Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Luận án tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật nagata có cải tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.38 MB, 159 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai nhỏ là dị dạng bẩm sinh của tai ngồi, được xếp vào nhóm dị dạng
sọ mặt, có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với dị dạng khác của tai như teo
hẹp ống tai ngoài, dị dạng tai giữa, tai trong và phối hợp với các dị dạng sọ
mặt như hội chứng Golderhan, Treacher Collin,… [60].
Theo một nghiên cứu đa trung tâm ở nhiều quốc gia vào năm 2011,
Luquetti ghi nhận tỉ lệ trung bình 2,1/10000 trẻ sinh ra có dị dạng tai nhỏ, tỉ lệ
này dao động từ 0,83/10000 – 17,4/10000 tùy vào mỗi vùng địa lý của từng
quốc gia [61]. Trong đó dị dạng tai nhỏ một bên chiếm từ 71 – 91% và dị
dạng cả hai tai chiếm từ 9 – 21% [65]. Tại Việt Nam chưa có báo cáo chính
thức về tỉ lệ dị dạng tai nhỏ trong cộng đồng.
Dị dạng tai nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nghe mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lý, hành vi của trẻ như: lo lắng, thiếu tự tin, trầm
cảm, để tóc dài che phủ tai, khơng muốn soi gương, ít giao tiếp xã hội...
Ngồi ra dị dạng tai nhỏ cịn gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như
mang kính, khẩu trang, trang sức…
Hiện nay có nhiều lựa chọn trong kỹ thuật tạo hình tai nhỏ như tai giả,
tạo hình từ sụn sườn tự thân hay sử dụng chất liệu nhân tạo Medpor. Trong
những năm gần đây kỹ thuật nuôi cấy tế bào tạo khung sụn vành tai cũng được
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, kỹ thuật tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự
thân vẫn được các phẫu thuật viên ưu tiên lựa chọn với tỉ lệ hơn 91,3% [45],
[59].
Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân được Tanzer bắt đầu thực hiện
từ năm 1959 với 5 thì phẫu thuật, đến năm 1974 tác giả Brent cải tiến thành
kỹ thuật 4 thì. Giữa thập niên 1980, Nagata đã thực hiện kỹ thuật tạo hình tai


2


nhỏ 2 thì với những ưu điểm vượt trội so với những kỹ thuật trước đó bao
gồm tạo khung sụn vành tai có cấu trúc 3 chiều và nâng vành tai có sử dụng
sụn chêm và mảnh ghép da mỏng được lấy vùng chẩm che phủ sau tai nhằm
làm tăng độ nhô vành tai. Tuy nhiên, trong kỹ thuật của Nagata, còn tồn tại
một số khuyết điểm: tuổi phẫu thuật muộn; mất tóc vùng chẩm, tỉ lệ hoại tử
mảnh ghép da mỏng cao và gây sẹo co rút làm giảm độ nhơ vành tai [89],
[101].
Vì những lí do trên tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tạo hình tai nhỏ
bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến” với mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Khảo sát các đặc điểm của sụn sườn liên quan đến kỹ thuật tạo hình
khung sụn vành tai.
2. Đánh giá hiệu quả của vạt da – cân thái dương đỉnh và vạt da sau tai
trong kỹ thuật nâng vành tai kiểu hai vạt.
3. Đánh giá kết quả của phẫu thuật tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật
Nagata có cải tiến.


3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU
Vành tai thuộc bộ phận tai ngoài, giúp con người định hướng nguồn
phát âm và dẫn truyền âm thanh vào tai giữa nhờ vị trí và cấu trúc đặc biệt
của nó.
1.1.1. Vị trí vành tai
Vành tai gồm một đôi nằm về hai bên của đầu, phía trước xương chũm,
phía sau ngành lên xương hàm dưới, phía dưới vùng thái dương và phía trong
liên tục với ống tai ngoài.


EB: chân mày; NB: nền mũi; AO: khoảng cách chỗ bám gờ luân đến
bờ ngoài ổ mắt; OS: chỗ bám của gờ luân; OI: chỗ bám của dái tai; SB: trục
phía trước của vành tai (đi qua OS và OI); AA: trục vành tai; NL: trục của
sống mũi.
Hình 1.1. Vị trí vành tai
“Nguồn: Hilko Weerda, 2007” [99]


