Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÀI BÁO KHOA HỌC ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.42 KB, 5 trang )

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÀI BÁO KHOA HỌC
ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP HÀ NỘI
I. BỐ CỤC NỘI DUNG
TÊN BÀI BÁO TIẾNG VIỆT (Time New Roman, cỡ chữ 12, In hoa đậm, Căn giữa)
TÊN BÀI BÁO TIẾNG ANH (Time New Roman, cỡ chữ 12, In hoa nhạt, Căn giữa)
Nguyễn Văn A1,* ,Trần Văn B2
1
Khoa Cơ khí, Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội
2
Viện Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
*
E-mail: tác giả chính
Số điện thoại: tác giả chính
TĨM TẮT
Phần tóm tắt nên giới hạn trong 200 từ và không nên chứa các phương trình, số liệu,
bảng biểu hoặc tài liệu tham khảo. Tóm tắt cần nêu rõ những gì đã thực hiện, phương pháp đã
được thực hiện, kết quả chủ yếu và tầm quan trọng của nghiên cứu.
Từ khoá: Tối đa 5 từ hoặc 5 cụm từ, phân biệt với nhau bằng dấu “;”
ABSTRACT
The abstract is standalone and limited to 200 words without any equation, figure, table,
or reference. The abstract should briefly and concisely summarize what was done, how it was
done, principal results, and their significance.
Keywords:
KÝ HIỆU
Ký hiệu
Đơn vị
Ý nghĩa
Ra
μm
Độ nhám bề mặt


U
V
Hiệu điện thế
I
A
Cường độ dòng điện
V
m/ph
Vận tốc cắt
S
mm/ph
Bước tiến dao
t
mm
Chiều sâu cắt
CHỮ VIẾT TẮT
KTXH
Kinh tế xã hội
KHCN
Khoa học công nghệ
CSDL
Cơ sở dữ liệu
TKNL
Tiết kiệm năng lượng
HMI
Human Machine Interface (Giao diện người - máy)
1. GIỚI THIỆU (INTRODUCTION)
Việc quan trọng trong phần giới thiệu là phải thuyết phục người đọc quan tâm đến bài
báo và kết quả của nghiên cứu. Phần giới thiệu cần thể hiện được:
(1) Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu;

(2) Xác định vấn đề nghiên cứu, đặc biệt làm rõ điểm mới của nghiên cứu;
(3) Nội dung chính mà bài báo sẽ tập trung giải quyết.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (THEORETICAL
FRAMEWORD/METHODS)1
Nội dung phần này cần trình bày:
(1) Cơ sở nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài báo;
1

Không bắt buộc, phần này có thể khơng có phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu đặc trưng.

1


(2) Đưa ra mơ hình nghiên cứu, mơ hình thí nghiệm sử dụng trong bài báo;
(3) Dự kiến kết quả đạt được.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU/TÍNH TỐN/MƠ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN (RESULTS
AND DISCUSSION)
Đây là nội dung chủ yếu, quyết định hàm lượng khoa học của bài báo. Phần này tác giả
cần nêu ra:
(1) Kết quả nghiên cứu, phân tích các kết quả của nghiên cứu, đặc biệt phải nêu rõ được
tính mới, phát hiện mới.
(2) Rút ra mối quan hệ, so sánh kết quả nghiên cứu của tác giả với những nghiên cứu
trước đó.
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (CONCLUSIONS)
Tùy theo mục tiêu nghiên cứu, bài báo cần có kết luận và đưa ra các giải pháp hay
khuyến nghị xuất phát từ kết quả nghiên cứu đạt được.
5. LỜI CẢM ƠN (ACKNOWLEDGMENT) (nếu có)
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO (REFERENCE)
Tác giả liệt kê các tài liệu đã trích dẫn trong bài báo. Hình thức trích dẫn và trình bày
danh mục tài liệu tham khảo quy định ở phần hình thức và định dạng dưới đây.


