HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
Tên tiểu luận: Tăng cường cơng tác quản lý
đô thị trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn
giai đoạn hiện nay
Chun đề tự chọn: Đơ thị hóa và những
vấn đề đặt ra trong quản lý phát triển xã hội
ở các tỉnh phía Bắc hiện nay
Thuộc chuyên đề số: 4
Họ và tên học viên: Triệu Sơn
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn
Khóa học: 2014 - 2016
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Họ và tên học viên: Triệu Sơn
Ngày sinh: 10-08-1973
Lớp: Cao cấp LLCT tỉnh Lạng Sơn 2014-2016 Mã số học viên: 14-CCKTT0589
Tên Tiểu luận: Tăng cường công tác quản lý đô thị trên địa bàn Thành phố Bắc
Kạn giai đoạn hiện nay.
Khối kiến thức thứ IV, thuộc các chuyên đề tự chọn.
Chuyên đề số: 4
Học viên ký và ghi rõ họ tên
Triệu Sơn
Điểm kết luận của tiểu luận
Bằng số
Bằng chữ
Chữ kí xác nhận CB chấm tiểu luận
Cán bộ chấm 1
Cán bộ chấm 2
1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài tiểu luận
Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
Tỉnh, với lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm. Là một thành phố trẻ
với diện tích tự nhiên là13.688 ha và 56.818 nhân khẩu; gồm 08 đơn vị hành
chính là: Các phường Đức Xn, Phùng Chí Kiên, Sơng Cầu, Nguyễn Thị
Minh Khai, Huyền Tụng, Xuất Hóa và 02 xã Dương Quang, Nơng Thượng, là
đô thị trung tâm của tỉnh Bắc Kạn liên hệ với các đô thị trung tâm huyện lỵ các
huyện trong tỉnh. Thành phố nối với các huyện Bạch Thông và Chợ Đồn bằng
đường tỉnh 257, huyện Ba Bể bằng quốc lộ 3 và đường tỉnh lộ 258A, huyện Na
Rì bằng quốc lộ 3B, huyện Chợ Mới và Ngân Sơn bằng quốc lộ 3. Là đơn vị có
vị trí địa lý, vai trò đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Bắc Kạn nói riêng và vùng
Đơng Bắc nói chung, có vị trí thuận lợi về mặt phát triển thương mại dịch vụ
và du lịch, nằm trên trục giao thơng chính nối vùng Đông Bắc với Hà Nội
theo Quốc lộ 3 (cách thủ đơ Hà Nội 170 km về phía Nam). Những lợi thế về
vị trí trên đó giúp Thành phố Bắc Kạn có vị trí quan trọng trong chuỗi liên kết
các đô thị trong vùng Đông Bắc, giữa tỉnh Bắc Kạn với các tỉnh bạn. Thực tế
sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, Thành phố Bắc Kạn đã có những
bước chuyển mình đáng kể, đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Bộ mặt đơ thị được hình thành theo hướng hiện đại, với
một số kết quả cụ thể (năm 2014) như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
18,77%; Giá trị thương mại - Dịch vụ tăng 54,19%; Giá trị sản xuất công
nghiệp - Xây dựng 38%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp 7,81%; Thu ngân
sách đạt 86,9 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/năm;
Tỷ lệ hộ nghèo cịn 2,43%; Tỷ lệ thơn, tổ dân phố đạt danh hiệu “thơn, tổ văn
hóa” đạt 64,28%, gia đình văn hóa 87,65%.
2
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đơ thị của Thành
phố Bắc Kạn cịn những hạn chế, tồn tại nhất định: là một thành phố trẻ mới
thành lập, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, hệ thống các cơng trình cơng cộng,
khu vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch chưa được đầu tư xây dựng;
công tác quản lý nhà nước về đô thị còn nhiều bất cập từ thành phố đến các
xã, phường; vai trị của chính quyền trong cơng tác quản lý đơ thị theo phân
cấp cịn hạn chế để xảy ra nhiều vi phạm về quản lý đô thị trên các lĩnh vực
như việc quản lý xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật, đất đai, mơi trường.
Đồng thời, chính quyền các cấp chưa xử lý nghiêm đối với các hành vi vi
phạm trong lĩnh vực quản lý trật tự đô thị, quản lý đất đai. Một số UBND các
xã, phường cịn có biểu hiện né tránh, bng lỏng chưa kiên quyết xử lý các
vi phạm về trật tự đô thị, trật tự an tồn giao thơng, vệ sinh mơi trường, quản
lý đất đai, xây dựng cơng trình trái phép trên hành lang, khu đất công, hay
việc lấn chiếm vỉa hè lòng đường của nhiều hộ dân...