4

Gi i h n của vành tai
- Phía trên: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua cung mày.
- Phía dưới: nằm trên đường thẳng kẻ ngang qua nền mũi.
- Trục vành tai là đường thẳng đi qua điểm cao nhất của gờ luân đến bờ
trước của dái tai và song song với trục sống mũi.
- Trục phía trước vành tai trùng với bờ sau ngành lên xương hàm dưới.
1.1.2. Giải phẫu vành tai
Hình dáng ngồi vành tai là nét đặc trưng của mỗi cá nhân, đó là do kết
cấu đặc biệt của những gờ, rãnh và hõm trên vành tai cùng với cấu trúc da bao
phủ và sụn bên dưới giúp tai có thể thu nhận âm thanh từ nhiều phía [9], [10],
[12].
1.1.2.1. Hình dạng vành tai
Vành tai có dạng phễu bao gồm hai mặt và một chu vi, hình dạng của
vành tai được quyết định bởi khung sụn bên dưới ngoại trừ phần dái tai. Hầu
hết hai vành tai ở người khơng hồn tồn giống nhau.
- Mặt trước vành tai (mặt ngồi)
Xoăn tai có dạng lõm ở giữa mặt trước vành tai gồm hõm xoăn, rãnh
xoăn liên tục với phần ống tai sụn và được bao bọc bởi gờ luân, gờ đối luân,
bình tai và gờ đối bình tai.
Gờ luân tạo nên chu vi của vành tai, bắt đầu từ xoăn tai đến dái tai.

Trên gờ luân đôi khi có củ vành tai (củ Darwin) là di tích của đỉnh vành tai ở
động vật.
Gờ đối luân gần như song song với gờ luân, giữa hai gờ này là hõm
thuyền. Đầu trên của gờ đối luân chia thành trụ trên và trụ dưới, ôm quanh
hõm tam giác và đầu dưới liên tục với gờ đối bình tai.


5

Bình tai có hình tam giác ở phía trước xoăn tai và che phủ một phần
ống tai ngồi.
Gờ đối bình đối diện với bình tai và cách bình tai bởi khuyết gian
bình.
- Mặt sau vành tai (mặt trong)
Có hình dáng lồi và lõm tương phản với mặt trước vành tai bao gồm:
lồi của xoăn tai, lồi của hõm tam giác và khuyết của gờ đối luân.
- Dái tai ở vị trí thấp nhất của vành tai tiếp giáp với gờ luân, bình tai và
gờ đối bình tai, là cấu trúc duy nhất trên vành tai khơng có sụn mà chỉ có mơ
sợi và mơ mỡ được da bao phủ.

Hình 1.2. Hình dạng vành tai
“Nguồn: Henderson, 2015” [54]
1.1.2.2. Cấu tạo vành tai
Vành tai bao gồm một khung sụn chun có độ dày khoảng 1 – 3mm
được da bao phủ xung quanh và có hai mặt: mặt trước có lớp da dày khoảng
0,8 – 1,2mm bám chặt vào màng sụn, da mặt sau dày khoảng 1,2 – 3mm và
có thêm lớp mỡ đệm nằm giữa da và màng sụn giúp lớp da này di động tốt
hơn [11].



6

Hình 1.3. Cấu trúc mơ học vành tai
“Nguồn: Hilko Weerda, 2007” [99]
Khung sụn vành tai có cấu trúc 3 chiều gồm ba tầng sụn nằm trên các
mặt phẳng khác nhau, xoắn vặn một cách tinh tế hình thành nên điểm đặc
trưng của vành tai. Các tầng sụn đó là: tầng gờ luân, tầng gờ đối luân và tầng
xoăn tai [18].

1. Gờ luân; 2. Hõm thuyền; 3. Gờ đối luân; 4. Xoăn tai; 5. Bình tai;
6. Xương chũm; a. Tầng gờ luân; b. Tầng gờ đối luân; c. Tầng xoăn tai
Hình 1.4. Các tầng của khung sụn vành tai
“Nguồn: Furnas D.W, 1990” [48]


7

1.1.2.3. Cấu trúc cố định vành tai
Vành tai được cố định vào mặt ngoài xương thái dương hai bên nhờ
liên tục với sụn ống tai ngoài, phần ống tai này dính chặt vào phần nhĩ của
xương thái dương và có hệ thống cơ, dây chằng bám xung quanh.
- Cơ ngoại lai là cơ bám da gồm có cơ tai trước, cơ tai sau và cơ tai
trên.
- Các dây chằng ngoại lai gồm có: dây chằng tai trước, dây chằng tai
sau và dây chằng tai trên.
- Cơ nội tại gồm có: cơ nhĩ luân lớn, cơ nhĩ luân bé, cơ bình tai, cơ đối
bình tai, cơ ngang tai, cơ chéo tai, cơ tháp tai và cơ khuyết nhĩ luân.
Các dây chằng và hệ thống cơ của vành tai kém phát triển, chỉ hỗ trợ
trong việc cố định vành tai mà không có chức năng cử động vành tai.
1.1.2.4. Mạch máu và thần kinh chi phối vành tai

- Hệ mạch máu nuôi dưỡng: vành tai có hệ mạch máu phong phú xuất
nguồn từ hệ thống cảnh ngồi, cụ thể là bó mạch tai sau và mạch thái dương
nơng.

