Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA ISRAEL NHỜ CÔNG NGHỆ CAO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.25 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:

SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CỦA ISRAEL NHỜ CÔNG NGHỆ
CAO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO VIỆT NAM

MỤC LỤC
1


2


MỞ ĐẦU
Israel thường được nói đến là quốc gia của dân tộc được cho là thông minh nhất
thế giới – dân tộc Do Thái và sự bất ổn chính trị luôn hiện hữu ngay từ những ngày
đầu lập quốc cho đến tận bây giờ. Nằm trên địa hình chủ yếu là hoang mạc và bán
hoang mang mạc cộng với thời tiết khắc nghiệt, nghèo tài nguyên, thế giới tưởng
chừng Israel sẽ rơi vào thế khó khăn phải cầu cứu viện trợ về lương thực. Nhưng thực
tế lại chứng minh một điều khác, Israel giờ đây là nhà cung cấp nông sản tươi sống
chính cho liên minh châu Âu (EU), đứng đầu thế giới về hiệu suất và sản lượng nông
nghiệp. Theo thống kê, năm 2010, một nông dân Israel làm việc có thể cung cấp thực
phẩm cho 113 người, so với chỉ 17 người trong giai đoạn đầu thập niên 1950. Dù chỉ
có 3,7% tổng lực lượng lao động làm trong ngành nơng nghiệp nhưng Israel vẫn có
thể cung cấp 95% nhu cầu lương thực trong nước. Kể từ khi Israel được thành lập, sản
lượng nông nghiệp của nước này đã tăng trưởng gấp 15 lần, cao gấp 3 lần so với tốc


độ tăng trưởng dân số. Để đạt được những con số đáng mơ ước đó khơng thể khơng
nhắc đến việc áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Tưới nước nhỏ giọt, nuôi cá
trong sa mạc, sản xuất từ nhà kính, nơng nghiệp trực tuyến,… những phương thức sản
xuất hiện đại này đã giúp Israel thay đổi bộ mặt của nền sản xuất nông nghiệp, đạt
được những thành tựu khiến cả thế giới ngỡ ngàng.
Bài tiểu luận “Sự phát triển nông nghiệp của Israel nhờ công nghệ cao và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam” dưới đây của nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một cái
nhìn khái qt về nền nông nghiệp của Israel, về những phương thức tiên tiến đang
được áp dụng, về những thành tựu đã đạt được, và đặc biệt là bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Hồng Bảo Trâm đã giúp nhóm
có những kiến thức nền tảng trong bộ môn Kinh tế phát triển, giúp nhóm có thể hồn
thiện được bài tiểu luận này.
3


Bài tiểu luận khơng thể tránh được những sai sót do có thế mang ý kiến chủ quan
của nhóm nghiên cứu và sự tìm hiểu chưa đầy đủ. Nhóm rất hi vọng nhận được sự góp
ý của cơ cùng các bạn giúp nhóm chỉnh sửa bài viết hồn thiện nhất.

4


I.

CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp


a) Các yếu tố tự nhiên
- Đất đai: Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn
ni. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng
suất và sự phân bố cây trồng, vật ni.
- Khí hậu: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chịu ảnh hưởng sâu sắc của các
yếu tố khí hậu. Sự khác biệt về khí hậu giữa các nước, các vùng thường thể hiện trong
sự phân bố của các loại cây trồng và vật nuôi.
- Thổ nhưỡng:Thổ nhưỡng là lớp đất có khả năng tái sinh sản thực vật. Đó là kết
quả của những tác động giữa các yếu tố tự nhiên của một vùng đặc biệt là khí hậu
nham thạch phong hóa và địa hình tạo nên. Trên những loại thổ nhưỡng khác nhau
thường có những lớp thực vật thích ứng. Do đó thỗ nhưỡng trở thành một trong những
yếu tố tự nhiên quan trọng làm cơ sở cho sự phân bố các loại cây trồng.
- Nguồn nước: Nguồn nước trong các nơi chứa: sông, hồ, nước ngầm.. đóng vai trị
quan trọng đến sự phát triển và phân bố các loại cây trồng và vật nuôi, đặc biệt là các
loại cây trồng, vật nuôi ưa nước. Sơng ngịi cịn có tác dụng bồi đắp phù sa tạo nên các
vùng đất trồng và nơi chăn nuôi mới.
b) Các yếu tố kinh tế - xã hội:
- Vấn đề tiếp cận thị trường: Theo Griffon, có một số vấn đề lớn khiến thị trường
trong khu vực kinh tế nông nghiệp kém phát triển:
+ Khó khăn trong tiếp cận thị trường vì ở vùng sâu vùng xa, dân cư thưa thớt, khối
lượng giao dịch lại ít, khiến chi phí giao dịch bình quân tăng cao.
5


