Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương trình truyền hình tại các đài PT – TH địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.18 KB, 106 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu……………………………………………………………………......2
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động dẫn chương
trình truyền hình.……………………………………...………………….....9
1.1. Định nghĩa hoạt động dẫn chương trình truyền hình…………………….9
1.2. Đơi nét về lịch sử hoạt động dẫn chương trình truyền hình…………….12
1.3. Vai trị, đặc trưng của hoạt động dẫn chương trình truyền hình………...14
1.4. Các dạng, cách thức và kỹ năng của hoạt động dẫn chương trình truyền
hình…………… …………………………………………………………….19
Chương 2: Thực trạng hoạt động dẫn chương trình truyền hình của đài
PT - TH địa phương………………………………..………………………47
2.1. Giới thiệu khái quát về các đài PT - TH địa phương……………………47
2.2. Khảo sát hoạt động dẫn chương trình truyền hình tại các đài PT – TH địa
phương.............................................................................................................49
2.3. Những thành công và hạn chế của hoạt động dẫn chương trình tại các đài
PT – TH địa phương..………………………………………………………..55
2.4. Những ngun nhân chính dẫn đến thành cơng và hạn chế của hoạt động
dẫn chương trình truyền hình tại các đài PT – TH địa phương ……………..65
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương
trình truyền hình tại các đài PT – TH địa phương………………………69
3.1. Từ phía nhà quản lý……. ………………………………………………69
3.2. Từ phía người dẫn……………..……………………………………..…78
3.3. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động dẫn chương trình truyền
hình của các đài PT – TH địa phương……………………………………….84
Kết luận……………………………………………………………………..97
Tài liệu tham khảo………………………………………………………...100
Phụ lục……………………………………………………………………..104


2
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Ngành truyền hình nước ta ra đời muộn hơn so với nhiều nước phát triển
nhưng đã nhanh chóng hình thành một mạng lưới phong phú các đài địa
phương bên cạnh đài quốc gia: có bao nhiêu tỉnh thành – có bấy nhiêu đài
phát thanh – truyền hình (PT – TH) địa phương tương ứng (trừ “Phú n
khơng có đài truyền hình tỉnh, nhưng lại có Trung tâm truyền hình của Đài
Truyền hình Việt Nam sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình địa
phương và các tỉnh lân cận” [7, tr.120]). Theo báo cáo của Bộ Thơng tin và
truyền thơng, hiện cả nước có 67 đài PT – TH, trong đó có 03 đài phủ sóng
quốc gia là Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền
hình kỹ thuật số. 64 đài PT – TH địa phương gồm 62 đài PT – TH tỉnh thành
phố trực thuộc trung ương, riêng thành phố Hồ Chí Minh có 02 đài: Đài
Truyền hình và Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. [32] Ngoại
trừ Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có sự phát triển mạnh mẽ về qui
mơ, có thể coi là một “đối trọng” của Đài Truyền hình Việt Nam ở khu vực
phía Nam, 62 đài địa phương khác lại phát triển không đồng đều, thị phần
đang bị thu hẹp.
Mặt khác, các chương trình tự sản xuất của các đài địa phương (nhất là
những đài cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn nhân lực cịn hạn chế), nhìn trong
mối tương quan với các đài phủ sóng quốc gia, khoảng cách còn khá lớn. So
sánh như vậy để thấy hoạt động dẫn chương trình truyền hình ở đài địa
phương có những đặc thù riêng, ít nhiều có những khó khăn hơn trong điều
kiện phát triển, nhất là khi không chỉ có Đài Truyền hình Việt Nam, Đài
Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đài truyền hình kỹ thuật số, mà cịn có
các kênh truyền hình khác ra đời, như kênh phát thanh có hình của Đài tiếng


3
nói Việt Nam và kênh truyền hình Thơng tấn xã Việt Nam mới thành lập. Các
đài, các kênh truyền thông này với thế mạnh về tài chính, nhân lực, kỹ thuật

công nghệ, cả về sự nhạy bén trong tư duy của người lãnh đạo, quản lý, đã và
đang tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi – “mảnh đất màu mỡ” để hoạt động dẫn
chương trình phát triển, bởi đó là một trong những yếu tố quan trọng thu hút
công chúng đến với các chương trình của đài.
Chính vì vậy, trăn trở của nhiều đài địa phương cũng như những người
làm truyền hình địa phương là làm sao để nâng cao chất lượng chương trình,
cải tiến nội dung, cách thức thể hiện, công nghệ kĩ thuật … để thu hút, giữ
chân và mở rộng được lượng công chúng, trước áp lực cạnh tranh của các
kênh truyền hình, các phương tiện truyền thơng đại chúng khác. Trong tổng
hịa các hoạt động của qui trình sản xuất chương trình truyền hình (với những
dạng cơ bản như thời sự, giao lưu tọa đàm, trò chơi), dẫn chương trình là một
phần khơng thể thiếu, là mắt xích quan trọng gắn kết nội dung chương trình;
đồng thời cũng là cầu nối thiết thực giữa một sản phẩm truyền hình với khán
giả. Do đó, nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương trình truyền hình là
một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn đặt ra đối với các đài địa phương hiện nay.
Mặc dù vậy, không phải ở đài địa phương nào, kênh truyền hình địa
phương nào, hoặc trong mỗi bộ phận của đài, tất cả người làm nghề đều có sự
nhìn nhận đánh giá đúng mức về vai trị, vị trí của hoạt động dẫn chương
trình. Họ coi lời dẫn như một yếu tố mào đầu “gọi là có” hay phát thanh viên
– người dẫn chương trình chỉ là một cái máy nói. Chính vì lẽ đó mà nhiều
chương trình cịn hạn chế về chất lượng, do hoạt động dẫn không được trau
chuốt, đầu tư. Đây cũng là một thực tế đặt ra.
Nghiên cứu về dẫn chương trình truyền hình cũng đã có một vài cơng
trình, nhưng chủ yếu tập trung khảo sát ở Đài Truyền hình Việt Nam, các
kênh truyền hình lớn, chứ chưa đi sâu vào vấn đề hoạt động dẫn chương trình


4
truyền hình của các đài địa phương. Xét về mặt lý luận, cũng chưa có một nền
tảng lý luận thực sự vững chắc về việc đào tạo hoạt động dẫn chương trình

truyền hình, trừ các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo người dẫn chương
trình … được một vài địa chỉ đào tạo hoặc một vài cá nhân tự đứng ra tổ chức
trên cơ sở truyền nghề từ người có kinh nghiệm thực tiễn.
Là phát thanh viên – người dẫn chương trình ở một đài địa phương,
nghiên cứu về hoạt động dẫn chương trình truyền hình, người viết mong
muốn tìm hiểu sâu hơn cơng việc mà mình đang đảm nhiệm về cả lý luận và
thực tiễn, từ đó có được những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác
chuyên môn.
Với những lý do trên, tác giả luận văn chọn nội dung: Hoạt động dẫn
chương trình truyền hình của Đài PT – TH địa phương làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Theo tìm hiểu của tác giả luận văn, cho đến nay, tại Việt Nam, đã có một
số bài viết, cơng trình nghiên cứu hoặc một phần cơng trình nghiên cứu của
các tác giả đề cập tới hoạt động dẫn chương trình truyền hình và người dẫn
chương trình truyền hình. Cần kể đến một số tác phẩm sau đây:
Cuốn “Một ngày thời sự truyền hình” của nhà báo Lê Hồng Quang do
Hội Nhà báo Việt Nam giới thiệu tháng 2/2004 đã dành hẳn một chương trong
sáu chương để bàn về “Công việc của người dẫn” [21, tr.121-138]. Tác giả đã
miêu tả khá rõ các bước tiến hành trong hoạt động dẫn một bản tin thời sự
truyền hình (từ cơng việc chuẩn bị trước khi bản tin lên sóng, đến khi bắt đầu
và kết thúc bản tin); chỉ ra các yếu tố và yêu cầu đối với lời dẫn; cách thể hiện
các “tin off” (tin lời, khơng có hình); cách trao đổi với khách mời trong phòng
thu và phỏng vấn trực tiếp từ xa. Được đúc kết từ cái nền vững chãi là thực
tiễn truyền hình nước Pháp qua lĩnh hội của một nhà báo Việt Nam, đây là
những tri thức đáng quí và rất thiết thực với hoạt động dẫn chương trình


5
truyền hình nói chung và dẫn các bản tin, chương trình thời sự nói riêng. Tuy
nhiên, trong khn khổ tác phẩm, tác giả chưa bàn sâu một cách có hệ thống

về cơ sở lý luận của công việc dẫn bản tin thời sự, mà chủ yếu thiên về thực
tiễn của hoạt động này tại các đài truyền hình của Pháp.
Luận văn thạc sĩ báo chí “Nâng cao chất lượng các chương trình truyền
hình trực tiếp trên Đài truyền hình Việt Nam” của học viên Phùng Thị Phúc,
Phân viện báo chí và tuyên truyền – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
năm 2004. Tiết 3.2.3 của luận văn: “Người dẫn chương trình truyền hình trực
tiếp” [20, tr.82-83] mới chỉ đề cập tới yêu cầu cơ bản đặt ra với người dẫn để
mang lại thành cơng cho một chương trình truyền hình trực tiếp .
Luận văn thạc sĩ báo chí “Chương trình trị chơi trên Đài Truyền hình
Việt Nam”của học viên Đinh Thị Xn Hịa, Phân viện báo chí và tuyên
truyền, năm 2002 [13] đã bàn về người dẫn chương trình và hoạt động dẫn
chương trình như một yếu tố, một khâu trong qui trình sản xuất chương trình;
nhưng đối tượng mới chỉ dừng lại ở thể loại trò chơi truyền hình và phạm vi
nghiên cứu là các chương trình trị chơi của Đài Truyền hình Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp đại học “Nâng cao hiệu quả người dẫn chương
trình giải trí truyền hình” của sinh viên Nguyễn Thị Phương Hoa, K21 - Học
viện báo chí và tuyên truyền, năm 2005 [11]. Mặc dù chưa thực sự đồng tình
với cách lựa chọn vấn đề của tác giả Phương Hoa về “hiệu quả người dẫn
chương trình”, vì “hiệu quả” theo “Từ điển tiếng Việt” 2010 do Hoàng Phê
chủ biên là “kết quả thực của việc làm mang lại”. [27, tr.568] Đây là khái
niệm được dùng để đánh giá kết quả của một hành động, một hoạt động, một
cơng việc nào đó chứ không dùng để đánh giá con người, chủ thể của hoạt
động. Tuy nhiên, tác giả cũng đã cho thấy bước đầu sự quan tâm đến công
việc dẫn và người dẫn các chương trình giải trí trên truyền hình, dù mới chỉ
dừng lại ở việc khảo sát trên VTV3.


6
Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Ngôn ngữ của người dẫn
chương trình truyền hình” của tác giả Lê Thị Phong Lan, Trường Đại học

khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006 [15]. Luận
văn phân tích, đánh giá các chương trình giao lưu tọa đàm trên truyền hình và
vai trị của người dẫn chương trình, nhưng chủ yếu chỉ tiếp cận trong cách tổ
chức và sử dụng ngôn ngữ của người dẫn chương trình.
Bài viết “Lời dẫn và người dẫn chương trình truyền hình” trong cuốn
“Những vấn đề của báo chí hiện đại” của các tác giả Hồng Đình Cúc, Đức
Dũng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, năm 2007 [5]. Bài viết đã nêu một số
yêu cầu chung cùng một số ý kiến đánh giá về lời dẫn và người dẫn chương
trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đưa ra
đánh giá tổng quan, chủ yếu từ Đài Truyền hình Việt Nam; mà chưa có cái
nhìn cụ thể, có sự khảo sát thực trạng hoạt động dẫn chương trình truyền hình
của các đài truyền hình địa phương.
Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Phẩm chất và
kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình” của tác giả Nguyễn
Cao Cường, Học viện báo chí và tuyên truyền, năm 2009 [6]. Đây là cơng
trình nghiên cứu khá cơng phu khi khảo sát hơn 200 người dẫn chương trình
truyền hình trên cả nước, bước đầu đưa ra những qui chuẩn chung, cơ bản về
phẩm chất và kỹ năng cần có của một người dẫn chương trình truyền hình.
Tuy nhiên, hoạt động dẫn chương trình ở đài địa phương như thế nào, có đặc
điểm gì chung và riêng so với đài trung ương chưa được tác giả phân tích rõ.
Trong các tác phẩm dịch có: “Truyền thơng đại chúng – Cơng tác biên
tập”của Claudia Mast, Nhà xuất bản Thông tấn, năm 2003 đã bước đầu chỉ ra
tầm quan trọng của hoạt động “giới thiệu chương trình” [4, tr.116].
“Người dẫn chương trình tin tức” ( “Báo chí truyền hình”, tập 2) của tác
giả G.V Cudơnhétxốp, X.L.Xvích và A.la.Iurốpxki, Nhà xuất bản thơng tấn,


7
năm 2004 [23]. Chỉ với năm trang nhưng tác giả đã chỉ ra những đặc tính cần
có của người dẫn chương trình như: gương mặt ăn hình, sự hiểu biết và lịng

cảm thơng của người dẫn chương trình, ngữ điệu truyền cảm…
Bên cạnh đó là tác phẩm “Giao tiếp trên truyền hình – trước ống kính và
sau ống kính camera” [29] của tác giả X.A Muratốp, “Công nghệ phỏng
vấn” của tác giả Maria Lukina [17], Nhà xuất bản thông tấn, năm 2004, đề
cập tới đặc trưng quan trọng và cơ bản của hoạt động dẫn các chương trình
truyền hình là “giao tiếp”. Giao tiếp ở đây là giao tiếp với khán giả truyền
hình, khán giả trường quay và đặc biệt là với các khách mời của chương trình.
Tác giả cũng đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của người dẫn các chương trình
giao lưu tọa đàm mà tác giả trân trọng gọi là “nhà báo truyền hình” với các
cơng việc cụ thể trước và sau ống kính như chuẩn bị trang phục, lời nói, nét
mặt, cử chỉ khi tiếp xúc, trò chuyện, cách đặt câu hỏi với khách mời để mang
lại hiệu quả cho chương trình.
Nhìn chung, các bài viết, tác phẩm, cơng trình nghiên cứu trên là những
tài liệu q báu về hoạt động dẫn chương trình truyền hình và người dẫn
chương trình truyền hình. Nhưng đó mới chỉ là những nghiên cứu hầu hết
xuất hiện rải rác, chưa thành một hệ thống, đặc biệt là về vấn đề có ý nghĩa
thực tiễn tại Việt Nam hiện nay là hoạt động dẫn chương trình truyền hình tại
các đài địa phương, bao gồm vị trí, vai trị, các yếu tố, đặc trưng chung, thực
trạng và giải pháp…
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn nhằm tìm hiểu và phân tích đặc trưng, yêu cầu
chung đặt ra đối với cơng tác dẫn chương trình truyền hình tại các đài địa
phương hiện nay. Luận văn sẽ chỉ ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại,
nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng dẫn chương trình truyền hình
trên sóng truyền hình địa phương.


8
Nhiệm vụ: Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ thu thập, phân tích,
làm rõ những vấn đề lý luận về dẫn chương trình truyền hình; khảo sát thực

tiễn cơng việc này tại một số đài truyền hình địa phương; rút ra những đặc
điểm chung và đề xuất giải pháp để việc dẫn chương trình truyền hình tại các
đài địa phương được thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn, tăng sức hấp dẫn của
các chương trình truyền hình do chính các đài địa phương sản xuất, tránh tình
trạng lãng phí sóng với các chương trình kém chất lượng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động dẫn chương
trình truyền hình của đài PT – TH địa phương.
Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các chương trình truyền
hình giới hạn ở các chương trình thời sự địa phương, giao lưu tọa đàm, trò
chơi của một số đài địa phương: Đài PT – TH Hà Nội (kênh 1), Đài PT – TH
Hải Phòng, Đài PT – TH Quảng Ninh (vì đây là các đài ở các địa phương có
đặc điểm địa lý – văn hóa – kinh tế – xã hội tương đối gần nhau; do điều kiện
hạn chế nên người viết xin phép không mở rộng được phạm vi các đài địa
phương khác). Thời gian: từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 02 năm 2011.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện
luận văn:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu: nhằm kế thừa các
kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước liên quan đến đề tài luận văn.
- Phương pháp hệ thống: sử dụng trong quá trình nghiên cứu hoạt động
dẫn chương trình với tư cách là một thành phần trong hệ thống các hoạt động
sản xuất chương trình truyền hình.
-

Phương pháp phỏng vấn sâu: đối tượng phỏng vấn là các nhà quản

lý, chủ nhiệm chương trình, các nhà báo có kinh nghiệm, phát thanh viên,
người dẫn chương trình các đài địa phương… theo nội dung phục vụ đề tài.



9
-

Phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, so sánh: nhằm làm nổi

bật đặc điểm, tính chất của hoạt động dẫn chương trình truyền hình trên sóng
đài địa phương, từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: hệ thống hóa quan điểm về đặc trưng, các dạng, cách
thức và kỹ năng của hoạt động dẫn chương trình truyền hình; những yêu cầu
cơ bản đối với các yếu tố của hoạt động dẫn chương trình truyền hình (lời
dẫn, cách dẫn, người dẫn) trong chương trình tự sản xuất của đài địa phương.
Về mặt thực tiễn: những khảo sát, nghiên cứu của luận văn là tài liệu
cần thiết trực tiếp đối với đội ngũ phát thanh viên – người dẫn chương trình
truyền hình các đài địa phương; đối với chủ nhiệm, phóng viên, biên tập viên
trong việc tổ chức thực hiện các chương trình truyền hình; đối với những nhà
quản lý, đặc biệt là ban lãnh đạo các đài địa phương trong việc chỉ đạo tổ
chức chương trình, có cái nhìn hoạch định, đầu tư cho chiến lược con người.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 11 tiết, 99 trang.


10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DẪN
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1.1. Định nghĩa hoạt động dẫn chương trình truyền hình
“Báo chí là một loại hình hoạt động nghề nghiệp sáng tạo… Hoạt động

báo chí bao hàm trong đó sự vận hành phức tạp của một loạt nghề nghiệp,
quan hệ với nhau bằng qui luật vận động nội tại của cả hệ thống và bằng hiệu
quả xã hội có tính mục đích.” [24, tr.8] Dẫn chương trình truyền hình là một
“mắt xích” trong “dây chuyền” các hoạt động để tạo nên một chương trình
truyền hình, một khâu quan trọng trong qui trình sáng tạo tác phẩm báo chí.
Vì vậy, dẫn chương trình truyền hình khơng chỉ là hoạt động “dẫn dắt”, kết
nối đơn thuần mà là hoạt động nghiệp vụ đặc trưng của một loại hình báo chí
là truyền hình. Đề cập như vậy là để khu biệt với hoạt động dẫn các chương
trình sân khấu thời trang, ca nhạc, lễ hội, lễ khai trương hay khai mạc các sự
kiện... Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nào đầy đủ về
thuật ngữ “dẫn chương trình truyền hình”.
Theo “Từ điển tiếng Việt 2010”, “dẫn” là “làm cho di chuyển theo một
đường, một hướng nào đó”; cịn “dẫn chương trình” được định nghĩa là một tổ
hợp động từ chỉ hoạt động “giới thiệu và điều khiển một chương trình biểu
diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, trị chơi, v.v.” [27, tr.332] Một trong hai ví
dụ minh họa được đưa ra là “dẫn chương trình truyền hình”. Có thể hiểu, dẫn
chương trình truyền hình là giới thiệu và điều khiển một chương trình truyền
hình, làm cho chương trình tiến triển theo kịch bản đã vạch sẵn và sự chỉ đạo
của đạo diễn.
Căn cứ vào các định nghĩa trên, kết hợp với việc nghiên cứu, đúc rút tri
thức từ thực tiễn, tác giả luận văn xin đưa ra một định nghĩa về hoạt động dẫn
chương trình truyền hình như sau:


11
Dẫn chương trình truyền hình là hoạt động người dẫn sử dụng ngơn
ngữ (lời nói, giọng điệu) và các yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang
phục…) để giới thiệu, điều khiển, làm cho chương trình diễn tiến đúng kế
hoạch đề ra; làm hấp dẫn, kết nối nội dung thơng tin với khán giả; nhằm
hướng tới mục đích cao nhất là hiệu quả truyền thơng của chương trình.

Dẫn chương trình truyền hình là một hoạt động nghiệp vụ của loại hình
báo truyền hình.
Tất nhiên, “người dẫn” ở đây chính là chủ thể của hoạt động dẫn. Từ
điển Wikipedia định nghĩa :“Người dẫn chương trình, hay cịn gọi là em-xi
(MC) do gọi tắt từ tiếng Anh: Master of Ceremonies, theo nghĩa thông thường
được hiểu là người hướng dẫn quần chúng trong một sự kiện.” [38] Nếu ở
Mỹ, người ta dùng thuật ngữ MC để chỉ người dẫn chương trình truyền hình,
thuật ngữ News anchors - “người thả neo” để chỉ người dẫn chương trình tin
tức, thuật ngữ Host để gọi người thực hiện các chương trình tọa đàm hay trị
chơi thì người Anh lại dùng thuật ngữ News presenter để gọi người dẫn
chương trình tin tức trên truyền hình, Newscaster để gọi người dẫn ở mục
điểm tin. Hãng tin BBC lại gọi các Newscaster và News presenter là:
Newsreader. Ở nước ta, thuật ngữ người dẫn chương trình cả truyền hình và
phát thanh theo cách gọi truyền thống bằng từ Hán Việt là “phát thanh viên”.
Có lẽ tên gọi này xuất phát từ cách gọi người dẫn chương trình phát thanh
(phát thanh ra đời trước truyền hình), sau được dùng ln cho người dẫn
chương trình truyền hình như một cách qui định theo thói quen. Tác giả Đinh
Thị Thu Hằng trong Luận văn thạc sĩ “Dẫn chương trình phát thanh thời sự
trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” lại đề xuất cách gọi “dẫn chương trình
viên” [10, tr.34]. Đây cũng là cách gọi hợp lý, song vẫn là cách định danh
theo nghĩa Hán Việt. Còn hiện nay, thuật ngữ người dẫn chương trình truyền
hình thường bị đánh đồng với thuật ngữ MC một cách chung chung. Như vậy


12
là, có nhiều cách gọi khác nhau; nhưng theo quan điểm của người viết, nên sử
dụng thuật ngữ “người dẫn chương trình truyền hình” để định danh chủ thể
của hoạt động dẫn chương trình truyền hình.
Trong đời sống truyền hình, có thể nói, chưa bao giờ, lực lượng dẫn dắt
các chương trình truyền hình lại đơng đảo, đa dạng, phong phú như bây giờ.