Việc lựa chọn nghiên cứu vấn đề Tăng cường công tác quản lý đô thị
trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn giai đoạn hiện nay làm tiểu luận chuyên đề
tự chọn Khối kiến thức thứ 4 là cần thiết.
2. Mục đích
Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về đô thị nhằm nâng cao hiệu quả
trong điều kiện Bắc Kạn vừa nâng cấp từ thị xã lên thành phố
- Về giao thông: Tăng cường công tác quản lý, thực hiện tốt các quy
định và pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản. Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của
Tỉnh và huy động mọi nguồn lực đầu tư, tập trung nguồn vốn để đầu tư các
cơng trình quan trọng, cấp thiết phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, gắn
với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh; 100% đường nội thị va đường
xã rải nhựa và bê tông.
3
- Về xây dựng: Thực hiện nghiêm túc quy hoạch chung và các quy hoạch
chi tiết của thành phố; tăng cường công tác quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.
- Về quản lý đất đai: Tăng cường công tác quản lý đất đai, tiếp tục rà
soát, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất (kỳ cuối) 2015-2020; tăng cường công
tác quản lý quy hoạch, đẩy mạnh việc hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ cho
việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Thực hiện công tác quản lý đất đai theo
đúng quy định của pháp luật.
- Về môi trường: Trồng mới, thay thế, duy trì hệ thống cây xanh hiện có
của thành phố để đảm bảo cảnh quan đô thị và môi trường sống của nhân dân
- Các hoạt động văn hóa: Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; bảo tồn và phát huy
những di sản văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
3. Giới hạn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là công tác quản lý đô thị trên các lĩnh vực: Xây dựng, Giao thông,
Môi trường, Đất đai, các hoạt động văn hóa - xã hội của Thành phố Bắc Kạn.
3.2. Không gian: Thành phố Bắc Kạn.
3.3. Thời gian: Giai đoạn hiện nay và hướng đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Q trình nghiên cứu được tác giả thực hiện thơng qua một số phương
pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
- Phương pháp điều tra xã hội học
5. Ý nghĩa thực tiễn
4
- Việc nghiên cứu vấn đề mang lại những tích cực trong việc quản lý đô
thị trên địa bàn thành phố hiện nay nhằm từng bước góp phần giữ nghiêm kỷ
cương pháp luật, tạo nét văn hóa khi tham gia vào công tác quản lý đô thị của
mọi đối tượng trên địa bàn
- Về cơ quan, đơn vị thực hiện vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn không
tăng mà chỉ giao thêm nhiệm vụ và nâng cao trách nhiệm cho các đơn vị đã
và đang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trong lĩnh vực này.
- Làm chuyển biến rõ nét về nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ
đảng, chính quyền, cơ quan đơn vị, đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân
trong việc chấp hành, thực hiện quy định về quản lý đơ thị; hình thành ý thức
và duy trì thành nề nếp, thói quen chấp hành các quy định về trật tự đô thị
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tạo ra phong trào “Toàn dân tham gia
quản lý đơ thị” từ đó tạo bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý đô
thị tại Thành phố Bắc Kạn;
6. Cấu trúc tiểu luận: Tiểu luận gồm có 4 phần sau:
A. Mở đầu
B. Nội dung
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo.
5
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu
1.1. Cơ sở khoa học
- Khái niệm về quản lý đô thị: Quản lý đô thị trước hết là sự thực thi
quyền lực, nhân danh nhà nước. Vì vậy, quản lý đô thị trước hết là quản lý
nhà nước ở đô thị. Tuy nhiên, quản lý đô thị hiện đại đã có sự tham gia sâu
sắc của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ và
cộng đồng. Mặc dù vậy, quản lý đơ thị vẫn thể hiện bản chất và vai trò của
nhà nước đối với một khu vực định cư đặc thù này.
- Quản lý nhà nước ở đô thị: Là hoạt động của cơ quan hành chính nhà
nước can thiệp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức khai thác và
điều hòa việc sử dụng vào các nguồn lực (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài
chính và con người) nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi cho hình thức định
cư ở đơ thị, trên cơ sở kết hợp hài hịa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích đô thị
để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của quản lý đô thị
+ Xây dựng môi trường vật thể đô thị, gồm cơ sở hạ tầng, kiến trúc
thượng tầng, cảnh quan đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật.
+ Cung cấp cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu phục vụ cho các yêu cầu
tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội và cân bằng sinh thái đô thị.