+ Tính cứng nhắc trong nguồn cung nơng sản, xuất phát chủ yếu từ tính dễ hỏng
của chúng và nhu cầu thanh khoản của nông dân.
+ Giá nông sản không ổn định do tính cứng nhắc của nguồn cung, nhu cầu theo
mùa vụ, các chính sách dự trữ của tư nhân và nhà nước biến động.
+ Tiềm năng năng suất thấp do thiếu đầu tư và tâm lý sợ rủi ro của nông dân trước
nhu cầu thay đổi lớn của một phương thức canh tác.

Vì những tính chất trên mà thị trường trong khu vực nơng nghiệp tự nó khó phát
triển, và nơng dân vì thế mà cũng khó có điều kiện tiếp cận thị trường và môi trường
thể chế thân thiện thị trường. Kết quả là, các nông hộ vừa thiếu nguồn lực cho sản
xuất vừa phải đối diện với các điều kiện khó khăn trong khâu lưu thơng.
- Vấn đề cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kém phát triển ở nông thôn của các nước
đang phát triển cũng là một vấn đề đặc thù, và điều này hạn chế hiệu quả và năng suất
của sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả và năng suất thấp là một nhân tố kìm hãm đầu tư.
Như vậy có thể nói cơ sở hạ tầng kém phát triển là một nhân tố kìm hãm sự phát triển
của khu vực nơng nghiệp.
- Vấn đề nghiên cứu phát triển: Các lý thuyết tăng trưởng chung đều đề cao sự phát
triển của tri thức và cơng nghệ với tư cách là động lực chính cho q trình tăng trưởng
dài hạn. Lĩnh vực nơng nghiệp cũng khơng phải là ngoại lệ. Do đó, việc thúc đẩy phát
triển nghiên cứu trong lĩnh vực nơng nghiệp có vai trò sống còn đối với các nước đang
phát triển.

2.Vai trị của cơng nghệ cao đối với sự phát triển nông
nghiệp
- Nông nghiệp công nghệ cao tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất
lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
6


Áp dụng công nghệ cao tạo ra năng suất lớn trong khi với cách sản xuất truyền
thống thì năng suất đạt được rất thấp. Không những vậy việc ứng dụng khoa học cơng
nghệ cao cịn giúp nhà sản xuất tiết kiệm các chi phí như nước, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật và do đó góp phần bảo vệ mơi trường. Chính những lợi ích như vậy mà
sản xuất nơng nghiệp công nghệ cao đã và đang trở thành mẫu hình cho nền nơng
nghiệp thế kỷ XXI.
- Nơng nghiệp cơng nghệ cao sẽ giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự
lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mơ sản xuất được mở rộng.

Việc ứng dụng hiệu ứng nhà kính để tạo ra mơi trường thuận lợi nhất cho sản xuất
nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các cơ sở
trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã khiến nơng
dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình cũng như khắc phục được tính mùa vụ
nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp. Do không phụ thuộc mùa vụ và thời tiết nên có
thể cho ra đời các sản phẩm nơng nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và do đó đạt lợi
nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Khơng những vậy, hiệu ứng nhà kính với các
mơi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển
nhiên là năng xuất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm
nhiều lên thì tất yếu thị trường được mở rộng hơn. Mặt khác môi trường nhân tạo
thích hợp với các giống cây trồng mới có sức chịu đựng sự bất lợi của thời tiết cao
hơn đồng thời chống chịu sâu bênh lớn hơn. Điều này thích hợp với các vùng đất khô
cằn không thuận với sản xuất nông nghiệp như vùng trung du, miền núi, vùng bị sa
mạc hóa v.v.
- Sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng
hóa thương hiệu và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
7


Khi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được sự lãng phí
về tài nguyên đất, nước do tính ưu việt của các cơng nghệ này như công nghệ sinh
học, công nghệ gen, công nghệ sản xuất phân hữu cơ và tự động hóa sản xuất. Với
việc tiết kiệm chi phí và tăng năng xuất cây trồng vật ni, q trình sản xuất rễ rằng
đạt được hiệu quả theo quy mơ và do đó tạo ra nền sản xuất lớn với lượng sản phẩm
đủ để cung cấp cho q trình chế biến cơng nghiệp. Cũng nhờ thương mại hóa được
sản phẩm mà các thương hiệu sản phẩm được tạo ra và cạnh tranh trên thị trường. Lợi
thế về quy mơ và chi phí thấp là các yếu tố đảm bảo các sản phẩm nội địa cạnh tranh
được với hàng ngoại nhập ít nhất ở chi phí vận chuyển và maketing.
3.


Một vài mơ hình lý thuyết bàn về nhân tố công nghê
trong việc gia tăng sản lượng đầu ra

a)

Nhân tố công nghệ trong hàm sản xuất Cobb-Douglas
Mơ hình Cobb- Doughlas hai nhân tố

Tổng sản lượng (Y) được biểu diễn như là một hàm của các yếu tố đầu vào sản
xuất và công nghệ tức là:
Y = f(T,L,K,R)
Trong đó:
T là cơng nghệ hiện hành,
L là lao động,
K là vốn sản xuất,
R là tài nguyên
8


Hàm sản xuất được dùng phổ biến nhất để phân biệt giữa nguồn gốc của tăng
trưởng
Y=T.Lα.Kβ.Rγ
Với α, β, γ – lần lượt là hệ số co dãn của sản lượng theo L, K, R
Trong đó: α + β + γ = 1 (lợi tức không đổi theo quy mô-tức là khi tăng đầu vào nào
đó một cách tỷ lệ, thì sản lượng cũng sẽ tăng theo tỷ lệ)
Lấy logarit tự nhiên (ln) hai vế của phương trình, ta có:
Ln Y = Ln(T) + α.Ln(L) + β.Ln(K) + γ.Ln(R)
Vi phân theo thời gian cho ta:
(dY/Y) = (dT/T) + α.(dL/L) + β.(dK/K) + γ.(dR/R)
Tỷ lệ thay đổi hàng năm của các biến số: g = t + α.l + β.k + γ.r

Kinh tế học hiện đại, khi phân tích sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực vào tăng
trưởng kinh tế, đã xác nhận rằng khoa học và công nghệ là biến số quan trọng nhất,
Hiện nay, phần đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ở các
nước phát triển đã đạt tới 2/3, còn ở các nước đang phát triển cũng trên 1/3. Ngoài ra
khoa học và cơng nghệ cịn là cơng cụ làm biến đổi các bộ mặt văn hóa, giáo dục, y tế
và bảo vệ mơi trường sinh thái
b)

Mơ hình Solow

Solow phê phán quan điểm của Harrod - Domar về vai trò của vốn đối với tăng
trưởng kinh tế, khi tỷ lệ tiết kiệm cao chỉ giúp cho các quốc gia đang phát triển thực
hiện mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn khi nền kinh tế chưa đạt được đến điểm ổn
định. Phân tích điều kiện tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, mơ hình Solow đã khẳng
định vai trị của nhân tố công nghệ. Xuất phát từ hàm Cobb-Doughlas gồm 2 nhân tố
K và L
9


Y=T.Lα.K1-α
Để đưa tiến bộ cơng nghệ vào mơ hình, ta sửa hàm sản xuất thành
Y = Kα(LxE)1-α
Trong đó,
E - hiệu quả lao động: phản ánh trình độ cơng nghệ của xã hội, và khi cơng
nghệ tiến bộ thì hiệu quả của lao động cũng tăng lên.
LE - đo số công nhân hiệu quả

Tiến bộ kỹ thuật được phản ánh thông qua tăng hiệu quả lao động. Trong dài hạn, vẫn
xác định được mức k* mà tại đó thỏa mãn ∆k=0, nghĩa là mức đầu tư và khấu hao
bằng nhau. Do vậy, đảm bảo trạng thái tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.


10


II. QUÁ PHÁT TRIỂN ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO CỦA ISRAEL
1. Giới thiệu về đất nước Israel
a) Tổng quan
Israel là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ
bắc của biển Đỏ. Israel có biên giới trên bộ với Liban về phía bắc, với Syria về phía
đơng bắc, với Jordan về phía đơng, và lần lượt giáp với các lãnh thổ Bờ Tây và Dải
Gaza của Palestine về phía đơng và tây, và với Ai Cập về phía tây nam. Quốc gia này
có diện tích tương đối nhỏ, khoảng 20.700 km 2 trong đó 70% là sa mạc và chỉ có 2%
diện tích bề mặt là nước. Trung tâm tài chính và cơng nghệ của Israel là Tel Aviv và
Jerusalem được tuyên bố là thủ đô, song chủ quyền của Israel đối với Jerusalem không
được quốc tế công nhận.
Sau hơn 2000 năm lưu vong và bị đày ải dân tộc Israel chính thức thực hiện được
giấc mơ phục quốc vào ngày 14-5-1948. Theo xác định của Cục Thống kê Trung ương
Israel, dân số Israel vào năm 2016 ước đạt 8.541.000 người. Đây là quốc gia duy nhất
trên thế giới mà người Do Thái chiếm đa số, với 6.388.800 hay 74,8% công dân được
chỉ định là người Do Thái. Nhóm cơng dân lớn thứ nhì trong nước là người Ả Rập, có
số lượng là 1.775.400 người (bao gồm người Druze và hầu hết người Ả Rập Đông
Jerusalem). Đại đa số người Ả Rập Israel theo phái Hồi giáo Sunni, bao gồm một
lượng đáng kể người Negev Bedouin bán du cư; cịn lại là các tín đồ Cơ Đốc giáo và
Druze cùng các nhóm khác. Israel cịn có một lượng cư dân đáng kể là các công nhân
ngoại quốc, và những người tị nạn từ châu Phi và châu Á khơng có quyền cơng dân,
trong đó có những người nhập cư bất hợp pháp từ châu Phi.
Theo Luật Cơ bản, Israel tự xác định là một nhà nước Do Thái và dân chủ. Israel
có thể chế dân chủ đại nghị có một hệ thống nghị viện, đại diện tỷ lệ và phổ thông đầu
11



phiếu. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ và Knesset đóng vai trị cơ quan lập
pháp. Israel là một quốc gia phát triển và là một thành viên của OECD, có nền kinh tế
lớn thứ 35 thế giới theo GDP danh nghĩa tính đến năm 2015. Quốc gia hưởng lợi từ
lực lượng lao động có kỹ năng cao, và nằm trong số các quốc gia có giáo dục nhất trên
thế giới với tỷ lệ cơng dân có bằng bậc đại học vào hàng đầu. Israel có tiêu chuẩn sinh
hoạt cao nhất tại Trung Đông, và đứng thứ tư tại châu Á, và nằm trong các quốc gia có
tuổi thọ dự tính cao nhất thế giới.
Về khí hậu, Israel có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng bởi mùa hè dài, nóng và khơ
cùng với mùa đơng ngắn, lạnh và nhiều mưa, thay đổi theo vĩ độ và độ cao. Mùa hè ở
vùng dọc bờ biển Địa Trung Hải rất ẩm nhưng tại Negev thì khơ. Khí hậu được xác
định bởi vị trí của Israel giữa đặc điểm khơ cằn cận nhiệt đới của Ai Cập và ẩm cận
nhiệt đới của Levant hay phía đơng Địa Trung Hải. Tháng 1 là tháng lạnh nhất, với
nhiệt độ trung bình thay đổi từ 5 °C tới 12 °C và tháng 8 là tháng nóng nhất ở nhiệt độ
18 °C tới 38 °C . Tại Eilat, thành phố sa mạc, trong mùa hè nhiệt độ cao nhất nước.
Nhưng khơng khí khơ khiến nó rất dễ chịu. Hơn 70 phần trăm lượng mưa trung bình
của đất nước rơi xuống trong khoảng giữa tháng 11 và tháng 3; từ tháng 6 đến tháng 9
thường không có mưa. Lượng mưa phân bố khơng đều, giảm nhiều khi đi về hướng
nam. Tại điểm cực nam, lượng mưa trung bình nhỏ hơn 50 millimét hàng năm; ở phía
bắc, lượng mưa trung bình hàng năm vượt quá 900 millimét. Lượng mưa thay đổi theo
từng mùa và theo từng năm, đặc biệt tại Sa mạc Negev. Lượng mưa thường tập trung
trong những trận bão mạnh, gây ra xói mịn và lũ lụt. Trong tháng 1 và tháng 2, có thể
có tuyết tại những điểm cao ở cao nguyên trung tâm, gồm cả Jerusalem. Những vùng
có thể trồng cấy của đất nước là những vùng có lượng mưa lớn hơn 300 millimét hàng
năm; khoảng một phần ba đất đai của nước này có thể trồng cấy được.
Nói đến bảo vệ đất nước Israel trong mơi trường khắc nghiệt như vậy thì khơng thể
khơng kể đến sức mạnh quốc phịng và ngành cơng nghiệp quốc phịng của nước này.
Israel hiện được xếp trong số 10 quốc gia có sức mạnh quốc phịng lớn nhất thế giới,
12



