Tải bản đầy đủ (.pdf) (239 trang)

Quan hệ chính trị an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 239 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________

HOÀNG THỊ MAI HƯƠNG

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH, KINH TẾ GIỮA
NHẬT BẢN VÀ MỸ TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1960

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
_______________________________________________

HOÀNG THỊ MAI HƯƠNG

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH, KINH TẾ GIỮA
NHẬT BẢN VÀ MỸ TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1960

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHẠM NGỌC TÂN
2. PGS.TS. VĂN NGỌC THÀNH



NGHỆ AN - 2023


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Nếu sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh

Hồng Thị Mai Hương


ii
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Ngọc Tân và
PGS.TS Văn Ngọc Thành đã luôn hướng dẫn, đồng hành, giúp đỡ, động viên tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Lịch sử, Trường Sư phạm,
Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý cho tơi trong q trình thực hiện
Luận án.
Tơi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã ln động viên, khích lệ
và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện Luận án này.
Tác giả Luận án

Hoàng Thị Mai Hương


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi .................................................................6
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Mỹ ..........6
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu quan hệ chính trị - an ninh và kinh tế
Nhật Bản - Mỹ ..................................................................................................11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................17
1.2.1. Những cơng trình đề cập đến chính sách đối ngoại của Nhật
Bản và Mỹ .......................................................................................................17
1.2.2. Những cơng trình đề cập đến quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế
Nhật Bản - Mỹ ..................................................................................................20
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập
trung giải quyết .....................................................................................................22
1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ................................................22
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ......................................24
Chương 2. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CHÍNH
TRỊ - AN NINH, KINH TẾ GIỮA NHẬT BẢN VÀ MỸ TỪ NĂM 1951
ĐẾN NĂM 1960 .......................................................................................................25
2.1. Tình hình quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương ............................25
2.1.1. Sự hình thành Trật tự thế giới hai cực và cuộc Chiến tranh lạnh ...........25
2.1.2. Sự phát triển của Liên Xô, hệ thống XHCN và phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới ...............................................................................28
2.1.3. Sự ra đời và phát triển của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa .........31
2.1.4. Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam ..................................33

2.2. Quan hệ Nhật Bản - Mỹ trước năm 1951 ......................................................36
2.2.1. Quan hệ Nhật Bản - Mỹ trước năm 1945 ...............................................36
2.2.2. Quan hệ Nhật Bản - Mỹ từ năm 1945 đến năm 1951.............................38
2.3. Tình hình Nhật Bản và chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Mỹ
(1951 - 1960) ..........................................................................................................43
2.3.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Nhật Bản (1951 - 1960) ...........43
2.3.2. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Mỹ (1951 - 1960) .............46
2.4. Tình hình Mỹ và chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản
(1951 - 1960) .......................................................................................................50


iv
2.4.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Mỹ (1951 - 1960) ...........................50
2.4.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản (1951 - 1960) .............51
2.5. Vai trò của các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ ..............................................57
2.5.1. Thủ tướng Nhật Bản Yoshida Shigeru và Kishi Nobusuke ...................57
2.5.2. Tổng thống Mỹ Harry Truman và Dwight David Eisenhower ..............59
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................62
Chương 3. THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH, KINH
TẾ GIỮA NHẬT BẢN VÀ MỸ TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1960 .....................64
3.1. Quan hệ chính trị - an ninh ............................................................................64
3.1.1. Tiến trình phát triển của quan hệ chính trị - an ninh Nhật Bản - Mỹ
(1951 - 1960) ....................................................................................................64
3.1.2. Quan hệ chính trị - an ninh Nhật Bản - Mỹ trong các vấn đề cụ thể
(1951 - 1960) ....................................................................................................78
3.2. Quan hệ kinh tế ..............................................................................................92
3.2.1. Tiến trình phát triển của quan hệ kinh tế Nhật Bản - Mỹ trong
những năm 1951 - 1960 ....................................................................................92
3.2.2. Các lĩnh vực trong quan hệ kinh tế .........................................................99
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................108

Chương 4. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - AN NINH, KINH
TẾ GIỮA NHẬT BẢN VÀ MỸ TỪ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1960 ...................109
4.1. Kết quả và hạn chế của quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế Nhật Bản Mỹ giai đoạn 1951 - 1960 ...................................................................................109
4.1.1. Kết quả ..................................................................................................109
4.1.2. Hạn chế .................................................................................................114
4.2. Tác động của quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và
Mỹ giai đoạn 1951 - 1960 .................................................................................117
4.2.1. Đối với Nhật Bản ................................................................................117
4.2.2. Đối với Mỹ ...........................................................................................123
4.2.3. Đối với khu vực và quốc tế ..................................................................126
4.3. Đặc điểm của quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế Nhật Bản - Mỹ giai
đoạn 1951 - 1960 ................................................................................................128
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CƠNG BỐ ..............................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1


v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A. Tiếng Anh
TT Viết tắt
1

ANZUS

2
3
4


CENTO
CIA
EU

5

GATT

6

GDP

Tiếng Anh
Australia, New Zealand, United
States Security Treaty
Central Treaty Organization
Central Intelligence Agency
European Union
General Agreement on Tariffs
and Trade
Gross Domestic Product

7

GNP

Gross National Product

8


FEFTCL

9

IMF

10

MAP

11

MITI

12

NATO

13

SCAP

14

SEATO

15
16


USD
WB

Nghĩa tiếng Việt
Hiệp ước An ninh Australia,
New Zealand và Mỹ
Tổ chức Hiệp ước Trung tâm
Cục Tình báo Trung ương Mỹ
Liên minh châu Âu
Hiệp ước chung về thuế quan
và thương mại
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc gia

Luật trao đổi với nước ngoài và
Foreign Exchange and Foreign
kiểm soát ngoại thương của
Trade Control Law
Nhật Bản
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
Chương trình hỗ trợ quân sự
Military Assistance Program
của Mỹ
Ministry of International Trade Bộ Công nghiệp và Thương mại
and Industry
quốc tế của Nhật Bản
North
Atlantic
Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây

Organization
Dương
Supreme Commander fo the Chỉ huy tối cao các lực lượng
Allied Powers
Đồng minh
Southeast
Asia
Treaty
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
Organization
United States dollar
Đô la Mỹ
World Bank
Ngân hàng Thế giới

B. Tiếng Việt
TT
1
CHND
2
CHDCND
3
CHDC
4
CNCS
5
CNTB
7
CNXH
8

GPDT
10 Nxb
12 TBCN
13 XHCN

Viết tắt

Nghĩa tiếng Việt
Cộng hồ nhân dân
Cộng hồ dân chủ nhân dân
Cộng hịa dân chủ
Chủ nghĩa cộng sản
Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội
Giải phóng dân tộc
Nhà xuất bản
Tư bản chủ nghĩa
Xã hội chủ nghĩa


vi
6
Bảng
Bảng 2.1. Tỷ lệ học sinh Nhật Bản đi học qua các năm ...........................................46
Bảng 2.2. Giá trị viện trợ và cho vay về kinh tế của Mỹ đối với Nhật Bản
(1948 -1960) ..............................................................................................................56
Bảng 3.1. Những nội dung thể hiện mức độ quan hệ Mỹ - Nhật Bản (1951-1960) .......77
Bảng 3.2. Hỗ trợ quân sự của Mỹ dành cho thế giới và Nhật Bản (1951-1960) ...........90
Bảng 3.3. Giá trị hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên ..........93
Bảng 3.4. Chỉ số kinh tế Nhật Bản trong và sau Chiến tranh Triều Tiên .................94