+ Đảm bảo cho các thị trường đô thị (nhà, đất, vốn, lao động…) hoạt
động hữu hiệu
+ Bảo vệ môi trường đô thị, an ninh, trật tự xã hội.
Trong quản lý đơ thị, chính quyền các cấp tùy theo quyền hạn, chức
năng và nhiệm vụ được giao thường áp dụng các phương tiện như: cung cấp
và duy trì cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích cộng đồng; ngăn cấm và xử phạt các
hành vi hoặc nguy cơ làm mất cân bằng giữa khả năng cung – cầu và tăng
6
trưởng đơ thị; khuyến khích các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng và
tạo ra sự tăng trưởng đơ thị; thơng tin nắm vững tình hình phát triển đô thị để
đề ra những quyết định đúng đắn trong phát triển đơ thị.
Ngồi ra, để tạo ra nguồn lực phát triển đơ thị, chính quyền Nhà nước
cịn áp dụng đồng bộ những biện pháp như: xã hội hóa việc cung cấp phục vụ
lợi ích cơng cộng, phân phối lưu thông; trả tiền khi sử dụng các dịch vụ hạ
tầng công cộng, đất đai, nhà xưởng… huy động các nguồn vốn thực hiện các
dự án BOT, BT… tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào các
chương trình phát triển đơ thị.
- Ngun tắc và phương pháp quản lý đô thị
+ Nguyên tắc:
Tập trung dân chủ.
Kết hợp quản lý ngành và lãnh thổ.
Quản lý ngành thống nhất.
Phân công, phối hợp giữa các cơ quan chức năng.
+ Phương pháp quản lý:
Mệnh lệnh, quyền uy.
Thỏa thuận.
Điều tiết vĩ mô.
- Công cụ quản lý đô thị:
+ Hệ thống văn bản pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý đô thị.
+ Hệ thống bộ máy quản lý hành chính các cấp.
2. Thực trạng công tác quản lý đô thị Thành phố Bắc Kạn
* Những mặt đã đạt được
2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
Cơng tác quản lý đô thị, quy hoạch đô thị được xác định là nhiệm vụ
quan trọng được Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã quan tâm chỉ đạo bằng Nghị
7
quyết số 08-NQ/TU ngày 26/7/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác xây dựng và quản lý đô thị đến năm 2015. Thực hiện xây dựng đồ
án điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung xây dựng thị xã Bắc Kạn giai đoạn
2011- 2020, định hướng đến năm 2030; đồ án quy hoạch chi tiết khu đô thị
Xuất Hóa, Huyền Tụng và đồ án quy hoạch chi tiết chia lô các khu dân cư để
triển khai các cơng trình, dự án và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn.
- UBND thành phố đã ban hành quy định tạm thời tiêu chí tuyến phố
văn minh đô thị kèm theo Quyết định số: 2366/QĐ-UBND ngày 20/11/2012.
- Hàng năm UBND thành phố chỉ đạo Ban ATGT thành phố xây
dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, trật tự
đơ thị, lập kế hoạch và tổ chức ra quân thực hiện tháng an tồn giao thơng
trên địa bàn.
2.2.2. Thực trạng cơng tác quản lý đô thị trên địa bàn Thành phố Bắc
Kạn
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã tập trung, khai thác
mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng, tăng cường quản lý và xây dựng văn hố đơ thị; đặc biệt việc triển
khai các Chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố lần thứ V mà trọng tâm là Chương trình phát triển đô thị, đã làm thay đổi
cơ bản diện mạo, tầm vóc của thành phố:
* Về lĩnh vực giao thơng:
Tình hình trật tự an tồn giao thơng của thành phố ln được duy trì,
hàng năm UBND thành phố đó chỉ đạo Ban ATGT thành phố xây dựng, tổ
chức thực hiện kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, lập
kế hoạch và tổ chức ra qn thực hiện tháng an tồn giao thơng trên địa bàn;
xây dựng kế hoạch và tổ chức giải tỏa các điểm lấn chiếm hành lang an toàn
8
giao thông quốc lộ 3, Quốc lộ 3B và các trục đường trong khu vực nội thị;
tháo dỡ lều, mái che, mái vẩy; phát quang hàng nghìn cây nằm trong hành
lang an tồn đường bộ... và duy trì đảm bảo trật tự an tồn giao thơng tại các
khu vực: Chợ Đức Xuân; Chợ Bắc Kạn, Bệnh viên Đa khoa tỉnh...
