Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán Maybank” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.9 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Nội dung
1. BCTC Báo cáo tài chính
2. DTT Doanh thu thuần
3. HTK Hàng tồn kho
4. LNST Lợi nhuận sau thuế
5. VCSH Vốn chủ sở hữu
6. TSNH Tài sản ngắn hạn
7. TSDH Tài sản dài hạn
8. NPT Nợ phải trả
9. TTNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp
10. VLĐ Vốn lưu động
11. VCĐ Vốn cố định
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 1: Phân tích tình hình tài sản giai đoạn 2010-2012
Bảng 2: Đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 3: Hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 4: Phân tích tình hình nguồn vốn công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 5: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2010-2012
Bảng 6: Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 7: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 8: Các tỷ số về tình hình công nợ của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 9:
Các tỷ số thanh toán của công ty giai đoạn 2010–2012
Bảng 10: Tỷ suất đầu tư của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 11: Các tỷ số về cơ cấu tài chính công ty gian đoạn 2010- 2012


Bảng 12: Các tỷ số về năng lực hoạt động của công ty giai đoạn 2010-2012
Bảng 13: Các tỷ số về khả năng sinh lợi của công ty giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 14: Các tỷ số đánh giá cổ phiếu của công ty giai đoạn 2010 – 2012
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
LỜI NÓI ĐẦU
Hai mươi năm đổi mới nền kinh tế đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước nền kinh tế nước ta đã từng bước ổn định và phát triển, quan hệ kinh
tế đất nước đã được mở rộng, cùng với đó là tư duy kinh tế ngày một đổi mới,
với sự ra đời của thị trường chứng khoán, trong bối cảnh đú cỏc doanh nghiệp
Việt Nam cũng đang chuyển mình không ngừng để có thể đứng vững và phát
triển trong bối cảnh hiện nay. Để các doanh nghiệp việt nam ngày càng phát triển
và cạnh tranh được trong cơ chế thị trường hiện nay, thì vấn đề quan tâm hàng
đầu của các nhà quản trị là vấn đề quản lí tài chính doanh nghiệp. Hoạt động tài
chính là hoạt động phức tạp, bao gồm mọi hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề
đặt ra đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là quản lý sao cho đồng
vốn bỏ thu đựơc kết quả cao nhất. Muốn vậy nhà quản trị tài chính cần phải tiến
hành phân tích và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp để thấy được những
đểm mạnh và yếu của công tác quản lí tài chính của công ty, từ đó đưa ra các
giải pháp kinh tế nói chung và các giải pháp tài chính nói riêng phù hợp.
Công ty cổ phần chứng khoán Maybank được coi là 1 trong những công ty
chứng khoán hàng đầu và uy tín nhất tại Việt Nam. Với việc cung cấp đầy đủ các
nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, công ty ngày càng khẳng định vị trí của
mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì vậy, việc quán lý tài chính
của công ty là rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Chính vì vậy, qua quá
trình thực tập tại công ty cổ phần chứng khoán Maybank em đã chọn đề tài
“Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần chứng khoán Maybank”
Nội dung của báo cáo gồm ba chương:
CHƯƠNG 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ
NĂNG LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC

TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK
CHƯƠNG 3- MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN MAYBANK
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
CHƯƠNG 1- LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ NĂNG
LỰC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về phân tích tài chính
1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ cho
phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý
doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của
doanh

nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính,
quyết định

quản lý phù hợp.
1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính
1.1.2.1 Mục đích
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích

cho
các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin tài chính
khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra các quyết định đầu tư,
quyết định cho vay.
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp cho các chủ công ty, các nhà