Hình 1.5. Mạch máu ni dưỡng vành tai
“Nguồn: Putz, R, 2006” [80]


8

- Thần kinh cảm giác vành tai: vành tai là bộ phận khá nhạy cảm được
chi phối bởi nhiều sợi thần kinh cảm giác xuất nguồn từ thần kinh số V 2
(nhánh tai thái dương), đám rối cổ nông (nhánh tai lớn, nhánh chẩm nhỏ),
thần kinh số VII (nhánh tai) và thần kinh số X (nhánh tai).
1.2. NHÂN TRẮC HỌC VÀNH TAI
1.2.1. Các chỉ số nhân trắc học vành tai
Vào năm 1957, R.Martin đã đưa ra khái niệm chiều dài, chiều ngang
vành tai và hướng dẫn cách đo [63]. Đến nay có nhiều chỉ số liên quan đến
kích thước, vị trí vành tai được các nhà nhân trắc học và nhà lâm sàng sử
dụng như: [99]
- Chiều dài vành tai là khoảng cách giữa điểm cao nhất trên gờ luân và
điểm thấp nhất của dái tai.
- Chiều ngang vành tai là khoảng cách giữa trục phía trước vành tai và
đường thẳng song song với nó qua điểm lồi nhất của bờ sau gờ luân.
- Trục vành tai là đường thẳng đi qua điểm cao nhất của gờ luân đến bờ
trước dái tai.
- Trục phía trước vành tai trùng với bờ sau của ngành lên xương hàm
dưới.
- Khoảng cách giữa nơi bám của gờ luân vào da đầu và bờ ngoài ổ mắt.
- Khoảng cách giữa mặt ngoài xương chũm và bờ sau gờ luân còn gọi

là khoảng cách luân nhĩ – xương chũm (LN – XC).
- Góc tạo bởi trục vành tai và trục phía trước vành tai
- Góc tạo bởi gờ ln và mặt ngồi xương chũm cịn gọi là góc vành
tai – xương chũm (VT – XC).
- Góc tạo bởi xoăn tai và mặt ngoài xương chũm gọi là góc xoăn
tai – xương chũm.
- Góc tạo bởi xoăn tai và hõm thuyền gọi là góc xoăn tai – hõm thuyền.


9

L: chiều dài vành tai; W: chiều ngang vành tai; a & c: góc vành tai – xương
chũm; a & d: góc xoăn tai – xương chũm; b & d: góc xoăn tai – hõm thuyền
Hình 1.6. Các chỉ số hình dạng – kích thước vành tai
“Nguồn: Hilko Weerda, 2007”[99]

AA: trục vành tai; SB: trục phía trước vành tai; NL: trục sống mũi; EB: lông
mày; NB: nền mũi; AO: gờ ln – bờ ngồi ổ mắt; AC: góc vành tai – xương
chũm; HS: khoảng cách luân nhĩ – xương chũm
Hình 1.7. Các chỉ số vị trí vành tai
“Nguồn: Hilko Weerda, 2007”[99]


10

1.2.1.1. Các chỉ số kích thước vành tai
Leonardo da Vinci cho rằng chiều dài vành tai bằng khoảng cách từ bờ
ngoài ổ mắt đến chỗ bám của gờ luân [53].
Theo Euginio A. Aguilar, chiều dài vành tai khoảng 6cm, chiều ngang
vành tai bằng 55% chiều dài vành tai [16].

Werner J. Heppt chiều ngang vành tai bằng 60% chiều dài. Gờ luân
song song và cao hơn gờ đối luân. Hõm thuyền và xoăn tai tạo nên góc 800 –
900 [55].
Văn Cơng Cang [2] nghiên cứu “Đặc điểm hình thái vành tai của người
Việt Nam trưởng thành” đã khảo sát trên 400 người Việt Nam trưởng thành đã
nêu ra kết luận:
Chiều dài vành tai: 6,00 ± 0,7cm
Chiều ngang vành tai: 2,74 ± 0,6cm
Tỉ lệ chiều ngang vành tai/chiều dài vành tai: 46 ±10%
Phan Ngọc Tồn [13] thực hiện đề tài “Góp phần nghiên cứu đặc điểm
hình thái khn mặt người việt nam trưởng thành” đã khảo sát trên 432 người
cho kết luận:
Chiều dài vành tai: 5,7 ± 0,39cm
Chiều ngang vành tai: 2,67 ± 1,03cm
Tỉ lệ chiều ngang vành tai/chiều dài vành tai: 46 ± 6,5%.
Phùng Minh Lương [6] nghiên cứu “Đặc điểm hình thái loa tai người
Ê-Đê trưởng thành” khảo sát trên 500 người Ê-Đê trưởng thành cho kết luận:
Chiều dài vành tai: 5,69 ± 0,44cm
Chiều ngang vành tai: 2,58 ± 0,27cm
Tỉ lệ chiều ngang vành tai/ chiều dài vành tai: 45,8 ± 10%