* Về lĩnh vực xây dựng:
- Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng:
Quy hoạch xây dựng đô thị là một bộ phận của quy hoạch không gian
có mục tiêu trọng tâm là nghiên cứu những vấn đề về phát triển và quy hoạch
xây dựng đô thị, các điểm dân cư kiểu đô thị. Quy hoạch xây dựng đơ thị có
liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhằm giải quyết tổng
hợp những vấn đề về tổ chức sản xuất, xã hội, đời sống vật chất, tinh thần và
nghỉ ngơi, giải trí của nhân dân. Quy hoạch đô thị là những hoạt động định
hướng của con người có tác động vào khơng gian kinh tế và xã hội, vũa môi
trường tự nhiên và nhân tạo, vào cuộc sống cộng đồng xã hội nhằm thỏa mãn
nhu cầu của con người.
Ngày 19/6/2012, UBND tỉnh có Quyết định số: 931/QĐ-UBND về việc
phê duyệt đồ án Điều chỉnh mở rộng quy hoạch chung xây dựng Thị xã Bắc
Kạn, Tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030; 4/4 xã
(Hiện tại chỉ cịn 2 xã vì 2 xã Huyền Tụng và Xuất Hóa đó được nâng cấp lên
thành phường) đó được UBND thành phố phê duyệt Đồ án quy hoạch xây
dựng nông thôn mới làm cơ sở cho đầu tư phát triển và xây dựng nông thôn
mới. Công tác xây dựng và chỉnh trang đơ thị có chuyển biến rõ rệt, kiến trúc
và cảnh quan đô thị đã được quan tâm đầu tư đã xuất hiện ngày càng nhiều
các quần thể kiến trúc, mảng đô thị hiện đại, các cơng trình cao tầng trên địa
bàn thành phố là những điểm nhấn kiến trúc đơ thị có chất lượng cao. Hệ
thống hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư đảm bảo đúng quy hoạch.
- Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị:
9
Cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đó quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo tăng cường cơng tác quản lý trật tự xây dựng nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm của người dân và trách nhiệm của chính quyền các cấp; xử lý kiên
quyết những cơng trình vi phạm. Tập trung chỉ đạo bằng nhiều giải pháp đồng
bộ kết hợp với tuyên truyền, giáo dục; phân cấp quản lý, quy định trách nhiệm
quản lý trật tự xây dựng đơ thị cho chính quyền thành phố và phường, xã... Bộ
máy và cán bộ quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đơ thị được củng cố, kiện
tồn; Thành phố có Đội Quản lý trật tự đơ thị, phường, xã có tổ trật tự đơ thị
để tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm. Công tác cấp phép xây dựng và
quản lý xây dựng cơng trình theo giấy phép được tăng cường, kiểm tra thường
xuyên các công trình sau cấp phép. Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự xây
dựng đô thị của nhân dân, của các chủ cơng trình ngày càng tốt hơn. Các cơ
quan báo, đài của tỉnh và thành phố đã tích cực vào cuộc, phản ánh kịp thời
những vụ việc vi phạm và góp phần đơn đốc việc xử lý vi phạm; Số vụ vi
phạm về trật tự xây dựng có chiều hướng giảm; Nhiều cơng trình xây dựng vi
phạm đã được kiểm tra, xử lý: Xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công; xây
dựng cơi nới, lấn chiếm, xây dựng mới không phép; xây dựng sai với giấy
phép xây dựng.
* Công tác quản lý đất đai:
Công tác quản lý, sử dụng đất đai được Đảng bộ, Chính quyền thị xã
xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lãnh đạo phát triển
kinh tế, xã hội. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết số 13NQ/TU ngày 12/4/2012 về công tác quản lý và sử dụng đất đai giai đoạn
2012-2015, nhằm tăng cường quản lý và khai thác có hiệu quả đất đai theo
đúng quy định. Công tác quản lý, sử dụng đất được thực hiện theo quy hoạch,
kế hoạch; thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính của 4 phường nội thị. Tiến
hành giao 240 lơ đất tái định cư với tổng diện tích 18.600m2; thu hồi
10
990.121m2 của 1.724 hộ để phát triển sự nghiệp đô thị; tiếp nhận và giải
quyết trên 25.000 hồ sơ vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, tỷ lệ cấp giấy
chứng nhận QSDĐ lần đầu đạt trên 86%.