đầu
tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh


giá
khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào ra và tình hình sử dụng có
hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của công ty.
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn

chủ
sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh,

sự
kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của các
công ty.
Các mục đích phân tích ở trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, nó góp
phần cung cấp những thông tin nền tảng đặc biệt quan trọng cho quản trị doanh
nghiệp ở các công ty cổ phần.
1.1.2.2 Ý nghĩa
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần là công việc có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
nghĩa

với bản thân công ty, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có
liên quan đến công ty cổ phần. Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ
phần sẽ giúp

cho quản trị công ty khắc phục được những thiếu sót, phát huy
những mặt tích

cực và dự đoán được tình hình phát triển của công ty trong
tương lai. Trên cơ sở


đó, nhà quản trị công ty đề ra được những giải pháp hữu
hiệu nhằm lựa chọn

quyết định phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh của
công ty.
1.1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.
Trên lý thuyết có rất nhiều phương pháp khác nhau để phân tích, nhưng
trên thực tế các nhà quản trị tài chính thường sử dụng hai phương pháp chính đó
là: phương pháp so sánh và phương pháp tỉ lệ.
1.1.3.1.Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rại nhất trong phân tích kinh tế nói chung
và trong phân tích tài chính nói riêng, khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý đến
các điều kiện so sánh và kỹ thuật so sánh.
- Về điều kiện so sánh : Phải có ít nhất hai đại lượng hoặc hai chỉ tiêu và
các đại lượng và chỉ tiêu phải thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp
tính toán, thời gian, đơn vị đo lường.
- Về kỹ thuật so sánh, thông thường người ta sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
+ So sánh số tuyệt đối là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của chỉ
tiêu phân tích với giá trị chỉ tiêu của kỳ gốc. Kết quả so sánh đựơc cho thấy sự
biến động của hiện tượng kinh tế đõng nghiên cứu.
+ So sánh băng số tương đối là xác định tỷ lệ tăng giảm giữa kỳ thực tế so
với kỳ gốc của tiêu thức phân tích hoặc chiếm tỷ trọng của một hiện tượng kinh
tế trong tổng thể quy mô chung được xác định để đánh giá tốc độ phát triển hoặc
kết cấu, mức phổ biến của hiện tượng kinh tế.
1.1.3.2 Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài
chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải
xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các

tỷ lệ tham chiếu.
Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện được áp dụng
ngày càng được bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:
- Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn
là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của
một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.
- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình
tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục
hoặc theo từng giai đoạn.
1.1.4 Nội dung phân tích tài chính
1.14.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính được lập vào một thời

điểm
nhất định trong năm (thường vào ngày 31 tháng 12) theo hai phần cân đối

với
nhau: phần tài sản và phần nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất
quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quản lý kinh tế tài chính
trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Để phân tích bảng
cân đối kế toán ta phân tích tình hình tài sản và tình hình nguồn vốn.
- Phân tích tình hình tài sản là so sánh các chỉ tiêu trong phần tài sản qua

các
năm và xem xét mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản. Hay nói
cách khác là đánh giá tình hình tăng giảm và biến động kết cấu tài sản qua các
năm. Qua đó, ta có thể đánh giá khái quát quy mô, năng lực kinh doanh và khả
năng đầu tư tài sản của công ty.

Phân tích tình hình nguồn vốn cũng phân tích tương tự như phần tài sản
nhưng qua đó ta có thể thấy được tỷ lệ kết cấu của từng loại vốn trong tổng
nguồn vốn hiện có. Từ đó, ta đưa ra nhận xét khái quát về thực trạng tài chính và
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
trả lời các câu hỏi như: công ty có đủ vốn không? Ở mức độ nào? Khả năng độc
lập tự chủ về tài chính đến đâu?
1.1.4.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp

phản
ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp. Nó

bao
gồm doanh thu bán hàng và các khoản chi phí của công ty trong thời gian
hạch toán.
Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có
thể kiểm tra, phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tình hình tiêu thụ
sản phẩm của một kỳ kế toán.
- Trên thực tế báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được đánh giá cao hơn

bảng
cân đối kế toán trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Số
liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông

tin
tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động



kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của một doanh nghiệp.
1.1.4.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự hình

thành
và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Báo

cáo
lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, lưu
chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
- Để phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo
lưu chuyển tiền tệ ta tiến hành so sánh lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động
qua 3 năm 2009 – 2011. Qua đó sẽ giúp ta nhận thấy công ty đã tạo tiền bằng
cách nào, hoạt động nào là hoạt động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp sử dụng
tiền vào mục đích gì và việc sử dụng đó có hợp lý hay không.
1.2. Năng lực tài chính doanh nghiệp
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
1.2.1 Khái niệm
Theo Từ điển tiếng Việt, “Năng lực” là khả năng đủ để làm một công việc
nào đó hay “Năng lực” là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện
một hoạt động nào đó.
Tài chính (như đã đề cập ở trên) là một phạm trù kinh tế, phản ánh các quan
hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình tạo
lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm
đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.
Vậy, năng lực tài chính của một DN là nguồn lực tài chính của bản thân
DN, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng
thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời… đủ
để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính doanh nghiệp

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên các yếu tố định
lượng và các yếu tố định tính:
Các yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có, bao gồm: quy
mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời…
Các yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các
nguồn lực tài chính được thể hiện qua trình độ tổ chức, trình độ quản lý, trình độ
công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực…
Để dễ dàng cho việc đánh giá, xem xét năng lực tài chính của một DN, ta có
thể phân chia thành các nhóm chỉ tiêu như sau:
 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính
 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động
 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page
1.2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
a. Tỷ số khái quát tình hình công nợ
Đây là nhóm chỉ tiêu không chỉ có nhà quản trị quan tâm mà còn có sự
quan tâm của chủ sở hữu, đặc biệt là các nhà cho vay.
Công thức:
Các khoản phải thu
Tỷ số khái quát tình hình công nợ = x 100%
Các khoản phải trả
b. Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận

việc
thanh toán các khoản phải thu… Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa

đơn

của họ, lúc đó khoản phải thu quay được một vòng.
Công thức:
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân: kỳ thu tiền bình quân phản ảnh một vòng quay

của
các khoản phải thu của khách hàng cần bao nhiêu ngày.
Công thức:
360
Kỳ thu tiền bình quân =
Vòng quay các khoản phải thu
c. Các khoản phải trả
- Vốn luân chuyển ròng (triệu đồng)
Vốn luân chuyển ròng có thể được hiểu là số tiền chênh lệch của tài

sản
lưu động với nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển phản ánh số tiền hiện được tài

trợ từ
các nguồn lâu dài mà không đòi hỏi sự chi trả trong thời gian ngắn.
Công thức:
Vốn luân chuyển ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 10
- Tỷ số thanh toán hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng

thanh
toán của một công ty được sử dụng rộng rãi nhất.

Công thức:
Tài sản lưu động
Tỷ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành

tiền
mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả
năng trả nợ của công ty.
- Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu

động
có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, đôi khi chúng được gọi là “tài

sản
có tính thanh khoản”, tài sản có tính thanh khoản bao gồm tất cả tài sản lưu
động trừ hàng tồn kho. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một
công ty.
Công thức:
Tài sản lưu động - HTK
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 11
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính
Mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh
nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách và hoạt động của doanh
nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó.
Mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp thường biểu hiện qua nhiều chỉ
tiêu khác nhau và được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: mức độ tài

trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu, mức độ tự tài trợ tài sản dài hạn bằng vốn chủ
sơ hữu, hệ số nợ so với tài sản, hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chỉ
tiêu hệ số tài trợ vẫn là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính, chỉ
tiêu thông dụng và phản ánh rõ nhất.
Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong
tổng số nguồn vốn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm
tỷ trọng bao nhiêu.
Khi hệ số tài trợ càng lớn thì chứng tỏ khả năng tự đảm bảo tài chính của
doanh nghiệp càng cao và ngược lại, trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả
năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp.
a. Hệ số tự tài trợ
Hệ số vốn cổ phần còn gọi là hệ số tự tài trợ, cho thấy mức độ tự chủ

của
doanh nghiệp về vốn, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.
Công thức:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu = x 100%
∑Nguồn vốn
b. Hệ số tự tài trợ TSCĐ
Hệ số tự tài trợ TSCĐ cho biết số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để