11

1.2.1.2. Các chỉ số vị trí vành tai
Theo McDowell, khoảng cách luân nhĩ – xương chũm có chiều dài từ
1 – 2cm [66].
Farkas nhận thấy góc vành tai – xương chũm khoảng 210 – 250 [41].
Skiles MS cho rằng góc giữa trục vành tai và trục phía trước vành tai
khoảng 200 – 300 khi đầu ở tư thế Frankfort. Góc giữa trục vành tai và trục

của sống mũi xấp xỉ 150 nghĩa là hai trục này không song song nhau [89].
Euginio A.Aguilar cho rằng cực trên vành tai nằm ngang cung mày khi
đầu ở tư thế Frankfort. Trên bình diện bên, trục vành tai nghiêng ra phía sau
khoảng 200 so với trục thẳng đứng [16].
Hilko Weerda xác định chỗ bám của gờ luân vào da đầu nằm ngang
mức với góc mắt ngồi. Khoảng cách chỗ bám gờ ln đến góc mắt ngồi có
chiều dài từ 65 – 70mm. Vị trí ống tai ngoài nằm ngang mức với điểm giữa
cung mày và chóp mũi [99].
Werner J. Heppt xác định khoảng cách từ gờ luân đến mặt xương chũm
ở vị trí cực trên vành tai là 10 – 12mm, ở giữa vành tai là 16 – 18mm và ở cực
dưới vành tai là 20 – 22mm [55].
Văn Công Cang, Phùng Minh Lương có cùng kết quả nghiên cứu về vị
trí vành tai: trục vành tai nghiêng ra sau khoảng 200 và không song song với
trục của mũi, đa số chiều dài vành tai lớn hơn chiều dài mũi [2],[6].
1.2.1.3. Liên quan giới tính và nhân trắc học vành tai
Broadbent và Mathews khảo sát trên những khn mặt đẹp, hài hịa
nhận thấy vành tai ở hai bên thường không cân đối và không hoàn toàn giống
nhau [30].
Farkas đã báo cáo khoảng 50% người có chênh lệch về kích thước hai
vành tai ít nhất 3mm cả chiều dài và chiều ngang, 25% người có góc vành tai
– xương chũm chênh lệch giữa hai bên khoảng 5 độ [41]. Werner J. Heppt


12

cũng có nhận định tương tự như Farkas về sự chênh lệch kích thước vành tai
hai bên [55].
Brucker nghiên cứu hình thái vành tai cho thấy có sự khác biệt giữa
nam và nữ. Chiều dài vành tai ở nam lớn hơn 6,5% so với ở nữ, cịn dái tai thì
có kích thước tương tự ở cả 2 giới [32].

1.3. PHƠI THAI HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VÀNH TAI
1.3.1. Phôi thai học
Vào tuần lễ thứ 6, giai đoạn phơi có sự xuất hiện các nụ vành tai từ
cung mang số 1 và 2, các nụ này phát triển dần đến tuần lễ thứ 12 thì hình
dạng sơ khởi của vành tai được hình thành. Đến tuần thứ 20 của thai kì, vành
tai có vị trí và hình dạng tương tự người trưởng thành. Kích thước vành tai
vẫn tiếp tục phát triển cho đến sau khi sinh và kéo dài mãi đến tuổi trưởng
thành [32].

Hình 1.8. Phát triển phơi thai của vành tai từ 6 nụ vành tai
(1) Bình tai; (2) trụ gờ luân; (3) gờ luân; (4) trụ gờ đối luân;
(5) gờ đối luân; (6) đối bình tai.
“Nguồn: H. Behrbohm, 2009”[52]


13

1.3.2. Sự phát triển của vành tai
Vành tai của trẻ ngay sau sinh đạt 65% kích thước vành tai của người
trưởng thành và tỉ lệ này tăng dần đến 85% lúc 3 tuổi và 95% lúc 6 tuổi [43].
Farkas nghiên cứu sự phát triển vành tai theo tuổi nhận thấy từ sau khi
sinh đến 5 tuổi kích thước vành tai tăng trung bình 2,3 mm và từ 5 – 18 tuổi
tăng trung bình 1,2mm [42].
Brucker cho rằng sau tuổi trưởng thành thì chiều dài vành tai tăng lên
theo tuổi là do sa dái tai [32].
R. Siegert nhận định chiều dài của vành tai liên quan với tuổi và chiều
cao cơ thể. Khi 6 tuổi chiều dài vành tai đạt trung bình 85% chiều dài vành tai
người trưởng thành, tỉ lệ này đạt 90% lúc 9 tuổi, đạt 95% lúc 15 tuổi, chiều
dài vành tai tiếp tục phát triển đến tuổi 20 và sau đó chỉ có những thay đổi
nhỏ [87].