* Công tác quản lý môi trường:
- Công tác quản lý Nhà nước về môi trường đã từng bước đi vào nề
nếp, nhận thức về bảo vệ môi trường của đại bộ phận người dân được nâng
lên. Việc thu gom, xử lý rác thải; trồng, chăm sóc cây xanh, cây cảnh trên các
dải phân cách khu vực nội thị được tiến hành thường xun, góp phần quan
trọng vào việc chỉnh trang đơ thị. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đảm bảo kịp thời phục vụ tốt cho công tác quản lý sử dụng đất; nhiều hạ
tầng giao thông, văn hóa, giáo dục được đầu tư xây dựng đã tạo diện mạo mới
cho đơ thị thị xã, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh.
- Chất thải rắn: Thu gom rác thải trên địa bàn đạt 95%. Rác thải được
thu gom và vận chuyển khu xử lý rác thải tại xã Huyền Tụng quy mô 12ha.
- Công tác quản lý nghĩa trang: Thành phố đang sử dụng nghĩa trang
Đon Tuấn tại xã Huyền Tụng (nay là Phường Huyền Tụng) với quy mô 4,0
ha. Theo quy hoạch sẽ nâng cấp và mở rộng nghĩa trang Đon Tuấn với quy
mô 12,0 ha và xây mới 1 nghĩa trang quy mô 2,0 ha tại xã Xuất Húa (nay là
phường Xuất Hóa).
* Cơng tác quản lý đơ thị trong lĩnh vực văn hóa liên quan đến trật tự cảnh
quan đô thị
- Việc tổ chức các hoạt động văn hóa như tổ chức lễ hội, các hoạt động
nghệ thuật, thể thao trên địa bàn thành phố cơ bản đúng với quy định của
pháp luật, truyền thống văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập qn của địa
phương, khơng để các hành vi lợi dụng lễ hội để tuyên truyền phản cách
mạng, hành nghề mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội, không để lợi dụng hoạt
11
động tôn giáo tuyên truyền trái pháp luật. Cơ bản thực hiện tốt nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã góp phần xây dựng nếp sống văn
hóa mới cho người dân thành phố.
- Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào “Thi đua
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”; có Kế hoạch xây dựng làng,
khu phố văn hóa, gia đình văn hóa. Trong phong trào xây dựng gia đình văn
hóa, tổ và khu phố văn hóa, Ban chỉ đạo “Phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” từ thành phố đến cơ sở tổ chức phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên để triển khai thực hiện. Hàng năm, tổ chức sơ kết,
tổng kết đánh giá kết quả, những hạn chế khó khăn trong quá trình triển khai
thực hiện, đề ra những giải pháp thiết thực để thực hiện phong trào một cách
có hiệu quả.
* Tồn tại và nguyên nhân:
- Một số tồn tại:
+ Về giao thông: Công tác quản lý đô thị về giao thông trên địa bàn
thành phố ở một số nơi chưa đi vào nề nếp; tình trạng tái lấn chiếm hè phố để
kinh doanh, buôn bán vẫn diễn ra; việc quảng cáo chưa đúng theo quy định cịn
mang tính tự phát; các mái che, mái vẩy, lều bạt lắp dựng trái quy định vẫn tồn
tại cản trở việc đi lại, sinh hoạt bình thường của nhân dân và làm xấu không
gian đô thị như các tuyến đường phố: Trường Chinh, Trần Hưng Đạo, Hùng
Vương, Kon Tum, Nguyễn Thị Minh Khai.... trên một số đường phố, vật liệu,
chất thải xây dựng, rác thải sinh hoạt tồn đọng cả ngày gây ô nhiễm môi
trường, mất mỹ quan đô thị; nhiều hộ gia đình bám mặt phố chưa có ý thức
chấp hành về trật tự đô thị như dựng xe trên hè phố không đúng quy định gây
lộn xộn mất mỹ quan hè phố...., khơng tự vệ sinh đường phố, thậm chí cịn xả
rác, vệ sinh ngay phía trước nơi ở của mình, coi đây là trách nhiệm hồn tồn
của các đơn vị dịch vụ công.
12
Kết cấu hạ tầng ở một số phường chưa đồng bộ, ô nhiễm môi trường khu
vực nông thôn chưa được xử lý kịp thời có chiều hướng gia tăng, quy hoạch
xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Quản lý xây dựng, trật tự an tồn
giao thơng, vệ sinh môi trường chưa chặt chẽ. Nhận thức, ý thức chấp hành
pháp luật về trật tự đô thị, VSMT của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa
thực sự chuyển biến tích cực, chưa trở thành nề nếp, nét đẹp văn hố đơ thị.