2


II. HÌNH THỨC VÀ ĐỊNH DẠNG
2.1. Ngơn ngữ
Bài báo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
2.2. Khổ giấy, font chữ, cỡ chữ, cách dòng
Khổ giấy A4 (căn lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm); font chữ Times
New Roman (bảng mã Unicode), cỡ chữ 12; cách dịng Single và khơng chia cột.
2.3. Giới hạn số trang của bài báo
Bài báo không dài quá 10 trang A4 (đã bao gồm các bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài
liệu tham khảo…).
2.4. Ký hiệu và chữ viết tắt
Ký hiệu các đại lượng đặc trưng, phổ thông sử dụng trong bài báo phải được liệt kê
trong mục “Ký hiệu” ở phần đầu bài báo bao gồm: ký hiệu, đơn vị (nếu có), ý nghĩa.
Các cụm từ phổ thơng, được sử dụng nhiều trong bài báo có thể được viết tắt và được
liệt kê đầy đủ trong mục “Chữ viết tắt” ở phần đầu bài báo.
2.5. Trình bày cơng thức
- Sử dụng cơng cụ MathType () để trình bày những công thức
trong bài báo.
- Công thức phải được đánh số thứ tự liên tục từ đầu đến cuối bài báo, số thứ tự của
công thức được đặt trong dấu ngoặc đơn, canh sát lề phải. Các đại lượng đặc trưng, phổ thông
trong công thức phải được liệt kê ở mục “Ký hiệu” ở phần đầu bài báo, các đại lượng khác
được giải thích trong nội dung bài báo.
Ví dụ:
R a = C p .V a .Sb .t c

(1)


Trong đó: Cp là hằng số; a, b, c là các số mũ.
Lưu ý cách viết tham chiếu công thức trong nội dung bài báo: Sử dụng số thứ tự của
công thức được đặt trong dấu ngoặc đơn: “(1)” và khi bắt đầu của một câu nên viết là: “Công
thức (1)…”. Không nên viết là “Eq. (1)”, “công thức (1)” hay “equation (1)”.
2.6. Hình vẽ và bảng
• Đối với hình vẽ và tên của hình vẽ:
- Hình vẽ phải rõ nét đảm bảo khi in có thể nhìn được;
- Các hình phải được đánh số thứ tự liên tục bằng số Ả-rập (ví dụ: “Hình 1, Hình 2”),
khơng sử dụng số La mã hoặc viết là “Hình 1.2, Hình 2.2”;
- Với bài báo viết bằng tiếng Việt, các thơng tin trên hình vẽ phải được thể hiện bằng
tiếng Việt; hình vẽ có nhiều đối tượng yêu cầu tác giả nhóm các đối tượng.
- Các hình vẽ phải được tham chiếu trong nội dung bài báo, ví dụ: “… được thể hiện
trên hình 1” hoặc “Hình 1 cho thấy…”.
- Với hình vẽ sử dụng lại từ nghiên cứu của tác giả khác, phải tuân thủ đúng quy tắc ghi
trích dẫn tài liệu tham khảo và nguồn của tài liệu phải liệt kê trong mục “Tài liệu tham khảo”
ở cuối bài; tài liệu tham khảo của hình vẽ viết bằng chữ thường, in nghiêng và đặt ở vị trí phía
dưới hình vẽ.
- Tên của hình vẽ đặt ở vị trí phía dưới hình.

3


Ví dụ:

Hình 2. Đồ thị thể hiện độ cứng bề mặt mẫu bánh răng

(Nguồn: www.cophieu68.com)
Hình 3. Sự biến động của chỉ số VN Index giai đoạn 2000 - 8/2015
• Đối với bảng và tên của bảng:
- Trong bài báo, nếu đã sử dụng định dạng bảng để hiển thị dữ liệu thì phải thống nhất

sử dụng lệnh Table (trong phần mềm Microsoft Word) để tạo bảng, không sử dụng bảng định
dạng ảnh;
- Các bảng phải được đánh số thứ tự liên tục bằng số Ả-rập (ví dụ: “Bảng 1, Bảng 2”),
không sử dụng số La mã hoặc viết là “Bảng 1.2, Bảng 2.2”;
- Các bảng phải được tham chiếu trong nội dung bài báo, ví dụ: “… thể hiện trong bảng
1” hoặc “Bảng 1 cho thấy…”.
- Với bảng dữ liệu sử dụng lại từ nghiên cứu của tác giả khác, phải tuân thủ đúng quy
tắc ghi trích dẫn tài liệu tham khảo và nguồn của tài liệu phải liệt kê trong mục “Tài liệu tham
khảo” ở cuối bài; tài liệu tham khảo của bảng viết bằng chữ thường, in nghiêng và đặt ở vị trí
phía dưới bảng.
- Hãy tiết kiệm trong việc sử dụng các bảng và đảm bảo rằng các dữ liệu được trình bày
trong các bảng khơng trùng lặp các kết quả được mô tả ở nơi khác trong bài báo.
- Cần tránh các bảng lớn. Nếu nhiều dữ liệu được trình bày, cần cố gắng phân chia
chúng trên hai hay nhiều bảng.
- Tên của bảng nên ngắn gọn và đặt ở vị trí phía trên bảng.
Ví dụ:
Bảng 1. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp phân theo địa phương
Đơn vị tính: (%)
2009
2010
2011
2012
2013
Cả nước
5,39
4,53
3,16
3,13
3,91
Đồng bằng Sơng Hồng