R. Siegert cho rằng khi phẫu thuật tạo hình và chỉnh sửa tai ngoài phẫu
thuật viên cần nắm vững giải phẫu học vành tai bao gồm vị trí các cấu trúc
trên vành tai, tương quan giữa vành tai và các cấu trúc giải phẫu xung quanh.
Tất cả những chi tiết trên gắn liền với tuổi, giới, chiều cao của bệnh nhân từ
đó có kế hoạch phẫu thuật trên mỗi cá nhân [87].
Theo R. Siegert, đối với vị trí của tai khơng thể xác định một cách cứng
nhắc theo các giá trị chuẩn mà luôn cân nhắc giữa giá trị chuẩn và đặc điểm
riêng trên mỗi cá nhân, đặc biệt khi có những dị dạng cùng bên đi kèm
như teo hàm dưới. Theo tác giả gần 90% bất thường vành tai xảy ra ở một
bên, vì thế vị trí vành tai tạo hình thường được đối chiếu với vành tai bên đối
diện [88].


14

1.4. HÌNH THÁI DỊ DẠNG TAI NHỎ
1.4.1. Dịch tễ học
Tỉ lệ dị dạng tai nhỏ thay đổi rất khác nhau trên thế giới, tùy theo từng
chủng tộc và từng vùng địa lý khác nhau.
Năm 2011, Luquetti khảo sát đa trung tâm ở nhiều quốc gia nhận thấy
tỉ lệ dị dạng tai nhỏ khoảng 2,1/10000 trẻ mới sinh. Tỉ lệ này dao động trong
khoảng 0,83 - 17,4/10000 [61].
Năm 2016, tại Trung Quốc, một nghiên cứu khảo sát trên 6,3 triệu trẻ
mới sinh nhận thấy có khoảng 3,06/10000 trẻ có dị dạng tai nhỏ [37].
Ngoài sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh ở các khu vực, dị dạng tai nhỏ có
nhiều đặc điểm chung trong các báo cáo dịch tễ học như: dị dạng tai nhỏ
một bên chiếm tỉ lệ cao hơn dị dạng tai nhỏ hai bên với tỉ lệ tương ứng là
71 – 91% so với 9 – 12%, tỉ lệ tai phải bị dị dạng gặp nhiều hơn tai trái với tỉ
số là 6:4, giới nam thường gặp nhiều hơn giới nữ với tỉ số là 1,5 – 1,7:1
[47],[65],[75],

1.4.2. Phân lo i dị d ng tai nhỏ
Dị dạng tai nhỏ đa dạng và phong phú làm cho việc nhận định gặp
nhiều khó khăn. Có nhiều bảng phân loại dị dạng tai nhỏ như: phân loại của
Marx và Anguilar năm 1926 [64], Tanzer năm 1978 [93], Weerda năm 1988
[97], Nagata năm 1993 [68]…
Weerda quan sát dị dạng vành tai và đưa ra cơ chế hình thành dị dạng
này từ các nụ vành tai, giúp nhận định những kiểu bất thường vành tai rõ ràng
và đầy đủ hơn. Theo ông những bất thường hình dạng vành tai do liên quan
đến một hay nhiều nụ vành tai và ông cũng đưa ra khái niệm “thiểu sản của
các nụ vành tai” theo những mức độ khác nhau dẫn đến sự đa dạng trong dị
dạng tai nhỏ [98].


15

Weerda chia bất thường các nụ vành tai thành hai nhóm chính: nhóm dị
dạng vành tai nhẹ và nhóm dị dạng vành tai nặng.
1.4.2.1. Nhóm dị dạng vành tai nhẹ
Có bất thường một vài chi tiết trên vành tai, ít gây ảnh hưởng đến hình
dạng và kích thước vành tai do thiểu sản liên quan đến một hay hai nụ vành
tai.
- Hình 1.9 cho thấy thiểu sản nụ vành tai số 4 (a) gây ra khiếm khuyết
phần vòm và 1/3 giữa của gờ luân, phần trên của hõm thuyền (c, f).