+Về quản lý xây dựng: Chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng
chưa cao, quy hoạch chung xây dựng một số nơi khơng cịn phù hợp với nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội nhưng chưa được quan tâm kịp thời để lập điều chỉnh
quy hoạch, định hướng quy hoạch còn hạn chế; tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết
trên quy hoạch chung được duyệt cịn thấp. Cơng tác quản lý quy hoạch xây
dựng nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng cơng trình xây dựng
khơng có trong quy hoạch xây dựng, bố trí sai quy hoạch, đấu nối và bố trí hạ
tầng kỹ thuật khơng đúng quy hoạch; Tình trạng cấp phép xây dựng sai quy
hoạch, xây dựng sai phép và không phép vẫn xảy ra. Công tác lập quy hoạch xây
dựng nông thôn và điểm dân cư nông thôn cịn chậm và cịn nhiều hạn chế;
Cơng tác quản lý đô thị và cấp phép xây dựng một số nơi cịn nhiều bất cập, đơi
khi bng lỏng quản lý. Các dự án mang tính xã hội như quy hoạch cải tạo các
khu dân cư cũ, khu vực nhạy cảm về kiến trúc cảnh quan, các trục đường
chính của thành phố chưa được quan tâm đúng mức.
Quản lý trật tự xây dựng hai bên đường phố: Việc đào đường, vỉa hè
thường xuyên xẩy ra do việc đầu tư không đồng bộ. Các dự án thuộc ngành
nào thì ngành đó quản lý thiếu sự bàn bạc để thống nhất tránh chồng chéo.
+ Quản lý đất đai: Tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục
đích chưa được xử lý dứt điểm, việc cấp GCNQSD đất cho các hộ dân theo
dự án đo đạc bản đồ địa chính năm 2012 chưa đúng kế hoạch; việc khai thác
cát, sỏi trái phép và xả rác, nước thải sinh hoạt không đúng nơi quy định chưa
13
được ngăn chặn có hiệu quả; một số ít cán bộ ý thức trách nhiệm, năng lực
còn hạn chế; việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn chậm; ý
thức của một bộ phận dân cư về bảo vệ mơi trường cịn yếu. Cơng tác giải
phóng mặt bằng cịn chậm, có nhiều trường hợp thắc mắc, khiếu kiện; tình
trạng sử dụng khơng đúng mục đích sử dụng đất vẫn cịn diễn ra.
+ Về cơng tác vệ sinh môi trường: Bãi đổ rác không ổn định, đã quá tải
gây nhiều khó khăn cho cơng tác thu gom rác. Công tác thu gom rác chưa triệt
để 100% về khối lượng, trong các khối xóm, dân cư, nơi cơng cộng vẫn cịn tồn
tại rác thải gây ơ nhiễm mơi trường, đổ rác chưa đúng giờ, đúng điểm qui định,
làm ảnh hưởng đến mỹ quan đơ thị, gây sự khó chịu cho nhân dân và người
tham gia giao thông.
Nhiều trường hợp đổ chất thải xây dựng ra khu vực công cộng; xe chở vật
liệu xây dựng rơi vãi trên đường phố; xe ô tô dừng trái quy định chưa được xử lý
kịp thời. Tình trạng họp chợ trên đường phố, trưng bày hàng hoá, quảng cáo sai
quy định, lấn chiếm vỉa hè gây mất trật tự đô thị, không đảm bảo vệ sinh mơi
trường cịn diễn ra ở nhiều nơi.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở các xã chưa được đầu tư nhiều;
chưa tổ chức được khu chăn nuôi tập trung, ô nhiễm môi trường ở khu vực nơng
thơn có chiều hướng ra tăng.
+ Về cơng tác quản lý đơ thị trong lĩnh vực văn hóa liên quan đến trật
tự cảnh quan đô thị: Hiện tượng vi phạm của một số hộ kinh doanh dịch vụ
văn hóa vẫn còn, mặc dù đã kiểm tra, nhắc nhở và xử phạt vi phạm hành
chính; Một số biển hiệu, biển quảng cáo không phép, sai quy định đã kiểm
tra, xử lý nhưng chưa tháo dỡ, cố tình kéo dài thời gian. Thị trường băng đĩa
lậu có chiều hướng gia tăng.
* Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
14
+ Điểm xuất phát về kinh tế còn thấp; kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh,
thiếu đồng bộ; nhu cầu đầu tư để hồn thiện tiêu chí đơ thị loại III trước đây và
xây dựng để thị xã Bắc Kạn trở thành thành phố vào năm 2015 lớn trong khi
nguồn thu ngân sách của thành phố cịn khó khăn; thành phố đang trong quá
trình đầu tư phát triển, cùng một lúc phải giải quyết nhiều nhiệm vụ trong điều
kiện còn khó khăn về các nguồn lực; chất lượng nhân lực chưa thực sự đáp ứng
với yêu cầu và nhiệm vụ của từng lĩnh vực.