nhưng lại có ngân sách quốc phịng ở mức thấp nhất trong các nước này (15 tỷ
USD/năm). Mặc dù là đồng minh số 1 của Mỹ ở Trung Đông và thế giới, Israel vẫn
cho rằng phải tự lực tự cường về qn sự, với chính sách quốc phịng riêng và dựa vào
sức mình là chính. Để có sự “độc lập” tối đa, Israel không ký bất kỳ hiệp ước liên
minh nào với Mỹ. Ngay cả hệ thống phòng chống tên lửa Patriot của Mỹ khi đưa sang
Israel trong cuộc chiến Vùng Vịnh II để chặn tên lửa Scud của Iraq, Israel cũng thấy
bất cập vì Patriot gần như bất lực và quá tốn kém khi đối phó với các tên lửa “tự chế”
của Hamas.
b)

Sự hình thành nền nơng nghiệp Israel

Sự phát triển của nền nông nghiệp gắn liền với phong trào phục quốc Do Thái và
sự nhập cư của người Do Thái vào Palestine ở cuối thế kỷ 19. Những người nhập cư
Do Thái mua những mảnh đất gần như bán sa mạc, chúng đã bị cằn cỗi bởi phá rừng,
sói mịn và bỏ hoang. Họ bắt tay vào việc thu dọn đá sỏi, cải tạo đất, chống ngập,
trồng rừng, chống xói mịn, rửa đất mặn. Kể từ khi độc lập năm 1948, tổng diện tích
đất canh tác đã tăng từ 1.650 km2 đến 4.300 km2, số cộng đồng nông nghiệp tăng từ
400 lên 725. Sản lượng nông nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số.
Thiếu nước là một vấn đề nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình hằng năm rất nhỏ
nên Israel rất coi trọng việc tiết kiệm và tái tạo nước. Nguồn nước tái tạo hàng năm
vào khoảng 160 triệu mét khối, 75% được dùng cho nông nghiệp. Hầu hết các nguồn
nước ngọt của Israel đều được kết nối vào hệ thống thủy lợi quốc gia, bao gồm các
trạm bơm, hồ chứa, kênh, ống dẫn đưa nước từ miền bắc đến miền nam.
2.

Khái quát ngành nông nghiệp của Israel trong giai đoạn
chưa áp dụng công nghệ


Trong giai đoạn sau khi lập quốc Isarel vẫn tiếp tục xảy ra những cuộc xung đột,
chiến tranh với các nước láng giềng Ả rập, việc nhập cư ngày càng gia tăng gây sức ép
13


