Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đánh giá tác động của rác thải nhựa đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người và kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
RÁC THẢI NHỰA ĐẾN MÔI TRƯỜNG
SINH THÁI, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

VŨ THÙY DƯƠNG

NGUYỄN MINH
MSSV: 1909278

Ngày hoàn thành: Tháng 6/2019


MỤC LỤC
Mục lục..........................................................................................................1
Danh sách hình..............................................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................3
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................4
1.3 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................4
1.3.1 Không gian.....................................................................................4
1.3.2 Thời gian........................................................................................4


1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận....................................................................................5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản.....................................................................5
2.1.1.1 Rác thải là gì?..............................................................................5
2.1.1.2 Chất thải rắn................................................................................5
2.1.1.3 Rác thải nhựa...............................................................................5
2.1.1.4 Ô nhiễm nhựa..............................................................................5
2.1.1.5 Nguồn gốc phát sinh rác thải.......................................................6
2.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................6
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM................7
3.1 Thực trạng rác thải nhựa trên thế giới......................................................7
3.2 Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam.....................................................9
3.3 Ảnh hưởng của rác thải nhựa...................................................................10
3.3.1 Tác động đến môi trường sinh thái.................................................10
3.3.1.1 Môi trường đất.............................................................................10
3.3.1.2 Môi trường không khí..................................................................10
3.3.1.3 Môi trường nước..........................................................................10
3.3.2 Tác độg đến sức khỏe con người....................................................14
3.3.3 Tác động đến kinh tế và xã hội.......................................................15
3.4 Biện pháp.................................................................................................15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................17
4.1 KẾT LUẬN.............................................................................................17
4.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................18
Tiếng Việt......................................................................................................18
Tiếng Anh......................................................................................................19


DANH SÁCH HÌNH

Hìn
h
2.1
3.1
3.2 –
3.6

Tên hình
Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Khối lượng nhựa dự tính so với khối lượng cá đến năm
2050
Số năm phân hủy của các loại rác thải nhựa

Trang
06
07
11-13


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao,
tuy nhiên sự phát triển quá mức và chưa bền vững dẫn tới nhiều hệ lụy. Ô
nhiễm rác thải đặc biệt là rác thải nhựa đang là vấn đề mà cả thế giới quan
tâm.
Mặc dù bao bì nilon và các vật được làm từ nhựa PVC mang lại rất
nhiều lợi ích và sự tiện dụng cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, quá trình
sản xuất, xử lý chúng mang lại tác hại nặng nề hơn rất nhiều. Đó là một trong
những lý do gây nên ô nhiễm môi trường hiện nay. Chúng không chỉ đơn giản

làm ảnh hưởng đến môi trường đất mà còn ảnh hưởng đến cả môi trường nước
và môi trường không khí. Thông qua những con đường gián tiếp chúng sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sống sinh tồn và phát triển của
động vật, tất cả những điều này gây cho hệ sinh thái chúng ta bị mất cân bằng
và khó có thể phục hồi trở lại như ban đầu.
Hiểm họa đại dương vì rác thải nhựa là một vấn đề không thể tránh
khỏi. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa
thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng
lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ
nhựa và nylon mới bị phân hủy.
Bên cạnh đó, nếu ở ngoài môi trường chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ
tạo ra khí thải chứa dioxin và furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài
trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 4 thế giới về khối lượng rác thải
nhựa thải ra môi trường biển (Thảo Châu, 2019). Trung bình một ngày mỗi
người Việt Nam sẽ thải ra khoảng 1,2 kg rác thải, trong đó 16% là rác thải
nhựa (Ngọc Đông, 2018). Đây là một con số đáng báo động về thực trạng ô
nhiễm môi trường ở Việt Nam.
Với dân số Việt Nam là 100 triệu người thì số lượng rác thải là 120.000
tấn mỗi ngày. Trong số đó 16% là rác thải nhựa, nghĩa là trung bình mỗi ngày
sẽ có gần 19.000 tấn rác thải nhựa được thải ra ở Việt Nam.
Mặt khác, nếu tính dân số Việt Nam là 93,7 triệu người (theo thống kê
2017 của Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình - Bộ Y tế), thì lượng rác
thải nhựa thải ra là gần 18.000 tấn (Ngọc Đông, 2018). Lượng rác thải càng
cao kéo theo sự tác động đến cuộc sống con người, môi trường và xã hội càng
lúc càng lớn.


Do đó để phân tích rõ hơn tác động của rác thải nhựa, tôi đã chọn đề tài
“Đánh giá tác động của rác thải nhựa đến môi trường sinh thái, sức khỏe

con người và kinh tế xã hội”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tác động của rác thải nhựa đến môi trường sinh thái, sức khỏe
con người và kinh tế xã hội. Từ đó đề xuất biện pháp hiệu quả để giảm thiểu
lượng rác thải ra môi trường tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội ổn định.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam.
- Đánh giá các tác động của rác thải nhựa đến môi trường sinh thái.
- Đánh giá các tác động của rác thải nhựa đến sức khỏe con người.
- Đánh giá các tác động của rác thải nhựa đến sự phát triển kinh tế xã
hội.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường
tự nhiên.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Việt Nam.
1.3.2 Thời gian: Tháng 06/ 2019.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Rác thải nhựa.


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Rác thải là gì?
Rác thải là các loại chất thải phế liệu sau khi sử dụng thải ra môi trường
bên ngoài. Rác thải có thể là bao bì, giấy, bịch nilon, túi đựng thức ăn hoặc các
loại rắn như kim loại, inox sắt, thép phế liệu…
Các loại rác thải này được thải ra từ cuộc sống sinh hoạt của con người,
trong quá trình sản xuất, kinh doanh và có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống

xung quanh nếu nó không được xử lý.
2.1.1.2 Chất thải rắn
Chất thải rắn là các chất thải tồn tại ở dạng rắn. Chúng được thải ra khi
không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa. Người ta còn gọi chúng
là phế liệu…
2.1.1.3 Rác thải nhựa
Rác thải nhựa là loại rác thải chủ yếu từ các loại sản phẩm nhựa dùng
một lần, đa phần làm từ nhựa PE (polyetylen) bao gồm bao bì nylon, chai lọ,
ống hút nhựa, các loại đồ chơi bằng nhựa hay đơn giản là các đồ dùng thường
ngày làm bằng nhựa.
2.1.1.4 Ô nhiễm nhựa
Ô nhiễm chất dẻo là sự tích tụ các sản phẩm nhựa trong môi trường ảnh
hưởng xấu đến động vật hoang dã, môi trường sống động vật hoang dã,
hoặc con người.
Ô nhiễm nhựa có thể ảnh hưởng không tốt đến môi trường đất, không
khí và đại dương. Các sinh vật sống, đặc biệt là động vật biển, cũng có thể bị
ảnh hưởng bởi sự vướng víu, ăn trực tiếp phế thải nhựa, hoặc do tiếp xúc với
hóa chất trong chất dẻo làm gián đoạn các chức năng sinh học. Con người
cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa, qua quá trình gián tiếp ăn các động vật
bị nhiễm độc nhựa.
2.1.1.5 Nguồn gốc phát sinh rác thải
Các nguồn phát sinh rác thải (chất thải rắn sinh hoạt) chủ yếu từ các
hoạt động kinh tế xã hội của con người, trong đó những nơi phát thải gồm:
- Các khu dân cư;
- Các trung tâm thương mại;
- Các viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, trường học và các công trình
công cộng;
- Các dịch vụ đô thị, sân bay;



- Các trạm xử lý nước thải và các ống thoát nước của thành phố;
- Các khu công nghiệp;

Hình 2.1 Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Nguồn: Nguyễn Trung Việt và cộng sự, 2016
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần lớn dữ liệu thứ cấp mà đề tài sử dụng có nguồn từ những bài báo,
tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của các nhà nghiên cứu có liên quan
đến chất thải nhựa được đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo tính
chính xác của số liệu, nhóm tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so
sánh, đối chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra
những dữ liệu có tính chính xác cao nhất.


CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM
3.1 THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TRÊN THẾ GIỚI
Nhựa bắt đầu được sử dụng cách đây 60 - 70 năm và đóng vai trò rất
lớn trong cuộc sống hiện đại, ảnh hưởng đến cách thiết kế quần áo, nấu ăn, các
hoạt động kỹ thuật và thiết kế sản phẩm. Vì vậy, tốc độ sản xuất nhựa ngày
càng tăng, tạo ra hàng tỷ tấn nhựa trên Trái Đất.
Các chuyên gia ước tính, con người đến nay sản xuất khoảng 8,3 tỷ tấn
nhựa. 6,3 tỷ tấn đã trở thành phế thải, 79% trong số đó nằm ở các bãi rác hoặc
ngoài môi trường tự nhiên (Thu Thảo, 2017).
Chuyên gia David Attenborough cảnh báo trên chương trình phim tài
liệu tự nhiên Blue Planet rằng các đại dương đang bị đe dọa chưa từng thấy
trong lịch sử nhân loại. Lượng nhựa dưới biển ước tính khoảng 150 triệu tấn,
xấp xỉ 1/5 khối lượng cá. Với tốc độ sản xuất và tiêu dùng nhựa như hiện tại,
khối lượng nhựa sẽ vượt cá năm 2050 (Thu Thảo, 2017).


Hình 3.1 Khối lượng nhựa dự tính so với khối lượng cá đến năm 2050
Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa
tích tụ trên Trái Đất (Mai Anh, 2018). Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa
đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý
của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn
cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, làm ô nhiễm
không khí, gây hại cho đại dương và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người, làm tăng gánh nặng cho nền kinh tế xã hội.


Theo báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Ðại dương, hơn một nửa số rác thải
nhựa trong các đại dương trên thế giới đến từ 5 quốc gia châu Á, Trung Quốc,
Inđônêxia, Philípin, Việt Nam và Sri Lanka. Dự đoán, lượng nhựa được tiêu
thụ hàng năm tại châu Á sẽ tăng tới 80% trong vòng 10 năm tới, vượt ngưỡng
200 triệu tấn vào năm 2025. Nếu các quốc gia bắt đầu hành động ngay từ hôm
nay, các nước có thể giảm được tới 65% lượng rác thải trước năm 2025, giúp
giảm tới 45% tổng lượng rác thải toàn cầu (H. Trần, 2016).
Số liệu tương đối chính xác của một nghiên cứu do các chuyên gia Mỹ
và Australia công bố tháng 12/2017, Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc giả xả
rác thải nhựa nhiều nhất ra đại dương, với lần lượt 8,8 triệu tấn, và 3,2 triệu
tấn mỗi năm, chiếm 1/3 tổng lượng rác thải nhựa đại dương. Việt Nam đứng
thứ tư trong danh sách này, mỗi năm “đổ” ra đại dương 1,8 triệu tấn rác thải
nhựa (Mai Anh, 2018).
Theo nhiều thống kê, hàng năm có khoảng 8 triệu tấn rác nhựa được đổ
ra biển. Bất chấp nỗ lực của con người, con số ấy vẫn không thể giảm đi, qua
đó khiến hệ sinh thái biển gặp rất nhiều rắc rối. Theo một nghiên cứu mới đây
được công bố các chuyên gia tại Viện nghiên cứu môi trường Helmholtz
(Đức) 90% số rác nhựa đang trôi nổi hiện nay đến từ 10 con sông của châu Á
và châu Phi. Con số ước tính có thể lên tới hàng tỉ tấn. Dưới đây là top 10 con
sông gây ô nhiễm biển nhất thế giới:

1. Sông Trường Giang.
2. Sông Ấn.
3. Sông Hoàng Hà.
4. Sông Hải Hà.
5. Sông Nile.
6. Sông Hằng.
7. Sông Châu Giang.
8. Hắc Long Giang.
9. Sông Nigger.
10. Sông Mekong.
(Nguồn: Tạp chí Environmental Science & Technology)
Hiện trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi
năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ (K. Lê, 2018). Trong 50 năm qua, lượng
nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20
năm tới. Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi
nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần
1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm (Mai Anh, 2018).


3.2 THỰC TRẠNG RÁC THẢI NHỰA TẠI VIỆT NAM
Dựa theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, năm 2015, Việt Nam sản xuất và
tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa, trong đó, khoảng 80% nguyên liệu nhập khẩu
sử dụng từ nhựa phế liệu. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam
tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 41kg/năm/người vào năm
2015 (Bích Liên, 2018), hơn 10 lần so với năm 1990.
Tại Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1
kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trung bình mỗi ngày thải
ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon (K. Lê, 2018). Đáng chú ý, lượng
chất thải nhựa và túi nilon cả nước chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn
sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không

được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon
thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường,
thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng" (Bích Liên, 2018).
Theo đánh giá của Bộ TN&MT, lĩnh vực tái chế chất thải nhựa của Việt
Nam vẫn chưa phát triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, hầu như
các loại chất thải được dồn chung với nhau và được thu gom bởi các xe chở
chất thải. Đơn cử như Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm, có khoảng 250.000
tấn chất thải nhựa được tạo ra; trong đó, 48.000 tấn được chôn trong các bãi
chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%; còn lại hơn 200.000 tấn
chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường (K. Lê, 2018).
Công nghệ tái chế nhựa được sử dụng ở các thành phố lớn của Việt
Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh đó, hoạt động tái chế chất thải nhựa chưa được tổ chức với quy mô lớn,
chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp. Trong
khi đó thói quen của người dân dùng túi nilon, đồ dùng nhựa một lần ngày
càng gia tăng. Đáng lo ngại người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác
sinh hoạt hàng ngày, việc lẫn các loại chất thải nhựa, đặc biệt là nilon tương
đối phổ biến. Điều này càng khiến việc xử lý rác thải nhựa thêm khó khăn.
Với 112 cửa biển, 80% lượng rác thải biển của Việt Nam xuất phát từ
các hoạt động trên đất liền. Hơn 50% lượng nhựa được tiêu thụ mỗi ngày nằm
trong những sản phẩm nhựa dùng một lần. Có nghĩa rằng trong hàng triệu tấn
nhựa sản xuất ra mỗi năm quá nửa trong số đó chỉ đem lại cho chúng ta cảm
giác tiện ích trong ít phút như cốc nhựa, ống hút, túi nilon…Sau đó, những thứ
này bị vứt ra môi trường và trở thành những thứ đồ nhựa vô dụng. Nó tồn tại
trong môi trường tự nhiên và trở nên vô cùng nguy hại.
Không chỉ là vấn đề môi trường hay sức khỏe con người, việc khắc
phục ô nhiễm rác thải nhựa cũng gây tổn thất nặng nề cho kinh tế do phải tiêu
tốn cho công tác làm sạch và tẩy độc. Ước tính, chỉ có 9% số rác thải nhựa