đầu
tư TSCĐ là bao nhiêu.
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ TSCĐ = x 100%
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 12
Giá trị TSCĐ
c. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn

Công thức:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
Trường hợp hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn lớn hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa
là số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ khả năng để trang trải tài sản dài
hạn, điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gặp ít khó khăn hơn trong công tác
thanh toán các khoản nợ.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động
a. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường 1 đồng tài sản tham gia vào
quá trình sàn xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Công thức:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
∑Tài sản bình quân
b. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty.
Công thức:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
TSCĐ
bq
c. Hiệu suất sử dụng VCSH
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân
tích khía cạnh tài chính của công ty, nó đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và
vốn chủ hữu.
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 13
Công thức:

Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng VCSH =
VCSH
bq
d. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Công thức:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay HTK =
HTK
bq
- Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho.
Công thức:
360
Số ngày của 1 vòng =
Vòng quay HTK
1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi
a. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức:
LNST
ROS =
DTT
b. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Công thức:
LNST
ROA =
∑TS

bq
c. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo

lãi
của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty.
LNST
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 14
ROE =
VCSH
bq
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 15
1.2.2.5 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng
- Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng nhất, quyết định giá

trị
của cổ phần bởi vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay
nói cách khác nó thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Công thức:
Thu nhập ròng của cổ đông thường
Thu nhập mỗi cổ phần =
Số lượng cổ phần thường
- Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ này nói lên công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ

lại
để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phần.
Công thức:
Cổ tức mỗi cổ phần

Tỷ lệ chi trả cổ tức = x 100%
Thu nhập mỗi cổ phần
Trong đó:
Tổng cổ tức
Cổ tức mỗi cổ phần =
Số lượng cổ phần thường
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố khách quan
Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng
Yếu tố này tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Về
cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt
là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản
xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch
Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh nghiệp
phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thông qua các hoạt động phân tích,
dự baó của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các
biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng : dự phòng, san bằng, tiên đoán và
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 16
các biện pháp khác Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn
đề tiếng ồn, ô nhiễm môi trường và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải
quyết.
Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định
của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hố
đoái tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những
thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh
nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự
báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng

trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh,
giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố
kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ
quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên
cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn
Kỹ thuật - Công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố
công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật
liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng
dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các
thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn
nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng
mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh
nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời.
Văn hóa - Xã hội
Văn hóa – xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh
doanh của một doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới năng lực tài chính của DN.
Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 17
cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa
có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành
kinh doanh.
Chính trị - Pháp luật
Chính trị - Pháp luật gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu
hướng chính trị Các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn
luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh
không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ
quốc tế. Để đưa ra được những quyết định kinh doanh hợp lý, doanh nghiệp cần

phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát
triển.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Hình thức pháp lý của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình doanh nghiệp
chủ yếu sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Mỗi doanh nghiệp khi thành
lập sẽ lựa chọn theo một hình thức pháp lý nhất định. Mỗi loại hình doanh
nghiệp đó có đặc trưng riêng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của
doanh nghiệp.Vì vậy việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu
công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Và điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới
năng lực tài chính của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi
loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng
huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập
doanh nghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của ngành kinh doanh
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 18
Mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau có đặc điểm kinh tế - kĩ thuật riêng
có ảnh hưởng không nhỏ đến NLTC của doanh nghiệp. Do những đặc điểm đó
chi phối đến tỷ trọng đầu tư cho các loại tài sản trong doanh nghiệp, nhu cầu vốn
lưu động…Bên cạnh đó, mỗi ngành nghề kinh doanh lại chịu tác động khác nhau
trước những biến động của nền kinh tế vĩ mô.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có chu kì kinh doanh
ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm không có biến động
lớn, DN cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng nên dễ dàng đảm bảo cân
đối thu chi, cũng như đảm bảo nhu cầu vốn lưu động. Còn đối với những doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm có chu kì kinh doanh dài thì nhu cầu vốn lưu động lớn
hơn. Những DN hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động
chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển vốn lưu dộng cũng nhanh hơn so với

