Cách tính thời gian trong lịch sử
I – Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
1. Hiểu được tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử; biết
thế nào là âm lịch, dương lịch, Công lịch.
2. Biết cách đọc, ghi và tính năm, tháng theo Công lịch.
3. Bước đầu nhận thức và biiết quý trọng những thành tựu văn minh
của loài người.
II – phương tiện dạy học
- Tranh, ảnh minh hoạ (theo SGK).
- Lịch treo tường.
- Quả địa cầu.
III – Tổ chức các hoạt động
* Kiểm tra bài cũ
- ND: Lịch sử là gì? Tại sao cần phải học lịch sử?
- HT: Kiểm tra miệng.
- Y/c: (x. tiết 1).
* Giới thiệu bài
Như bài học trước, lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo
trình tự thời gian, có trước, có sau.
* Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
- Giảng theo SGK.
- HD quan sát hình ảnh (1;2).
- Xem những hình ảnh trên, em có
thể nhận biết được trường làng hay tấm
bia đá được dựng lên cách đây bao
nhiêu năm?
- Chúng ta có cần biết những thời
gian đó không? Tại sao?
- Vậy, dựa vào đâu và bằng cách nào,
con người tính được thời gian?
Hoạt động 2
- Giảng theo SGK.
1. Tại sao phải xác định thời
gian?
(Không biết/ đã lâu rồi).
- Xác định thời gian là một
nguyên tắc cơ bản quan trọng trong
lịch sử.
- Cơ sở để xác định thời gian:
mối quan hệ giữa Mặt Trời, Mặt
Trăng và Trái Đất.
- HD quan sát bảng thống kê.
- Xem trên bảng ghi, em thấy có
những đơn vị thời gian nào?
- Giảng theo SGK.
- Giới thiệu: cách đây 3.000 – 4.000
năm, người phương Đông đã sáng tạo
ra lịch (minh hoạ bằng quả Địa cầu).
- Giải thích: âm lịch; dương lịch.
- Lưu ý: Người xưa cho rằng, Mặt
Trời, Mặt Trăng đều quay quanh Trái
Đất. Tuy nhiên, họ tính được khá
chiính xác: 1 tháng tức là một tuần
trăng (29 – 30 ngày), một năm có 360
– 365 ngày.
Hoạt động 3
- Trình bày theo SGK.
- Thử lấy một vài ví dụ cho thấy sự
thống nhất cách tính thời gian là rất
cần thiết.
2. Người xưa đã tính thời gian
như thế nào?
- Đơn vị thời gian: ngày, tháng,
năm.
- Cách tính thời gian: âm lịch;
dương lịch.
3. Thế giới có cần một thứ lịch
chung hay không?
(Ví dụ cụ thể gần đây trong quan
- Vậy, thế giới có cần một thứ lịch
chung hay không?
- Giảng về Công lịch.
- Nếu chia số ngày trên cho 12 tháng
trong năm thì kết quả ra sao? Điều đó
được giải quyết như thế nào?
- Thời gian hơn năm theo Công lịch
được tính như thế nào?
- HD quan sát trục thời gian và giải
thích cách ghi.
hệ của nước ta với các nước khác,
hoặc giữa bạn bè, anh em ở xa
nhau).
- Cần có một thứ lịch chung (vì
nhu cầu thống nhất cách tính thời
gian).
- Công lịch:
+ 1 năm có 365 ngày 6 giờ.
+ 4 năm có một năm nhuận (thêm
một ngày cho tháng Hai).
+ 100 năm là một thế kỉ; 1.000
năm là một thiên niên kỉ.
* Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
1. Tổng kết
- Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử.
- Từ xưa con người đã sáng tạo ra lịch,
- Có hai loại lịch: âm lịch và dương lịch; trên cơ sở đó, hình thành
Công lịch.
2. Câu hỏi, bài tập (SGK).
3. Chuẩn bị bài sau
- Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi trong mỗi mục.
- Tham khảo tài liệu (Lịch sử 10, các bài viết trên báo chí, ).
- Sưu tầm tư liệu (bài viết, tranh ảnh, ).
* Đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy