Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Phân tích tình hình hoạt động của công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.7 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài…………………………………….3
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu……………….......................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài……………………………………….4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………..4
1.4 Kết cấu đề tài……………………………………………………..4
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về phương pháp ước lượng hàm
sản xuất và chi phí sản xuất………………………………………………….6
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản……………………………..6
2.2 Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất……………………..8
2.3 Những nghiên cứu có liên quan về công ty cổ phần bia Hà Nội –
Hải Dương………………………………………………………………….10
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình hoạt
động của công ty cổ phần bia Hà Nội - Hải Dương……………………….11
3.1 Giới thiệu chung về thị trường bia Việt Nam và công ty cổ phần
bia Hà Nội – Hải Dương…………………………………………………...11
3.2 Phương pháp nghiên cứu………………………………………..15
3.3 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường
đến hoạt động của công ty………………………………………………….20
Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu……………….23
4.1 Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu tình hình hoạt động
của công ty…………………………………………………………………23
4.2 Dự báo triển vọng phát triển sản phẩm bia của công ty cổ phần bia
Hà Nội – Hải Dương……………………………………………………….24
1
4.3 Các đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bia của công ty
nói riêng và của thị trường bia Việt Nam nói chung……………………….25
4.4 Một số hạn chế khi nghiên cứu đề tài…………………………...26
Kết luận…………………………………………………………………….27
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….28


2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh phù hợp để đạt hiệu quả kinh
tế cao. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì hoạt
động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải mang lại hiệu quả. Như vậy, doanh
nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng, đặc biệt là phải tiết kiệm được chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường và đồng thời giúp doanh nghiệp tự khẳng định mình.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để các nhà quản lý
doanh nghiệp phân tích, đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn
có hiệu quả hay không. Từ đó đề ra các biện pháp và các quyết định phù hợp
cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự cạnh
tranh trên thị trường đồ uống, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng... nhưng
Công ty CP Bia Hà Nội – Hải Dương vẫn sản xuất ổn định, tiêu thụ tăng
cao. Vì lý do trên nhóm em đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Sử
dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch
định chính sách phát triển sản phẩm bia của công ty cổ phần bia Hà Nội –
Hải Dương” với mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn phương án sản
xuất kinh doanh của công ty, giúp công ty có thể phát triển mạnh hơn trong
quá trình hội nhập.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản, phương pháp ước lượng đối với hàm
sản xuất và chi phí sản xuất.
- Đề tài nghiên cứu về thực trạng cũng như thành tựu và hạn chế trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương.

- Sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất, căn cứ
vào kết quả phân tích thu được đưa ra những gợi ý về chính sách cho các
nhà quản lý doanh nghiệp.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về
phương pháp ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất nhằm hoạch định
chính sách phát triển sản phẩm của công ty.
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần bia Hà
Nội – Hải Dương giai đoạn từ năm 2007 đến nay.
1.4. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp ước
lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích tình hình
hoạt động của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương
Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Dương.
Đề tài là một vấn đề hết sức phức tạp đặc biệt với sinh viên như nhóm em
vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thu
4
thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nội dung bài
viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô bạn bè về nội
dung cũng như cách trình bày.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sỹ Ninh
Thị Hoàng Lan đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung
cũng như chỉnh lý nội dung và hình thức giúp em hoàn thành đề tài nghiên
cứu này.
5

CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN
XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực :
máy móc , thiết bị , đất đai , nguyên vật liệu….
Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa có
thể sản xuất được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ
và lao động hiện có.
Q = f ( X
1
, X
2
,…,X
n
)
Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được.
X
1
, X
2
,…,X
n
: số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình
sản xuất.
Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường :
* Hàm sản xuất tuyến tính
Q= f( K, L)= aK+ bL
* Hàm sản xuất Leontief
Q = f( K, L) = min(aK, bL)

* Hàm sản xuất Cobb- Douglas
Q= f (K, L) = AK
α
L
β
( A, α ,B> 0)
* Hàm sản xuất CES
Q = f( K,L) = ( K
p
+ L
p
)
γ/p
với p ≤ 1 , p ≠ 0, γ >0
6
Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn :
• Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định.
Mọi thay đổi trong sản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào
biến đổi.
• Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến
đổi. Sản lượng thay đổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào.
Chi phí sản xuất :
• Tổng chi phí sản xuất ( TC ) : là toàn bộ các phí tổn mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ.
• Chi phí cố định ( TFC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho đầu vào cố
định và không thay đổi khi sản lượng thay đổi.
• Chi phí biến đổi ( TVC ) : là tổng giá trị bằng tiền trả cho những đầu
vào biến đổi và thay đổi theo mức sản lượng.
• TC = TFC + TVC
Chi phí bình quân :

• Chi phí biến đổi bình quân (AVC): là mức chi phí biến đổi tính cho
bình quân mỗi đơn vị sản phẩm.
• Chi phí cố định bình quân (AFC): là mức chi phí cố định tính bình
quân cho mỗi đơn vị sản phẩm.
• Tổng chi phí bình quân (ATC): là mức chi phí tính bình quân cho
mỗi đơn vị sản phẩm.
• Chi phí cận biên : là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm
một đơn vị sản phẩm.
7
2.2. Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
2.2.1. Ước lượng hàm sản xuất
* Hàm sản xuất:
Để ước lượng hàm sản xuất ta thường dùng hàm sản xuất bậc 3:
Q = aK
3
L
3
+ bK
2
L
2
Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân
tích hàm sản xuất trong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn.
Khi vốn được cố định (
K K=
), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là:

3 2
3 2
3 2

Q = aK L + bK L
= AL + BL
( trong đó
3
A = aK

2
B = bK
)
Với hàm sản xuất: Q = AL
3
+ BL
2
Đặt X=L
3
và W =L
2
ta có:
Q = AX+ BW ( A < 0 và B > 0 )
=> Đây chính là dạng hàm mà ta có thể sử dụng phương pháp bình phương
nhỏ nhất để tiến hành ước lượng.
* Sản phẩm bình quân của lao động:
AP = Q/L = AL
2
+ BL
Sản phẩm bình quân của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L
a
đơn vị
lao động. Điều này xảy ra khi dAP/dL = 2AL + B = 0.
Ta tìm được: L

a
= -B/2A
* Sản phẩm cận biên của lao động:
MP= dQ/dL = 3AL
2
+ 2BL
Sản phẩm cận biên của lao động tiến tới giá trị cực đại tại L
m
đơn vị
lao động. Xác định giá trị L
m
khi Q
LL
= 0 ta được: L
m
= -B/3A
8
2.2.2. Ước lượng chi phí sản xuất
Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của
một hay nhiều đầu vào cố định.
Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát.
* Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ
2
+ cQ
3
* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là:
AVC= a + bQ+ cQ
2
SMC= a + 2bQ + 3cQ
2

Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương. Vì đường chi phí biến đổi
bình quân có cùng chiều dốc xuống cho nên b phải là số âm. Như vậy, các
tham số của hàm chi phí phải có điều kiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0.
Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC
và SMC có dạng bậc hai.
=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần
ước lượng một trong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàm
khác.
2.2.3. Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất
- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào
và đầu ra. Từ mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem
xét việc kết hợp các yếu tố đầu vào vốn và lao động đã phù hợp hay chưa.
Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp có thể dự đoán được
sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vào nhất
định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản
xuất, sử dụng các yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất.
9
- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán phí phải
bỏ ra trong khi sản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem
chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra có hợp lý không ? Có thể cạnh tranh với
các hãng khác không ? Từ hàm chi phí sản xuất doanh nghiệp có thể xác
định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đó
tính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận tối
đa.
2.3. Những nghiên cứu có liên quan về công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải
Dương.
Hầu hết các đề tài đã từng nghiên cứu về mặt hàng bia, để phát triển
sản phẩm họ đều tập chung nghiên cứu chủ yếu vào các chiến lược bên
ngoài như tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu về các kênh
phân phối, tiêu thụ hàng hóa…các chiến lược phát triển sản phẩm bên ngoài

này cũng tác động rất lớn tới việc phát triển sản phẩm, thương hiệu của công
ty. Có thể nêu ra một số đề tài như: Kế hoạch marketing về sản phẩm mới
“light beer” công ty bia G1, một số giải pháp về kênh phân phối nhằm tiêu
thụ sản phẩm của công ty bia Việt Hà tại thị trường bia Hà Nội…Nhưng các
chiến lược này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn bởi các doanh
nghiệp khác cũng có thể làm theo khiến cho các chiến lược này mất tác
dụng.
Vì thế cần phải đi sâu tìm hiểu về bên trong của doanh nghiệp, tình
hình sản xuất ra sao, chi phí sản xuất của doanh nghiệp đã thực sự hiệu quả
chưa, như vậy mới tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững. Đề tài nghiên cứu
của nhóm đã đưa ra một mô hình ước lượng dựa trên kết quả kinh doanh đã
có của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tính toán
về chi phí, sản lượng sản xuất để mang lại hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
10
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI - HẢI
DƯƠNG
3.1. Giới thiệu chung về thị trường bia Việt Nam và công ty cổ phần bia Hà
Nội – Hải Dương
3.1.1. Khái quát về thị trường bia Việt Nam.
Việt Nam có hơn 400 nhà máy bia tập trung chủ yếu tại TP Hồ Chí
Minh và Hà Nội. Thị trường bia Việt Nam đang phát triển mạnh với tổng
sản lượng 10 triệu lít mỗi năm, tuy nhiên mức tiêu thụ còn rất khiêm tốn
12 lít/người/năm trong khi tại Mỹ là 85 lít, tại Séc 171 lít. Dự kiến, năm
2010 mức tiêu thụ bia bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 28lít/
người/năm.
Thị trường bia ở Việt Nam được phân khúc chủ yếu như sau: thị
trường bia phổ thông chiếm lĩnh bởi 2 doanh nghiệp là Sabeco (phía Nam)
và Habeco (miền Bắc). Thị trường bia cao và trung cao cấp chủ yếu

cung cấp bởi VBL giữa tập đoàn APB của Singapore với Tổng công ty
Thương mại Sài Gòn. Thị trường bia địa phương có rất nhiều hãng như:
Huda Huế, Bến Thành, Thanh Hóa, Hải Dương.
Nhiều nhà sản xuất bia nổi tiếng thế giới đã bắt đầu tham gia thị
trường Việt Nam. Anheuser Bush có thể liên doanh với bia Hà Nội để sản
xuất đồ uống cao cấp. Pragold của Czech cũng muốn tìm kiếm cơ hội để
sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, SABMiller được cấp giấy phép liên
11

×