ngành công nghiệp, nông nghiệp…
Trình độ tổ chức quản lý
Bên cạnh hai yếu tố trên, một yếu tố bên trong DN có ý nghĩa quyết định
đến NLTC của doanh nghiệp là trình độ tổ chức quản lý của các nhà quản trị
trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo
cơ chế thị trường, bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nào đều phải lựa
chọn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh của mình một cơ cấu tổ chức quản lý
riêng. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tổ chức làm ăn thua lỗ, phá sản,
phát triển chậm đều là do cơ cấu tổ chức quản lý chưa hợp lý, chưa phù hợp với
thực tiễn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp , tổ chức là làm sao tìm cho
mình một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý. Bởi lẽ khi có một cơ cấu tổ chức quản
lý hợp lý thì mới cho phép sử dụng tốt các nguồn lực, giúp cho việc ra các quyết
định đúng đắn và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quyết định đó, điều hoà phối
hợp các hoạt động nhằm đạt được mục đích chung đề ra.
Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì hoạt động của của
doanh nghiệp cũng phức tạp theo. Do đó các nhà quản lý cần phải đưa ra một mô
hình cơ cấu quản lý hợp lý sao cho đảm bảo quản lý được toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp đồng thời phải làm sao để bộ máy quản lý không cồng kềnh và
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 19
phức tạp về mặt cơ cấu. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bộ máy
quản lý phải chuyên, tinh tế, gọn nhẹ để dễ thay đổi phù hợp với tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả SXKD cũng như
tăng cường NLTC cho DN.
Để làm được điều đó, trước hết, lãnh đạo phải nhìn nhận được khả năng
của từng nhân viên và bố trí họ vào các công việc phù hợp, tạo điều kiện để họ
phát huy năng lực bản thân. Qua kinh nghiệm công việc, nhân viên sẽ vững vàng
hơn và dần gánh vác bớt trách nhiệm cho lãnh đạo, đảm bảo cho hoạt động nhịp
nhàng của bộ máy doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lập hệ thống
kiểm soát kế hoạch một cách hiệu quả, khuyến khích từng phòng ban tự kiểm
soát, đồng thời xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng để mỗi nhân viên tự chấn

chỉnh mình. Doanh nghiệp cũng phải thúc đẩy sự chia sẻ thông tin giữa các cá
nhân và các bộ phận trong doanh nghiệp, phải lấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa
các phòng ban làm một trong những cơ sở để điều chỉnh sơ đồ tổ chức.
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực tài chính trong doanh nghiệp
Việc nâng cao năng lực tài chính đảm bảo yêu cầu tối đa hóa giá trị cho
chủ sở hữu và mục tiêu tăng tưởng của doanh nghiệp
Khi năng lực tài chính của DN được nâng cao, doanh nghiệp sẽ có cơ hội
tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn do uy tín của doanh nghiệp tăng lên, vì vậy mà
DN huy động được đầy đủ, kịp thời lượng vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh với những nguồn vốn có chất lượng cao, chi phí thấp, góp phần
giảm chi phí sử dụng vốn bình quân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả SXKD. An ninh tài chính cũng được đảm bảo. Bên cạnh
đó, khi năng lực tài chính của DN được nâng cao đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, tạo được uy tín đối với nhà cung cấp, khách hàng, từ đó nhận được những ưu
đãi từ nhà cung cấp, thị trường tiêu thụ mở rộng lại góp phần tăng hiệu quả kinh
doanh. Khi đó, mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp được thực hiện, giá trị của
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 20
doanh nghiệp ngày càng tăng lên và cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đạt
được mục tiêu tăng trưởng.
Việc nâng cao năng lực tài chính giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng
đối phó với những biến động của nền kinh tế
Nền kinh tế luôn luôn biến động. Tính phức tạp của biến động kinh ngày
càng tăng lên khi quy mô hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã tăng từ cấp
khu vực lên toàn cầu. Những biến động đó có thể tạo ra cơ hội và cả những thách
thức không nhỏ với doanh nghiệp.
Hiện nay, sự sàng lọc khốc liệt của thị trường, cộng với khó khăn chung của
nền kinh tế trong thời kì lạm phát đã khiến các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh
vực đều phải đối mặt với tình trạng đình trệ và có nguy cơ phá sản. Khó khăn
chính mà các doanh nghiệp Việt phải đối mặt là tình trạng thiếu vốn, giá nguyên

