Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

luan an xay dung doi ngu giang vien cac truong dai hoc o tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 194 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL:

Cán bộ quản lý

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

CMCN:

Cách mạng công nghiệp

DTTS:

Dân tộc thiểu số

GDĐH:

Giáo dục đại học

GD-ĐT:

Giáo dục - đào tạo

GS:

Giáo sư

GV:



Giảng viên

ĐNGV:

Đội ngũ giảng viên

ĐNNG:

Đội ngũ nhà giáo

PGS:

Phó Giáo sư

SV:

Sinh viên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Số giảng viên cơ hữu và sinh viên các trường đại học ở Tây
Nguyên năm học 2017 - 2018....................................................................... 99
Bảng 3.2. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác tuyển chọn
đội ngũ giảng viên ..................................................................................... 101
Bảng 3.3. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác qui hoạch đội
ngũ giảng viên theo chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy............... 102
Bảng 3.4. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác sử dụng đội
ngũ giảng viên ........................................................................................... 104
Bảng 3.5. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ giảng viên........................................................................... 107
Bảng 3.6: Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá chính sách đãi ngộ đối
với đội ngũ giảng viên ............................................................................... 108


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt
xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng Hồ
Chí Minh, tư tưởng về xây dựng đội ngũ nhà giáo (ĐNNG) là một trong
những nội dung quan trọng thể hiện lý tưởng sâu xa của Người về xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc
trên thế giới. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Hồ
Chí Minh đã nhận thức rõ sự cần thiết phải xây dựng nền giáo dục mới, trong
đó có giáo dục đại học (GDĐH), và coi đây là một trong những điều kiện căn
bản, quyết định sự độc lập, giàu mạnh của đất nước, để sánh vai với các
cường quốc năm châu. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và
Nhà nước, Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian, tâm huyết lãnh đạo, chỉ đạo
và tổ chức thực hiện xây dựng nền giáo dục cách mạng, trong đó có việc xây
dựng đội ngũ nhà giáo. Thực tế trên đất nước ta đã hình thành một đội ngũ
nhà giáo tâm huyết, tài năng đáp ứng yêu cầu xây dựng nền giáo dục mới,
phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Những quan điểm về xây dựng ĐNNG trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh để
lại vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng cần phải được nghiên cứu sâu
hơn và quán triệt, vận dụng vào xây dựng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) các
trường đại học ở nước ta hiện nay.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định giáo dục

và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04-11-2013
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ ra một trong những giải pháp quan
trọng để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo là phát triển đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân


2

chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về
số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu là một trong những nhân tố quan
trọng có ý nghĩa quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học
hiện nay. Tuy nhiên, thời gian qua, việc xây dựng đội ngũ giảng viên các
trường đại học trong cả nước nói chung và các trường đại học ở Tây Ngun
nói riêng cịn nhiều bất cập, hạn chế. Đó là sự thiếu hụt về số lượng, giảm sút
về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu đội ngũ giảng viên; một số giảng viên
chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, thiếu tâm huyết, thậm chí
vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Hiện nay, vùng Tây Nguyên có 4 trường đại học, đó là Trường Đại học
Đà Lạt, Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Yersin Đà Lạt và
Trường Đại học Buôn Ma Thuột. Trong bối cảnh Tây Nguyên đang đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vai trị của các trường đại học, cụ thể là đội
ngũ giảng viên càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên các
trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; tỉ lệ giảng viên có học hàm, học vị cao
còn thấp; tỉ lệ giảng viên chưa đạt chuẩn cao; cịn có sự mất cân đối trong cơ
cấu ngành nghề, dân tộc; số lượng giảng viên chưa đáp ứng qui mô đào tạo;
môi trường làm việc chưa giữ chân và thu hút được giảng viên trình độ cao,...
Để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên, các trường đại học của vùng phải là những đầu tàu trong việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyển giao tri thức, khoa học - công nghệ.

Thực tế đặt ra cần phải có những giải pháp khả thi để xây dựng ĐNGV các
trường đại học ở Tây Nguyên đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu, đáp ứng
yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Xây dựng đội
ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay theo tư tưởng
Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu một cách có hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
xây dựng đội ngũ nhà giáo để vận dụng vào xây dựng đội ngũ giảng viên các
trường đại học ở Tây Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ
giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2019 - 2030 theo tư
tưởng Hồ Chí Minh
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đánh giá khái
quát kết quả nghiên cứu đã đạt được và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp
tục nghiên cứu.
- Phân tích, hệ thống hóa nội dung và rút ra giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo.
- Phân tích làm rõ thực trạng xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại
học ở Tây Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 theo tư tưởng Hồ Chí Minh; chỉ ra
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc
xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay.
- Nêu lên những nhân tố tác động, phương hướng, nội dung và giải
pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai
đoạn 2019 - 2030 theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo và công tác xây
dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ
nhà giáo được thể hiện trong các tác phẩm, bài nói, bài viết và thông qua hoạt


4

động chỉ đạo thực tiễn xây dựng nền giáo dục cách mạng của Hồ Chí Minh;
Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ giảng viên
các trường đại học; công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của các trường đại
học ở Tây Nguyên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Về khơng gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu bốn trường đại học đóng
trên địa bàn Tây Nguyên gồm Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Tây
Nguyên, Trường Đại học Yersin Đà Lạt và Trường Đại học Buôn Ma Thuột.
- Về thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ
giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2013 - 2018.
Năm 2013 là thời gian bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế”; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được
Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013;
Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ
“Về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai
đoạn 2006 - 2020”.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài luận án được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
giáo dục - đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận án tuân thủ phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời kết hợp với các phương
pháp cơ bản sau: phân tích - tổng hợp, lịch sử - lơgíc, điều tra xã hội học,
thống kê.


5

5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Đề tài đã nghiên cứu làm sâu sắc hơn hệ thống quan điểm của Hồ Chí
Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là về nội dung và giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo.
- Đề tài đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế của công tác xây dựng đội
ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên giai đoạn 2013 - 2018 theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó phân tích làm rõ những vấn đề đặt ra đối với
việc xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học ở Tây Nguyên hiện nay.
- Đề tài đã phân tích làm rõ những nhân tố tác động, đề xuất phương
hướng, nội dung và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học
ở Tây Nguyên giai đoạn giai đoạn 2019 - 2030 theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài góp phần làm sâu sắc hơn hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh
về xây dựng đội ngũ nhà giáo, đồng thời góp phần tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, các trường
đại học ở Tây Nguyên đề ra đường lối, chính sách, kế hoạch phù hợp để xây
dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đại học vùng

Tây Nguyên.
- Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ
nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành tư tưởng Hồ Chí Minh và Hồ
Chí Minh học tại các trường đại học, học viện ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được trình bày theo kết cấu: phần mở đầu, phần nội dung chính,
phần kết luận, danh mục cơng trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của luận án được trình bày trong 4
chương và 10 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà
giáo và sự vận dụng xây dựng đội ngũ nhà giáo ở nước ta
1.1.1.1. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục - đào tạo là
một nội dung quan trọng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với sự phát
triển của dân tộc Việt Nam. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ năm
1990 trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục đã nhận thức rõ
giá trị và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đi sâu
nghiên cứu nội dung này ở nhiều góc độ, cả về nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu vận dụng. Liên quan đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
đội ngũ nhà giáo, có thể tóm lược thành tựu nghiên cứu đạt được qua một số
cơng trình sau:

Cơng trình Bách Khoa thư Hồ Chí Minh, Tập 1, Hồ Chí Minh với Giáo
dục - Đào tạo [89] do Phan Ngọc Liên và Ngun An biên soạn. Đây là
cơng trình lớn bàn về tư tưởng giáo dục - đào tạo của Hồ Chí Minh. Nội
dung cơng trình chia làm ba phần: Phần 1 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo
dục”, trong đó giới thiệu một số đoạn trích trong các bài viết, bài nói của Hồ
Chí Minh về giáo dục, thể hiện tư tưởng của Người trên các chủ đề lớn như
mục tiêu, tính chất, nội dung giáo dục, lý luận về giáo dục nói chung, về dạy
học nói riêng; Phần 2 “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, tập
hợp các bài viết, đoạn trích của các nhà nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục nói chung, quán triệt tư tưởng của Người
vào thực tiễn giáo dục, đào tạo Việt Nam; Phần 3 “Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh trong nhà trường”, làm rõ việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo


7

dục vào nhà trường thông qua dạy học một số bộ môn, chủ yếu là văn học và
lịch sử. Trong phần 2 của cuốn sách, tác giả sưu tầm một số bài nghiên cứu
phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo.
Trong bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục [71], Phạm Minh Hạc
bàn đến quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nhà giáo, nội dung xây
dựng đội ngũ nhà giáo gồm phẩm chất và năng lực. Hồ Chí Minh ln đề
cao vị trí, vai trị của cơ giáo, thầy giáo trong xã hội mới, nếu khơng có thầy
giáo, cơ giáo thì khơng có giáo dục, khơng có thế hệ công dân tốt để xây
dựng xã hội tương lai. Xây dựng đội ngũ nhà giáo phải luôn gắn liền phẩm
chất với năng lực, tuy nhiên phẩm chất chính trị, đạo đức phải được đặt lên
hàng đầu, đó là lịng u nghề, u trẻ, hết lịng chăm sóc, giáo dục học sinh,
không ngừng rèn luyện đạo đức, tự đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tay nghề.
Đội ngũ nhà giáo với đầy đủ phẩm chất và năng lực chính là vấn đề then
chốt, quyết định chất lượng giáo dục-đào tạo.

Nguyễn Đình Cống, trong bài Suy nghĩ về chức năng của người thầy
theo lời Bác Hồ [42], khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của thầy
giáo, nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục. Nhưng để thực hiện
được vai trị vẻ vang của mình trước hết thầy phải xứng đáng là thầy, người
thầy phải được lựa chọn cẩn thận, chu đáo vì khơng phải ai cũng làm thầy
được. Theo tác giả, Hồ Chí Minh yêu cầu người thầy giáo cần có ba phẩm
chất chủ yếu: tâm hồn, kiến thức và phương pháp sư phạm. Tâm hồn của
người thầy được xây dựng trên cơ sở lòng yêu thương vơ hạn, lịng q mến
và tơn trọng con người. Chính lịng u q đó là cội nguồn của mọi tình
cảm cao đẹp, là khởi thủy của đạo đức. Đối với thầy giáo, lòng yêu thương
con người trước hết cần thể hiện ở lịng u thương học sinh và đồng nghiệp,
chính nhờ lòng yêu thương ấy mà mỗi lời giảng của thầy là mỗi lời xuất phát
từ đáy lịng và vì thế nói mới dễ thấm sâu vào tâm trí học sinh. Kiến thức
người thầy bao gồm nhiều mặt. Trước hết là kiến thức vững vàng, sâu rộng


8

về chun mơn, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết, thực tế và
kinh nghiệm, giữa nhận thức và thực hành. Nhưng chỉ giỏi về chun mơn
thì chưa đủ, còn cần những kiến thức rộng rãi về xã hội, về con người và về
các ngành khoa học khác. Phương pháp sư phạm của người thầy đóng vai trị
quan trọng. Phương pháp sư phạm bao gồm nhiều vấn đề mà trước hết và
quan trọng nhất là cách khơi dậy ở học sinh sự say mê học tập, sự khát khao
hướng về cái thiện, là làm cho học sinh hứng thú trong việc tìm tịi, khám
phá cái mới, cái đẹp. Phương pháp dạy học phải vươn tới chỗ phát triển và
bồi dưỡng tài năng, động viên được sức mạnh nội tâm của con người.
Nguyễn Đăng Tiến, trong bài Hồ Chủ tịch và vấn đề xây dựng đội ngũ
giáo viên [151], phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người
thầy: “Trong suốt cuộc đời hoạt động cứu nước, cứu dân của mình, Hồ Chủ