+ Nguồn lực về kinh tế của thành phố; tài ngun khống sản; vị trí địa lý,
chưa đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển của đô thị.
+ Cơ chế, chính sách ưu đãi, các nguồn vốn đầu tư giành cho thành phố
chưa cao.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của một số cấp uỷ, chính quyền
đơi khi cịn chưa quyết liệt. Các nghị quyết chuyên đề ban hành trong nhiệm kỳ
còn thiếu các giải pháp cụ thể nên khi triển khai chưa đạt hiệu quả. Công tác
tham mưu của một số cán bộ phịng, ban chun mơn chưa kịp thời.
+ Công tác tuyên truyền về những quy định của nhà nước về quản lý đô
thị chưa được chú trọng đúng mức, chưa duy trì thường xuyên; hình thức - nội
dung - cách làm đơn điệu, dàn trải, khơng có trọng tâm, trọng điểm, chưa tạo
được sự tham gia hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
+ Nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu,
nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn hạn hẹp; việc huy động vốn từ các tổ chức
kinh tế và nhân dân còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến xây dựng kết cấu hạ
tầng đô thị.
+Tốc độ đơ thị hố nhanh, tổ chức bộ máy quản lý trật tự đô thị chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của xã hội, năng lực cán bộ, năng lực quản
lý của các cấp chính quyền chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội.
15
+ Một số UBND các xã, phường còn né tránh, buông lỏng, chưa thường
xuyên kiểm tra xử lý các vi phạm; Cấp ủy đảng và chính quyền phường, xã
chưa thực sự vào cuộc, coi công tác quản lý đô thị là của thành phố. Bên cạnh
đó, ý thức chấp hành quy định về quản lý trật tự đô thị, vệ sinh mơi trường của
người dân đơ thị cịn hạn chế. Cư dân đơ thị phần lớn chưa thốt khỏi tư duy
tiểu nông, chưa sẵn sàng với cơ chế đô thị; những cán bộ được đào tạo về
chuyên môn quản lý đô thị từ thành phố đến phường, xã cũng chưa đáp ứng
được mức độ địi hỏi của khối lượng cơng việc. Việc quan tâm giải quyết các vấn
đề đô thị của chính quyền các cấp chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả, cùng với
quyền lực được giao của chính quyền đơ thị trong cơng tác quản lý cịn nhiều
hạn chế. Lực lượng tham gia làm công tác tuần tra kiểm sóat và xử lý vi phạm
cịn thiếu và chưa đáp ứng được theo yêu cầu nhiệm vụ. Đội Quản lý trật tự đô
thị chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cịn chưa phù hợp với thực tế, gặp khó
khăn trong công việc; tinh thần, ý thức trách nhiệm chưa được nâng cao.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu
3.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao làm công tác quản lý
đô thị
Cần đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới tư duy trong quản lý nhà nước về
đô thị đi đôi với việc nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ cán bộ quản lý
đơ thị các cấp. Tăng cường phân cấp quản lý đô thị, nâng cao quyền hạn,
trách nhiệm của chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh giản, gọn nhẹ
nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực quản lý, đồng thời chú trọng hơn nữa công
tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế
trình độ, kinh nghiệm và kiến thức. Củng cố kiện toàn bộ máy lãnh đạo và đội
ngũ cán bộ cơng chức Phịng quản lý đô thị, bổ sung lực lượng, tạo điều kiện
và tăng cường hoạt động của Đội quản lý trật tự đô thị. Trước mắt cần xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đô thị cho đội ngũ cán
16
bộ cơng chức các Phịng chức năng, Đội quản lý trật tự đô thị, Tổ quản lý trật
tự đô thị các phường, xã.
3.2. Về lĩnh vực giao thông
Để đảm bảo đáp ứng đáp ứng nhu cầu phát triển cần đầu tư đồng bộ,
tập trung mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Đặc biệt, tranh
thủ lồng ghép nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (Bắc Kạn là một trong bảy
tỉnh được đầu tư) để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị
- Về hệ thống đường giao thông: Xây dựng được mạng lưới giao thông
liên hồn và khép kín nối trung tâm hành chính của thành phố với các xã,
phường và giữa các xã, phường trong thành phố với nhau. Nâng cấp, nhựa
hóa hoặc bê tơng xi măng hóa các trục đường chính đến tất cả các xã, đối với
các tuyến đường từ xã đến thơn, xóm từng bước xây dựng mặt đường nhựa
hoặc bê tông xi măng đảm bảo chất lượng.