Hình 1.9. Thiểu sản nụ vành tai số 4
“Nguồn: Hilko Weerda, 1988” [97]
- Hình 1.10 cho thấy thiểu sản nụ vành tai số 3 (a) gây ra khiếm khuyết
1/3 trên của gờ luân, trụ trên và dưới của gờ đối luân (c, e).



16

Hình 1.10. Thiểu sản nụ vành tai số 3 (a)
“Nguồn: Hilko Weerda, 1988” [97]
- Hình 1.11 cho thấy thiểu sản nụ vành tai số 6 (a) gây ra khiếm khuyết
phần dái tai (c, e).

Hình 1.11. Thiểu sản nụ vành tai số 6 (a)
“Nguồn: Hilko Weerda, 1988” [97]
1.4.2.2. Nhóm dị dạng vành tai nặng
Có bất thường nhiều chi tiết trên vành tai gây ảnh hưởng nặng đến hình
dạng và kích thước vành tai do thiểu sản liên quan đến nhiều nụ vành tai.


17

Theo Weerda phẫu thuật tạo hình tai nhỏ có sử dụng chất liệu cấy ghép chỉ
liên quan đến nhóm dị dạng nặng [98].
Dị dạng mức độ nặng trong phân loại của Weerda tương ứng với các
thể dị dạng trong phân loại của Nagata.
- Thể xoăn tai: do thiểu sản nụ vành tai 3 và 4 gây ra khiếm khuyết 1/3
trên vành tai gồm: 1/3 trên và 1/3 giữa gờ luân, phần trụ trên và trụ dưới gờ
đối luân, một phần hõm thuyền và rãnh xoăn, có thể kèm theo teo ống tai
ngồi (hình 1.12). Khiếm khuyết 1/3 trên vành tai có thể làm sai lệch vị trí các
cấu trúc vành tai cịn lại như: bình tai, đối bình tai, khuyết gian bình và dái tai
(hình 1.12).

Hình 1.12. Dị dạng thể xoăn tai
“Nguồn: (a) Hilko Weerda, 1988 [97]; (b) Nagata, 1993 [68]”
- Thể xoăn tai nhỏ: do thiểu sản nụ vành tai 2, 3 và 4 gây ra khiếm

khuyết 1/2 trên vành tai gồm: phần trụ, 1/3 trên và 1/3 giữa gờ luân, phần trụ
trên, trụ dưới và 1/3 giữa gờ đối luân, một phần của hõm thuyền, rãnh xoăn và
hõm xoăn, thường kèm theo teo ống tai ngồi (hình 1.13). Khiếm khuyết 1/2
trên vành tai có thể làm sai lệch vị trí của các cấu trúc vành tai cịn lại như:
bình tai, đối bình tai, khuyết gian bình và dái tai (hình 1.13).


18

Hình 1.13. Dị dạng thể xoăn tai nhỏ
“Nguồn: (a) Hilko Weerda, 1988 [97]; (b) Nagata, 1993 [68]”
- Thể dái tai do thiểu sản nụ vành tai 2, 3, 4 và 5 gây ra khiếm khuyết
gần như toàn bộ vành tai khơng cịn nhận diện được hình dạng của vành tai,
dái tai nằm sai vị trí và thường kèm theo teo ống tai ngồi (hình 1.14).

Hình 1.14. Dị dạng thể dái tai
“Nguồn: (a) Hilko Weerda, 1988 [97]; (b) Nagata, 1993 [68]”


19

- Thể khơng tai do thiểu sản tồn bộ 6 nụ vành tai gây ra khiếm khuyết
toàn bộ vành tai và kèm theo teo ống tai ngồi (hình 1.15).

Hình 1.15. Dị dạng thể không tai
“Nguồn: (a) Hilko Weerda, 1988 [97]; (b) Nagata, 1993 [68]”
Bảng 1.1. Phân độ dị dạng tai nhỏ theo Nagata
Phân độ NAGATA, 1993
Thể xoăn tai: gồm di tích cịn sót lại của vành tai, xoăn tai, có
hoặc khơng có ống tai ngồi, bình tai và gờ đối bình với rãnh gian bình

đi kèm với phần dái tai nằm sai vị trí.
Thể xoăn tai nhỏ: gồm di tích cịn sót lại của vành tai, dái tai nằm
sai vị trí và 1 phần tai lõm vào tương tự xoăn tai.
Thể dái tai: gồm di tích cịn sót lại của vành tai đi kèm với dái tai
nằm sai vị trí, khơng có sự hiện diện của ống tai, xoăn tai và bình tai.
Thể khơng có vành tai.
“Nguồn: Nagata, 1993” [68]