Đó khơng chỉ là các phát thanh viên, người dẫn chương trình thuộc biên chế
của các đài mà còn là các cộng tác viên: ca sĩ, diễn viên, người mẫu, hoa hậu,
hoa khơi… và thậm chí cả học sinh sinh viên… Tuy nhiên, hoạt động dẫn
chương trình được đề cập trong luận văn này là hoạt động được điều khiển
bởi chủ thể là phát thanh viên, người dẫn chương trình thuộc biên chế các đài;
phóng viên, biên tập viên khi họ tự dẫn dắt chương trình họ đảm nhiệm.
1.2. Đôi nét về lịch sử hoạt động dẫn chương trình truyền hình
1.2.1. Trên thế giới
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngành vô tuyến
truyền hình xuất hiện từ đầu những năm 1920 của thế kỷ XX. Vào thập niên
1930, mới chỉ có một số đài truyền hình ở Mỹ thử nghiệm chương trình
truyền hình. Cuối những năm 1940 – đầu 1950, khán giả truyền hình bắt đầu
theo dõi tin thời sự trên 4 đài NBC, CBS, ABC và DuMont. Đó là thời kỳ mà
tin thời sự có vị trí lớn lao. Theo định kỳ, các phát thanh viên đọc lời cho các
tin thời sự truyền hình, sử dụng hình ảnh là các tin viết và ảnh tĩnh. [39]
Như vậy, hoạt động dẫn chương trình đã manh nha hình thành cùng với
sự ra đời của ngành vơ tuyến truyền hình những năm 1920 – 1930 thế kỷ
trước. Và “mảnh đất màu mỡ” đầu tiên “ươm mầm” cho hoạt động này nảy
nở, phát triển chính là những chương trình thời sự, tin tức.
Một trong những người dẫn chương trình thời sự truyền hình đầu tiên ở
nước Mỹ cũng như trên thế giới là Hubbell. Khán giả theo dõi chương trình
ơng dẫn dắt hai lần mỗi tuần trên kênh thử nghiệm WCBW của đài CBS ở


13
New York. Tuy nhiên, thời kỳ của Hubbell trong lịch sử truyền hình đã phải
khép lại với Thế chiến thứ hai, khi cả nước Mỹ tập trung vào cuộc chiến.
Năm 1949, 20th-Century Fox/Movietone sản xuất chương trình thời sự
"Camel New Caravan". John Cameron Swayze, người hoạt động trong ngành
phát thanh nhiều năm, đã đảm trách cơng việc dẫn chương trình này. Mặc dù

thời gian hoạt động báo chí của ơng không lâu nhưng ông đã tạo được một
phong cách riêng hấp dẫn nhiều khán giả. Ơng ln áp dụng cách nhìn thẳng
và hiểu rõ vai trị của thị giác mà những người dẫn có thể tận dụng trong
chương trình. Ngồi ra, ơng cịn có khả năng nhớ bản thảo rất tốt. Swayze
thường kết thúc chương trình mỗi tối với câu nói: "Chương trình đến đây là
kết thúc, thưa q vị. Rất vui là chúng ta có thể ở bên nhau." [39]
Cịn người dẫn Garroway lại bắt đầu chương trình “Today” đầu tiên với
lời giới thiệu như sau: "Vậy là chúng tôi đã ở đây, xin chào quý vị. Buổi sáng
đầu tiên mà tôi hy vọng sẽ là một trong nhiều buổi sáng tuyệt vời của quý vị
cũng như bản thân tôi. Hôm nay là ngày 14/1/1952, khi NBC bắt đầu một
chương trình thời sự gọi là Today và, nếu nó khơng có có vẻ cách mạng q,
thì tơi thực sự tin rằng đây là sự khởi đầu của một kiểu truyền hình mới." [39]
Ngơn ngữ dẫn chương trình truyền hình từ những bước khởi thủy ấy đã
mang phong cách nói hơn là đọc. Đó là sự giao tiếp diễn ra giữa chủ thể người đưa tin - người dẫn dắt trực tiếp diễn biến của chương trình và người
tiếp nhận là khán giả truyền hình. Đây cũng chính là một trong những đặc
trưng của hoạt động dẫn chương trình truyền hình.
Hoạt động dẫn khơng chỉ được thực hiện bởi một người, mà chủ thể của
hoạt động này có thể là hai hoặc nhiều hơn thế. “Huntley-Brinkley Report”
với Chet Huntley và David Brinkley thay thế cho chương trình “Camel News
Caravan” vào ngày 29/101956. Đây là chương trình truyền hình đầu tiên có
hai người cùng dẫn. [39]


14
Tìm hiểu đơi nét về lịch sử hoạt động dẫn chương trình truyền hình trên
thế giới, người viết đề cập nhiều tới truyền hình Mỹ, bởi đây là một trong
những “cái nơi” của truyền hình thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ cùng với Châu Âu
cũng là những nơi có lịch sử ngành truyền thơng lâu đời và có bước phát triển
mạnh mẽ nhất. Nhiều hãng thông tấn trên thế giới đã hình thành những người
chuyên dẫn chương trình. Các tên tuổi nổi tiếng như Larry King, Oprah