Mỗi xã cần quy hoạch xây dựng 1 đến 2 tuyến đường có trọng tải lớn để
phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản của nhân dân; từng bước nâng
cấp hệ thống giao thơng nơng thơn theo tiêu chí giao thơng nơng thôn mới.
- Về hệ thống bến bãi:
Nâng cấp, cải tạo các bến xe khách Bắc Kạn hiện có;
Xây dựng các bãi đỗ xe tĩnh, các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ, đường
tỉnh đáp ứng nhu cầu.
Để thực hiện được những nội dung trên cần các cấp thực sự quan tâm,
hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể để phân bổ các nguồn lực về con người,
vốn để thực hiện. Lồng ghép các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng theo
Nghị quyết Đảng bộ lần thứ V của Thành phố đã đề ra.
Phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ (Hạt quản lý đường bộ Bắc
Kạn) trên các tuyến quốc lộ, xác định các điểm giao cắt đồng mức và xây
dựng hệ thống biển cấm, chỉ dẫn cho phù hợp đảm bảo trật tự giao thông.
17
3.3. Về lĩnh vực xây dựng
* Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng
- Quản lý tốt quy hoạch xây dựng chi tiết Thành phố Bắc Kạn và vùng
phụ cận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết hai
phường mới Xuất Hóa và Huyền Tụng; Tăng cường việc lập, phê duyệt quy
hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch: cần ưu tiên bố trí các
nguồn vốn: từ ngân sách và các nguồn vốn khác để đầu tư lập quy hoạch chi
tiết xây dựng đô thị, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn và quy
hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, đảm bảo quy hoạch xây dựng phải đi
trước một bước để làm cơ sở cho việc giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy
hoạch, xem xét chấp thuận đầu tư các dự án và cấp giấy phép xây dựng. Quy
hoạch xây dựng phải sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để nâng cao tính khả thi của đồ án.
- Tăng cường nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng trong đó đưa
thiết kế đô thị vào nội dung của quy hoạch chỉnh trang, cải tạo và xây dựng
mới đô thị coi công tác quản lý kiến trúc cảnh quan đường phố là nhiệm vụ
không thể thiếu trong các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
- Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch: Tổ chức thực hiện đồng
bộ các biện pháp: Công bố, công khai quy hoạch xây dựng tại những nơi công
cộng và trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết, thực hiện
và giám sát việc thực hiện quy hoạch; tổ chức tiến hành cắm mốc giới theo
đúng quy định. Quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng bằng việc cấp phép xây
dựng đến tận các cơng trình.
* Cơng tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
- Tập trung tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về
xây dựng; đẩy mạnh cơng tác thanh, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
chính quyền địa phương; cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh hoạt động
18
cấp phép xây dựng, thường xuyên kiểm tra trong quá trình xây dựng, kiểm tra
giám sát hoạt động xây dựng sau cấp phép…
- Tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tăng cường phân
cấp quản lý, quy định trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị cho chính
quyền phường, xã; tăng cường xử lý các vi phạm... Tổ chức kiểm tra, rà sóat
lại tình hình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn; thực hiện các biện
pháp xử lý nghiêm và kịp thời những cơng trình, những tổ chức, cá nhân vi
phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng.
3.4. Công tác quản lý đất đai
- Công tác lập, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các
khu vực dự án phải theo quy hoạch. Tập trung hoàn thành quy hoạch sử dụng
đất, kế hoạch sử dụng đất của thành phố. Hồn thành cơng tác đo đạc bản đồ
địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tập
trung đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền
sử hữu tài sản gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
- Khi thực hiện thủ tục thu hồi đất để thực hiện dự án phải bảo đảm
đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt và đúng quy định của pháp luật về đất đai. Thực
hiện đúng các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định
của pháp luật khi thu hồi đất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng
đất nhằm hạn chế khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Xử lý nghiêm các trường
hợp sử dụng đất sai mục đích (xây dựng nhà trên đất nông nghiệp), lấn chiếm
đất công...
3.5. Công tác quản lý mơi trường
- Tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp; xác định rõ trách
nhiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý, khắc phục tình trạng vi phạm
pháp luật bảo vệ mơi trường; củng cố, kiện tồn và nâng cao năng lực, chất