiện mơ hình điểm về cơ sở vật
chất, trang thiệt bị, môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phối hợp với cha mẹ trẻ và
các tổ chức xã hội trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để
rút kinh nghiệm và nhân rộng;
1.2. Căn cứ Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, chủ
động xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường,
thực tiễn của địa phương;
1.3. Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây
dựng và sử dụng môi trường, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện
phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan niệm
lấy trẻ làm trung tâm cho giáo viên.
1.4. Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng
trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm".
1.5. Kiểm tra đánh giá kết quả quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết, rút kinh
nghiệm và nhân rộng điển hình chất lượng về thực hiện chuyên đề.
1.6. Tham mưu:
Tham mưu với lãnh đao, tổ chun mơn Phịng giáo dục đào tạo đại từ mở các
lớp tập huấn về chuyên đề, được tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn
nhiều hơn để CB, GV nhà được được tham gia tập huấn và bồi dưỡng
3
Tham mưu với PGD và các ban ngành đoàn thể địa phương tạo điều kiện,
đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất cho nhà trường để nhà trường thực hiện
chuyên đề một cách thuận lợi hơn.
1.7. Chỉ đạo giáo viên, lớp điểm:
- Lớp điểm: Trong năm học 2017 - 2018 nhà trường tiếp tục chỉ đạo các
lớp 5TA , 4 TB , 3TB làm lớp điểm thực hiện chuyên đề để nhân rộng trong
toàn trường
+ Đối với giáo viên cần:
- Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo
chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận
dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.
- Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động
ngoại khóa cho trẻ.
- Tạo mơi trường trong và ngồi lớp thân thiện gần gũi với trẻ, tạo cơ hội
cho trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội
dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp,
nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện
giúp trẻ phát triển, đóng góp cơng sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị,
dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
2. Đối với giáo viên:
Tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Môi trường giáo dục.
1.1. Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp,
thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những
người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú
chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi,
phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng
các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các
góc hoạt động trong lớp và ngồi lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ
dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều
kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác
nhau, phát triển tồn diện.
4
1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho
trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong mơi trường an tồn.
2. Xây dựng kế hoạch giáo dục:
Kế hoạch giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội
dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
phù hợp với trẻ, cụ thể:
2.1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng
với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình
giáo dục mầm non.
2.2. Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non và có
thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế
của vùng miền, địa phương, trường/lớp.
2.3. Không nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng
đơn lẻ mà theo hướng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển các năng
lực, kĩ năng sống cho trẻ.
2.4. Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất
đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
2.5. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể
và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
3.Tổ chức hoạt động giáo dục.
3.1. Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực
hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
3.2. Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến
khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có
hồn cảnh khó khăn.
3.3. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội
cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển
của từng cá nhân trẻ.
3.4. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
3.5. Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ.
Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
5
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
4.1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và
tơn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ
sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu,
trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều
chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù
hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực
tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
4.3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi đứa trẻ về cách thức và tốc độ học tập
và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm.
5.1. Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ
trẻ về vị trí, vai trị của giáo dục mầm non và hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ
tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
5.2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ
và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
5.3. Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào hoạt động của trường,
lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kịp thời thơng tin đến gia
đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích
sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp
thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
5.4. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc
thiểu số và trẻ có hồn cảnh khó khăn.
V. Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước và nguồn xã
hội hóa:
Nội dung thực hiện
Số tiền
ĐVT:
(Tr.đ)
Tập huấn xây dựng trường MN lấy trẻ làm TT
Mua tài liệu hướng dẫn xây dựng trường MN lấy trẻ
trẻ làm trung tâm
Nguồn kinh phí
NSNN
10
10
1
1
XHH Khác
6
Nguồn kinh phí
Số tiền
ĐVT:
(Tr.đ)
NSNN
Mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
82
25
Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi
10
10
Xây dựng vườn cổ tích
Mua sắm cây cảnh, con vật tạo quang cảnh thân
thiện cho trẻ hoạt động.
50
50
20
20
Tham quan học tập kinh nghiệm
8
8
181
124
Nội dung thực hiện
Tổng kinh phí
XHH Khác
57
57
VI. Tổ chức thực hiện
1. Đối với nhà trường
- Tổ chức kiểm tra, rà soát đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện việc
xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm tại đơn vị theo Tiêu chí xây
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
- Xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện chuyên đề “xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm”. Năm học 2017 – 2018 nhà trường tiếp tục chỉ đạo các lớp
trong nhà trường thực hiện chuyên đề.
- Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo
dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu
cần thiết cho lớp, đặc biệt là lớp thực hiện điểm về chuyên đề.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mơi trường học tập trong
ngồi lớp, sân chơi, góc thiên nhiên, khu vui chơi cát nước… mua sắm trang thiết bị
phục vụ dạy và học cho cô và trẻ theo Thông tư 34/2013/TT-BGDĐT ngày
17/9/2013 Thông tư sửa đổi bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng
- Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non ban hành kèm
theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Tổ chức bồi dưỡng tập huấn hướng dẫn hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành xây
dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm với nội dung cụ thể như sau:
+ Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
+ Tổ chức hoạt động vui chơi, học;
7
+ Phối hợp với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
+ Chăm sóc trẻ người dân tộc thiếu số, trẻ có hồn cảnh khó khăn.
- Khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giáo dục, thực hiện
tốt các nội dung của chuyên đề, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức dưới nhiều hình thức như: Thao giảng, hội thi của cơ
và trẻ, những trị chơi vận động, trị chơi dân gian, trị chơi học tập, thi góc thiên
nhiên… có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Khuyến khích cán bộ quản lý, giáo
viên có sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyên đề, đồng thời lựa
chọn những sáng kiến hay các giải pháp hữu hiệu để phổ biến trong tồn trường.
- Tích cực tun truyền về tầm quan trọng, nội dung chuyên đề “Xây dựng
môi trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tới các bậc cha mẹ và cộng đồng các
nội dung phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và nhà trường.
- Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thực hiện hiệu quả các
nguồn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm, thân thiện, an tồn. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các phịng
chức năng, thiết bị hiện có để thực hiện tốt các hoạt động giáo dục phù hợp với
từng độ tuổi.
- Báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện chuyên đề gửi về chun
mơn phịng Giáo dục và Đào tạo đúng thơi gian quy định.
- Tăng cường kiểm tra, hỗ trợ việc thực hiện chuyên đề của các giáo viên, tiếp
tục bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên thơng qua dự giờ, nhân
rộng các điển hình tiên tiến, tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị bạn trong
huyện và ngoài huyện.
- Lựa chọn và xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của
lớp, của trường
2. Đối với giáo viên
- Nắm được mục đích, yêu cầu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm. Khai thác sâu nội dung xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm,
xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non. Xây
dựng mơi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.
- Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo
chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận
dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.
- Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động
ngoại khóa cho trẻ.
8
- Tạo mơi trường trong và ngồi lớp thân thiện gần gũi với trẻ, tạo cơ hội cho
trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội
dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp,
nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện
giúp trẻ phát triển, đóng góp cơng sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị,
dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
Trên đây là kế hoạch triển khai tiếp tục thực hiện chuyên đề " Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018 của Trường Mầm non
Phú Lạc. Đề nghị các tổ chuyên môn và các đồng chí can bộ, giáo viên nhân viên
trong nhà trường nghiêm túc triển khai thực hiện .Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc báo cáo về Ban giám hiệu nhà trường để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Các tổ CM (T/h);
- Lưu: VT, CM.
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Mai Thị Phượng
9