5,55
3,86
2,92
2,80
4,53
Thái Bình
1,94
0,59
-0,19
-0,54
-1,07
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
2.7. Định dạng con số
• Định dạng con số trong bài báo bằng tiếng Việt: dấu phẩy “,” thể hiện số thập phân;
dấu chấm “.” thể hiện các dãy số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn…
Ví dụ: 10,500 mét (được hiểu: 10 phảy 5 mét); 10.500 mét (được hiểu: 10 nghìn 500
mét).
4


• Định dạng con số trong bài báo bằng tiếng Anh: ngược lại với tiếng Việt, dấu phẩy
“,” thể hiện các dãy số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn…; dấu chấm “.” thể
hiện số thập phân.
Ví dụ: 10,500 m (được hiểu: 10 nghìn 500 mét); 10.500 mét (được hiểu: 10 phảy 5 mét).
Lưu ý: Đối với số thập phân có hàng đơn vị bằng 0 (ví dụ: 0,1) tác giả phải viết đầy đủ
chữ số “0” ở hàng đơn vị (ví dụ “0,100”) khơng được viết là “,1”.
2.8. Tài liệu tham khảo
Các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong nội dung bài báo phải liệt kê ở mục “Tài
liệu tham khảo” và được đánh số thứ tự theo sự xuất hiện trong nội dung bài. Cách trình bày
như sau:

 Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trên tạp chí khoa học:
[STT]. Tác giả, năm xuất bản. Tên bài báo. Tên tạp chí, tập/kỳ, từ trang-đến trang.
Ví dụ:
[15]. Vương Hồng Sển, 1968. Chung quanh vấn đề soạn tiểu sử Nguyễn Trung Trực. Tập San Sử
Địa, số 12, 122-136.
[16]. Van der Geer, J., Hanraads, J.A.J., Lupton, R.A., 2010. The art of writing a scientific article. J.
Sci. Commun. 163, 51-59.

 Tài liệu tham khảo là sách:
[STT]. Tác giả, năm xuất bản. Tên sách. Nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ:
[9]. Mai Đình n, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai, Trần Mai Thiêm, 1979. Ngư loại học. Nhà xuất bản Đại
học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà nội, 250-255.
[12]. Falconer D.S., 1989. Introduction to quantitative genetics. 3rd edition, Longman Scientific &
Technical, New York , USA, 437 pages.

 Tài liệu tham khảo là báo cáo hội nghị khoa học:
[STT]. Tác giả, năm xuất bản báo cáo. Tên báo cáo. Tên hội nghị, địa điểm,
thời gian tổ chức. Nhà xuất bản, từ trang-đến trang.
Ví dụ:
[19]. Svánchez M.D., 1998. Feed, animal waste and nutrient balances. In Proceedings of the
Regional Workshop on Area-Wide Integration of Crop-Livestock Activities, Bangkok, Thailand, 18-20
June 1998. (Eds. Y.W. Ho & Y.K. Chan). FAO/RAP, Thailand, 47-53.

 Tài liệu tham khảo là đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn:
[STT]. Tác giả, năm thực hiện. Tên cơng trình. Loại cơng trình (đề tài/luận án/
luận văn), tên đơn vị quản lý cơng trình.
Ví dụ:
[11]. Trần Huyền Cơng, 1994. Một số đặc điểm sinh học của cá lóc bơng (Channamicropeltes). Luận
văn tốt nghiệp Kỹ sư Thủy sản, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

[5]. Adhiri P.H., 1990. Physio-morphological responses of upland rice to shade. MSc. thesis,
University of the Philippines Los Banos, Philippines.

 Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet:
[STT]. Tác giả, năm xuất bản. Tên bài báo. Truy cập ngày tháng năm.
Đường dẫn đầy đủ địa chỉ URL của tài liệu.
Ví dụ:
[7]. Anklesaria F., McCahill M., Linder P., Johnson D., Torrey D., Alberti B., 1993. The Internet
Gopher Protocol (a distributed document search and retrieval protocol). Accessed 5 March 1993.
<URL:ftp:/ ds.internic. net/ rfc/ rfc1436.txt;type=a>

5



×