Bảng 3.5. Tăng giá của Nhật Bản (so sánh với Mỹ, Anh) trong Chiến tranh
Triều Tiên ..................................................................................................................95
Bảng 3.6. Giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản (1951 - 1960) ................................98
Bảng 3.7. Cán cân thương mại của Nhật Bản với Mỹ (1951 - 1960) .....................101
Bảng 3.8. Khối lượng xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản với Mỹ và các khu vực
năm 1950, 1955, 1960 .............................................................................................102
Bảng 3.9. Đầu tư trực tiếp của Mỹ đến các quốc gia, khu vực trong các năm
1951, 1955, 1960 .....................................................................................................105
Bảng 3.10. Đầu tư của Mỹ ở Nhật Bản, Indonesia, Philippines (1951-1960) ................106
Bảng 4.1. Giá trị xuất khẩu của Mỹ đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines ...............125
Bảng 4.2. Chi tiêu quân sự của Mỹ (hàng hoá và dịch vụ) ở Nhật Bản, Hàn
Quốc, Philippines và Thái Lan (1953 - 1960) .........................................................142
Biểu
Biểu 4.1. Thị phần của Mỹ trong thương mại Nhật Bản (1931-1977) ...................112
Biểu 4.2. Tốc độ tăng sản phẩm quốc dân Nhật Bản (tính theo giá cố định)
những năm 1953 - 1960 ..........................................................................................120


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ Nhật Bản và Mỹ có lịch sử lâu dài và trải qua nhiều thăng trầm. Từ
giữa thế kỷ XIX, Mỹ đã “mở cửa” Nhật Bản và buộc quốc gia này phải ký kết các hiệp
ước bất bình đẳng. Từ đó, Nhật Bản trở thành điểm dừng chân quan trọng của Mỹ ở
châu Á. Dưới thời Minh Trị, Nhật Bản từng bước đấu tranh và giành được quyền bình
đẳng hơn trong quan hệ với Mỹ. Trong gần 50 năm đầu thế kỷ XX, về cơ bản Nhật Bản
và Mỹ trở thành hai đối thủ cạnh tranh trong quá trình tìm kiếm thị trường và mở rộng
ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt, trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
hai nước trở thành đối thủ trực tiếp trên chiến trường. Sau khi chiến tranh kết thúc,
Nhật Bản là nước bại trận và Mỹ được quyền thay mặt các nước Đồng minh chiếm

đóng Nhật Bản.
Ngày 8/9/1951, Hiệp ước Hồ bình San Francisco được ký kết, mở ra trang
mới trong lịch sử Nhật Bản. Theo đó, kể từ ngày Hiệp ước có hiệu lực, tình trạng
chiến tranh giữa Nhật Bản và các nước Đồng minh chấm dứt. Cùng ngày, Hiệp ước
An ninh Nhật - Mỹ cũng được ký kết, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa
Nhật Bản và Mỹ. Với hai hiệp ước này, quan hệ hai nước đã chuyển sang giai đoạn
mới. Đến ngày 19/1/1960, hai nước tiếp tục ký Hiệp ước hợp tác và an ninh tương
hỗ Nhật - Mỹ, đánh dấu sự củng cố của mối quan hệ đồng minh.
Quan hệ đồng minh giữa Nhật Bản và Mỹ được hình thành trong bối cảnh
cuộc Chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn căng thẳng, quan hệ Mỹ - Xơ đối đầu,
tình hình quốc tế và khu vực diễn biến rất phức tạp. Chính vì vậy, mối quan hệ
này chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình quốc tế, đồng thời thể hiện một cách rõ
nét sự toan tính lợi ích quốc gia của mỗi nước.
Quan hệ Nhật Bản và Mỹ giai đoạn 1951-1960 có vị trí hết sức đặc biệt trong
lịch sử quan hệ hai nước. Đây là giai đoạn mở ra một trang mới trong lịch sử Nhật
Bản khi quốc gia này chấm dứt số phận bị chiếm đóng và được đối xử bình đẳng
trong quan hệ quốc tế. Đây cũng là giai đoạn tình hình quốc tế diễn biến phức tạp,
căng thẳng. Bởi vậy, việc Nhật Bản và Mỹ thiết lập quan hệ đồng minh được xem là
kết quả tất yếu của sự tác động những nhân tố chủ quan và khách quan. Việc hai
nước thiết lập, tăng cường và củng cố quan hệ đồng minh khơng chỉ nhằm phục vụ
cho mục tiêu, lợi ích của mỗi nước, mà còn đặt cơ sở vững chắc cho quan hệ song
phương giữa hai nước trong giai đoạn sau. Trong giai đoạn 1951- 1960, quan hệ


2
Nhật Bản và Mỹ được triển khai toàn diện, tuy nhiên quan hệ chính trị - an ninh và
kinh tế là những lĩnh vực nổi bật và quan trọng nhất.
Do đó, nghiên cứu, làm sáng rõ quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa Nhật
Bản và Mỹ trong giai đoạn 1951 - 1960 là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học
và ý nghĩa thực tiễn:

Về mặt khoa học: Nghiên cứu quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản
và Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960 sẽ làm sáng rõ những nhân tố tác động, thực trạng
mối quan hệ song phương, đánh giá kết quả, hạn chế, tác động và đặc điểm của nó.
Qua nghiên cứu vấn đề này, có thể thấy được sự vận động của mối quan hệ giữa hai
nước trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh và những toan tính của mỗi nước.
Nghiên cứu quan hệ Nhật Bản - Mỹ trong giai đoạn 1951 - 1960 sẽ góp phần
lý giải sự thành công của Nhật Bản, đồng thời hiểu rõ hơn chiến lược toàn cầu của
Mỹ trong bối cảnh quốc tế phức tạp lúc bấy giờ.
Về mặt thực tiễn: Trên nền tảng được thiết lập từ năm 1951, quan hệ đồng
minh giữa Nhật Bản và Mỹ mặc dù xảy ra khơng ít khó khăn, thách thức, nhưng
về cơ bản ln được củng cố và phát triển. Đến nay, quan hệ Nhật - Mỹ vẫn là
một trong những mối quan hệ đồng minh vững chắc. Hai nước vẫn đóng vai trị
quan trọng trong chính sách của nhau và trở thành mối quan hệ điển hình trong
quan hệ quốc tế.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “Quan hệ chính trị an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960" làm đề tài
luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa
Nhật Bản và Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Thời gian mà luận án tập trung nghiên cứu là từ năm 1951 đến
năm 1960. Tác giả xác định mốc mở đầu là ngày 8/9/1951 - ngày ký Hiệp ước Hồ
bình San Francisco và Hiệp ước An ninh Nhật - Mỹ, tạo ra bước chuyển biến căn bản
trong quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ. Mốc kết thúc là ngày 19/1/1960 - ngày ký Hiệp
ước hợp tác và an ninh tương hỗ Nhật - Mỹ. Đây là sự kiện thể hiện sự củng cố quan
hệ song phương giữa hai nước Nhật, Mỹ.