tịch ln coi trọng giáo dục và vai trị, vị trí của ơng thầy”. Người đánh giá
rất cao đội ngũ giáo viên, coi họ là “đội tiên phong trong sự nghiệp tiêu diệt
giặc dốt”, là người “mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào”, “xây đắp
nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc”, là những “vô danh anh hùng”. Người thầy
trong xã hội cũ và người thầy trong xã hội mới có vị trí hồn tồn khác nhau.
Trong xã hội cũ nghề thầy giáo là gõ đầu trẻ để kiếm cơm ăn, trong xã hội
mới người thầy có một sự nghiệp vẻ vang, quan trọng là “trồng người”,
“chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người cán
bộ tốt của nước nhà” [151, tr.309]. Tác giả cũng chỉ ra năng lực và phẩm
chất người thầy giáo là lòng yêu nghề, yêu trẻ, phải làm kiểu mẫu về mọi
mặt tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Để làm tốt cơng tác giảng dạy của mình,
người giáo viên cịn phải hình thành cho mình hàng loạt những năng lực sư
phạm khác như năng lực dạy học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tổ chức, năng
lực giao tiếp.
Tác giả Hoàng Trang, trong bài Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục những nội dung cơ bản [155], đã nêu ra và phân tích những nội dung cơ bản


9

của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo. Tác giả phân tích: các thầy
giáo, cơ giáo có vai trị nịng cốt trong việc đào tạo thế hệ trẻ, những thầy
giáo, cô giáo trước tiên phải giáo dục, bồi đắp cho thế hệ trẻ lòng yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào với truyền thống lịch sử dân tộc mà bắt đầu
ngay từ yêu thương những người ruột thịt, bạn bè và đồng loại, giáo dục tinh
thần pháp luật cho họ mà bắt đầu từ ý thức tôn trọng tập thể, tổ chức, nội quy
nhà trường và trật tự xã hội. Người đặc biệt chú trọng đến phương pháp giảng
dạy của người thầy: "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, nhà trường gắn liền với xã hội", "phải nâng cao và hướng dẫn" khả năng
tự đào tạo cho người học, phải "lấy tự học làm cốt", "phải nêu cao tác phong
độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng", đặc biệt chú ý phương pháp truyền thống

của dân tộc là phương pháp nêu gương (thân giáo) chỉ ra những ưu điểm ở
mỗi con người, khích lệ động viên họ phát huy mặt tốt, hạn chế mặt xấu đi
đến thủ tiêu nó làm cho con người ngày càng hồn thiện.
Cơng trình viết chung của hai tác giả Vũ Văn Gầu và Nguyễn Anh Quốc
Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển giáo dục [63] là một cơng
trình chun khảo nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Tác giả
trình bày khá tồn diện các mặt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: nguồn gốc
hình thành, vai trị, mục đích, nội dung, phương pháp, đặc điểm của tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục, đồng thời nêu lên một số nội dung vận dụng tư
tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và phát triển giáo dục
hiện nay. Về vị trí, vai trị của nhà giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả
cũng đồng quan điểm với một số tác giả đã nêu trên là Hồ Chí Minh đánh giá
vị trí, vai trị của nhà giáo là “rất quan trọng và vẻ vang”, quyết định sự phát
triển của sự nghiệp giáo dục. Về phẩm chất nhà giáo, Hồ Chí Minh yêu cầu
nhà giáo trước hết phải có đạo đức, có chí khí cao thượng, “tiên ưu hậu lạc”,
thương u học trị, ln tự sửa mình, làm gương, học tập nâng cao trình độ.
Về kiến thức phải học cả chính trị và chun mơn. Nhà giáo trước hết phải


10

có tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, ln gắn bó với giai cấp lao
động, những người công nông, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc, luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Như vậy, nội dung xây dựng nhà giáo
ở đây bao gồm đạo đức, chính trị, chun mơn. Về giải pháp xây dựng đội
ngũ giảng viên, tác giả nhấn mạnh đến giải pháp tự đào tạo của nhà giáo, đó
là nhà giáo phải tham gia vào hoạt động thực tiễn xã hội để đào sâu kiến thức,
rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Các thầy giáo, các cô giáo là lao
động trí óc, phải gần gũi dân chúng, phải biết sinh hoạt của nhân dân, yêu

nhân dân, yêu học trị, gần gũi cha mẹ học sinh. Nếu thầy cơ giáo chỉ biết đọc
sách thơi thì khơng đủ để làm thầy, cơ giáo.
Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục [189] do Lê Văn Yên
chủ biên là một cơng trình tập hợp nhiều bài viết quan trọng của các nhà lãnh
đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, chun
gia. Cơng trình là một tập tư liệu quý để giúp nghiên cứu, học tập và vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới giáo dục nước ta hiện nay. Nội
dung sách gồm 3 phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tài sản quý giá của Đảng và
Dân tộc; Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt
Nam; Quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơng trình của Lê Văn Yên tập hợp
một số bài nghiên cứu có giá trị liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng đội ngũ nhà giáo.
Tác giả Nghiêm Đình Vỳ, trong bài Nhận thức và quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh về giáo dục [187], nêu lên sự quan tâm của Hồ Chí Minh với giáo
dục, đào tạo và các thầy cơ giáo, học sinh:
Có thể nói, hiếm có một ngun thủ quốc gia nào đặc biệt quan tâm
đến giáo dục, chăm lo đến thầy giáo, cô giáo, học sinh các cấp như
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu làm một bảng thống kê đầy đủ, chúng


11

ta sẽ nhận thấy tỷ lệ các bài nói, bài viết, những đoạn, những câu
liên quan đến giáo dục chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số các
ấn phẩm của Hồ Chí Minh đã được thu thập. Nếu tính những lần
đến thăm các lớp học chống mũ chữ, bổ túc văn hóa, các trường,
lớp học từ mẫu giáo, vỡ lịng đến phổ thơng, đại học, các cuộc hội
nghị về giáo viên, những buổi họp mặt, gặp gỡ với thầy, cô giáo,
những nhà quản lý giáo dục… của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta

nhận thấy con số này khơng dưới 100. Sự quan tâm, chăm lo đến
giáo dục của Hồ Chí Minh vừa thể hiện truyền thống “tơn sư trọng
đạo” của dân tộc, tình cảm của một học sinh, một thầy giáo vĩ đại thầy giáo Nguyễn Tất Thành, vừa thể hiện tầm cỡ của một nhà lãnh
đạo Đảng và Nhà nước [187, tr.273].
Tác giả Lương Gia Ban, trong bài nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về
giáo dục và đào tạo [10], chỉ rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị
của nhà giáo: Hồ Chí Minh coi văn hóa, giáo dục là một mặt trận và các thầy
cô giáo là những chiến sĩ trên mặt trận ấy. Giáo viên trong xã hội mới là
người có nhiệm vụ đào tạo những cơng dân tiến bộ, những cán bộ có tài đức
cho đất nước. Muốn có trị giỏi, trước hết phải có thầy giáo, cơ giáo giỏi.
Người đặt trọng trách của sự nghiệp giáo dục và đào tạo vào các thầy giáo, cô
giáo, luôn nhắc nhở và động viên các nhà giáo trong sự nghiệp “trồng người”,
đồng thời coi đó là “một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang”. Tác giả đã
khái quát một số quan điểm của Hồ Chí Minh về giải pháp xây dựng đội ngũ
nhà giáo, đó là: Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, chăm lo đến phát
triển giáo dục, đào tạo, chăm lo đến đội ngũ thầy giáo, cô giáo; bản thân các
thầy, cô giáo phải luôn tự phấn đấu vươn lên, tự rèn luyện mình, “phải tiếp
tục học thêm để tiến bộ mãi”; đẩy mạnh thi đua trong nhà trường, thi đua dạy
tốt, học tốt, thi đua trao đổi kinh nghiệm; tạo môi trường giáo dục lành mạnh,
trong đó đồn kết là nhân tố đầu tiên, đồn kết thật sự, giữa thầy và thầy, giữa


12

thầy và trò, giữa trò và trò, giữa cán bộ và cơng nhân. Tồn thể nhà trường
phải đồn kết thành một khối.
Tác giả Thái Duy Tuyên, trong cuốn Triết học giáo dục Việt Nam [181]
đã xác định 12 yếu tố cấu thành tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, đó là: (1) vị
trí, vai trị của giáo dục, (2) tính chất của nền giáo dục, (3) mục đích hệ thống,
(4) nguyên lý giáo dục, (5) mục đích nhân cách, (6) động cơ học tập, (7) nội

dung giáo dục - dạy học, (8) phương pháp giáo dục - dạy học, (9) hình thức tổ
chức dạy học, (10) đội ngũ giáo viên, (11) tập thể học sinh, (12) quản lý giáo
dục. Tác giả cho rằng, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh được xem như một hệ
thống gồm 12 yếu tố tương ứng với 12 phạm trù trong giáo dục học có liên hệ
mật thiết với nhau, nhằm chỉ đạo việc nghiên cứu lý luận và cải tạo thực tiễn
giáo dục Việt Nam. Về đội ngũ giáo viên, Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan
trọng của người thầy trong công tác giáo dục ở chỗ người thầy quyết định
chất lượng giáo dục, thậm chí khơng có thầy thì khơng có lớp, khơng có giáo
dục. Theo thống kê của tác giả, từ năm 1946 đến năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phát biểu 26 lần về vấn đề này [181, tr. 96].
Tác giả Nguyễn Thị Kim Dung trong cuốn sách Bác Hồ với sự nghiệp
giáo dục và đào tạo [44] đã tuyển chọn, biên soạn khá công phu những bài
nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, xây dựng đội
ngũ nhà giáo. Cuốn sách được chia làm bốn phần với các nội dung cụ thể như
sau: Phần thứ nhất: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo, tập hợp các
bài nghiên cứu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước như Trường Chinh, Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp và các nhà khoa học nghiên cứu về tư tưởng giáo dục
của Hồ Chí Minh. Phần thứ hai: Giáo dục đào tạo trong sự nghiệp đổi mới
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Điểm đặc biệt của phần này là các tác giả đã
bước đầu gắn việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với cơng cuộc
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Phần thứ ba:
Các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo. Tác giả cập


13

nhật các văn bản mới nhất của Đảng và Nhà nước chỉ đạo việc đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục - đào tạo nước ta trong thời kì cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Phần thứ tư: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về
giáo dục và đào tạo. Đây là phần tập hợp các bài nói, bài viết của Hồ Chí

Minh về giáo dục - đào tạo. Các bài nói, bài viết được tập hợp một cách khoa
học theo từng chủ đề thuộc nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
Cuốn sách đã tập hợp được một số bài nghiên cứu có giá trị về tư tưởng giáo
dục Hồ Chí Minh, trong đó có khái qt tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai
trị, nội dung, giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo.
Cơng trình nghiên cứu chun sâu và đầy đủ nhất về người thầy trong tư
tưởng Hồ Chí Minh cho đến nay là cuốn Tư tưởng Hồ Chí Minh về người
thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay [69] của Ngô Văn
Hà. Cuốn sách chia làm hai phần, phần thứ nhất phân tích, làm rõ hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh về người thầy bao gồm: vai trị, phẩm chất đạo đức,
chun mơn nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy của người thầy giáo, phương
pháp sử dụng và trọng dụng trí thức, nhân tài của Hồ Chí Minh. Phần thứ hai
phân tích sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy vào việc xây
dựng đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta hiện nay, trong đó tác giả đánh giá
thực trạng đội ngũ giảng viên đại học về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình
độ, cơ cấu ngành nghề, thu nhập và vị thế của họ trong xã hội, từ đó đưa ra
giải pháp xây dựng ĐNGV đại học giai đoạn hiện nay.
Trong cơng trình này, Ngơ Văn Hà đã phân tích khá sâu sắc quan điểm
Hồ Chí Minh về vai trị, nhiệm vụ của người thầy giáo, nội dung và giải pháp
xây dựng đội ngũ người thầy, cụ thể là đội ngũ giảng viên đại học ở nước ta.
Tác giả đã dành 8 trang (từ trang 18-25) để phân tích về nội dung quan điểm
Hồ Chí Minh về vai trị, nhiệm vụ của người thầy giáo. Theo tác giả, trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, giữa vai trị và nhiệm vụ của người thầy có mối quan hệ
mật thiết khơng tách rời nhau. Vai trò quan trọng của người thầy trong xã hội


14

được thể hiện qua nhiệm vụ mà họ đảm nhận. Người thầy chỉ có thể khẳng
định được vai trị, vị trí của mình khi họ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Hồ

Chí Minh chỉ rõ vai trị của người thầy giáo thể hiện ở những nội dung sau:
Người thầy giáo là yếu tố cơ bản của hệ thống giáo dục, quyết định đến quá
trình vận hành và chất lượng giáo dục; Vai trị của người thầy khơng chí bó
hẹp trong phạm vi trường học mà còn được thể hiện ở ngồi xã hội, “thầy
giáo và học trị, tùy hồn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã
hội, ích nước, lợi dân”; Người thầy giáo của chế độ mới đảm nhận sứ mệnh
cao cả là làm cho mọi người dân được hưởng quyền học hành, tham gia vào
sự nghiệp giải phóng con người, xây dựng nền văn hóa mới, khẳng định vị thế
của dân tộc ta trên trường quốc tế; Người thầy được coi là khâu then chốt
trong quy trình đào tạo để “đào tạo những cơng dân tốt, những cán bộ tốt sau
này, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội”; Vai trò của người thầy còn được
thể hiện ở việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp để thực hiện
nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục.
Nội dung xây dựng đội ngũ người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
đạo đức và chun mơn, có thể hiểu là đức và tài, hồng và chuyên. Người
thầy giáo phải chú ý cả đức và tài, trong đó đức là nền tảng, từ đạo đức để đi
đến tài năng, phải có chính trị trước rồi có chun mơn, đức phải có trước tài.
Phẩm chất đạo đức người thầy gồm có: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân;
yêu lao động, kết hợp lao động trí óc và lao động chân tay; yêu nghề và
thương yêu học trị; tinh thần đồn kết, hy sinh gian khổ; cần kiệm liêm chính,
chí cơng vơ tư. Xuất phát từ mục tiêu, nội dung giáo dục, Hồ Chí Minh cho
rằng, người thầy giáo phải giỏi về chuyên môn, thần thục về phương pháp
giảng dạy. Người thầy trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phải có biên độ kiến
thức rộng, vừa có kiến thức chun sâu. Ngồi kiến thức chun mơn, người
thầy phải có những kiến thức liên ngành bổ trợ cho chun ngành đảm nhận.
Ngơ Văn Hà cịn chỉ ra tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ĐNNG về số


15


lượng, chất lượng, cơ cấu. Muốn đưa nền giáo dục phát triển thì trước hết
phải xây dựng đội ngũ người thầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.
Ln coi trọng tính kế thừa giữa các thế hệ, tức là phải đảm bảo cơ cấu hợp lý
giữa thế hệ trước với thế hệ sau, giữa lớp trẻ và lớp già để bổ sung cho nhau.
Trong chuyên khảo này, Ngô Văn Hà đã chỉ ra một số biện pháp xây
dựng đội ngũ nhà giáo của Hồ Chí Minh, đó là: trọng dụng trí thức - nhân tài
từ thời Pháp thuộc; chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học
bồi dưỡng thêm nghiệp vụ sư phạm để làm cán bộ giảng dạy; đưa cán bộ
giảng dạy đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài; tập trung đầu tư phát triển các
trường sư phạm để đào tạo giáo viên. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đào tạo,
bồi dưỡng là việc làm gốc để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Thầy
giáo phải được đào tạo, bồi dưỡng về các mặt: đạo đức cách mạng, lý luận,
quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, chuyên môn nghiệp vụ, phương
pháp giảng dạy,... Ngồi chính sách bồi dưỡng của Nhà nước, người thầy giáo
phải nêu cao tinh thần tự bồi dưỡng, coi đây là con đường tốt nhất để tự hồn
thiện bản thân mình. Thế giới vận động khơng ngừng, người thầy giáo phải
luôn nỗ lực học tập để theo kịp dự phát triển của thời đại. Người thầy giáo
phải học thêm mãi thì mới đảm nhận được cơng việc của mình.
1.1.1.2. Nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ nhà giáo
Tác giả Đặng Huỳnh Mai, trong bài Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
trong công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước [97], khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục,
đào tạo là một di sản tinh thần vô giá. Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào q trình xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở nước ta
là tất yếu. Trong đó, nhấn mạnh đến bốn vấn đề: giáo dục phục vụ cho đường
lối chính trị của Đảng và Chính phủ; giáo dục xây dựng con người xã hội chủ
nghĩa; về mục tiêu giáo dục toàn diện; và xây dựng đội ngũ nhà giáo trong sự



16

nghiệp phát triển đất nước. Vận dụng những nội dung đó có nghĩa là nhà giáo
phải đạt yêu cầu về phẩm chất đạo đức và nhận thức chính trị, là con người xã
hội chủ nghĩa thực thụ, con người toàn diện, thật thà u nghề, khơng ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm. Làm được như vậy thì đội
ngũ nhà giáo sẽ được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ của đất nước, cũng
như ngang tầm với khu vực và thế giới.
Tác giả Hoàng Anh và các cộng sự, trong cơng trình Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay [1], tập trung
nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào việc nâng cao
chất lượng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay. Liên quan đến nội dung xây
dựng đội ngũ giảng viên, tác giả nhấn mạnh đến giải pháp người giảng viên
phải tự tu dưỡng, rèn luyện và nêu gương theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Người thầy phải luôn ra sức thi đua công tác và học tập, thật thà tự phê
bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi, phải thật thà đoàn kết, nâng cao
tinh thần trách nhiệm, tự rèn luyện nêu gương cho người học. Người giảng
viên phải tự rèn luyện mình để đạt được những yêu cầu: là tấm gương sáng về
đạo đức và tài năng; có kiến thức chun mơn vững vàng, vừa rộng vừa sâu;
có phương pháp giảng dạy khoa học, hiện đại; có trình độ chuẩn về ngoại
ngữ, tin học [1, tr.207-210].
Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xây dựng đội ngũ
giảng viên đại học hiện nay [69] của Ngô Văn Hà, trong chương II bàn về việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đội ngũ giảng viên đại học giai
đoạn hiện nay, tác giả đã nêu ra và phân tích một cách khá sâu sắc, toàn diện
các mặt của vấn đề từ nguyên tắc vận dụng, bối cảnh vận dụng và các giải
pháp. Về các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên đại học trong giai đoạn
hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả nêu ra 5 giải pháp: (1) Đổi mới
công tác bồi dưỡng cán bộ giảng dạy; (2) Đẩy mạnh việc đào tạo cán bộ giảng
dạy hiện có; (3) Làm tốt cơng tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; (4)



17

Hồn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực cho giảng viên nâng cao trình
độ chun mơn; (5) Xây dựng chuẩn mực người thầy theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đây là những giải pháp khá toàn diện và khả thi trong điều kiện đổi mới
giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Tác giả Đinh Quang Thành, trong Luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí
Minh học Xây dựng đội ngũ giảng viên trong thời kỳ đổi mới theo tư tưởng
Hồ Chí Minh [123] đã làm sáng tỏ những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng đội ngũ giáo viên, phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên ở
nước ta hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trong
thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các giải pháp xây dựng đội ngũ
giáo viên được tác giả nêu ra gồm 4 nhóm giải pháp: (1) Nhóm giải pháp về
giáo dục nhận thức, tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên; (2) Nhóm giải pháp
về tự tu dưỡng của đội ngũ giáo viên; (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính
sách; (4) Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế.
Cơng trình Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục với vấn đề đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay [118] của Lý Việt Quang và các
cộng sự gồm có 3 chương: Chương 1 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Những nội dung cơ bản”; Chương 2 “Vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam hiện
nay và yêu cầu phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”; Chương 3
“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ
Chí Minh”. Trong chương 3, tác giả đã nêu ra phương hướng, nội dung và
giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục - đào tạo Việt Nam hiện nay. Tác giả nêu ra bẩy giải pháp vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay, trong đó
giải pháp thứ năm tác giả bàn đến nội dung vận tư tưởng Hồ Chí Minh vào
xây dựng đội ngũ nhà giáo. Giáo dục bằng phương pháp lời nói phải đi đơi
với việc làm, người nói phải gương mẫu khi làm, là một giải pháp thực hành

giữa lý luận với thực tế, gắn liền với con người cụ thể mà ở đây là người thầy


18

trên bục giảng, người cán bộ lãnh đạo nói trước dân, vì vậy cũng có thể gọi
là giải pháp nêu gương.
Đinh Thị Thúy Hải, trong bài Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo tư tưởng
Hồ Chí Minh [72], đã nêu lên hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà
giáo gồm: vị trí, vai trị của nhà giáo; phẩm chất của nhà giáo về trí tuệ, đạo
đức, chính trị, chun mơn; xây dựng mơi trường lành mạnh, đồn kết, gắn bó
để nâng cao chất lượng giáo dục. Tác giả nêu lên sự cần thiết phải vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ nhà giáo. Theo tác giả, để khắc
phục những hạn chế trong nền giáo dục nước ta hiện nay, chúng ta cần trở lại
với tư tưởng Hồ Chí Minh, với những luận điểm khoa học, thực tiễn về năng
lực, phẩm chất của nhà giáo; về xây dựng đội ngũ những người làm công tác
giáo dục; về xây dựng lòng yêu nghề, yêu người; về động lực phát triển của
nền giáo dục..., trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng môi trường lành
mạnh, dân chủ, đoàn kết để nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này khơng
những để khẳng định tri thức, trình độ phát triển giáo dục của dân tộc, mà cịn
góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc đổi mới giáo dục-đào tạo,
hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển đất nước hôm nay.
Tác giả Nguyễn Thị Lan, trong bài Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo tư
tưởng Hồ Chí Minh [85] đã khái quát một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà giáo, khẳng định giá trị của những tư tưởng đó trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhà giáo của Đảng và Nhà nước ta
từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (24-12-1996) đến Hội nghị Trung ương 8
khóa XI (4-11-2013). Đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến việc tu dưỡng, rèn
luyện của mỗi nhà giáo trong giai đoạn hiện nay theo lời dạy của Chủ tịch Hồ
Chí Minh: khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, rèn luyện

đạo đức nhà giáo, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, đoàn kết, tương trợ
đồng nghiệp, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo,…


19

Tác giả Trương Văn Tuấn, trong bài Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh
về vai trị người thầy vào việc bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục đào tạo [180], khẳng định vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trị của người thầy vào việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo hiện
nay là kế thừa, phát triển tư tưởng của Người trong thời kỳ mới. Người thầy là
yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục, là tương lai của dân tộc. Tác giả
nhấn mạnh đến việc bản thân người thầy phải nỗ lực tự xây dựng, tự đào tạo
mình về các mặt: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức; năng lực chun
mơn; tinh thần đồn kết, hợp tác và tự nêu gương.
1.1.2. Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ giảng viên
1.1.2.1. Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ giảng viên ở nước ngồi
Cơng trình Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú [84] của Ken Bain
(2008). Với phương pháp tiếp cận là phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng
bảng hỏi đối với các giáo sư đại học có tên tuổi, tác giả đã trả lời câu hỏi
phẩm chất của những nhà giáo ưu tú là gì. Nghiên cứu này luôn đặt phẩm chất
của nhà giáo ưu tú trong mối quan hệ với công việc giảng dạy và sinh viên.
Theo Ken Bain, nhà giáo ưu tú có những phẩm chất sau: nắm vững lĩnh vực
chuyên môn, bao gồm cả việc cơng bố những cơng trình khoa học (nhưng
khơng nhất thiết phải có cơng trình khoa học); ln có thái độ nghiêm túc, tận
tâm trong công việc giảng dạy, bao gồm công việc trước (chuẩn bị), trong và
sau khi giảng dạy; ln khuyến khích, hỗ trợ, chân thành, cởi mở và tôn trọng
sinh viên; đặc biệt họ không phải là khơng bao giờ có thiếu sót, tuy nhiên thái
độ của họ là sẵn sàng đương đầu với những yếu kém và thất bại của mình, và
khơng bao giờ đổ lỗi cho sinh viên của mình về bất kỳ những khó khăn nào

mà họ gặp phải. Cách nhìn của tác giả về phẩm chất của nhà giáo ưu tú có thể
gợi mở cho chúng ta trong việc xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất người
giảng viên đại học hiện nay.


20

Bài báo “Sự trỗi dậy của các trường đại học Châu Á” (The Rise of
Asia’s Universities) [120] của Richard C. Levin. Bài viết cung cấp một cái
nhìn tổng thể về sự vươn lên của các đại học Châu Á trong những thập kỷ
qua, lý giải tại sao, những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và triển vọng. Tác giả
khẳng định, mơ hình đại học nghiên cứu được các quốc gia phát triển của
Châu Á xem là yếu tố hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao
phẩm chất của tầng lớp lãnh đạo quốc gia. Đại học nghiên cứu, mà trọng tâm
là nghiên cứu khoa học cơ bản, là điều kiện tiên quyết để kinh tế, có vị trí ưu
việt trong sự cạnh tranh tồn cầu. Tác giả chỉ ra hai điều kiện tiên quyết để
trường đại học vươn lên trở thành trường đại học đẳng cấp thế giới, đó là
năng lực nghiên cứu mạnh và mơ hình đào tạo tiên tiến. Muốn có năng lực
nghiên cứu mạnh, trước hết và trên hết đòi hỏi trường đại học phải thu hút
được các nhà khoa học giỏi về làm giảng viên. Để làm được điều này, trường
đại học phải có trang thiết bị nghiên cứu hiện đại nhất, có ngân sách thỏa
đáng để hỗ trợ nghiên cứu và chi trả lương cũng như phúc lợi có tính cạnh
tranh. Tác giả cũng chỉ ra những kinh nghiệm quí báu của các trường đại học
Trung Quốc, Ấn Độ trong việc thu hút các nhà khoa học, học giả gốc Hoa,
gốc Ấn từ nước ngoài về trong nước làm việc, xây dựng các trường đại học
nghiên cứu mạnh.
Cơng trình “Cuộc cạnh tranh chất xám vĩ đại” (The Great brain race)
[11] của Ben Wildavsky. Cơng trình đã khái qt từ rất nhiều góc cạnh khác
nhau, những thơng tin tản mạn, thành một bức tranh tổng thể cuộc cạnh tranh
toàn cầu nhằm thu hút tài năng trí tuệ từ mọi miền thế giới và sự chạy đua

nâng cấp hệ thống giáo dục đại học thế giới. Thông qua cuốn sách, Ben
Wildavsky đã cho mọi người thấy tồn cầu hóa đang biến đổi nền giáo dục
đại học thế giới như thế nào. Cạnh tranh kinh tế là động lực phát triển của
giáo dục đại học thế giới. Cuộc chạy đua kinh tế thực chất là cuộc chạy đua
khoa học công nghệ. Các đại học tạo ra tri thức và tinh hoa cho xã hội, do đó


21

sẽ ảnh hưởng quan trọng lên việc định hình thế giới trong thế kỷ XXI. Cạnh
tranh chất xám thực chất là cuộc cạnh tranh giữa các trường đại học để giữ
chân và thu hút các nhà khoa học, các học giả giỏi nhất làm việc cho mình.
Trong lĩnh vực này, tác giả đã nêu bật thành công của hai quốc gia châu Á có
diện tích và số dân khiêm tốn: Hàn Quốc và Singapore. Họ có chung một tầm
nhìn và giải pháp là: nâng trường đại học thành những trung tâm khoa học
cơng nghệ trác việt để có sức cạnh tranh với thế giới, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, giữ chân sinh viên và thu hút chất xám quốc tế. Đưa tiếng Anh trở
thành ngôn ngữ bắt buộc trong thế giới hàn lâm và kinh doanh. Xây dựng hợp
tác đối tác chiến lược với các đại học nước ngoài, phần lớn với Hoa Kỳ, và
thuê các nhà khoa học, quản lý hàng đầu, “nhập khẩu” các giáo sư nước ngoài
(đặc biệt là nhà khoa học có giải Nobel) đến giảng dạy và nghiên cứu, thường
trên cơ sở bán thời gian.
Công trình “Sự thay đổi nghề giảng dạy ở Châu Á: giảng dạy, nghiên
cứu, quản trị và quản lý” (The Changing Academic Profession in Asia:
Teaching, Research, Governance and Management) [119] của Viện nghiên
cứu giáo dục đại học, Đại học Hiroshima, Nhật Bản. Cơng trình này là tập
hợp các bài nghiên cứu về giáo dục đại học của các học giả Trung Quốc,
Campuchia, Inđonesia, Nhật Bản, Malaixia, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam.
Thông qua các nghiên cứu từ nhiều quốc gia, các tác giả đã xác định đặc điểm
nổi bật trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, những điểm tương đồng và

khác biệt có thể được tìm thấy trong các nhóm quốc gia tham gia về nghề
giảng dạy. Và từ những kết quả nghiên cứu này, các tác giả thử đề xuất một
"mơ hình điển hình" của nghề học thuật Châu Á về mặt giảng dạy, nghiên
cứu, quản trị và quản lý.
Cơng trình “Sự thay đổi nghề giảng dạy: Những phát hiện chính của một
khảo sát so sánh” (The Changing Academic Profession: Major Findings of a
Comparative Survey)[184] của ba đồng tác giả Ulrich Teichler, Akira


22

Arimoto, William K. Cummings. Nghiên cứu chỉ ra những điều kiện làm việc
của giảng viên, vai trò của các giảng viên trong xã hội, so sánh với các ngành
nghề khác ở đất nước họ và họ kỳ vọng gì về sự phát triển trong tương lai.
Các tác giả đã chỉ ra những yếu tố chính tác động đến nghề giảng dạy, đó là:
thu nhập, mơi trường làm việc, đặc biệt là vấn đề thời gian và tự do học thuật,
họ phải có quĩ thời gian nghiên cứu nhiều hơn quĩ thời gian giảng dạy.
Cuốn sách “Thế kỷ XXI - ánh sáng giáo dục” [47] của tác giả người
Nhật Ikeda Daisaku là những lời, những đoạn trích dẫn từ những bài nói
chuyện, kiến nghị của ơng về vấn đề giáo dục. Đây không phải là quyển sách
lý thuyết giáo dục mà là sự đúc kết kinh nghiệm giáo dục, là lời kêu gọi mọi
người cùng nhau xây dựng một nền giáo dục nhân văn cho thế kỷ XXI. Trong
phần luận bàn về giáo dục, tác giả nêu lên vị trí, vai trò của nhà giáo và những
phẩm chất quan trọng nhà giáo cần phải có để hồn thành sứ mạng của mình.
Ơng khẳng định, trong bất cứ thời đại nào, đối với trẻ em, với người học, giáo
viên chính là mơi trường giáo dục lớn nhất. Bàn đến phẩm chất nhà giáo, ơng
khẳng định trước hết đó là lịng u nghề, lịng nhân từ và sự nhiệt tình và
nghiên túc của thầy cơ. Lịng nhân từ thể hiện ở chỗ thầy cơ ln u thương
học trị, biết sẻ chia, cảm thơng với nỗi đau của người khác. Quan tâm sâu
sắc, tỉ mỉ đến học trị, tinh thần tìm tịi sáng tạo trong giảng dạy, đều từ sự

nhiệt tình của thầy mà ra. Mặt khác thầy cô phải luôn tôn trọng và tin tưởng
sinh viên, phải có tinh thần “nghiên cứu cùng sinh viên, học hỏi từ sinh viên”.
Thầy cô phải không ngừng rèn luyện nhân cách và năng lực chuyên môn.
Nhân cách của người thầy càng cao năng lực cảm hóa càng lớn. Cách mạng
giáo dục phải bắt đầu từ cách mạng giáo viên. Muốn truyền thụ cho sinh viên
một nắm tri thức thì trước tiên giáo sư phải có sẵn một thùng tri thức. Nhưng
nhiệm vụ chính của thầy cơ không phải là “cắt tri thức ra bán” mà là dạy cho
học sinh, sinh viên cách học, cách nghĩ để họ biết làm thế nào có được tri thức


23

đúng và hành động đúng. Thầy cô phải luôn tự rèn luyện, tự đào tạo mình,
phải học, phải hành, âm thầm nỗ lực và trưởng thành hơn nữa.
Cuốn sách“Giáo dục trong thời đại tri thức” [83] của John Vũ. Tác giả
là một nhà khoa học gốc Việt Nam, hiện đang giảng dạy tại Mỹ, là người rất
trăn trở, quan tâm về giáo dục, hướng đi của các bạn trẻ và sự phát triển của
Việt Nam. Cuốn sách bàn đến rất nhiều vấn đề của giáo dục trong thời đại tri
thức như giáo dục và kinh tế thị trường, giáo dục và tồn cầu hóa, vai trị của
giáo dục, cơng nghệ và giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục của tương lai,…
Liên quan đến việc xây dựng đội ngũ người thầy, tác giả bàn đến sự thay đổi
của môi trường giáo dục trong thời đại tri thức. Trong môi trường mới, vai trò
của người thầy thay đổi từ người truyền tri thức sang huấn luyện và nêu
gương. Thầy giỏi như huấn luyện viên không đọc bài giảng nhiều nhưng đưa
ra nhiều hướng dẫn để khuyến khích sinh viên xây dựng kỹ năng của riêng họ.
Để là một huấn luyện viên giỏi, thầy giáo trước hết phải phát triển thói quen
học liên tục. Họ phải nghiên cứu phương pháp học tập, công nghệ, sách giáo
khoa, sách tham khảo và các nguồn sẵn có khác để thu được thơng tin dạy tốt
nhất có thể được để dùng. Mặt khác, thầy giáo cũng phải là người nêu gương,
vì họ phải làm nhiều hơn là chỉ hướng dẫn cho sinh viên học, và phải giáo dục

sinh viên trên hệ thống giáo dục hoàn chỉnh.
Người thầy phải trở lại cơ sở của giáo dục, nền tảng triết lý, sứ mạng cao
cả nhất là: phát triển cơng dân tốt và có trách nhiệm cho xã hội. Giáo dục chất
lượng phải bắt đầu với đội ngũ người thầy trong khoa giỏi hơn và chương
trình đào tạo tốt hơn, không phải với nhiều trường hay nhiều sinh viên hơn.
Tác giả chỉ ra giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên là: tập trung vào việc
đào tạo lại các giảng viên khoa và phát triển danh tiếng của trường; mời nhiều
giảng viên thỉnh giảng từ các ngành công nghiệp; cộng tác với các đại học
toàn cầu khác để cung cấp những cảnh quan mới về nghiên cứu và phương
pháp giảng dạy.


×