Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Một số vấn đề lý luận về tự do báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.42 KB, 41 trang )

I. Lời mở đầu
Tự do báo chí là bộ phận quan trọng của quyền con người, là sự
phát triển tự nhiên cần thiết của cuộc sống. Tự do báo chí là vấn đề mà
các xã hội trong lịch sử luôn quan tâm. Nó ln là vấn đề gây tranh luận
gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng lý luận.Cho đến ngày nay vẫn là trận địa
chưa bao giờ ngừng đấu tranh trên hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Nó diễn ra âm ỉ, khi dâng trào, khi phẳng lặng nhưng khơng bao giờ chính
thức bởi vì trong xã hội cịn tồn tại nhiều tầng lớp, nhiều chính kiến nhìn
nhận vấn đề nhiều lăng kính khác nhau, khúc triết theo nhiều ánh sáng
khác nhau. Cơ sở đúng đắn giải quyết vấn đề này xuất phát từ lý luận và
thực tiễn nhận thức khách quan và cụ thể lịch sử của vấn đề.
Đất nước ta trải qua hơn 4000 ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, bao thế hệ cha anh đã chiến đấu anh dũng để giành lấy độc lập, tự
do cho đất nước. Vì thế, độc lập, tự do đã trở lên rất thiêng liêng đối với
mỗi con người Việt Nam. Trong tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã khẳng định mọi người đều có quyền tự do. Báo chí là một trong các
phương tiện để thể hiện tự do ngơn luận của cá nhân, nhóm người, của
một tổ chức, một xã hội. Hiểu như thế nào về tự do báo chí? Tự do báo
chí ở các nước tư bản và nước ta có gì khác nhau? Vậy tự do báo chí có
là tự do tuyệt đối trong trong mọi chế độ xã hội không? Chúng ta có thể
khẳng định rằng khơng có tự do tuyệt đối trong tự do báo chí. Báo chí có
tự do nhưng tự do trong khuôn khổ của pháp luật, theo các thiết chế xã
hội do chính quyền của xã hội đó quy định. Vượt ra ngồi giới hạn đó thì
báo chí khơng cịn tự do, nghĩa là báo chí đã đi ngược lại quyền lợi của
đông đảo quần chúng nhân dân, của cơ quan trong bộ máy chính quyền.

1


ở Việt Nam, tự do báo chí trong khn khổ của pháp luật. Chúng ta có luật
báo chí ban hành ngày 12-1989.


Khát vọng tự do là quyền không thể tước đoạt được của mỗi nhà báo,
nhưng vấn đề quan trọng là hiểu và thực hiện nó như thế nào. Trong
khn khổ đề tài Tiểu luận, em chỉ xin đi vào nghiên cứu những nét khái
quát về cơ sở lý luận về tự do báo chí nói chung và thực tiễn tự do báo chí
ở nước ta cùng một số nhận thức bổ ích qua mơn học.
I. Một số vấn đề lý luận về tự do báo chí
Các nhà nghiên cứu lý luận báo chí đã sớm chỉ ra rằng, khẩu hiệu
“Tự do báo chí” đã từng có ý nghĩa to lớn trên toàn thế giới từ cuối thời
trung cổ. Khẩu hiệu đó nói lên tính chất tiến bộ của giai cấp tư sản trong
cuộc đấu tranh chống lại bọn lãnh chúa phong kiến và thày tu ở thời điểm
lịch sử đó. Chính nhờ có khẩu hiệu đó mà giai cấp tư sản đã tranh thủ
được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân và chiến thắng giai cấp phong
kiến và giới tăng lữ.
Sau khi giai cấp tư sản nắm quyền chi phối xã hội, tuy khẩu hiệu “Tự
do báo chí” vẫn được duy trì, thậm chí có khi được đề cao, nhưng đã mất
đi tính chiến đấu, tính tập hợp lực lượng mà trở thành một khẩu hiệu chính
trị, mang tính chất mị dân, phục vụ cho lợi ích riêng của giai cấp tư sản
hơn là phục vụ cho xã hội.
Xét theo ngữ nghĩa phổ biến của tập hợp từ, “Tự do báo chí” có ý
nghĩa là sự thốt ly khỏi sự ràng buộc, hạn chế, sự cấm đoán đối với báo
chí. Nhưng theo ý nghĩa khoa học của khái niệm tự do thì phải xét trong
mối quan hệ với tất yếu.
Tự do và tất yếu là hai phạm trù triết học, biểu hiện mối quan hệ qua
lại giữa hoạt động của con người và sự vận động của các quy luật tự
nhiên và xã hội.
2


Tự do là khát vọng, ước muốn của con người muốn chinh phục thế
giới và tự nhiên để phục vụ sự sống của mình. Tất yếu là những quy luật

tự nhiên, xã hội, tư duy, chính là cái chế ngự, cái ràng buộc phải tuân thủ.
Do đó, muốn tự do phải nhận thức đúng tất yếu. Tự do là quyền lợi chính
đáng của mỗi con người. Tuy nhiên, khơng thể có tự do tuyệt đối, tự do vơ
tổ chức, vơ kỷ luật, tự do vô hạn độ. Tự do phải được hiểu trong khuôn
khổ luật pháp, phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội. Tự
do là nhận thức được tính tất yếu và gắn trách nhiệm của con người trước
xã hội.
Tự do hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, trong đó có báo chí, chỉ có
thể đạt được khi con người đặt ra mục đích nhất định và đấu tranh để đạt
mục đích đó. Đấu tranh để có tự do là mục đích và khát vọng mn đời
của con người. Tuy nhiên, để có tự do đích thực phải có hàng loạt các
điều kiện đi kèm:
Thứ nhất, là mức độ nhận thức, hiểu biết của con người về các
quy luật của tự nhiên, xã hội và khả năng vận dụng các quy luật đó vào
hoạt động hàng ngày. Các quy luật này tạo thành cái “khung” mà hoạt
động tự do được phép diễn ra trong khn khổ của “khung” đó. Hê - ghen
thừa nhận rằng: “Kẻ ngu dốt không được tự do bởi anh ta đối lập với thế
giới bên ngoài, cái thế giới ở thế cao hơn anh ta nhưng anh ta phải phụ
thuộc vào thế giới đó”. Mở rộng tầm hiểu biết và khả năng vận dụng hiểu
biết đó vào thực tế sẽ quyết định khả năng mở rộng tự do hoạt động của
con người. C.Mác cho rằng: “Vấn đề không phải là giải thích thế giới mà là
cải tạo thế giới” còn Ph.Ăngghen đưa ra luận điểm: Mỗi bước tiến lên phía
trước trên con đường văn hóa là một bước tiến tới tự do”.
Thứ hai, là năng lực tìm kiếm giải pháp và con đường tốt nhất để
đạt mục đích đề ra, trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo kiến thức và
kinh nghiệm đã tích lũy được. Người tự do nhất là người trong khuôn khổ
3


của tính tất yếu, tạo ra được những giá trị tinh thần, vật chất cho mình và

cho nhân loại.
Thứ ba, là khía cạnh pháp lý và kinh tế của tự do. Thực tế xã hội,
giai cấp, Nhà nước nào cũng quy định mức độ tự do và quyền hạn chính
trị - xã hội, văn hóa - lịch sử trong khn khổ luật pháp, hiến pháp và các
quy định khác. C.Mác đã viết: “Trong một quốc gia, tự do đã được cơng
nhận về mặt pháp lý tồn tại dưới hình thức pháp luật”. Trong hiến pháp,
luật pháp mỗi Nhà nước đều quy định khn khổ pháp lý cho hoạt động
báo chí. Cịn thực hiện quyền đó đến mức độ nào cịn phụ thuộc vào khả
năng tài chính, vật chất, kỹ thuật mà nền báo chí đó có được.
Báo chí là một hiện tượng xã hội. Hoạt động báo chí là hoạt động xã
hội của con người, nên nó khơng thể thốt ly các quy luật vận động, các
diễn biến khách quan của xã hội. Với ý nghĩa đó, khái niệm “Tự do báo
chí” cũng phải được xem xét trong mối quan hệ với các quy luật tất yếu
của xã hội và sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Với nhận thức khách quan khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng
giải thích cái tất yếu tồn tại trong tự nhiên, trong xã hội dưới hình thức các
quy luật khách quan. Con người càng nhận thức sâu sắc các quy luật
khách quan (cái tất yếu) thì hoạt động của họ càng tự do.
Như vậy, có thể hiểu “Tự do báo chí” là mục tiêu phấn đấu của con
người nhằm giành cho mình quyền được thơng tin, trao đổi, giao tiếp, thể
hiện ý chí và nguyện vọng của con người một cách công khai qua các
phương tiện thông tin đại chúng, không hề bị một sự lệ thuộc, sự hạn chế
nào.
Tự do báo chí là tự do được trình bày, phát biểu, bày tỏ ý kiến, quan
điểm, chính kiến của mình đúng pháp luật. Tự do báo chí suy cho cùng là
phương tiện, chứ khơng phải là mục đích, nghĩa là nó là phương tiện để

4



đạt mục đích đặt ra, giành được quyền được thơng tin, được nói, nhưng
để nhằm những mục đích nhất định.
V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Trong xã hội tư sản, tự do báo chí là tự do
mua báo chí, tự do mua nhà báo (mua các cây bút), tự do mua chuộc, tự
do mua và chế tạo các dư luận làm lợi cho giai cấp tư sản”. Dưới chiêu
bài “tự do báo chí”, giai cấp tư sản thế giới đã tăng cường sức mạnh của
mình bằng cách mua chuộc các cây bút, tổ chức đài phát thanh, truyền
hình, các phương tiện hiện đại để xuyên tạc sự thật, vu cáo đối phương,
đàn áp và khống chế dư luận, tìm cách lừa phỉnh, mê hoặc nhằm đổi trắng
thay đen một cách tráo trở. Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh của đồng
tiền để làm các việc trên, chúng còn sử dụng cả “bàn tay sắt” như luật
pháp, kiểm duyệt, lực lượng cảnh sát, ... để chèn ép, đàn áp và thủ tiêu
các tờ báo, các cây bút có khuynh hướng đối lập khi xét ra khơng có lợi
cho sự cai trị của chúng.
Trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng thống trị xã hội bao giờ cũng là
tư tưởng của giai cấp thống trị. Vì vậy, trong xã hội tư bản, tư tưởng tư
sản là tư tưởng thống trị xã hội. Báo chí tư sản là cơng cụ đắc lực để bảo
vệ, truyền bá phổ biến tư tưởng tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
Thực chất, thứ tự do báo chí mà giai cấp vơ sản ra sức tơ vẽ, coi như đặc
ân ban phát cho tồn xã hội chỉ là những liều thuốc mê để lôi kéo những
người nhẹ dạ, những người nông nổi, thiếu sự tỉnh táo về mặt chính trị.
Làm như vậy, giai cấp tư sản dễ bề thống trị.
Trong khi giai cấp tư sản rêu rao về tự do báo chí, thậm chí là sự tự
do tuyệt đối, tự do rộng rãi đối với xã hội thì luật lệ tư sản về báo chí
khơng kém sự hà khắc, chế độ kiểm duyệt càng ngặt nghèo và điều quan
trọng nhất và cũng là cơ bản nhất là các tòa soạn, các nhà in, các xưởng
giấy đều nằm gọn trong tay giai cấp tư sản. Hơn thế nữa, các chủ báo sẵn
sàng bỏ tiền ra mua các phương tiện hiện đại nhất, mua các cây bút tài ba
5



để phục vụ chúng. Những cây bút bị mua chuộc đó có khi khơng biết mình
đã bán cho giai cấp tư sản mà anh ta cứ tưởng mình được tự do ngơn
luận. Về thực chất, những cây bút đó chỉ là những tên lính đánh thuê cho
giai cấp tư sản trên mặt trận chính trị tư tưởng, là những tên bồi bút của
các ông chủ báo thuộc giai cấp tư sản.
Điều chắc chắn rằng các ông chủ báo tư sản khơng bao giờ cho phép
ai đó viết bài, đăng tin về sự thật mà làm hại đến lợi ích của chính thể tư
sản. Ngồi sự bảo đảm về mặt tài chính ra, với mục đích kiếm lời chúng
khuyến khích đưa tin giật gân, vô trách nhiệm, nhất là các tin thất thiệt, kể
cả vu cáo, cốt sao báo bán chạy, thu nhiều lãi. Vì hoạt động báo chí đối
với giai cấp tư sản cịn là nguồn lợi kinh doanh khơng nhỏ.
Ngay tại nước Mỹ, một thực tế là báo chí Mỹ nằm trong tay những tập
đoàn kinh tế khổng lồ và bị chính quyền cùng những nhà tỷ phú lớn khống
chế. Nhà sử học Mỹ Howard zinn mới đây viết trên báo Pháp Le Monde
cho rằng, ở nước Mỹ, có 1% số dân nắm gần một nửa của cải của đất
nước. Thể chế của chính quyền và nền báo chí Mỹ phục vụ những người
giàu nhất và có quyền lực cao nhất ở Mỹ. Nhà báo, giáo sư Mỹ Uyliam F.
Vu, giảng dạy tại Đại học tổng hợp Stanford viết: “Một nền báo chí mà đã
trở thành con tin của các tỷ phú, thì khơng cịn là một nền báo chí tự do,
cũng như khi nó là con tin trong tay Chính phủ”.
Theo báo cáo điều tra của trường Đại học Sơnơma, vấn đề tự do báo
chí ở Mỹ đang bị khủng hoảng. Khi nổ ra cuộc chiến tranh Irắc, các phóng
viên Mỹ đã phải ký thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Mỹ viết bài, đưa tin theo
sự điều khiển của Lầu Năm góc. Các phóng viên hầu hết ở phía sau chiến
tuyến, viết bài, viết tin dựa vào các tin và tài liệu do quân đội Mỹ cung
cấp”. Chính quyền Mỹ dùng mọi cách ngăn cấm báo chí đưa tin kịp thời và
đúng sự thật về chiến tranh Irắc. Dư luận thế giới cho rằng, trong chiến
tranh Irắc, nhiều hãng tin và tờ báo lớn của Mỹ, vì giả dối và chậm trễ, đã
6



thua kém báo chí các nước khác, nhất là kênh truyền hình Al-jazeera của
Cata.
Peter Arnett, phóng viên kỳ cựu, nổi tiếng của Hãng Truyền hình NBC,
bị Hãng sa thải theo lệnh chính quyền Mỹ vì đã viết rằng chiến tranh của
Mỹ ở Irắc đã thất bại. Ơng nói: “Tơi bị sa thải vì đã nói lên sự thật”.
Những thơng tin do các cơ quan truyền thông quốc tế phát đi từ Irắc
đều bị Mỹ kiểm duyệt và chịu sự trừng phạt nếu khơng viết theo ý Mỹ. Tổ
chức phóng viên không biên giới (RSF) buộc tội “quân đội Mỹ ở Irắc
thường xuyên cản trở hoạt động của nhà báo làm nhiệm vụ ở Irắc. Mỹ tiến
công vào quyền tự do báo chí đến mức báo động”. Bom đạn liên quân ở
Irắc đã tàn phá các cơ quan truyền thông của Irắc, chi nhánh kênh truyền
hình Arập Abu Dhabi ở Bátđa, nã pháo vào xe truyền hình của kênh truyền
hình Al-jazeera đang làm nhiệm vụ rồi cấm phóng viên kênh truyền hình
này hoạt động ở Irắc. Một cuốn sách mới xuất bản: Danh sách đen do 15
phóng viên Mỹ là đồng tác giả đã tố cáo: “Tự do báo chí ở Mỹ đang bị đe
dọa”.
Đối với chủ nghĩa xã hội, tự do báo chí là một mục tiêu phấn đấu để
làm cho mọi thành viên trong các xã hội có những điều kiện thỏa mãn
ngày càng cao các nhu cầu viết báo, đọc báo, mua báo, tức là sử dụng
các phương tiện thông tin đại chúng một cách tự do nhất, được luật pháp
và dư luận xã hội bảo đảm.
Khi nghiên cứu tự do và tất yếu phải đặt nó trong những điều kiện lịch
sử nhất định, như: Trình độ phát triển kinh tế, văn hố, trình độ hiểu biết
của cơng chúng, thiết chế chính trị... Khơng thể mang tự do của nước này
so với tự do của nước khác. C.Mác nêu nên một luận điểm quan trọng:
"Vấn đề không nên bàn đến có hay khơng có tự do. Tự do bao giờ cũng
có, vấn đề là tự do cho ai, tự do để làm gì".


7


Tự do báo chí, tự do ngơn luận, tự do sáng tác là quyền lợi thiêng
liêng của những người cầm bút. Cái quyền đó khơng ai ban phát hoặc
mua bán được, mà phải từ những người cầm bút cùng nhân dân đấu
tranh để giành lấy. ý nghĩa cao cả của quyền tự do đó là ở chỗ họ hướng
sự phục vụ của mình vào lợi ích của nhân dân lao động, vào sự tiến bộ,
giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất cơng.
Giai cấp vơ sản phấn đấu xây dựng một nền tự do báo chí với ý nghĩa
chân chính. Đó là nền tự do hoạt động báo chí vì lợi ích của đại đa số
nhân dân lao động. Nền báo chí đó đem lại cho các nhà báo quyền hành
nghề, quyền cống hiến phục vụ khán giả, quyền sáng tạo theo đúng với
lương tâm và trách nhiệm của người làm báo chân chính, vì sự tiến bộ
của toàn xã hội và hạnh phúc của nhân dân. Đương nhiên, quyền tự do
báo chí của người làm báo chân chính khơng phải là sự tùy tiện muốn viết
gì thì viết, hoặc viết thế nào thì viết, mà là trách nhiệm trước xã hội của họ,
sự giác ngộ chính trị của họ, quan điểm giai cấp của họ sẽ chi phối hành vi
và hoạt động báo chí của họ. Họ viết cái gì, viết như thế nào, viết cho ai
đọc, đều làm với ý đồ trong sáng, động cơ xây dựng, đúng với lương tâm,
và trách nhiệm của nhà báo đối với nhân dân lao động. Người làm báo
chân chính là người biết hướng ngịi bút vào mục đích cao cả của xã hội,
sử dụng quyền tự do báo chí một cách có hiệu quả nhất và biết tự bảo vệ
danh dự của mình trước độc giả. Khác với những người làm báo chạy
theo danh lợi và tiền tài, kẻ nô lệ của túi tiền bọn tư bản, người làm báo
chân chính dám hy sinh mình cho việc bảo vệ chân lý và sự tiến bộ chung.
Nền tự do báo chí mà giai cấp vơ sản cần xây dựng, đó là quyền tự
do tiếp nhận và truyền bá, phản ánh các nguồn thông tin theo hướng tiến
bộ và xây dựng cho mọi thành viên trong xã hội. Nền báo chí tự do dưới
chế độ chủ nghĩa xã hội đòi hỏi cao về trách nhiệm xã hội của người làm

báo. Báo chí phải trung thực, chính xác, phải phục vụ tích cực cho việc
8


phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Báo
chí hoạt động tự do phải đi theo hướng vì sự tiến bộ của xã hội, vì lợi ích
của nhân dân.
Nền báo chí xã hội chủ nghĩa bảo đảm tự do thực sự cho mọi công
dân trên cơ sở luật pháp, dân chủ, bình đẳng. Người có tiền cũng khơng
thể dùng tiền để chi phối lũng loạn báo chí và ngược lại, người khơng có
tiền cũng khơng bị mất quyền tự do hưởng thụ và viết, truyền bá báo chí,
quyền xuất bản, phát hành báo chí. Những sự vi phạm về luật báo chí,
xuất bản đều bị xử lý nghiêm minh khơng có ngoại lệ với bất kỳ người nào.
Đối với Việt Nam, nền tự do báo chí nước ta phấn đấu xây dựng và
thực hiện là tự do sử dụng báo chí như những cơng cụ của tồn xã hội để
thơng tin, trao đổi, cổ vũ nhân dân thực hiện các mục tiêu đổi mới theo
hướng xã hội chủ nghĩa. Ai cũng có quyền viết báo, đọc báo, mua báo, có
quyền trao đổi, phê bình, góp ý trên báo chí. Báo chí thực sự trở thành
diễn đàn của quần chúng, quyền tự do báo chí càng được phát huy.
Nền tự do báo chí của chúng ta được hình thành và xây dựng trên cơ
sở có sự thống nhất về chính trị trên phạm vi toàn xã hội là cơ bản. Trong
xã hội tuy có sự khác nhau về lợi ích kinh tế, nhưng có sự thống nhất về
mục tiêu chính trị.
Nền tự do báo chí của chủ nghĩa xã hội nước ta phấn đấu xây dựng
là sự tự do cho những người có cùng mục tiêu, cùng chí hướng để làm
cho dân giàu, nước mạnh, đoàn kết và nhân ái theo nguyên tắc của chủ
nghĩa xã hội. Nền tự do báo chí đó tn thủ các ngun tắc cơ bản của
báo chí vô sản là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền lợi chính đáng của con
người, bảo vệ sự cơng bằng xã hội, chống lại mọi tư tưởng và khuynh
hướng có hại cho sự nghiệp đổi mới theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Theo TS. Nhị Lê, (báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày
23/11/2005): “Nếu hiểu tự do với tư cách là một phạm trù triết học để chỉ
9


khả năng biểu hiện ý chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức
được quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; và dưới góc độ thực tiễn,
và trạng thái khơng bị cấm đốn, hạn chế trong một việc làm cụ thể nào
đó, thì rõ ràng, các nhà báo Việt Nam là những người rất tự do, thậm chí
có thể so sánh với bất cứ các nhà báo ở bất cứ nước nào được xem là
thực sự tự do nhất. Mặt khác, nếu hiểu tự do với tư cách là một phạm trù
lịch sử để chỉ trạng thái một dân tộc, một xã hội và các thành viên khơng bị
lệ thuộc, bị cấm đốn, bị hạn chế vơ lý trong các hoạt động chính trị - xã
hội; và ở nghĩa cụ thể, và trạng thái khơng có những sự ràng buộc, hạn
chế về những mặt nào đó, đối lập với những trường hợp thơng thường
khác, thì khơng cịn nghi ngờ gì, nền báo chí cách mạng Việt Nam là một
nền báo chí tự do hơn bất cứ một giai đoạn nào trong suốt lịch sử báo chí
Việt Nam…”.
Đề cập tới tự do báo chí, cũng có ý kiến cho rằng ở Việt Nam khơng
có báo chí tư nhân, như vậy khơng có tự do báo chí. Về vấn đề này, các
nhà tư tưởng, lý luận nước ta đã phản biện một cách lôgic và chứng minh,
lập luận trên cơ sở khoa học là, con người và xã hội có nhu cầu về cái gì
thì tạo ra cái đó để thoả mãn nhu cầu của mình, khơng có cái gì được tạo
ra chỉ cốt tồn tại một cách tự thân. ở nước nào khơng có báo chí của Nhà
nước hoặc báo chí của Nhà nước khơng đủ thoả mãn nhu cầu của người
dân thì ở đấy báo chí tư nhân ra đời. Việt Nam có chế độ chính trị, kinh tế,
xã hội và luật pháp riêng của mình, phù hợp với lịch sử, truyền thống, với
bản sắc dân tộc Việt Nam và trào lưu tiến bộ của thế giới. Luật Báo chí
của Việt Nam ghi rõ: các tổ chức nhân dân, các tổ chức xã hội có quyền
có báo chí của mình, bên cạnh các cơ quan báo chí của Đảng và Nhà

nước. Hiện nay, Việt Nam có 216 Hội quần chúng hoạt động hợp pháp ở
Trung ương và 300 Hội quần chúng hoạt động hợp pháp ở các tỉnh, thành
phố là những tổ chức nhân dân, đại diện lợi ích và tiếng nói của mọi tầng
10


lớp nhân dân, mọi tôn giáo, dân tộc. Những tổ chức đó đều có quyền có
báo chí của mình. Hội Nhà báo Việt Nam là một trong những tổ chức xã
hội nghề nghiệp có mạng lưới rộng khắp cả nước với hơn 10.000 nhà báo
hội viên, họ là thành viên của các tổ chức đoàn thể, xã hội.
Ngày 29/11/2006 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số
37/2006/CT - TTg về việc thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về một số
biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí, khẳng định quan điểm:
"kiên quyết khơng để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để
bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi
ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước".
II. Thực tiễn tự do báo chí ở nước ta
Nhìn lại một cách khái quát lịch sử hoạt động báo chí ở nước ta cho
thấy quyền tự do báo chí ngày càng phát triển và mở rộng. Báo chí Việt
Nam thật sự ra đời, trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược và thực hiện
ách cai trị của chúng ở nước ta. Dưới chế độ thực dân Pháp, nhân dân
Việt Nam hoàn tồn khơng có tự do báo chí.Tờ báo đầu tiên ra đời bằng
chữ quốc ngữ là tờ “Gia Định báo”, xuất bản số đầu tiên ngày 15-4-1865,
Tiếp đó là tờ Phan Yên báo…Nhiều tờ báo đã lọt qua sự kiểm sốt khắt
khe của chính quyền thực dân để ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần tự hào
dân tộc, ủng hộ các phong trào yêu nước như Đông Kinh Nghĩa Thục.
Báo chí yêu nước, báo chí tiến bộ đều bị cấm đốn. Với chính sách bóp
ngẹt tự do ngơn luận, chính quyền thực dân đã đóng cửa nhiều tờ báo, tờ
Phan Yên báo xuất bản số đầu tiên vào tháng 12-1898, được 7,8 số, thì bị
đóng cửa, do in loạt bài của “Cuồng sĩ” thể hiện xu hướng yêu nước. Rất

nhiều người viết báo, in báo, phát hành những báo nói trên bị kẻ thống trị
bắt giữ, giam cầm, tra tấn, thậm chí bị xử bắn. Năm 1919 tại Pari nhà yêu
nước Việt Nam gửi đến Hội nghị quốc tế ở Vécxay bản “Yêu sách 8 điểm”
11


của nhân dân Việt Nam. Một trong những yêu sách và cũng là khát vọng
cháy bỏng của người dân Việt Nam lúc đó là được có tự do báo chí.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân Việt Nam
giành được chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
với mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Nguyễn ái Quốc lúc này là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định chế độ mới bảo đảm tự do báo chí.
Nước Việt Nam là một nước dân chủ. Nền báo chí tự do là một trong
những nền tảng của một xã hội dân chủ. Chỉ một tháng sau, thực dân
Pháp quay trở lại gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 9
năm. Tiếp sau thực dân Pháp, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược
Việt Nam, dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chế độ tay sai độc tài, tàn
ác.
ở những vùng do quân xâm lược chiếm đóng, nhân dân Việt Nam lại
hồn tồn khơng có tự do báo chí. Nhiều tồ soạn báo bị đập phá, bị đóng
cửa, rất nhiều nhà báo yêu nước, tiến bộ bị Mỹ - ngụy cầm tù, giết hại.
Trong hồn cảnh và điều kiện bóp nghẹt tự do báo chí của chính quyền
thực dân, đế quốc, song với đường lối kháng chiến và kiến quốc của Đảng
phù hợp với lịng dân, tự do báo chí ở Việt Nam ln là thứ tự do báo chí
phục vụ độc lập dân tộc và tự do của Tổ quốc.
Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi.
Cả nước thống nhất cùng thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội,
quyền tự do báo chí được mở rộng nhưng chưa xây dựng được cơ chế
luật pháp bảo đảm. Từ sau Đại hội VI do có sự đổi mới về nhận thức, đổi
mới cách thức hoạt động trên các lĩnh vực nên quyền tự do báo chí được

mở rộng hơn trước, và ngày càng hồn thiện cả về cơ chế, chính sách và
luật pháp. Hiến pháp của nước Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ: “Công dân
có quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, có quyền được thơng tin”.

12


Như vậy, Hiến pháp nước ta đã xác lập quyền tự do dân chủ đối với
mọi cơng dân trong đó có quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận. Các văn
kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa VI, VII, VIII, IX, X đã khẳng
định các quan điểm lãnh đạo chỉ đạo báo chí, quyết định đường lối, chủ
trương và các biện pháp lớn đối với hoạt động báo chí trong điều kiện đổi
mới ở nước ta. Trong các văn kiện đó, đã xác định vai trị lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với cơng tác báo chí, đồng thời quy
định trách nhiệm của cơ quan, cán bộ báo chí và quyền tham gia hoạt
động báo chí của cơng dân.
Luật Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Báo
chí ban hành năm 1999 đã khẳng định nguyên tắc bảo đảm quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí: “Nhà nước tạo điều kiện
thuận lợi để cơng dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn
luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trị của mình. Báo chí,
nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được nhà nước bảo hộ;
không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo
hoạt động. Khơng ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngơn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và
cơng dân. Báo chí khơng bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”.
Các văn bản dưới luật của Nhà nước như Nghị định, chỉ thị, thơng tư
của Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan đã cụ thể hóa các chính sách,
chế độ, quyền tự do báo chí, trách nhiệm xã hội của cơ quan báo chí và
người làm báo.

Vấn đề tự do báo chí ở nước ta như vậy khơng chỉ được khẳng định
về mặt quan điểm tư tưởng mà còn được xác lập bằng những cơ sở pháp
lý cần thiết để bảo đảm quyền tự do báo chí trong tồn xã hội. Đảng và
Nhà nước ta xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tự do
báo chí và hoàn cảnh thực tiễn của đất nước trong thời kỳ quá độ xây
13


dựng chủ nghĩa xã hội để hình thành các đường lối, chủ trương, chính
sách để lãnh đạo cơng tác báo chí.
Trong điều kiện mới, định hướng của Đảng và Nhà nước ta là phải
phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực, sử dụng báo chí như cơng cụ có hiệu
lực để phát huy quyền dân chủ đó. Như vậy, quyền tự do báo chí trong xã
hội cần được mở rộng nhằm đẩy mạnh thông tin nhiều chiều với nội dung
phong phú và đa dạng, phát huy trí tuệ của nhân dân phục vụ cho công
cuộc đổi mới đất nước.
Nền báo chí Việt Nam đã và đang phát triển rực rỡ chưa từng thấy
trong lịch sử Việt Nam. Đây là kết quả của cơng cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Báo chí nước ta đã có sự trưởng thành vượt bậc. Cả nước có 687 cơ
quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chi, báo điện tử, đài phát thanh…Hơn
14.000 nghìn nhà báo và hàng chục nghìn người cộng tác viên. Nội dung
và hình thức báo chí phong phú, đa dạng, hay và đẹp ngang tầm trình độ
báo chí quốc tế, đáp ứng nhu cầu được thông tin về mọi lĩnh vực của mọi
tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc, mọi vùng trên đất nước Việt Nam. Nhiều
xóm nơng thơn, nhiều điểm bưu điện - văn hoá xã ở vùng sâu, vùng xa
cũng đã truy cập được Internet. Nhiều hộ gia đình ở làng quê cũng nối
mạng Internet để giới thiệu sản phẩm, giao dịch kinh doanh, cập nhật
thơng tin giá cả, tìm kiếm thị trường.
Báo chí Việt Nam khơng bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng. Báo
chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo

hộ. Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà
báo hoạt động.
Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần khơng thể thiếu được của
các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông
tin của đông đảo cán bộ, nhân dân. Báo chí và nhà báo Việt Nam tham gia
tích cực vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, sống và cùng
14


với nhịp thở với nhân dân, phát hiện, biểu dương những gương người tốt,
nhân tố mới, điển hình tiên tiến và có quyền tố cáo, đấu tranh chống các
hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác, chống các
hành vi tham nhũng, sa đoạ của cán bộ viên chức của Đảng và của Nhà
nước, dù người đó ở cương vị nào, ở cấp cao nào. Báo chí nước ta đã
cơng khai, đưa ra cơng luận các vụ việc tham nhũng, kẻ phạm tội thường
ẩn mình khá tinh vi, có tổ chức, được sự đồng lõa, tiếp tay, che chắn của
một số kẻ có chức có quyền trong bộ máy Đảng, chính quyền, cơ quan
cơng quyền, kể cả cơ quan bảo vệ pháp luật như vụ án Năm Căm, Lã Thị
Kim Oanh, vụ Quota ở Bộ Thương mại, vụ tham nhũng đất công ở Đồ Sơn
thành phố Hải Phịng…
Cơng dân Việt Nam được thơng tin qua báo chí, qua mạng Internet
về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; được phát biểu ý kiến trên
báo chí về mọi vấn đề, kể cả ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; được phê bình, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà
nước, các tổ chức xã hội và thành viên các tổ chức đó; được xem truyền
hình trực tiếp các buổi đại biểu Quốc hội chất vấn thành viên Chính phủ
của mình trên truyền hình, được nhận xét, khen chê các trả lời chất vấn
của các bộ trưởng. Báo chí Việt Nam khơng những là cơ quan ngôn luận
các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà còn là diễn

đàn thật sự của nhân dân.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có báo tư nhân. Vấn đề khơng phải có hay
khơng có báo chí tư nhân là sự thể hiện của tự do báo chí hay khơng có
tự do báo chí. Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu vì sự
nghiệp độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân và cả cùng với
cả dân tộc Việt Nam chưa có nhu cầu ra báo tư nhân, bởi gần 700 tờ báo
hiện nay đang có của các cơ quan Đảng , Nhà nước, đồn thể chính trị xã
15


hội …đã phản ánh đầy đủ hàng ngày những ý kiến, nguyện vọng chính
đáng của tầng lớp nhân dân. Những kiến nghị của nhân dân đã được đã
được công luận phản ánh đầy đủ và được Đảng, Nhà nước tiếp thu, trả lời
qua báo, đài. Đó là thể hiện quyền được thông tin cũng như quyền ngôn
luận của nhân dân.
Chúng ta không phủ nhận một số hạn chế, yếu kém của báo chí Việt
Nam, nhưng chúng ta khẳng định một cách mạnh mẽ rằng một nền báo
chí Việt Nam tự do dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang phát triển tự
do, sôi động nhất kể từ ngày tờ báo Việt Nam đầu tiên ra đời. Báo chí đã
và đang được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và phát
huy chức năng của mình, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của
nhân dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá.
III. Một số vấn đề đặt ra
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Học viện Báo chí và Tun truyền,
để có được nền tự do báo chí thực sự, cần tiếp cận theo 2 cách:
Cách thứ nhất, theo chu trình truyền thơng: Từ nguồn (các tác
phẩm báo chí) đến thơng điệp (ai được viết báo), đến kênh truyền (ai có
quyền quản lý kênh) và cuối cùng là nơi tiếp nhận (quyền được thông tin,
được biết, được tiếp nhận). Nếu xem xét tự do báo chí ở nước ta theo
hướng này, cho thấy vấn đề tự do báo chí có hạn chế nhất định. Do nước

ta còn nghèo, cơ sở vật chất nghèo nàn, thấp kém, nền kinh tế thấp, do
lịch sử để lại, đời sống nhà báo cịn khó khăn, thậm chí cơ quan báo chí
khơng lo nổi việc ăn nghỉ khi cơng tác, tác nghiệp, việc viết báo đơi khi cịn
nể nang do sự chu đáo, giúp đỡ của cơ sở, khơng nỡ nói nên sự thật. Cơ
quan quản lý chỉ đạo cịn mang tính chủ quan, áp đặt.... Điều kiện kinh tế
của cơng chúng cịn khó khăn, khơng có điều kiện tiếp nhận, cung cấp,
thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng thì làm sao có được tự do báo chí.
16


Cách thứ hai, xem xét trên 3 bình diện:
- Điều kiện kinh tế: Cơ sở vật chất, chính sách đãi ngộ chi phối tự do
báo chí. Nhân dân ta có câu: "mạnh vì gạo bạo vì tiền". Đời sống kinh tế
khó khăn hạn chế nhiều mặt, trong đó có tự do báo chí.
- Về luật pháp: Như trên đã nêu, tự do phải trong khuôn khổ luật
pháp. Luật pháp càng chặt chẽ càng đảm bảo tự do báo chí. Do đó muốn
tự do báo chí, người làm báo phải nắm chắc luật pháp, phải biết tự bảo vệ
mình.
- Về sáng tạo: Hoạt động báo chí xét dưới giác độ nghề nghiệp là lao
động sáng tạo. Muốn sáng tạo báo chí, nhà báo phải có trình độ hiểu biết
về chính trị, văn hố, phải có tri thức, có kinh nghiệp, nghiệp vụ để hoạt
động hiệu quả nhất. Khi những yêu cầu này đối với nhà báo chưa đáp ứng
được thì tự do báo chí bị hạn chế là điều hiển nhiên. Vì khơng dám viết,
khơng dám nói, nói sợ sai, viết sợ không đúng, kỹ năng tác nghiệp kém,
không sáng tạo được tác phẩm có giá trị, tác phẩm chất lượng kém, khơng
được đăng, khơng được phát sóng, thì làm gì có được tự do báo chí.
Để có được tự do báo chí, cần phải có những điều kiện đảm bảo cần
thiết về luật pháp, kinh tế, năng lực và tri thức của nhà báo. Tự do báo chí
phát triển gắn liền với các điều kiện xã hội tất yếu khác nhau. Mức độ tự
do báo chí phải tùy thuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể, không thể đem

tự do báo chí của nước này áp dụng với nước khác. Để đảm bảo nền tự
do báo chí trong điều kiện đổi mới, một mặt phải tuân thủ triệt để các luật
pháp, một mặt cần ngăn ngừa các hiện tượng vụ lợi, thương mại hóa
trong hoạt động báo chí. Với ý thức báo chí là món ăn tinh thần của xã hội
nên xã hội phải có trách nhiệm xây dựng sự lành mạnh cho hoạt động báo
chí bằng cách tạo thành dư luận xã hội đối với các tờ báo có nội dung tốt,
hoặc nội dung có hại. Một mặt khác, trong công cuộc đổi mới, chúng ta
mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế và có sự giao lưu văn hóa, thơng tin
17


báo chí với các nước, có nhiều nguồn tin có thể xâm nhập vào nước ta.
Đương nhiên, chúng ta không thể ngăn cấm bằng biện pháp mệnh lệnh
hành chính đối với sự tràn ngập thông tin, kể cả các kênh thông tin công
khai hoặc lén lút. Điều quan trọng là dịng báo chí chính thống của chúng
ta ngồi sự phê phán phân tích ra cịn phải có sự hướng dẫn xử lý các
nguồn thơng tin khơng chính xác đó. Muốn vậy, báo chí trong giai đoạn đổi
mới phải vươn lên mạnh mẽ để chiếm lĩnh và hướng dẫn dư luận xã hội,
hạn chế các nọc độc thông tin từ bên ngồi.
Như vậy, cách làm báo theo kiểu hành chính, cửa quyền như thời bao
cấp trước đây không thể đáp ứng nhu cầu của xã hội về tự do báo chí
trong điều kiện đổi mới. Xã hội đang cần nhiều thông tin, thơng tin đa
dạng, nhanh nhạy và chính xác. Trong bối cảnh bùng nổ thông tin với các
phương tiện rất hiện đại, chúng ta không chỉ tăng cường các điều kiện vật
chất, đổi mới cung cách hoạt động mà còn phải có một đội ngũ mạnh cả
về quan điểm tư tưởng và nghiệp vụ báo chí.
Luật Báo chí của nước ta ghi rõ: để quyền tự do ngôn luận trên báo
chí được sử dụng đúng đắn, báo chí khơng được kích động nhân dân
chống Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn
kết toàn dân; khơng được kích động bạo lực, tun truyền chiến tranh xâm

lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm
ơ, đồi trụy, tội ác; khơng được tiết lộ bí mật Nhà nước: bí mật quân sự, an
ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác; không được đưa tin sai sự
thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, của tổ chức, danh dự,
nhân phẩm của công dân.
Đối với nhà báo để làm báo tốt phải có nhận thức đúng về tự do báo
chí, hiểu luật pháp, có năng lực báo chí, có sức khoẻ và tri thức. Nghiên
cứu tự do báo chí, điều nhận thức được là cái gì có lợi cho nước, cho
Đảng, cho dân đó là tự do báo chí. Cái gì bất lợi cho Đảng, cho dân, cho
18


nước đó là khơng tự do báo chí. Do đó, cần chống việc lợi dụng tự do báo
chí gây ra hậu quả không tốt cho cộng đồng, cho đất nước, cho nhân dân.
Cần chống việc nhân danh tổ chức, nhân danh Đảng hạn chế tự do báo
chí, hạn chế báo chí chống tiêu cực mưu lợi cho số ít cá nhân, có hại cho
đất nước, cho dân tộc.
IV. Trách nhiệm của nhà báo đối với sự phát triển của đất nước,
của chế độ xã hội chủ nghĩa
Báo chí là vũ khí chính trị - tư tưởng, vũ khí chiến đấu sắc bén
của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta. Tính chiến đấu là một trong
những chức năng cơ bản, là một trong những thuộc tính quan trọng của
báo chí cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tại Đại hội Hội
Nhà báo Việt Nam lần thứ III ngày 8-9-1962: “Cán bộ báo chí cũng là
chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm
trịn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo
đức cách mạng, “Cố gắng trao dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú
trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và
Chính phủ; đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động”.”()
Những năm gần đây, khi công cuộc đổi mới của đất nước ta giành

được nhiều thành tựu quan trọng, các thế lực thù địch trong và ngoài
nước cay cú câu kết với nhau thực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn “Diễn
biến hịa bình”, điên cuồng chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ
xã hội chủ nghĩa thông qua con đường thơng tin đại chúng mà báo chí là
một trong những kênh thơng tin nhanh và có hiệu quả nhất.
Báo chí khơng chỉ là tiếng nói của Đảng, Nhà nước mà còn là diễn
đàn của nhân dân, là nơi tuyên truyền chính sách, pháp luật, nơi nâng cao
văn hóa và đạo đức tốt đẹp, nêu gương người tốt, việc tốt, các nhân tố
mới – điển hình tiên tiến và truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Tuyên truyền, thông tin, giới thiệu, đưa lên mặt báo, sóng phát thanh 19


truyền hình mặt chính diện, mặt tốt của xã hội, tự nó có tác dụng nêu
gương - nhắc nhở - ngăn chặn - phịng ngừa có hiệu quả tệ tham nhũng,
quan liêu. Báo chí ngày nay, trong những năm đổi mới, đang là một diễn
đàn – một mũi tiến công phịng chống diễn biến hịa bình, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí có hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của các nhà báo, Nhà
nước Việt Nam đã lập ra các trường Đại học đào tạo báo chí, đào tạo nhà
báo với trình độ đại học và trên đại học. Hàng năm, có hàng trăm nhà báo
ra trường có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có năng lực và trách
nhiệm xã hội. Các trường đào tạo nhà báo ở Việt Nam đã có sự hợp tác,
liên kết với các trường đại học ở nước ngoài để bồi dưỡng, trao đổi kinh
nghiệm làm báo theo hướng hiện đại. Việt Nam đã cử hàng trăm nhà báo
đi bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại các trường đại học báo chí ở Pháp, úc,
Thụy Điển, Nga... Báo chí Việt Nam khơng đóng cửa, biệt lập với thế giới
mà ln ln ở rộng quan hệ với các đồng nghiệp ở các nước trên thế
giới. Chúng ta không phủ nhận sạch trơn nền báo chí tư bản mà chúng ta
vẫn giao lưu, học hỏi những cách làm báo tiến bộ từ họ mục đích cuối
cùng là đem đến cho cơng chúng những sản phẩm báo chí tốt nhất.

Để bảo vệ quyền lợi của các nhà báo và giúp nhau nâng cao kiến thức
về báo chí, Việt Nam đã có Hội Nhà báo Việt Nam và các Hội Nhà báo địa
phương, thu hút gần 15.000 hội viên tham gia. Hội Nhà báo Việt Nam là
thành viên của Tổ chức Báo chí Quốc tế (OIJ) và Liên đồn Báo chí
ASEAN (CAJ) trong nhiều năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã tham gia
tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí khu vực và
thế giới, vì mục tiêu hồ bình, ổn định, tiến bộ và thịnh vượng.
Các thế lực thù địch, những kẻ bất mãn, cơ hội đòi phải có báo tư
nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do báo chí. Phải khẳng định rằng
khơng có báo tư nhân thì khơng thể quy chụp là khơng có "tự do báo chí".
20



×