3

Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục và hệ thống, luận án còn đề cập khái quát
đến quan hệ Nhật Bản - Mỹ thời kỳ trước năm 1951 cũng như có những đánh giá,
nhận xét về quan hệ giữa hai nước giai đoạn sau.
Về không gian: Không gian nghiên cứu chính của luận án là Nhật Bản và
Mỹ. Mặc dù vậy, do quan hệ chính trị - an ninh và kinh tế giữa hai nước trong giai
đoạn 1951 - 1960 diễn ra trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp, chịu sự tác động
lớn của nhiều nhân tố ở khu vực nên luận án có đề cập đến khu vực châu Á - Thái
Bình Dương ở những thời điểm khác nhau.
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ chính trị - an ninh và
kinh tế song phương giữa Nhật Bản và Mỹ trong giai đoạn 1951 - 1960. Bởi đây là
những lĩnh vực quan trọng và nổi bật nhất, thể hiện bản chất của quan hệ hai nước
giai đoạn này. Quan hệ chính trị - an ninh chủ yếu xoay quanh vấn đề sự hình thành,
triển khai quan hệ đồng minh giữa hai nước. Quan hệ kinh tế tập trung vào lĩnh vực
thương mại và đầu tư. Luận án khơng nghiên cứu quan hệ chính trị - an ninh và kinh
tế giữa hai nước trong các diễn đàn đa phương. Trong luận án, diễn đàn đa phương
chỉ được tiếp cận dưới góc độ tham chiếu, bổ trợ cho việc làm rõ quan hệ song
phương giữa hai nước.
Ngồi giới hạn về thời gian, khơng gian và nội dung nói trên, những vấn đề
khác khơng thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là phục dựng quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ trên lĩnh
vực chính trị - an ninh và kinh tế giai đoạn 1951 - 1960. Từ đó, đánh giá kết quả đạt
được, hạn chế và tác động của mối quan hệ này đối với từng nước, khu vực, quốc
tế; đồng thời rút ra những đặc điểm của mối quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa
hai nước giai đoạn 1951-1960.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án được xác định là:
- Thứ nhất, phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị - an ninh
và kinh tế Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1951 - 1960.

- Thứ hai, phân tích tiến trình và những nội dung chủ yếu trong quan hệ
chính trị - an ninh và kinh tế Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1951 - 1960.
- Thứ ba, đánh giá, nhận xét về quan hệ chính trị - an ninh và quan hệ kinh tế
giữa Nhật Bản và Mỹ trong giai đoạn 1951 - 1960. Trong đó tập trung làm rõ những


4
kết quả đạt được, hạn chế; tác động đối với từng nước, khu vực, quốc tế; những đặc
điểm của mối quan hệ này.
4. Nguồn tài liệu
Tài liệu gốc: Bao gồm các hiệp ước, hiệp định, thoả thuận hợp tác; tuyên bố
chung giữa hai nước; các báo cáo thống kê về quan hệ giữa hai nước của Bộ Ngoại
giao Nhật Bản và Mỹ; các bài phát biểu, diễn văn của lãnh đạo hai nước được tập
hợp trong các tập tư liệu hoặc đăng tải trên báo chí, website chính thống…
Tài liệu tham khảo: Bao gồm các sách chuyên khảo, sách tham khảo bằng tiếng
Anh, tiếng Nhật, tiếng Việt về quan hệ Nhật Bản - Mỹ và các vấn đề liên quan; các
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong và ngoài nước liên quan đến quan hệ Nhật Bản Mỹ; các bài báo khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh được đăng tải đăng trên các
tạp chí trong nước và quốc tế; các kỷ yếu hội thảo khoa học có nội dung liên quan
đến đề tài; các trang tin của website chính thức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Mỹ,
các bài viết được đăng tải trên các website có độ tin cậy cao trong và ngồi nước…
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài vận dụng và quán triệt quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; vận
dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc tế để
nghiên cứu quan hệ Nhật Bản - Mỹ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện quan hệ
chính trị - an ninh và kinh tế Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1951 - 1960 dưới góc độ lịch

sử. Phương pháp logic giúp tác giả có những phân tích, nhìn nhận, đánh giá khách
quan về mối quan hệ này.
Đối tượng nghiên cứu của luận án thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế, vì vậy, tác
giả cịn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên ngành quan hệ quốc tế như
tổng hợp, so sánh, phân tích giải thích, phân tích nội dung, phân tích sự kiện… Với
các phương pháp này, quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ từ
năm 1951 đến năm 1960 được đặt trong bối cảnh quan hệ quốc tế, được tái hiện một
cách khách quan và được đánh giá một cách đa chiều, khoa học.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của luận án cũng thuộc lĩnh vực kinh tế, bởi
vậy, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành kinh tế như


5
thống kê, lập bảng so sánh, biểu đồ, định tính, định lượng, diễn dịch, quy
nạp…nhằm làm sáng rõ nội dung quan hệ kinh tế giữa hai nước Nhật - Mỹ.
6. Đóng góp của luận án
Đây là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam tập trung nghiên cứu quan hệ chính trị
- an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960. Vì vậy, đóng
góp của luận án là:
- Phục dựng một cách có hệ thống, chân thực và khách quan quan hệ chính
trị - an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ trong giai đoạn 1951 - 1960.
- Tập trung phân tích, làm sáng rõ những nhân tố tác động (dưới ba cấp độ thế
giới, khu vực, quốc gia và cá nhân), tiến trình, nội dung cụ thể trong quan hệ giữa
Nhật Bản và Mỹ trên lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế trong giai đoạn 1951 1960. Trên cơ sở đó, rút ra những đánh giá, nhận xét về mối quan hệ này.
- Quan hệ Nhật Bản - Mỹ nói chung, quan hệ chính trị - an ninh và kinh tế
giữa hai nước giai đoạn 1951- 1960 nói riêng là mối quan hệ điển hình trong quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, gắn với bối cảnh thế giới vô cùng phức tạp.
Đến nay, quan hệ đồng minh giữa hai nước không ngừng được củng cố và được xem
là một trong những liên minh bền vững nhất thế giới. Nội dung của luận án sẽ góp
phần làm rõ bản chất của mối quan hệ này.

- Luận án hệ thống hóa và bổ sung tư liệu mới về quan hệ chính trị - an ninh,
kinh tế Nhật Bản - Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960; là tài liệu tham khảo bổ ích cho
cơng tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử Nhật Bản, lịch sử Mỹ, quan hệ hai
nước và quan hệ quốc tế thời hiện đại.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận án bao
gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Những nhân tố tác động đến quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế
giữa Nhật Bản và Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960.
Chương 3. Thực trạng quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và
Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960.
Chương 4. Nhận xét về quan hệ chính trị - an ninh, kinh tế giữa Nhật Bản và
Mỹ từ năm 1951 đến năm 1960.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ trên lĩnh vực chính trị - an ninh và kinh tế cũng
như các lĩnh vực khác đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm ở
những mức độ khác nhau. Trên cơ sở những cơng trình và tài liệu tiếp cận được,
chúng tơi nhận thấy vấn đề này đã được đề cập đến ở một số góc độ sau đây:
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quan hệ Nhật - Mỹ là là đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan
tâm ở những góc độ khác nhau. Trên cơ sở nguồn tài liệu chúng tôi tiếp cận được,
luận án bước đầu nhìn nhận một số vấn đề liên quan với hai nhóm nội dung sau:
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Mỹ
Chính sách đối ngoại của hai nước, trong đó có giai đoạn 1951 - 1960 thu hút
nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tham gia với những cơng trình tiêu biểu sau đây:

Về chính sách đối ngoại của Nhật Bản, tác giả Irie Akira với cơng trình: Ngoại
giao Nhật Bản: Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại tồn cầu hố, (Nguyễn Đức
Minh, Lê Thị Bình dịch, Nxb Tri thức, 2012). Cuốn sách phác họa lịch sử ngoại giao
Nhật Bản từ những năm 1940 đến năm 1990; đi sâu phân tích vai trò của Nhật Bản
trên trường quốc tế, đặc biệt trong mối quan hệ lịch sử với các nước châu Á. Chương
2 với tiêu đề: “Sự khởi đầu lại của ngoại giao Nhật Bản” có đề cập ít nhiều đến những
nội dung liên quan đến luận án mà chúng tôi thực hiện như: “Quân sự hoá trong
Chiến tranh lạnh”; “Hiệp ước Hồ bình và thể chế San Fransisco”; “Nhu cầu đặc biệt
của Triều Tiên” và “Quan hệ thương mại Nhật - Trung”…
Cũng tác giả Irie Akira có Ngoại giao Nhật Bản (từ Minh trị Duy tân đến
hiện đại) (Nguyễn Đức Minh, Lê Thị Bình dịch, Nxb Tri thức, 2013). Cơng trình
này nghiên cứu cơng phu về nền ngoại giao Nhật Bản từ thời Minh Trị đến thời kỳ
Chiến tranh lạnh. Tác giả đã phân tích sâu những chính sách ngoại giao lớn mà
Nhật Bản đã triển khai trong giai đoạn 1951 - 1960. Tác giả tập trung vào “Chính
sách ngoại giao kinh tế” của Nhật Bản thời kỳ Yoshida, cũng như tác động của
những yếu tố bên ngoài đến việc thực thi nền ngoại giao Nhật Bản như cuộc Chiến
tranh Triều Tiên, quan hệ Xô - Mỹ, quan hệ Trung - Mỹ…
Tác giả Tadao Umesao có cuốn, Lịch sử nhìn từ quan điểm sinh thái học:
Văn minh Nhật Bản trong bối cảnh thế giới. Sách xuất bản lần đầu năm 1964, được
dịch ra tiếng Việt do Nxb Thế giới ấn hành năm 2007. Cuốn sách cung cấp một


7
cách nhìn độc đáo về Nhật Bản và thế giới, đặt hiện tượng Nhật Bản trong bối cảnh
tổng quan về thế giới để phân tích và giải thích hiện tượng ấy. Tác giả chú ý đến
yếu tố lịch sử, văn hoá và đặc biệt là về địa lý trong nghiên cứu, lý giải về Nhật
Bản. Những điều kiện về địa lý góp phần tạo ra “mơi trường sinh thái đặc biệt” giúp
Nhật Bản có sự gần gũi với phương Tây, làm cho Nhật Bản trở thành “hiện tượng dị
biệt” của châu Á. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến chính sách đối ngoại của Nhật
Bản, nhưng cuốn sách giúp chúng tơi có thêm hiểu biết, cách nhìn nhận về đất nước,

con người Nhật Bản, từ đó hiểu rõ hơn về chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Tác giả Peter Calvocoressi có cơng trình: Chính trị thế giới sau năm 1945,
(Nguyễn Văn Hạnh, Hoàng Bằng Giang, Nguyễn Ngọc Hùng dịch, Nxb Lao động,
Hà Nội, 2007). Trong cuốn sách này, tác giả dành riêng một mục “Nhật Bản” để
trình bày tình hình Nhật Bản sau năm 1945, trong đó đề cập ở mức độ nhất định
chính sách đối ngoại của quốc gia này.
Tác giả Shigeru Yoshida trong cơng trình Japan's Decisive Century 18671967, (New York: Frederick A. Praeger, Publishers, 1967) đã khái qt tình hình
Nhật Bản trong vịng một thế kỷ từ năm 1867 đến năm 1967, trong đó, chính sách
đối ngoại của Nhật Bản là một trong những nội dung nổi bật. Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản đối với Mỹ cũng được đề cập ở những phương diện nhất định.
Tác giả Kevin J. Cooney có cuốn Japan's Foreign Policy Since 1945
(Routledge, New York, 2015). Cuốn sách gồm 9 chương, trong đó liên quan đến
luận án của chúng tơi là chương 1: Giới thiệu: Câu chuyện về Nhật Bản sau Chiến
tranh thế giới thứ hai và chương 2: Một chính sách đối ngoại “bất thường”. Tác giả
phân tích sâu tình hình chính trị và an ninh của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới
thứ hai và việc thực hiện chính sách đối ngoại “khơng bình thường” của Nhật Bản.
Về mặt đối ngoại, tác giả đi sâu phân tích Học thuyết Yoshida.
Nhóm tác giả gồm Glenn D. Hook, Julie Gilson, Christopher W. Hughes và
Hugo Dobson có cơng trình Japan's International Relations: Politics, economics
and security (Routledge, Taylo and Francis Group, London and New York, 2009).
Trong đó, phần 1 trình bày khái qt quan hệ quốc tế của Nhật Bản, nhấn mạnh tầm
quan trọng của các mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản. Từ phần 2 trở đi, trình bày
quan hệ giữa Nhật Bản với Mỹ, Đông Á và châu Âu. Cuốn sách là biên niên sử các
sự kiện của Nhật Bản và các vấn đề thế giới từ năm 1933 đến năm 2006.
Tác giả Takashi Inoguchi có cuốn: Japan’s International Relations
(Bloomsbury Publishing plc, London - New Delhi, New York, Sydney, 2012). Cuốn


8
sách đề cập đến ba vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế của Nhật Bản: thứ nhất, vai trò của

Nhật Bản trên trường quốc tế cả quá khứ lịch sử và hiện tại; thứ hai, vai trò của Nhật
Bản trên một số lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, an ninh song phương và khu vực; thứ ba,
vai trò của Nhật Bản trong bối cảnh phức tạp của quan hệ Mỹ - Xơ…
Nhóm tác giả Thomas U. Berger, Mike M. Mochizuki, Jitsuo Tsuchiyama có
cuốn Japan in International Politics: The Foreign Policies of an Adaptive State,
(Lynne Rienner Pub, 2007). Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên
cứu quốc tế về sự thay đổi chính sách đối ngoại của Nhật Bản để thích ứng với nền
chính trị quốc tế. Các bài viết tập trung vào 3 mảng lớn: Chính sách về chính trị, chính
sách về kinh tế và quan hệ của Nhật Bản với khu vực.
Inoguchi Takashi và Purnendra Jain trong cuốn Japanese Foreign Policy
Today (Palgrave Macmillan, New York, 2000) đã tập hợp các bài viết phân tích về
những vấn đề chính trong quan hệ quốc tế của Nhật Bản khi nước này hướng tới một
trật tự thế giới mới. Điều đáng chú ý trong cơng trình này là đã đề cập đến những vấn
đề cấp bách của khu vực và toàn cầu cũng như tác động của chúng đối với Nhật Bản.
Mặc dù nội dung cuốn sách chủ yếu viết về thời kỳ sau Chiến tranh lạnh nhưng ít
nhiều có đề cập đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn 1951-1960.
Tác giả Makoto Iokibe với cuốn The Diplomatic History of Postwar Japan
(Routledge, Taylo and Francis Group, London and New York, 2011), trình bày một
cách tổng thể, toàn diện và cập nhật về các mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản từ
cuối Chiến tranh Thái Bình Dương. Tác giả đã sử dụng nhiều tài liệu, hồi ký và nhật
ký của Nhật Bản mới được giải mật. Cuốn sách giới thiệu tính cách và cách tiếp cận
của các nhà lãnh đạo và chính khách Nhật Bản thời hậu chiến trong việc đối phó với
một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, cuốn sách cũng bàn về sự phát
triển và hiện diện của Nhật Bản trên trường quốc tế. Một trong những nội dung
quan trọng là tác giả đã phân tích nhiều vấn đề của Nhật Bản trong giai đoạn sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, như vấn đề bị chiếm đóng vào nửa cuối những năm 40,
diễn biến chính trị trong những năm 50… và cách thức tiến hành chính sách đối
ngoại của Nhật Bản. Sách cũng đề cập đến mục tiêu trong quan hệ đối ngoại của
Nhật Bản và mối quan hệ của nước này với các nước láng giềng, các nước đồng
minh và các cường quốc khác trên thế giới.

Ngoài những cuốn sách đã trình bày ở trên, chính sách đối ngoại của Nhật
Bản cũng là chủ đề của nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học.


9
Tác giả Brendan M. Howe và Joel R. Campbell có bài viết: Continuity and
Change: Evolution, Not Revolution, in Japan's Foreign and Security Policy Under
the DPJ (Asian Perspective, Vol. 37, No 1, Jan-Mar. 2013, pp 99-123). Nội dung
chủ yếu của bài viết là nghiên cứu về tính liên tục và thay đổi trong chính sách an
ninh và đối ngoại của Nhật Bản dưới thời cầm quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản
(DPJ). Bên cạnh đó, các tác giả đã có sự phân tích, đối sánh với chính sách an ninh
và đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Đảng Dân chủ Tự do (LDP).
Yoneyuki Sugita có bài The Yoshida Doctrine as a Myth (The Japanese
Journal of American Studies, No. 27, 2016, Pp 123-143). Tác giả cho rằng học
thuyết Yoshida có ý nghĩa to lớn và lâu dài đối với Nhật Bản. Bài báo tập trung
phân tích các điều kiện để Nhật Bản, một quốc gia bại trận, thực lực yếu có thể đề
xuất và thành công với Học thuyết Yoshida. Yoneyuki Sugita khẳng định sự ưu việt
về đối ngoại của học thuyết Yoshida cũng như những động thái của Mỹ đối với
Nhật Bản để học thuyết này có thể thành cơng.
Kết thúc thời kỳ bị Mỹ chiếm đóng, Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển
“thần kỳ”, nhất là về kinh tế. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự phát triển kinh
tế Nhật Bản, những cơng trình này ít nhiều đề cập đến chính sách đối ngoại của
Nhật Bản, như là cơ sở để đất nước này tạo nên “làn gió mới” về kinh tế. Bởi trên
thực tế, sự phát triển kinh tế được tác động bởi chính sách đối ngoại “khơn khéo”
của Nhật Bản. Các cơng trình tiêu biểu như: Yoshihara K. với “Sự phát triển kinh tế
Nhật bản” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991); Viện Nghiên cứu Đại học Chuo
với “Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai” (Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội, (1992); Nakamura Takafusa với “Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản
hiện đại 1926-1994” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998)…
Bên cạnh những cuốn sách, bài viết trên các tạp chí, chính sách đối ngoại của

Nhật Bản còn được thể hiện trên một số luận án, tiêu biểu là tác giả Wrenn Yennie
Lindgren với luận án chuyên ngành Quan hệ quốc tế với đề tài “Japanese Foreign
Policy Repertoires” (Stockholm University, Sweden, 2021). Phạm vi của luận án là
từ sau Chiến tranh lạnh nhưng ít nhiều đã đề cập đến chính sách đối ngoại của Nhật
Bản trong những năm 50 của thế kỷ XX.
Về chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ hiện đại, đặc biệt là từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Những
công trình chúng tơi tiếp cận được gồm có:


10
Cuốn Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ
XXI của tác giả Bruce W. Jentleson (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) là cơng
trình nghiên cứu sâu sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ. Cuốn sách gồm 2 phần, 10
chương, được xem như một giáo trình về chính sách đối ngoại của Mỹ. Phần I tập
trung trình bày cơ sở lý luận và lịch sử hình thành; Phần II trình bày những nội dung
cơ bản của q trình hoạch định chính sách trong thời kỳ mới, cũng như những thách
thức đặt ra đối với Mỹ trong thế kỷ XXI. Trong Phần I, tác giả đề cập nhiều đến
Chiến tranh lạnh, trong đó có chính sách “răn đe hạt nhân và kiềm chế” với hai giai
đoạn: giai đoạn hình thành (1947 - 1950) và giai đoạn tăng cường (1950 - 1960).
Cuốn Nước Mỹ nửa thế kỷ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau
Chiến tranh lạnh của Thomas J. Mc. Cormick (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2004) đã phân tích sâu sắc và có hệ thống nhiều khía cạnh trong chính sách đối
ngoại của Mỹ thời kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt là quá trình triển khai
và suy thối của chính sách bá quyền của Mỹ. Liên quan đến phạm vi nghiên cứu
của luận án, có những nội dung như: cuộc khủng hoảng của trật tự mới (1947 1950); quân sự hóa và sự hội nhập của Thế giới thứ ba (1950 - 1956); sự bá quyền ở
giai đoạn cao trào (1957 - 1967).
Cuốn Chính trị thế giới sau năm 1945 của tác giả Peter Calvocoressi (Nxb
Lao động, Hà Nội, 2007), ở phần “Các siêu cường quốc”, tác giả có đề cập ở mức
độ nhất định chính sách đối ngoại của Mỹ.

Cuốn US Foreign Policy since 1945 của Alan P. Dobson và Steve Marsh
(Taylor & Francis e-Library, New York, 2007) trình bày về chính sách đối ngoại của
Mỹ từ năm 1945 với các nội dung: Sự hình thành, phát triển và thực thi chính sách
đối ngoại của Mỹ; nước Mỹ và cuộc Chiến tranh lạnh (1945 - 1961); chính sách hợp
tác và đối đầu của các siêu cường với Mỹ (1950 - 1991); Mỹ và châu Âu (1950 1989); Mỹ và châu Á (1945 - 1989); Mỹ và châu Phi, Trung Đông (1945 - 1989)…
Trong cuốn sách này, chính sách của Mỹ với Nhật Bản trong giai đoạn 1951 - 1960
được trình bày tương đối khái quát.
Cuốn US Foreign Policy của Michael Cox và Doug Stockes (Oxford
University Press, 2018) là tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu chính trị,
quan hệ quốc tế trên thế giới, đã đánh giá về chính sách đối ngoại của Mỹ, phân tích
vai trị của Mỹ trong chính trị quốc tế. Mặc dù các bài viết chủ yếu nhấn mạnh
những vấn đề gần đây trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhưng vẫn có những bài
đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ trước. Tiêu biểu là bài “Chính sách
đối ngoại của Mỹ trong Chiến tranh lạnh” của Richard Raull.


11
Cuốn A Concise History of U.S. Foreign Policy của Joyce P. Kaufman, tái
bản lần thứ tư (Rowman And Littlefield, Lanham - Boulder - New York - London,
2017) khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ từ khi lập quốc đến năm 2017. Trong
đó, tập trung vào việc trình bày sự hình thành chính sách đối ngoại thời Chiến tranh
lạnh và lý giải tại sao sự kết thúc của Chiến tranh lạnh lại là một thách thức đối với
Mỹ. Liên quan đến nội dung luận án có phần “Việc tạo ra một siêu cường: Chính
sách đối ngoại thời kỳ Chiến tranh lạnh”. Tác giả phân tích chính sách của các Tổng
thống Mỹ H. Truman, D. Eisenhower, G. Kennedy.
Cuốn American Foreign Policy: Past, Present, and Future của Glenn P.
Hastedt, tái bản lần thứ 11 (Rowman And Littlefield, Lanham - Boulder - New
York - London, 2018) đề cập chính sách đối ngoại của Mỹ trong quá khứ, hiện tại
và tương lai. Tác giả nhìn về quá khứ và xem xét những kinh nghiệm đã giúp hình
thành chính sách đối ngoại của Mỹ ngày nay. Phần nội dung của cuốn sách liên

quan đến luận án của chúng tơi là chính sách của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Cuốn The American Occupation of Japan - The Origins of the Cold War in
Asia của Michael Schaller (Oxford University Press, New York, 1985) luận giải
nguồn gốc của Chiến tranh lạnh ở châu Á dẫn đến việc quân đội Mỹ chiếm đóng
Nhật Bản. Với quyết tâm biến Nhật Bản thành bức tường chống lại Liên Xô và
phong trào cách mạng ở các nước châu Á, Mỹ đã chủ trương cải cách kinh tế và xã
hội. Tài liệu này là cơ sở cho chúng tôi tham khảo để làm rõ những nhân tố tác động
(chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản) đến quan hệ Nhật Bản - Mỹ (1951 - 1960).
Ngồi những cơng trình đã trình bày ở trên, có thể tìm thấy chính đối ngoại
của Mỹ qua những cơng trình về lịch sử nước Mỹ. Tiêu biểu như Eric Foner (chủ
biên) với Lịch sử mới của nước Mỹ (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003);
Howard Cincotta với Khái quát về lịch sử nước Mỹ (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000… Vì nội dung chính là viết về lịch sử nước Mỹ qua thời gian dài nên ở
những quyển sách này, chính sách đối ngoại của Mỹ được thể hiện một cách khái
quát, gián tiếp.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu quan hệ chính trị - an ninh và kinh tế
Nhật Bản - Mỹ
Quan hệ Nhật Bản - Mỹ từ năm 1945 đến nay là vấn đề thu hút các nhà
nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, khơng có nhiều cơng trình nghiên
cứu về quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1951 - 1960, nhất là quan hệ về chính trị an ninh và kinh tế. Những cơng trình mà chúng tơi tiếp cận được, tiêu biểu có:


12
John Swenson - Wright với cuốn Unequal Allies? United States Security and
Alliance Policy Toward Japan, 1945 - 1960 (Stanford University Press, 2005). Trên
cơ sở những tài liệu mới, cuốn sách phân tích và đánh giá liên minh song phương
giữa Mỹ và Nhật Bản thời kỳ đầu Chiến tranh lạnh. Tác giả khẳng định sự thực dụng
và nhạy cảm của mối quan hệ giữa hai nước và cho rằng mối quan hệ này đã tạo nên
một liên minh vững chắc, có tác động lớn đến khu vực. Cơng trình này là tư liệu cần
thiết cho chúng tôi thực hiện luận án, nhất là về nội dung chính trị - an ninh.

Cuốn U.S. - Japan Relation in a Changing World (Brookings Institution
Press, Washington, D.C. 2002) là cơng trình của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác giả
đã phân tích mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ, đưa ra những phân tích chuyên sâu
về nhiều chủ đề; xem xét kỹ lưỡng bối cảnh lịch sử, cung cấp cho người đọc các
công cụ dự đoán để hiểu các sự kiện khi chúng diễn ra. Thay vì nghiên cứu mối
quan hệ Nhật Bản - Mỹ theo từng vấn đề một, các tác giả đã xem xét các xu hướng
cụ thể và sau đó phân tích sự ảnh hưởng của những xu hướng này đến mối quan hệ
giữa hai nước nói chung. Có thể nói, các tác giả đã có những đánh giá rất thuyết
phục về hiện trạng và tương lai của quan hệ Nhật Bản - Mỹ sau 50 năm gắn bó.
Cuốn sách có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến luận án của chúng tôi, nhưng
liên quan trực tiếp nhất là chương 1: “Giới thiệu: Hệ thống San Francisco những
năm 1950” và chương 10: “Thực chất của mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản”.
Aaron Forsberg với America and the Japanese Miracle: The Cold War
Context of Japan's Postwar Economic Revival, 1950 - 1960 (University of North
Carolina Press, 2000). Nội dung của cuốn sách viết về sự hồi sinh kinh tế của Nhật
Bản sau chiến tranh trong một thế giới bị phân cực bởi Chiến tranh lạnh và vai trò
của Mỹ đối với sự phục hồi, phát triển kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 1960.
Dựa trên nhiều hồ sơ lưu trữ của Mỹ, Anh và Nhật Bản, A. Forsberg chứng minh
rằng, chiến lược Chiến tranh lạnh của Mỹ và cam kết của Mỹ đối với thương mại tự
do đóng vai trị trung tâm trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và
củng cố mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Mỹ. Tác giả cũng nhấn mạnh đến sự
tác động của Chiến tranh lạnh, môi trường kinh doanh đến thành công của Nhật
Bản. Trên cơ sở phân tích khoa học, Forsberg bác bỏ quan điểm cho rằng Chính phủ
Mỹ đã hy sinh lợi ích thương mại của mình để có lợi cho quan hệ đối tác qn sự
với Nhật Bản. Trong cơng trình này, có những nội dung cần cung cấp tư liệu cho
luận án, đó là: “Hội nhập của Nhật Bản với khối thương mại phương Tây”; “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản”; “Tăng trưởng tốc độ cao 1955 - 1960”…


13

Kent E. Calder có cơng trình Pacific Alliance Reviving U.S. - Japan Relations
(Yale University Press, 2010). Mặc dù nội dung chủ yếu viết về quan hệ liên minh
xuyên Thái Bình Dương giữa Mỹ và Nhật Bản trong thời gian sau Chiến tranh lạnh,
nhưng cơng trình đã phân tích nhiều vấn đề quá khứ của mối quan hệ liên minh song
phương này, nhất là về quân sự và an ninh. Theo tác giả, mối quan hệ liên minh vẫn rất
quan trọng đối với an ninh của Mỹ và Nhật Bản cũng như sự ổn định của châu Á.
Michael Shaller với công trình Altered States: The United States and Japan
Since the Occupation (Oxford University Press, New York, 1997), trong đó, tác giả
trình bày bối cảnh lịch sử của việc Mỹ biến Nhật Bản từ kẻ thù thành đồng minh
trong những từ 1945 đến 1973, về Nhật Bản nổi lên như một cường quốc kinh tế khu
vực và toàn cầu. Schaller tập trung vào các mối quan hệ chính trị và kinh tế, làm sáng
rõ chính sách của Mỹ đối với Nhật Bản với mục đích biến Nhật Bản trở thành bức
tường thành chống CNCS ở châu Á. Trong cuốn này có nhiều nội dung liên quan trực
tiếp đến vấn đề mà luận án nghiên cứu như: “Nhật Bản những năm 1945 - 1950”;
“Chiến tranh Triều Tiên và nền hồ bình của Nhật Bản”; “Sự hợp tác kinh tế Mỹ Nhật Bản (1950 - 1953)”; “Sự khủng hoảng của Hiệp ước năm 1960”…
Nhóm tác giả gồm Glenn D. Hook, Julie Gilson, Christopher W. Hughes and
Hugo Dobson có cơng trình Japan's International Relations: Politics, economics
and security (London and New York, Routledge, Taylo and Francis Group, 2009).
Phần 2 cuốn sách trình bày mối quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh giữa Nhật Bản
và Mỹ. Về quan hệ chính trị, tác giả phân tích những thay đổi trong quan hệ hai
nước; trình bày dư luận trong từng nước... Về quan hệ kinh tế, gồm các nội dung
như quan hệ thương mại, các dự án khu vực, các hiệp định thương mại tự do giữa
Nhật Bản và Mỹ, sự phát triển và các tiêu chuẩn kinh tế tự do. Về quan hệ an ninh,
cơng trình tập trung trình bày các nội dung: Diễn giải hiệp ước An ninh; quan hệ
giữa hai nước thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Takashi Inoguchi có cuốn Japan’s International Relations (London - New
Delhi, New York, Sydney, Bloomsbury Publishing plc, 2012). Phần 2 của cuốn sách
dành riêng để nói về quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ. Trong đó, nội dung đáng chú ý
là những ý tưởng và cấu trúc của quan hệ hai nước.
Robert Murphy xuất bản cơng trình Diplomat among Warriors (Garden City,

New York: Doubleday & Company, Inc. 1964). R. Murphy là một nhà ngoại giao
đã từng hoạt động trong ba chính quyền tổng thống Mỹ (F. Roosevelt, H. Truman
và D. Eisenhower). Phần lớn nội dung cuốn sách kể về sự phục vụ của Murphy ở


14
Bắc Phi thuộc Pháp, Ý, Đức và cuối cùng là Nhật Bản trong và sau Chiến tranh thế
giới thứ hai. Quan hệ Nhật Bản - Mỹ (1951 - 1960) được phác hoạ một cách giản
lược. Tác giả cũng có những đánh giá về Chiến tranh Triều Tiên, quan hệ Trung Xô và một số nội dung khác liên quan đến luận án.
Akira Iriye, Robert A. Wampler (Edited) với cơng trình Partnership: The
United States and Japan, 1951 - 2001, (Kodansha International Ltd, Tokyo, New
York, London, 2001), xuất bản nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hiệp ước An ninh Mỹ Nhật Bản và Hiệp ước Hịa bình San Fransico. Sách tập hợp nhiều bài viết của các
tác giả khác nhau. Cơng trình trình bày mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và Nhật Bản
trong vòng 50 năm, mối quan hệ mà cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Mike Mansfield
gọi là “quan trọng nhất - khơng có vấn đề gì”. Nội dung của cuốn sách bao gồm các
phần: Các vấn đề chính trị; liên minh an ninh; quan hệ kinh tế… Liên quan đến giai
đoạn mà luận án nghiên cứu có nhiều bài viết nổi bật như: “Mối quan hệ Mỹ - Nhật
Bản ở châu Á - Thái Bình Dương” của Mike M. Mochizuki; “Chiếm lĩnh, thống trị
và liên minh: Nhật Bản trong chính sách an ninh của Mỹ, 1945 - 1969” của Marc
Gallicchio; “Chính sách kinh tế của Mỹ hướng tới Nhật Bản, 1945 - 1976” của
Michael A. Barnhart… Các bài viết này nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ
Nhật Bản - Mỹ trong lịch sử, trong đó có giai đoạn 1951 - 1960 và cung cấp cho
người đọc sự hiểu biết về các ưu tiên của hai quốc gia khi họ đứng trước ngưỡng
cửa của một thế kỷ mới. Những phân tích sâu sắc và nguồn tư liệu q của cơng
trình này là cơ sở cho chúng tơi thực hiện luận án.
Leon Hollerman (edited) với Japan and the United States: economic and
Political Adversaries (Westview Press, Boulder, Colorado, USA, 1980). Cuốn sách
cũng là cơng trình tập hợp nhiều bài viết quan trọng về quan hệ chính trị, kinh tế
Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1951 - 1960 như: “Chủ nghĩa can thiệp trong thời kỳ Nhật
Bản bị chiếm đóng” của Leon Hollerman; “Công nghệ vượt trội: Một cột mốc trong

sự phát triển của Nhật Bản thời hậu chiến” của Mieko Nishimiz; “Quan hệ về khoa
học và công nghệ Nhật Bản - Mỹ” của Takeo Sasagaw; “Các vấn đề thương mại của
Mỹ liên quan đến Nhật Bản” của Eleanor M. Hadle; “Chính sách ngoại thương của
Nhật Bản” của Hiroshi Kat…
Melvyn P. Leffler và Odd Arne Westad có bài Japan, the United States, and
the Cold War, 1945 - 1960 in trong Melvyn P. Leffler, Odd Arne Westad, (2010)
“The Cambridge History of the Cold War, pp. 244 - 265” (Cambridge University
Press, 2010). Bài viết phân tích mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ từ sau Chiến


15
tranh thế giới lần thứ hai; nhấn mạnh việc Nhật Bản bị Mỹ chiếm đóng; sự tái thiết
Nhật Bản của Mỹ và những chính sách của Mỹ trong những năm 1950. Tác giả tiếp
cận quan hệ hai nước từ góc nhìn của cuộc Chiến tranh lạnh; vai trị của Nhật Bản
trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Ngoài ra, một số cơng trình nghiên cứu về kinh tế Nhật Bản cũng ít nhiều thể
hiện quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn 1951 - 1960. Có thể kể ra một số cơng
trình: Yutaka Kosai với Kỷ ngun tăng trưởng nhanh - Những nhận xét về nền kinh
tế Nhật Bản sau chiến tranh (Viện Kinh tế thế giới, Hà Nội, 1991); Viện Nghiên
cứu Đại học Chuo với Kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992); Nakamura Takafusa với Những bài giảng về Lịch
sử kinh tế Nhật Bản hiện đại 1926 - 1994 (Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1998);
G.C.Allen với Chính sách kinh tế Nhật Bản, tập 1, tập 2 (Viện Kinh tế thế giới, Hà
Nội, 1988)…
Quan hệ chính trị - an ninh và kinh tế Nhật Bản - Mỹ trong giai đoạn 1951 1960 cũng được một số nhà nghiên cứu cơng bố trên tạp chí có uy tín trên thế giới:
Sarah Kovner có bài viết: The Soundproofed Superpower: American Bases and
Japanese Communities, 1945 - 1972 (The Journal of Asian Studies, Volume 75, Issue
1, February 2016, pp. 87 - 109; Published online by Cambridge University Press: 25
January 2016). Bài viết đề cập đến việc xây dựng các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản
và tác động của nó đối với xã hội Nhật Bản. Theo tác giả, những hệ lụy của các căn cứ