Winfrey của Mỹ, Fuco của Pháp, Vladixlap Litxchep của Nga… đã thực sự
gắn bó với những chương trình mà họ dẫn. Hoạt động dẫn chương trình cũng
dần trở nên quan trọng bởi nó có khả năng làm sáng rõ, tăng sức hấp dẫn, lôi
cuốn của chương trình, đóng vai trị là cầu nối giữa chương trình với khán giả,
đưa chương trình đến gần hơn với công chúng.
1.2.2. Tại Việt Nam
Ngày 7 tháng 9 năm 1970, ngay từ khi đài truyền hình, tiền thân của
Đài Truyền hình Việt Nam được tách ra và thành lập từ một ban biên tập của
Đài Tiếng nói Việt Nam, chương trình đầu tiên đã được lên sóng. Đó là 15
phút thời sự do phát thanh viên thể hiện trực tiếp. Các chương trình của
truyền hình Việt Nam đã gắn bó với “thế hệ vàng” những tên tuổi quen thuộc
như các phát thanh viên Lan Phương, Hương Liên, Hồng Trang; các Nghệ sĩ
ưu tú Kim Tiến, Minh Trí, Thanh Hùng, Mạnh Tường…
“Chào các bạn! Các bạn thân mến, xin mời các bạn theo dõi chương trình
thời sự hơm nay của Đài truyền hình Việt Nam”. Lời giao đãi đầu chương
trình thời sự của NSƯT Kim Tiến đã được truyền tải bằng chất giọng ngọt và
ấm, bằng ánh mắt trìu mến, và nhất là bằng tình cảm với khán giả mà bà gửi
gắm. Chính vì vậy mà nó đã có sức sống lâu bền trong cơng chúng hàng chục
năm qua; nó tạo nên sức hấp dẫn, “thương hiệu” riêng cho chương trình.
Sau thời sự, các chương trình chuyên đề lần lượt ra đời: Vì an ninh Tổ
quốc (27/01/1973), Câu lạc bộ nghệ thuật (21/02/1976), Văn hóa xã hội


15
(21/03/1976), Quân đội nhân dân (24/04/1976), Thể dục thể thao
(26/05/1976)… Tuy nhiên, cách dẫn thời gian này cịn ít nhiều rập khn, khơ
cứng, chưa có sự linh loạt, mang dấu ấn riêng cho từng chương trình.
Cho đến những năm 1990, nhà báo Trần Bình Minh với chương trình
VKT đã làm thay đổi cách thực hiện và nếp nghĩ truyền thống về hoạt động
dẫn chương trình. Ở chương trình này, người dẫn được thực hiện theo ý của

mình, chủ động và sáng tạo hơn. Theo nghệ sĩ ưu tú Kim Tiến, cách dẫn “rất
sáng tạo, hiện đại và gần gũi với khán giả” ấy đã làm thành “một cuộc cách
mạng trong nghiệp vụ nói của người dẫn chương trình”. [30]
Khi VTV3 được thành lập năm 1996 với sự ra đời của các chương trình
trị chơi như SV 96, Từ ánh mắt đến trái tim, Trị chơi liên tỉnh, Vườn cổ tích,
Đường lên đỉnh Olimpia, Ở nhà chủ nhật…, hoạt động dẫn chương trình đã
được thay một màu áo mới, một phong cách mới, phù hợp với các chương
trình đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả.
Hiện nay, sự nở rộ của các kênh truyền hình, các chương trình truyền
hình ở cả hệ thống đài truyền hình từ trung ương đến địa phương đã làm cho
hoạt động dẫn chương trình được phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng;
đa dạng, phong phú về phong cách dẫn; được khẳng định là yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công của nhiều chương trình.
1.3. Vai trị, đặc trưng của hoạt động dẫn chương trình truyền hình
1.3.1. Vai trị
Cũng như các loại hình báo chí khác, truyền hình có nhiều thể loại rất đa
dạng. Có thể loại có thể có hoặc khơng khâu dẫn chương trình như tin truyền
hình, phóng sự truyền hình, nhưng cũng có những thể loại chương trình
truyền hình khơng thể khơng có hoạt động dẫn chương trình, như truyền hình
trực tiếp, tường thuật, giao lưu tọa đàm, trò chơi truyền hình. Nếu khơng có
hoạt động này, sẽ khơng có chương trình.


16
Với các phần tin tức, người viết cho rằng cũng có thể có hoặc khơng hoạt
động dẫn, bởi có thể giới thiệu mở đầu phần tin bằng cách chạy tít chữ và
chuyển từ tin này sang tin khác bằng cách xuống đen màn hình và sử dụng
nhạc cắt. Nhưng như đã nêu ở phần lịch sử hoạt động dẫn chương trình, ngay
từ khi ra đời, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chương trình được lựa chọn
lên sóng đầu tiên là các bản tin thời sự. Trong các chương trình, bản tin thời

sự ấy, từ khởi thủy cho đến ngày hơm nay, chưa bao giờ vắng bóng các phát
thanh viên, người dẫn chương trình – chủ thể của hoạt động dẫn. Nói như vậy,
để thấy hoạt động dẫn chương trình ngày càng khẳng định được vị trí, vai trị
quan trọng trong chỉnh thể các khâu làm nên một chương trình truyền hình.
Một tác phẩm báo chí – chương trình truyền hình bao gồm hai yếu tố: nội
dung và hình thức. Nội dung là thông điệp mà khán giả tiếp nhận qua chương
trình, cịn hình thức chính là cách thức để truyền đạt thơng điệp đó. Hai yếu tố
này đan xen, bổ sung cho nhau, gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau. Cách truyền
thơng điệp, hình thức của chương trình lại phụ thuộc rất nhiều vào khâu dẫn
dắt. Có nhiều chương trình nội dung kịch bản được chuẩn bị công phu nhưng
hiệu quả truyền thông không như mong đợi bởi thiếu sự dẫn dắt chương trình
hấp dẫn, lơi cuốn. Nội dung thơng tin hay, thơng điệp có giá trị thực tiễn cao,
nhưng khâu dẫn bị lơ là, coi nhẹ, tất yếu sẽ làm giảm đi đáng kể chất lượng,
kết quả mà chương trình cần đạt tới. Một chương trình truyền hình thành cơng
hay khơng, phụ thuộc một phần rất lớn vào hoạt động dẫn chương trình.
Có thể thấy nhiều trong thực tế đời sống truyền hình, xin nêu ở ba thể loại
chủ yếu là thời sự; giao lưu tọa đàm và trị chơi truyền hình. Một chương trình
thời sự đề cập đến những vấn đề nóng hổi mà phóng viên phải vất vả, lăn lộn
thực tế mới có được; nhưng khi lên sóng nhiều khán giả bỏ qua vì cách giới
thiệu, cách thể hiện của người dẫn không hấp dẫn, lơi cuốn được họ đến gần hơn
với màn hình (vì nhiều khi khán giả xem khơng chủ đích), khơng cho họ thấy


17
được đây là một thông tin giá trị, cần phải quan tâm, nắm bắt. Một chương trình
giao lưu tọa đàm dù nội dung bàn luận có ý nghĩa thực tiễn, khách mời có nhiều
thơng tin nhưng người dẫn khơng biết khai thác, gợi mở; hoặc dẫn dắt dây cà
dây muống rồi mới đặt câu hỏi, trong câu hỏi đã ngụ ý trả lời; hoặc nói liến
thoắng, thích thể hiện, tranh cả thời lượng của khách mời…thì đó quả là một
“thảm họa” cho chương trình. Với chương trình trị chơi, nếu hoạt động dẫn

khơng tạo được khơng khí hấp dẫn, lơi cuốn cần thiết cho trường quay, cho
người chơi và khán giả thì đó khơng phải là một chương trình thành cơng.
Như vậy, đối với từng thể loại chương trình, hoạt động dẫn có vai trị hết
sức quan trọng, có thể tổng quát như sau:
Vai trò giới thiệu: hoạt động dẫn phải giúp khán giả hiểu được họ sắp
được xem chương trình nào, chương trình đó đề cập tới vấn đề gì…
Vai trị kết nối: lời dẫn phải liên kết được các nội dung thành phần, làm
cho chúng gắn bó với nhau, tương hỗ nhau, tạo thành một tổng thể chương
trình thống nhất, làm nổi bật thơng điệp chương trình.
Vai trị điều khiển, định hướng: hoạt động dẫn phải điều khiển, định
hướng, xử lý các tình huống phát sinh, làm cho chương trình tiến triển từ đầu
đến cuối theo một hướng, nhằm đi tới “đích truyền thơng” của chương trình
một cách khéo léo mà khơng bị khiên cưỡng, gượng gạo.
Vai trị tạo khơng khí, tăng sức hấp dẫn cho chương trình: dẫn phải
làm cho khán giả có ấn tượng, bị hấp dẫn bởi hình thức và chú ý vào nội dung
của chương trình; hoạt động dẫn phải tạo dựng được bầu khơng khí phù hợp
với từng loại chương trình, lơi cuốn, hấp dẫn, khuyến khích các thành viên
tham gia chương trình một cách tích cực nhất.
1.3.2. Đặc trưng
Truyền hình là một loại hình báo chí có lợi thế đặc biệt. Các tác giả
“Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” nhận định: “Truyền hình là


18
kênh truyền thơng chuyển tải thơng điệp bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc
màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” [25, tr.168].
Truyền hình vì thế đã đem lại cho cơng chúng “bức tranh” về cuộc sống thực
nhưng đã được “thu nhỏ”, được “làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn
về hình thức” và “làm phong phú hơn về giá trị tinh thần”, “giúp người xem
nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn về những sự

kiện và vấn đề của cuộc sống”. [25, tr.168] Như vậy, đặc trưng của truyền
hình là truyền thơng điệp bằng hình ảnh động, lời nói và âm thanh.
Hoạt động dẫn chương trình truyền hình do chủ thể là người dẫn chương
trình, các phát thanh viên, biên tập viên thực hiện là một khâu quan trọng
chuyển tải thơng điệp chương trình tới khán giả. Chính vì vậy, hoạt động này
cũng khơng thể không mang những đặc trưng trên, thể hiện một cách cụ thể,
sinh động ở chủ thể thực hiện nó: lời nói và “hình ảnh động” của người dẫn.
Mặt khác, ngay định nghĩa nêu ra ở phần đầu luận văn cũng đã chỉ ra
những đặc trưng của hoạt động này. Đó là hoạt động dùng yếu tố ngơn ngữ
(lời nói, giọng điệu) và các yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục)
để điều khiển, kết nối, làm cho chương trình diễn tiến theo kịch bản, truyền
đạt được thơng điệp của chương trình. Cần nhấn mạnh rằng, ngơn ngữ được
sử dụng trong lời dẫn phải là ngôn ngữ giao tiếp, thể hiện theo phong cách nói
chứ khơng phải phong cách đọc. Ngay cả khi dẫn chương trình thời sự, một
chương trình thuộc thể loại chính luận, các phần tin tức cũng cần được truyền
tải đến người nghe theo phong cách trò chuyện, tự nhiên, gần gũi. Nếu phát
thanh viên, người dẫn chương trình thể hiện và dẫn phần tin chỉ đơn thuần là
đọc văn bản một cách cứng nhắc, khơ khan thì hiệu quả thơng tin của chương
trình sẽ không như mong muốn.
Để thấy rõ được đặc trưng của hoạt động này, ta đặt nó trong mối tương
quan với hoạt động dẫn chương trình trên phương tiện truyền thông đại chúng


19
khác là báo phát thanh. Đặc trưng của hoạt động dẫn chương trình trên phát
thanh, theo tác giả Đinh Thị Thu Hằng trong luận văn thạc sĩ báo chí “Dẫn
chương trình phát thanh thời sự trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” là hoạt
động “tạo ra lời dẫn” [10, tr.33], dùng hồn tồn lời nói để điều khiển, kết nối
chương trình. Với loại hình báo chí này, hoạt động dẫn có vai trị vơ cùng
quan trọng, dẫn để kết nối các nội dung thành phần trong một chương trình,

dẫn nhiều khi cịn để chuyển các chương trình phát sóng liền kề nhau. Đặc
biệt, với các chương trình thời sự hoặc tường thuật trực tiếp, hoạt động dẫn là
yếu tố không thể thiếu và có vai trị quyết định sự thành cơng của cả chương
trình. Do dùng hồn tồn lời nói nên ngôn ngữ, giọng điệu, sắc thái biểu cảm,
đài từ của người dẫn là vơ cùng quan trọng, bởi nó là chất liệu duy nhất của
hoạt động dẫn.
Trong khi đó, với truyền hình, hoạt động dẫn chương trình lại là sự tổng
hịa của hai yếu tố “hình” và “tiếng”. Nó địi hỏi người dẫn khơng chỉ sử dụng
chất liệu chính là lời dẫn (ngôn ngữ, đài từ; giọng điệu, ngữ điệu biểu cảm)
mà còn phải kết hợp với các yếu tố khác như ngôn ngữ cơ thể (điệu bộ, cử
chỉ, cách đi lại), nét biểu cảm của gương mặt (ánh mắt, nụ cười…), trang
phục, kiểu tóc, cách trang điểm… Các yếu tố này có chức năng bổ trợ cho yếu
tố lời dẫn.
Ví dụ về trang phục: dẫn chương trình thời sự trong nước yêu cầu trang
phục phải là com - lê (với nam), áo dài (với nữ). Dẫn các chương trình khác
như thời sự quốc tế, giao lưu tọa đàm…, có thể linh hoạt hơn với sơ mi (nam),
đầm cơng sở (nữ). Dẫn các chương trình trị chơi, trang phục lại phải phù hợp
với từng đối tượng tham gia. Nếu là trò chơi dành cho người cao tuổi, trang
phục cần đứng đắn, lịch sự, đi liền với phong thái chững chạc. Nếu là trò chơi
dành cho đối tượng thanh thiếu nhi, lại cần trang phục màu sắc tươi tắn, kiểu
cách trẻ trung, đi liền với tác phong nhanh nhẹn, hoạt náo, vui tươi…Tất cả


20
phải hài hòa, “ăn khớp” với nhau, tạo nên một tổng thể nhất quán, phù hợp
với thể loại và góp phần làm tốt lên được chủ đề của chương trình.
1.4. Các dạng, cách thức và kỹ năng của hoạt động dẫn chương trình
truyền hình
1.4.1. Các dạng dẫn
Căn cứ vào chức danh công việc của người dẫn khi tham gia hoạt động

dẫn chương trình; căn cứ vào số lượng người dẫn trong một chương trình, có
thể phân loại các dạng dẫn sau:
1.4.1.1. Dẫn chương trình với tư cách là phát thanh viên hoặc phóng
viên, biên tập viên
Dẫn chương trình với tư cách phát thanh viên là dạng dẫn cơ bản nhất ở
các đài truyền hình địa phương hiện nay. Đặc điểm nổi bật: chỉ thể hiện kịch
bản do người khác viết một cách đơn thuần. Trong bất cứ chương trình nào, từ
thời sự đến giao lưu tọa đàm, họ đều tuân theo kịch bản có sẵn và lần lượt đọc
lời dẫn, thể hiện tin bài hoặc đưa ra các câu hỏi theo kịch bản.
Có kiểu dẫn thụ động: người dẫn chỉ mong kịch bản lời dẫn càng chi tiết
càng tốt, vì như thế họ chỉ cần nhìn giấy (nếu quá vội, khơng có thời gian
chuẩn bị) hoặc học thuộc lịng là có thể làm cho qua chương trình. Với những
phát thanh viên này, tất nhiên họ khơng có khả năng ứng đáp với khách mời
hoặc xử lý bất kỳ tình huống nào ngoài kịch bản. Điều này dẫn đến hiện
tượng họ “ngại” làm các chương trình giao lưu tọa đàm và đặc biệt rất “sợ”
các chương trình truyền hình trực tiếp. Do đó, đã có trường hợp khơng được
mời hoặc khơng tự tin nhận lời dẫn các thể loại chương trình trên lần thứ hai.
Họ bằng lòng và cảm thấy an toàn nhất khi dẫn các bản tin thời sự và giới
thiệu chuyên đề, chuyên mục, ngoài ra là một số chương trình văn nghệ, vì
đây đều là những chương trình ghi hình sẵn, có kịch bản lời dẫn chi tiết,
khơng đòi hỏi tổng hợp nhiều kỹ năng.



×