20

1.5. CÁC PHƢƠNG PHÁP TẠO HÌNH TAI NHỎ
1.5.1. Sơ lƣợc lịch sử
Những báo cáo sớm nhất về phẫu thuật tạo hình vành tai vào khoảng
600 năm trước cơng ngun. Phẫu thuật viên người Ấn Độ đã mơ tả tạo hình
dái tai từ vạt da tại chỗ. Đến thế kỉ 16, Gaspare Tagliacozzi báo cáo sử dụng
vạt da từ cánh tay để tạo hình vành tai. Năm 1845, Dieffenbach báo cáo tạo
hình lại vành tai do dao cắt mất phần trên của vành tai. Đến thế kỉ 19 các nhà
phẫu thuật tạo hình cho rằng việc tạo hình tồn bộ vành tai khơng thể thực
hiện được vì khơng có cấu trúc da và sụn phù hợp [88].
Cho đến thế kỉ thứ 20, kỉ nguyên của phẫu thuật tạo hình hiện đại bắt
đầu phát triển. Năm 1920, Gillies lần đầu tiên thực hiện tạo hình vành tai từ
sụn sườn của mẹ [49]. Năm 1930, Pierce mơ tả ngun tắc tạo hình khung sụn
vành tai từ sụn sườn [33].
Năm 1959, Tanzer được xem như người tiên phong thực hiện và phổ
biến rộng rãi kỹ thuật tạo hình vành tai 6 thì từ sụn sườn tự thân [92].
Năm 1974, Brent cải tiến kỹ thuật của Tanzer thành 4 thì phẫu thuật và
được chính ơng chỉnh sửa lại thành kỹ thuật 3 thì vào năm 2011 trở thành một
trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi đến nay [26].
Năm 1993, Nagata đã báo cáo cách tạo khung sụn vành tai có cấu trúc

3 chiều và sáng tạo ra kỹ thuật tạo hình tai nhỏ qua 2 thì phẫu thuật [68].
Đến nay tạo hình vành tai kiểu Brent và kiểu Nagata là hai kỹ thuật
chính trong tạo hình vành tai từ sụn sườn tự thân.
Năm 1996, John Reinisch là người tiên phong sử dụng khung vành tai
bằng chất liệu nhân tạo thay thế cho sụn sườn tự thân trong tạo hình tồn bộ
vành tai [81].


21

Gần đây kỹ thuật tạo tổ chức đã thành công trong việc tạo khung sụn
vành tai từ tế bào sụn. Đây cũng là một phương pháp lựa chọn trong tương lai
[72].
1.5.2. Các phƣơng pháp t o hình tai nhỏ
Năm 2014, Narges Baluch nghiên cứu khảo sát về các kỹ thuật trong
tạo hình tai nhỏ, tác giả đã đề cập đến các kỹ thuật chính trong tạo hình tai
nhỏ hiện nay gồm tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân, bằng Medpor và
cấy ghép vành tai giả [21], [90].
1.5.2.1. Vành tai giả
Ghép vành tai giả bằng chất liệu silicon là một phương pháp thay thế
cho phẫu thuật tạo hình. Năm 1950, Brånemark lần đầu tiên thực hiện kỹ
thuật này [25].
Năm 1990, Tjellstrưm mơ tả kỹ thuật cấy ghép tai giả qua 2 giai đoạn:
giai đoạn cấy vít titan vào xương thái dương qua đường rạch da sau ống tai
ngoài, sau giai đoạn 1 khoảng 2 – 3 tháng gắn tai giả vào vít titan [95].

Hình 1.16. Vành tai giả
“Nguồn: Giot J. P, 2011”[50]
Khuyết điểm của tai giả: [21]
- Cần kiểm tra thường xuyên do dễ nhiễm trùng da nơi có vít titan.

- Thay vành tai silicon mỗi 2 – 3 năm do thay đổi màu.
- Tâm lý tai giả.


22

1.5.2.2. Tạo hình tai nhỏ bằng chất liệu nhân tạo
Medpor là loại khung vành tai làm từ chất liệu tổng hợp porous
polyethylene, tương thích với mơ tốt, ít gây kích ứng và có khả năng thẩm
thấu các chất nhờ các vi ống trên chất liệu này. Năm 2009, John Reinisch là
người tiên phong sử dụng Medpor thay thế cho sụn sườn trong tạo hình dị
dạng tai nhỏ [81].
Kỹ thuật tạo hình tai nhỏ bằng Medpor chỉ cần một thì phẫu thuật vì
khung Medpor được định dạng sẵn và khung này được bao phủ bởi vạt cân
thái dương đỉnh có cuống rồi ghép da dày lên trên bề mặt cân này.