quân sự Mỹ tại Nhật Bản là rất lớn như về mại dâm, tranh chấp lãnh thổ, vũ khí hạt
nhân… bài viết cũng phân tích những biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ
Mỹ đã phối hợp để hợp pháp hố sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Nhật Bản.
Nhóm tác giả Michael Beckley, Yusaku Horiuchi và Jennifer M. Miller có
bài America’s Role In The Making of Japan’s Economic Miracle (Journal of East
Asian Studies, Volume 18, Issue 1, March 2018, pp. 1 - 21; Published online by
Cambridge University Press: 09 January 2018). Bài viết tập trung phân tích vai trị
của Mỹ trong việc tạo nên kỳ tích kinh tế của Nhật Bản, khẳng định sự tăng trưởng
vượt bậc của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai không thể thực hiện được
nếu khơng có liên minh Nhật Bản - Mỹ.
Ngoài ra, quan hệ Nhật Bản - Mỹ trong giai đoạn 1951 - 1960, trong đó có
quan hệ chính trị - an ninh và kinh tế cũng được nghiên cứu qua các luận án, luận
văn. Những cơng trình mà chúng tôi tiếp cận được gồm:


16
Luận án tiến sĩ Lịch sử Building a New Kind of Alliance: The United States,
Japan, and the Cold War, 1950 - 1961 của Jennifer M. Mille (University of
Wisconsin-Madison, 2012). Luận án trình bày việc xây dựng liên minh giữa Mỹ và
Nhật Bản trong bối cảnh Chiến tranh lạnh (1950 - 1961). Luận án có 4 chương:
Chương 1: Xây dựng một Liên minh tích cực: Hiệp ước Hịa bình San Francisco,
1947 - 1952; Chương 2: Cuộc đấu tranh về việc tái vũ trang: Tư cách thành viên
Nhật Bản trong Chương trình An ninh Tương hỗ, 1951 - 1954; Chương 3: Căn cứ
qn sự của Mỹ ở Nhật Bản: Biểu tình cơng khai và sự hòa giải của của Mỹ, 1951 1957; Chương 4: Các cuộc biểu tình chống lại Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản,
1957 - 1961. Luận án chủ yếu khai thác quá trình thiết lập liên minh giữa hai nước
và phản ứng của của nhân dân Nhật Bản đối với liên minh đó. Đây là cơng trình có
phạm vi thời gian nghiên cứu giống với đề tài luận án của tác giả, là nguồn tài liệu
cần thiết giúp tác giả trong quá trình triển khai luận án.
Luận án tiến sĩ US - Japan Relations during the Korean War của Kim Nam
Gyun (University of North Texas, 1995) trình bày quan hệ Mỹ - Nhật Bản trong

Chiến tranh Triều Tiên. Nội dung của luận án bao gồm những vấn đề: Sự lựa chọn
của Mỹ và Nhật Bản trước Chiến tranh Triều Tiên; An ninh của Hàn Quốc, Nhật
Bản và Mỹ; Chiến tranh và Hiệp ước hồ bình với Nhật Bản; Đơn đặt hàng mới ở
châu Á; Chiến tranh Triều Tiên với nền kinh tế Nhật Bản… Luận án đã luận giải
một cách thuyết phục tác động của Chiến tranh Triều Tiên đối với diễn tiến quan hệ
Mỹ - Nhật Bản và sự tác động của chiến tranh đối với những tính tốn của Mỹ trong
bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp.
Luận án tiến sĩ Triết học U.S. - Japan Influence Relations, 1945 - 1990: An
Analysis of the Politics of Demand, Concession, and Compromise của Tae Youl Paek
(Southern Illinois University, Carbondale, USA, 1986). Luận án phân tích mối quan
hệ hữu cơ giữa Mỹ và Nhật Bản, chủ yếu là nhu cầu và sự nhượng bộ giữa hai quốc
gia qua các giai đoạn 1945 - 1952, 1953 - 1972, 1973 - 1990. Liên quan đến đến luận
án của chúng tôi là những nội dung trong hai giai đoạn đầu, như: Phi quân sự hóa của
Nhật Bản; bản Hiến pháp sửa đổi của Nhật Bản; sự tan rã của Zaibatsu của Nhật Bản;
Hiệp ước Hịa bình và an ninh Mỹ - Nhật Bản; sự gia nhập của Nhật Bản vào Liên
hợp quốc; sự gia hạn của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản…
Luận văn thạc sĩ Lịch sử U.S. - Japan relations - Towards a military alliance
của Alexandra E. Smith (Georgetown University, Washington, D.C. 2014). Luận
văn trình bày sự phát triển của mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ năm 1853 cho đến


17
khi hình thành và phát triển liên minh quân sự song phương. Tác giả khẳng định
mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản có nhiều biến đổi trong suốt lịch sử lâu dài của
nó. Chương đầu tiên trình bày sự thiết lập và biến đổi của mối quan hệ hai nước,
chủ yếu là về kinh tế; Chương thứ hai phân tích cách thiết lập quan hệ thương mại
và cạnh tranh dẫn đến Chiến tranh Thái Bình Dương; Chương thứ ba và chương
cuối cùng đánh giá cách hai quốc gia trở thành đối tác sau khi chiến tranh kết thúc.
Như vậy, ở nước ngồi đã có nhiều cơng trình bao gồm sách, bài viết, luận
án, luận văn nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản và quan hệ giữa

hai nước. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình đều nghiên cứu về chính sách đối
ngoại và quan hệ giữa hai nước có phạm vi dài về mặt thời gian, chủ yếu tập trung
vào giai đoạn trong và sau Chiến tranh lạnh. Quan hệ chính trị - an ninh và kinh tế
giữa Nhật Bản và Mỹ trong giai đoạn 1951 - 1960 ít được nghiên cứu, hoặc chỉ là
một nội dung trong tổng thể cơng trình của các tác giả. Dù liên quan trực tiếp hay
gián tiếp, những cơng trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới là tài liệu bổ ích
cho chúng tơi thực hiện luận án của mình.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trên cơ sở nguồn tài liệu tập hợp được, chúng tơi chia tình hình nghiên cứu ở
Việt Nam thành các hai nhóm:
1.2.1. Những cơng trình đề cập đến chính sách đối ngoại của Nhật
Bản và Mỹ
Về chính sách đối ngoại của Nhật Bản:
Cuốn: “Lịch sử thế giới hiện đại” của tác giả Nguyễn Anh Thái (chủ biên) do
Nxb Giáo dục phát hành năm 2006. Trong mục II, chương XI (Các nước tư bản chủ
yếu từ 1945 đến 1973), các tác giả đã khái qt ngắn gọn tình hình chính trị và
chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tác giả khẳng
định trong chính sách đối ngoại, Nhật Bản đẩy mạnh liên minh với Mỹ và biến
thành căn cứ chiến lược của Mỹ.
Cuốn “Chính sách đối ngoại Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh” do Ngơ Xn
Bình (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2000. Mặc dù sách chủ yếu
viết về chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh, tuy nhiên ít nhiều
liên quan đến nội dung mà luận án nghiên cứu. Đáng chú ý là Chương I: “Cơ sở của
sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh lạnh”.
Cuốn “Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế” của tác giả Lê Văn
Sang và Lưu Ngọc Trịnh, do Nxb Khoa học xã hội phát hành năm 1991. Trong


×