được tái chế, khoảng 12% được đốt cháy, còn lại 79% vẫn đang tồn đọng trong
các bãi chôn lấp, bãi rác và trong môi trường tự nhiên (Mai Anh, 2018).
3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI NHỰA ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH
THÁI, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
3.3.1 Tác động đến môi trường sinh thái
3.3.1.1 Môi trường đất
Chất dẻo hoạt động như chất gây ô nhiễm được phân loại thành vi, chất
thải nhỏ, vừa và lớn dựa trên kích thước. Sự nổi trội của ô nhiễm nhựa có liên
quan đến chất dẻo không đắt và bền, làm cho lượng chất dẻo cao do con người
sử dụng. Tuy nhiên, nó là chất thải chậm phân hủy.
Khi rác thải nhựa tồn tại trong đất, thời gian phân hủy của chúng có thể
từ 50 năm, hàng trăm năm cho đến hàng nghìn năm. Do lượng thời gian trong
đất quá lâu, rác thải nhựa sẽ cản trở cho sự phát triển của cây cối, nếu các loại
động vật ăn phải sẽ dẫn đến ngộ độc, ngoài ra chất thải nhựa trong quá trình
phân hủy cũng gây độc hại cho đất, làm đất kém màu mỡ.
3.3.1.2 Môi trường không khí
Đốt chất thải nhựa được xem là một giải pháp đơn giản để “giảm tải”
rác thải. Tuy nhiên, phương pháp này cực kì gây hại cho sức khỏe cũng như
môi trường của chúng ta.
Chất thải nhựa chứa khí carbon và hydro. Hai loại khí này cùng với
clorua thường được tìm thấy trong thức ăn thừa. Hỗn hợp này khi bị đốt sẽ thải
ra khí độc hại cho con người.
Trưởng khoa Khoa học Môi trường thuộc Đại học Indonesia, ông Emil
Budianto, cho biết khi chất thải nhựa và thức ăn thừa được đốt lên, chúng sẽ
sản sinh ra chất dioxin và furan - hai loại hóa chất độc hại nhất được biết đến
hiện nay trong khoa học. Hai chất độc hại này dù tiếp xúc chỉ một lượng nhỏ
cũng có thể gây tử vong. Nếu hít phải dioxin ngay lập tức sẽ gây ho, khó thở
và chóng mặt. Nếu bị phơi nhiễm dioxin trong thời gian dài sẽ dẫn tới ung thư.
Một tác hại khác của việc đốt chất thải là gây ô nhiễm môi trường. Nó
có thể phá hủy tầng zone của chúng ta và có tác hại như hiệu ứng nhà kính.

(Hồng Hà, 2018)
3.3.1.3 Môi trường nước
Lượng rác thải nhựa trên biển đang ngày càng gia tăng, gây tác hại cho
môi trường biển và các loài động vật biển. Do đặc điểm cấu trúc là các polyme
tổng hợp nhân tạo (polystyrene, polyester, polyethylene...), nhựa là một dạng
chất thải có tốc độ phân hủy trong môi trường biển rất chậm. Những mảnh rác
thải nhựa lớn sẽ bị phân nhỏ dưới các tác động cơ học thành các hạt nhựa nhỏ
có kích thước dưới 5 mm và phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn
năm để một mảnh rác thải nhựa có thể phân hủy trong điều kiện tự nhiên.


Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), với đặc tính
bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni lông, hộp đựng đồ ăn,
cốc…) là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài sinh vật biển như rùa, cá
heo, cá voi. Do các dòng hải lưu, các mảnh (hạt) nhựa vụn di chuyển trên khắp
đại dương, trở thành mồi cho các loài chim biển, cá, giun và động vật biển.
Khi các động vật nuốt phải các mảnh (hạt) nhựa vụn bị mắc trong khí quản
gây ngạt thở, hoặc làm tắc hệ tiêu hóa, gây nguy hại cho các loài động vật,
thậm chí dẫn đến tử vong. Nhưng đáng lo ngại là những hạt nhựa siêu vi (rất
nhỏ) đến từ 2 nguồn do rác thải nhựa phân hủy và từ những hạt nhựa siêu nhỏ
có trong mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem đánh răng... có thể xâm nhập và phá
hủy tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật biển. Ngoài ra, chúng có thể làm
tích tụ các loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm thuốc trừ sâu DDT và PCB
(Polychlorinated biphenyl - trong nhóm các hóa chất hữu cơ khó phân hủy gây
ung thư).
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ)
và Đại học Inđônêxia đã thu gom những con cá được bán ở các chợ thuộc vịnh
Half Moon và Princeton (bang California, Mỹ) và biển Makassar (Inđônêxia)
về để phân tích. Họ phát hiện ra rằng, ở Inđônêxia, 28% tổng số cá thể cá và
55% loài động vật biển được lấy mẫu có rác thải nhựa trong dạ dày và đường

ruột. Tại Mỹ, rác thải nhựa được tìm thấy trong 25% cá thể cá và 67% các loài
động vật biển được lấy mẫu. Các hạt nhựa nhân tạo cũng được tìm thấy trong
33% mẫu cá thể động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc…) (H. Trần, 2016).
Theo tờ báo khoahoc.tv, thời gian để một sản phẩm nhựa phân hủy có
thể từ 10, 100 năm thậm chí đến hàng nghìn năm. Cụ thể:





Hình 3.2-3.6 Số năm phân hủy của các loại rác thải nhựa
Ảnh hưởng vật lý của rác thải nhựa đến môi trường bao gồm các tác
động: gây phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học; làm chết các sinh vật bởi
vướng vào lưới ma (ghost nets - lưới đánh cá bị mất hoặc bị bỏ lại trên đại
dương); gây chết sinh vật qua con đường ăn uống; thay đổi cấu trúc, thành
phần loài của các HST bao gồm việc chuyên chở các sinh vật ngoại lai từ nơi
khác đến. Các tác động về mặt hóa học sẽ tăng lên khi các rác thải nhựa giảm
kích cỡ. Hơn 260 loài sinh vật biển đã được ghi nhận là bị vướng hoặc ăn phải
các mảnh nhựa trên biển (Laist 1997, Derraik 2002, Macfadyen 2009). Trong
một nghiên cứu về cá ở Bắc Thái Bình Dương cho thấy, trung bình có 2,1
mảnh nhựa trong mỗi con cá. Việc nhầm lẫn nhựa với thức ăn cũng được ghi
nhận ở các động vật bậc cao hơn như rùa, chim, động vật có vú, đã có nhiều
trường hợp gây ra tử vong liên quan đến việc ăn nhựa. Chim hải âu nhầm lẫn
mảnh nhựa có mầu đỏ với mực, rùa biển nhầm lẫn túi nilông với sứa… Các
hạt nhựa bị nuốt vào có thể gây tắc nghẽn hoặc hư hại thành ruột, làm giảm
khả năng hấp thụ thức ăn của sinh vật. Các mảnh nhựa trôi nổi cũng cung cấp
“phương tiện di chuyển” cho các sinh vật làm gia tăng nguy cơ ảnh hưởng của
sinh vật ngoại lai đến HST.
Tác động hóa học đầu tiên của các mảnh nhựa đó là nguy cơ ảnh hưởng
của các chất phụ gia trong nhựa. Những chất phụ gia này là chất độc, chất xúc

tác sinh học tác động đến môi trường. Một số chất trong sản xuất nhựa như
nonylphenol, phthalates, bisphenol A (BPA) và monome styrene có thể tác


động tiêu cực lên sinh vật. Các tác động của những chất này liên quan đến hệ
thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể sinh vật. Một số nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, các chất này đã có ảnh hưởng nhất định trong đất hoặc HST
nước ngọt. Do vậy, các nhà khoa học lo ngại những những hợp chất này có tác
động không tốt đến HST biển.
Tác động tiếp về mặt hóa học của rác thải nhựa đó là các hạt vi nhựa có
lẫn trong nước biển có khả năng hấp phụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển. Các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy (PBTs) bao gồm các chất như: Polychlorinated biphenols (PCBs),
hydrocacbon đa hình (PAHs), hexachlorocyclohexan (HCH) và thuốc trừ sâu
DDT được đề cập trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy. Các chất này có tác dụng làm gián đoạn nội tiết tố sinh sản, tăng tần
suất đột biến trong phân bào dẫn đến nguy cơ ung thư. Các nhà khoa học lo
ngại rằng, các sinh vật biển ăn phải các hạt vi nhựa sẽ làm tăng nguy cơ các
sinh vật bậc cao (bao gồm cả con người) có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy, dẫn đến nhiều bệnh lý như vô sinh, ung thư…
(Hà Thanh Biên, 2018)
3.3.2 Tác động đến sức khỏe con người
Rác thải nhựa cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường biển khác khi
các hải sản biển ăn vào sẽ bị nhiễm độc và chất độc này lại được chuyển sang
con người khi con người ăn các hải sản biển đó, vấn đề này tương tự đối với
những con vật trên cạn. Việc tích lũy sinh học và khuếch đại sinh học của các
hóa chất, hậu quả của chúng đối với sức khỏe con người sẽ ngày càng tệ hơn
nếu lượng rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng ngày càng tăng cao.
3.3.3 Tác động đến kinh tế xã hội
Rác thải nhựa tác động trực tiếp lên những hoạt động kinh tế trên biển.

Tác động rõ nhất là những hỏng hóc, tổn thất do rác thải nhựa lên các thiết bị
như lưới đánh cá bị cuốn vào chân vịt, rác chặn các cửa hút nước hoặc rác
vướng vào lưới đánh cá… Tổn thất do rác thải nhựa trên biển đến ngành công
nghiệp đánh cá Scotland trung bình khoảng từ 15-17 triệu USD/năm tương
đương 5% tổng doanh thu. Đồng thời, rác thải nhựa trên biển cũng là nguyên
nhân của các vụ hỏng hóc trên biển của các chân vịt tàu thủy, năm 2008, tại
Vương quốc Anh và Na Uy đã có 286 sự cố liên quan đến nguyên nhân này,
với mức tổn thất lên đến 2,8 triệu USD (Hà Thanh Biên, 2018)
Bên cạnh đó, rác thải nhựa gây phát sinh tổn thất trong việc dọn dẹp
các bãi biển du lịch và luồng hàng hải. Mỗi năm ở Hà Lan và Bỉ phải chi ra
13,65 triệu USD cho công tác dọn dẹp bãi biển, trong khi đó ở Anh con số này
vào khoảng 23,62 triệu USD (tăng 38% trong mười năm qua) (Hà Thanh Biên,
2018). Rác thải nhựa cũng gây hình ảnh không tốt cho công chúng về các địa


điểm du lịch, sự phổ biến của mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại
chúng là các hình ảnh này lan rộng. Thu nhập du lịch của địa phương, quốc gia
ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hình ảnh rác thải nhựa trên bờ biển. Báo cáo
của Tổ chức Hợp tác kinh tế Cchâu Á Thái Bình Dương đã chỉ ra: Mỗi năm
các nước châu Á phải chi hơn 1 tỷ USD cho các hoạt động dọn dẹp luồng
hàng hải và sửa chữa tàu thuyền (Hà Thanh Biên, 2018).
Rác thải nhựa cũng có khả năng gây thương tích thậm chí gây tử vong
đối với con người. Các mảnh nhựa bị vỡ có cạnh sắc gây nguy hiểm tương tự
như kính vỡ, có nhiều trường hợp người bơi lội bị chết do cuốn phải các mảnh
lưới trong nước biển.
Theo UNEP, tình trạng vứt bỏ rác thải nhựa ra đại dương gây thiệt hại
kinh tế lên đến 13 tỷ USD (H. Trần, 2016), đe dọa cuộc sống của các loài động
thực vật biển, làm giảm sút lượng khách du lịch và nhất là tác động tiêu cực
đến hoạt động đánh bắt thủy hải sản. Vì thế, chúng ta cần sớm tìm ra giải pháp
để quản lý, tái chế rác thải nhựa hiệu quả và người dân cần hiểu rõ những tác

hại để tránh vứt rác thải nhựa ra biển.
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU LƯỢNG RÁC THẢI NHỰA,
GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
CON NGƯỜI
Hạn chế sử dụng nhựa một lần.
Thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilon, các sản phẩm nhựa một lần
thành các vật liệu thân thiện với môi trường.
Nâng cao ý thức người dân, tăng cường tuyên truyền về tác hại và lợi
ích của việc giảm thiểu rác thải nhựa cho người dân nắm rõ.
Các cơ quan nhà nước, tổ chức độc lập nên phát động chiến dịch giảm
thiểu và sử dụng nguyên liệu khác thay thế nhựa, tạo hiệu ứng lan rộng để
chiến dịch đạt hiệu quả tốt nhất.
Tiến hành nghiên cứu, tìm kiếm các loại nguyên, nhiên liệu mới có thể
thay thế cho nhựa, góp phần phát triển xã hội một cách bền vững.


CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Từ việc gia tăng lượng rác thải nhựa trên đại dương cho thấy ảnh hưởng
của chất thải này đến hệ sinh thái tự nhiên: môi trường đất, môi trường không
khí và môi trường nước điển hình là đại dương thì bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Mặt khác rác thải nhựa còn gây tác động đến kinh tế - xã hội và sức khỏe con
người. Việc thu gom xử lý rác thải nhựa rất tốn kém và ít khả thi do không
gian rộng lớn và phần lớn lượng rác thải nhựa có kích thước bé và chìm dưới
đáy biển, trôi nổi trong nước hoặc bị vùi vào đất. Do vậy rất cần nhà nước và
Chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức cá nhân chung tay làm giảm
số lượng rác thải này.
4.2 KIẾN NGHỊ
Cần có một chương trình toàn diện để quản lý chất thải bao gồm cơ sở

hạ tầng thu gom và xử lý chất thải, thực hành quản lý chất thải. Ngoài ra, các
giải pháp về tuyên truyền, cải tiến công nghệ cần phải được phát huy để giảm
lượng nhựa thải ra môi trường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bích Liên, 2018. Rác thải nhựa: Thảm họa của ô nhiễm môi trường
và sức khỏe cộng đồng. Ngày 24/10/2018. />[Ngày truy cập 02/6/2019].
2. K. Lê, 2018. Báo động rác thải nhựa. Ngày 25/6/2018.
[Ngày
truy cập: 30/5/2019]
3. Hồng Hà, 2018. Vì sao không nên đốt chất thải nhựa? Ngày
02/4/2018.
/>macm=6&macmp=8&mabb=99160. [Ngày truy cập: 04/6/2019].
4. H. Trần, 2016. Nỗi lo từ rác thải nhựa trên đại dương. Bài đăng trên
Tạp chí Môi trường số 8/2016.
5. Hà Thanh Biên, 2018. Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến hệ sinh thái
biển. Bài đăng trên số Chuyên đề Tiếng Việt III năm 2018. Tổng cục Biển và
hải đảo Việt Nam.
6. Mai Anh, 2018. Những con số đáng báo động về rác thải nhựa. Ngày
05/6/2018.
[Ngày truy
cập 30/5/2019].
7. Ngọc Đông, 2018. Người Việt thải gần 18.000 tấn rác thải nhựa mỗi
ngày. Ngày 20/4/2018. [Ngày truy cập 02/6/2019].
8. Nguyễn Trung Việt và cộng sự, 2016. Công ty Môi trường tầm nhìn
xanh. Chương 2: Nguồn phát sinh, hình thành, tính chất của chất thải rắn sinh
hoạt.
9. Thảo Châu, 2019. Báo động ô nhiễm rác thải nhựa. Ngày 27/3/2019.

/>[Ngày truy cập: 01/6/2019].
10. Thu Thảo, 2017. Những thống kê về đại nạn rác thải nhựa trên trái
đất. Ngày 17/12/2017. [Ngày
truy cập 05/6/2019].


Tiếng Anh:
1. UNEP YEAR BOOK, Plastic Debris in the Ocean, 2011.
2. Laist, D.W. (1997). Impacts of marine debris: entanglement of marine
life in marine debris including a comprehensive list of species with
entanglement and ingestion records. In: Marine debris: sources, impacts and
solutions (Coe, J.M. and Rogers, B.D., eds.), 99-141. Springer, Berlin.
3. Derraik, J.G.B. (2002) The pollution of the marine environment by
plastic debris: a review. Marine Pollution Bulletin, 44, 842-852.
4. Macfadyen, G., Huntington, T. and Cappell, R. (2009). Abandoned,
lost or otherwise discarded fishing gear. UNEP Regional Seas Reports and
Studies 185, FAO Fisheries and Aquaulture Technical Paper 523.



×