liệu đầu vào tăng, sức tiêu thụ giảm. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của giá cả thị
trường khiến cho đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn và đã gây áp lực
trực tiếp lên doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp doanh
nghiệp đối phó tốt với những khó khăn hiện nay.
Việc nâng cao năng lực tài chính giúp doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu
hội nhập tài chính quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO
( Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 thang 7 năm 2006) đã đặt ra cho các
doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều những cơ hội lớn, hướng tới sự hội nhập và
phát triển toàn diện, sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới hiện nay.
Nhưng đồng thời với các cơ hội đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp rất
nhiều thách thức. Trong không ít những thách thức mà các doanh nghiệp Việt
Nam gặp phải đó chúng ta phải kể đến ở đây đó là sự xâm nhập của các công ty
nước ngoài vào nước ta, cùng với sự xâm nhập này kéo theo sự cạnh tranh khốc
liệt của các công ty nước ngoài này nhằm tìm chỗ đứng cho mình tại thị trường
Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến lược đúng
đắn, có tiềm lực tài chính vững mạnh thì với xu thế hiện nay, các doanh nghiệp
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 21
Việt Nam rất có thể sẽ bị đánh bật ta khỏi thị trường trong nước và nhường chỗ
cho các công ty nước ngoài. Vì vậy, viêc nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp
doanh nghiệp đứng vững trước những yêu cầu của hội nhập. Bên cạnh đó, DN
còn có thể tận dụng được những cơ hội mà hội nhập mang lại để phát triển, nâng
cao vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế.
2.2.Phân tích tình hình tài chính và thực trạng năng lực tại công ty cổ phần
chứng khoán Maybank
2.2.1.Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần chứng khoán
Maybank giai đoạn 2010-2012
2.2.1.1.Phân tích cơ cấu tài sản:
Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ lệ
Tỉ
trọng
A. TSNH 428121 94.48 485167 94.09 512886 94.72 57046 13.32 -0.39
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
30973 7.23 17927 3.7 93146 18.16 -13046 -42.12 -3.53
1. Tiền 10973 35.43 17927 100 30662 32.92 6954 63.37 64.57
2. Các khoản tương
đương tiền
20000 64.57 - - 62484 67.08 -20000 -100 -64.57
II. Các khoản đầu tư
tài chính NH
130521 30.49 6605 1.36 118 0.02 -123916 -94.94 -29.13
1. Đầu tư NH 130521 100 6605 100 118 100 -123916 -94.94 0
III. Các khoản phải
thu NH
264326 61.74 464254 95.69 415212 80.96 199928 75.64 33.95
1. Phải thu hoạt động
giao dịch chứng khoán

260655 98.61 463732 99.89 422732 101.81 203077 77.91 1.28
2. Trả trước cho người
bán
1339 0.51 544 0.12 1445 0.35 -795 -59.37 -0.39
3. Phải thu khác 4161 1.57 7511 1.62 3350 80.51 0.05
4. Dự phòng các KPT
khó đòi
-1919 0.73 -7533 -1.62 -8964 -2.16 -5614 292.55 -2.35
IV. TSNH khác 2390 0.56 2978 0.62 4409 0.86 588 24.6 0.06
1. Chi phí trả trước NH 789 33.01 636 21.36 1564 35.47 -153 -19.39 -11.65
2. Thuế và các khoản
phải thu nhà nước
- - - - 448 10.16 - - -
3. TSNH khác 1600 66.95 2341 78.61 2396 54.34 741 46.31 11.66
B. TSDH 25014 5.52 30443 5.91 28592 5.28 5429 21.7 0.39
I. TSCĐ 23346 93.33 20718 68.05 17255 60.35 -2628 -11.26 -25.28
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 22
1. TSCĐ hữu hình 15875 68 13689 66.07 12440 72.09 -2186 -13.77 -1.93
- Nguyên giá 26352 166 30841 148.86 36134 290.47 4489 17.03 -17.14
- Hao mòn lũy kế -10476 -66 -17152 -48.86 -23693 -190.47 -6676 63.73 17.14
2. TSCĐ vô hình 7470 32 7028 33.92 4814 27.9 -442 -5.92 1.92
- Nguyên giá 11279 151 13303 189.28 14282 296.68 2024 17.94 38.28
- Hao mòn lũy kế -3808 -51 -6275 -89.28 -9467 -196.68 -2467 64.78 -38.28
II. Các khoản đầu tư
TCDH
- - 4363 14.33 2186 7.64 4363 - 14.33
1. Đầu tư chứng khoán
dài hạn
- - 4345 99.59 2186 100 4345 - 99.59
Chứng khoán sẵn sàng

để bán
- - 4345 99.59 2186 100 4345 - 99.59
3. Các khoản đầu tư
TCDH khác
- - 18 0.41 - - 18 - 0.41
III. TSDH khác 1667 6.66 5362 17.61 9150 32 3695 221.66 10.95
1. Chi phí trả trước DH 354 21.23 1158 21.6 2065 22.57 804 227.12 0.37
2. Tài sản thuế thu
nhập hoãn lại
986 59.15 1877 35 2259 24.69 891 90.37 -24.15
3. Tiền nộp quỹ hỗ trợ
thanh toán
326 19.56 2326 43.38 4826 52.74 2000 613.5 23.82
TỔNG 453135 100 515610 100 541479 100 62475 13.79 0
Bảng 2: Phân tích tình hình tài sản qua 3 năm 2010-2012
Qua bảng phân tích trên cho thấy (Bảng 2):
-Năm 2011 tổng tài sản công ty đang quản lý và sử dụng là 515.610 triệu
đồng,trong đó Tài sản ngắn hạn là 485.167 triệu đồng chiếm 94,09%. Tài sản dài
hạn là 30.443 triệu đồng chiếm 5,91%. So với năm 2010, tổng tài sản tăng lên
62.475 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 13,79%. Nguyên nhân chủ yếu là do Tài sản
ngắn hạn (tài sản ngắn hạn tăng 57.046 triệu đồng còn tài sản dài hạn tăng 5.429
triệu đồng).
-Năm 2012,tổng tài sản công ty đang quản lý và sử dụng là 541.479 triệu
đồng,trong đó Tài sản ngắn hạn là 512.886 triệu đồng chiếm 94,72%.Tài sản dài
hạn là 28.592 triệu đồng chiếm 5,28%. So với năm 2011 tổng tài sản tăng lên
25.869 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 5,02%.Nguyên nhân chủ yếu là do Tài sản
ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn tăng 27.719 triệu đồng, còn Tài sản dài hạn không
tăng).
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 23
Tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tổng tài sản của công ty. Điều này là khá