Hình 1.17. Khung Medpor
“Nguồn: John Reinisch, 2009” [81]

Hình 1.18. Tạo hình vành tai bằng Medpor
“Nguồn: John Reinisch, 2009” [81]


23

Hình 1.19. Trước và sau phẫu thuật Medpor
“Nguồn: John Reinisch, 2009” [81]
Khuyết điểm:
- Dễ gây loét và không lành thương vùng da che phủ khung Medpor.
- Gãy khung Medpor [21].

1.5.2.3. Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân
Cho đến nay sụn sườn được xem là chất liệu tự thân duy nhất được các
tác giả sử dụng trong tạo hình dị dạng tai nhỏ thể nặng. Bởi vì đặc điểm về
tính chất, hình dạng và số lượng của sụn sườn phù hợp với tạo hình loại dị
dạng này.
Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân có nhiều kỹ thuật khác nhau,
được lựa chọn tùy theo thói quen và kinh nghiệm của mỗi phẫu thuật viên.
Các kỹ thuật tạo hình này xoay quanh các khía cạnh sau: kỹ thuật tạo hình
khung sụn, kỹ thuật tạo túi da và chuyển dái tai, kỹ thuật nâng vành tai.
Hiện nay các phẫu thuật viên tạo hình tai nhỏ thường lựa chọn hai kỹ
thuật là kỹ thuật của Brent và Nagata.
- Kỹ thuật của Brent: trải qua 4 thì phẫu thuật, tạo hình khung sụn kiểu
2 chiều, và trong kỹ thuật của Brent ít quan tâm đến độ nhô của vành tai.
- Kỹ thuật của Nagata: trải qua 2 thì phẫu thuật, tạo hình khung sụn có
cấu trúc 3 chiều, tái tạo đầy đủ từng chi tiết giải phẫu trên vành tai và đặc biệt


24

quan tâm đến độ nhô của vành tai được tạo hình phải cân đối với vành tai đối
bên.

Brent

Nagata

Hình 1.20. Các kiểu khung sụn vành tai
“Nguồn: Nagata, 1993” [68]
Biến chứng của kỹ thuật tạo hình tai nhỏ:
Biến chứng của tạo hình tai nhỏ từ sụn sườn tự thân tùy thuộc vào

phương pháp phẫu thuật nhưng nhìn chung thường xảy ra ở 2 vị trí: nơi cho
mảnh ghép và nơi nhận mảnh ghép.
Theo báo cáo của Xiao Long năm 2013 ghi nhận có khoảng 20 biến
chứng khác nhau ở nơi cho và nơi nhận mảnh ghép đối với tất cả các loại
phẫu thuật tạo hình tai nhỏ từ sụn sườn tự thân và toàn bộ các biến chứng của
phẫu thuật này chiếm khoảng 16,2% [15], [38], [59], [75], [77].
- T i vị trí nhận mảnh ghép
Nhiễm trùng, máu tụ.
Hoại tử mảnh ghép da, hoại tử túi da.
Lộ khung sụn, lộ chỉ khâu, tiêu sụn.
Sẹo xấu, liệt mặt.
- T i vị trí cho mảnh ghép
Rách màng phổi, xẹp phổi.
Sẹo xấu, lõm ngực.


25

TẠO HÌNH TAI NHỎ THEO KỸ THUẬT NAGATA
Chọn bệnh: kỹ thuật của Nagata được chỉ định cho dị dạng tai nhỏ thể
nặng bao gồm: thể xoăn tai, thể xoăn tai nhỏ, thể dái tai và thể không tai.
Theo ông, bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình dị dạng tai nhỏ phải có tuổi
≥ 10 và vịng ngực đo qua mũi kiếm xương ức ≥ 60cm, nhằm tránh lõm
ngực có thể xảy ra do lấy nhiều sụn sườn (5, 6, 7, 8 và 9) và chất lượng
sụn sườn ở độ tuổi này thích hợp cho tạo hình khung sụn [68].
Kỹ thuật tạo hình tai nhỏ theo kỹ thuật Nagata trải qua 2 thì phẫu thuật.
- Thì 1. T o hình khung sụn bao gồm các bước sau:
Bước 1: lấy mẫu và xác định vị trí vành tai tạo hình
Sử dụng tấm nhựa trong và viết để vẽ lấy mẫu vành tai bên đối diện
(đối với dị dạng cả 2 tai thì lấy mẫu từ vành tai của cha mẹ hay anh chị em

ruột). Xác định cực trên, cực dưới vành tai đối chiếu với tai đối diện qua
đường giữa mặt, xác định trục của vành tai, ghi nhận khoảng gờ luân đến góc
mắt ngồi, cánh mũi đến chỗ bám dái tai.

Hình 1.21. Lấy mẫu vành tai và xác định vị trí vành tai tạo hình
“Nguồn: Hilko Weerda, 2007” [98]


×