phù hợp với 1 công ty làm việc ở lĩnh vực chứng khoán. Đây là lĩnh vực liên
quan đến thị trường vốn và ít cần đến sự đầu tư về tài sản cố định. Điều đó cho
thấy quy mô về vốn của công ty tăng lên, công ty đã đi vào hoạt động một cách
bền vững hơn. Đi vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:
A,Tài sản ngắn hạn:
- Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên
trước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản.Tài sản ngắn hạn của công ty
tăng qua 3 năm là do các yếu tố sau:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Khoản mục tiền và các khoản tương
tiền qua 3 năm có nhiều biến động.
-Năm 2011 khoản mục này giảm 13.046 triệu đồng, tương đương 42,12%
so với năm 2010. Nguyên nhân do năm 2010 và năm 2011 thị trường chứng
khoán Việt Nam sụt giảm khá nghiêm trọng với khá nhiều tiêu cực sau khủng
hoảng năm 2009.
-Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền tăng 75.219 triệu đồng
tương đương tỷ lệ tăng là 419,58% so với năm 2011. Nguyên nhân do thị trường
chứng khoán dần phục hồi,chính vì vậy mà số tài khoản của đầu tư mở để giao
dịch tăng nhanh, khiến cho lượng tiền gửi về giao dịch chứng khoán tăng
mạnh.Điều này chứng tỏ công ty đã được các nhà đầu tư tín nhiệm,tình hình tài
chính đang trên đà phát triển.
Như chúng ta đã biết thị trường chứng khoán là thị trường có sự biến động
không ngừng hàm chứa trong nó rất nhiều rủi ro,vì vậy công ty cần phải xem xét
cẩn trọng việc quản trị vốn bằng tiền sao cho vừa phù hợp với nhu cầu của mình
vừa nâng cao được hiệu quả sử dụng của đồng vốn cũng như đảm bảo khả năng
thanh toán của mình.
+Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh từ 130.521 triệu đồng năm
2010 xuống còn 6 triệu đồng năm 2011 (tương đương giảm 94,94%).Nguyên
nhân do thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng sau khủng hoảng năm 2008.Điều
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 24

này cho thấy sự sụt giảm chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ lạm
phát.
Năm 2012 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhưng không đáng kể,
mức tăng triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng là % so với năm 2011.Điều này cho
thấy thị trường chứng khoán đã có bước tiến triển, công ty đã mở rộng hoạt động
kinh doanh của mình về cả quy mô và chất lượng.
2.2.1.3.Phân tích kết quả kinh doanh:
Bảng 6: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2010-2012 (theo chiều ngang)
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền Số tiền Số tiền + %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 122481 113257 114047
-9224
-7.53
Doang thu hoạt động môi giới chứng khoán 64369 45578 32175
-18791
-29.19
Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán,góp vốn 6056 177 13
-5879
-97.08
Doanh thu hoạt động tư vấn 843 6864 809
6021

714.23
Doanh thu lưu ký chứng khoán 16 171 189
155
968.75
Doanh thu sử dụng vốn 45 517 584
472
1048.89
Doanh thu khác 51150 59949 80275
8799
17.2
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
- - -
-
3. Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh 122481 113257 114047
-9224
-7.53
4. Chi phí hoạt động kinh doanh -55629 -50713 -67753
4916
-8.84
5. Lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh 66852 62544 46294
-4308
-6.44
6. Chi phí quản lý doanh nghiệp -29170 -40040 -39478
-10870
37.26
7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 37681 22504 6816
-15177
-40.28
8. Thu nhập khác 1019 1090 133
71

6.97
9. Chi phí khác -22 -7 -120
15
-68.18
10. Thu nhập khác – Số thuần 996 1083 12
87
8.73
11. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 38678 23587 6829
-15091
-39.02
12. Chi phí thuế TNDN hiện hành -7469 -6397 -1532
1072
-14.35
13. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 986 694 -266
-292
-29.61
14. Lợi nhuận sau thuế TNDN 32195 17885 5030
-14310
-44.45
SV: Lê Quang Tiến Lớp: TCNH CK10 Page 25

×