khơng hề nhỏ đến nền kinh tế nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng. Hơn hết
Israel là quốc gia khơng có nhiều điều kiện thuận lợi đề phát triển nơng nghiệp.
Diện tích lãnh thổ tới 70% là sa mạc bao phủ, phần còn lại cũng chỉ là đồi núi, đá
trọc cằn cỗi trong đó, chỉ có khoảng 20% diện tích đất là đủ điều kiện để làm nơng
nghiệp, số đất làm nông nghiệp là 30.000 ha (năm 1948) và cũng chỉ có 3,7% tổng lực
lượng lao động tham gia vào ngành này. Israel là quốc gia có khí hậu và điều kiện địa
hình phức tạp, có nơi cận nhiệt đới nơi lại khơ cằn, có khu vực thấp hơn mực nước
biển 400m lại có những vùng là đụn cát, gò đất phù sa…. Ba khu vực canh tác chủ
yếu ở Israel là đồng bằng ven biển phía bắc, khu vực đồi núi bên trong lãnh thổ và
thung lũng Jordan. Địa hình đa dạng đó thích hợp để trồng nhiều loại cây khác nhau
song không thuận lợi để trồng cây nơng nghiệp vì quỹ đất canh tác q nhỏ. Khu vực
đất đai cằn cỗi nhất của Israel là hoang mạc Negev. Hoang mạc này chiếm trên một
nửa diện tích Israel. Hoang mạc Negev - khơng ai nghĩ nó có thể phù hợp cho sự sống,
chứ chưa nói đến sản xuất nông nghiệp. Thung lũng Arava là phần khô cằn nhất của
hoang mạc Negev. Lượng mưa bình quân của khu vực này chỉ từ 20- 50 mm mỗi năm.
Nhiệt độ mùa hè bình quân ban ngày lên tới 40°C, ban đêm là 25°C; nhiệt độ mùa
đông ban ngày là 21°C, ban đêm chỉ từ 3-8 °C. Độ ẩm cực thấp và sự chênh lệch nhiệt
độ khiến đá cũng vỡ vụn, khắp hoang mạc phủ một lớp đá vụn và cát. Nguồn nước
nghèo nàn, chủ yếu là nước lợ và nước mặn, độ mặn của nước ở Israel gấp 10 lần
nước có thể sử dụng cho sinh hoạt. Thiên tai tự nhiên cũng xảy ra thường xuyên, Bão
cát có thể xảy ra vào mùa xuân; hạn hán; lũ lụt trong thời gian ngắn; động đất theo
chu kỳ. Ngồi ra, tình trạng sâu bọ và đặc biệt là những lồi sâu bọ khơng thể diệt trừ
bằng những phương pháp khoa học cũng trở nên một vấn nạn, phá hủy mùa màng
người nông dân.

Mọi điều kiện để phát triển về nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt dường như
chỉ là một con số không tròn trĩnh. Tuy nhiên nhận thức được sự quan trọng của nông
nghiệp và những điều kiện hết sức thiếu thốn để phát triển, cả Chính phủ cũng như
14


người dân đã chủ động tăng cường khai hoang, thu dọn đá sỏi, cải tạo đất, làm ruộng
bậc thang, tháo nước vùng đầm lầy, tái trồng rừng và bảo vệ đất, chống lại sự xói mịn,
xâm nhập mặn. Thiếu nước là một vấn đề lớn, họ xây dựng mạng lưới các trạm bơm,
hồ chứa nước, kênh mương và đường ống dẫn chuyển nước và đặc biệt họ phát triển
công nghệ tái sử dụng nước thải giúp nuôi trồng phát triển. Một thành tựu và cũng là
bước đột phá lớn của ngành nông nghiệp Israel là là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng
đồng nơng nghiệp độc đáo, cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav.
Kibbutz là một cộng đồng nông thôn, một hệ thống kinh tế xã hội dựa trên nguyên
tắc sở hữu chung tài sản, phương tiện sản xuất cũng như sản phẩm, bình đẳng và hợp
tác trong mọi mặt của đời sống, thực hiện lý tưởng một xã hội cơng bằng. Cịn mơ
hình làng nơng nghiệp Moshav hoạt động sản xuất riêng từng hộ nhưng lại hợp tác
chung về thương hiệu và các hoạt động thu mua nguyên liệu. Để có được những thành
tựu như ngày nay thì hai cộng đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav đóng một vai trị
quan trọng trong kinh tế nơng nghiệp, quốc phịng và chính trị Israel trong những ngày
đầu lập quốc đến bây giờ.

3. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel giai đoạn từ
1965 đến nay
a) Tại sao Israel cần phải phát triển nông nghiệp công nghệ cao?
Israel có diện tích rất nhỏ, lại khơng được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện
thuận lợi để phát triển nơng nghiệp. Hơn nửa diện tích đất đai của Israel là hoang mạc
và bán hoang mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc; trong đó, chỉ 1/5 diện tích đất đai là
có thể trồng trọt, hơn một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên. Tuy
nhiên nước tưới lại là một vấn đề nghiêm trọng. Lượng mưa trung hằng tháng giữa

tháng 9 và tháng 4, với sự khác biệt giữa các vùng miền trong nước, dao động từ 70
15


cm ở miền bắc cho tới 2 cm ở miền nam. Hầu hết các nguồn nước ngọt của Israel đều
được kết nối vào hệ thống thủy lợi quốc gia, bao gồm các trạm bơm, hồ chứa, kênh,
ống dẫn đưa nước từ miền bắc đến miền nam.
Cùng với đó cuối những năm 1980, dân số Israel tăng nhanh, lượng người nhập cư
đổ về ồ ạt, nhu cầu về sản xuất nông nghiệp cũng như các sản phẩm nông nghiệp gia
tăng nhanh chóng. Israel phải nỗ lực lo đủ nơng sản phục vụ dân số đang ngày càng
tăng nhanh ấy, lại đặt trong bối cảnh nước này khơng có nguồn tài chính dồi dào để
nhập khẩu nông sản từ các quốc gia khác.
Vì vậy, Israel bắt buộc phải nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao
trong nông nghiệp, phải phát triển nông nghiệp, mà là một nền nông nghiệp ứng dụng
khoa học công nghệ để cho ra các sản phẩm với năng suất và chất lượng cao.
b) Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Israel
1.Xây dựng và hồn thiện cơ cấu Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn - Cơ
quan cao nhất chỉ đạo mọi hoạt động của ngành nông nghiệp
Nhiệm vụ của Bộ là xây dựng và thực hiện các chính sách để tư vấn cho chính phủ
Israel trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tươi
sạch cho nhân dân; bên cạnh đó là nhiệm vụ phát triển cộng đồng nông thôn, phát
triển động thực vật gắn với việc bảo vệ môi trường. Israel đã xây dựng các nhiệm vụ
rất cụ thể cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đưa cơ quan này trở thành một
“đầu tàu” trong việc dẫn dắt, chỉ đạo, kiểm tra, khuyến khích các hoạt động nơng
nghiệp nói chung và cơng nghệ nơng nghiệp nói riêng, vừa đảm bảo hiệu quả vừa rất
cập nhật. Các nhiệm vụ chính mà Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp
cho nông dân, bao gồm:
1. Hướng dẫn và đào tạo nghề: Mục đích là cung cấp những kiến thức cập nhật về
nông nghiệp cho nông dân, cung cấp những khóa đào tạo chuyên nghiệp, tập trung
16



xây dựng những nền tảng kiến thức cơ bản cho nông dân về công nghệ mới. Khảo sát
kiến thức nông nghiệp đã ứng dụng. Tìm ra các giải pháp cho những vấn đề đang “cấp
bách” trên đồng ruộng, sau đó lại áp dụng chúng vào đồng ruộng.
2. Bảo vệ đất: hướng dẫn nông dân và giúp họ trong các hoạt động liên quan đến
việc bảo vệ chất lượng và độ màu mỡ của đất, chống ngập lụt, chống hạn hán.
3. Trung tâm Thông tin Chiến lược: cung cấp các thông tin nghiên cứu chiến lược
về kinh tế, cung cấp cho nơng dân những thơng tin hữu ích và cập nhật về thị trường
nơng sản tồn cầu và cả các thơng tin về các đối thủ cạnh tranh của Israel.
4. Dịch vụ Thú y: Chức năng chính mà Dịch vụ Thú y cung cấp chính là bảo vệ
sức khỏe vật ni, chống lại bệnh dịch…
5. Bảo hộ cho vật nuôi: Những năm gần đây, Bộ quan tâm nhiều đến việc bảo vệ
vật nuôi, cả động vật làm cảnh, gia cầm, gia súc.
6. Kiểm soát và bảo vệ thực vật: nhằm xây dựng, thực thi và giám sát các quy định
trong lĩnh vực bảo vệ thực vật.
7. Sử dụng côn trùng thân thiện với mơi trường: Để đảm bảo an tồn cho những
yếu tố trên, Bộ đã ra nhiều quy định chặt chẽ về kiểm soát và sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật.
8. Khuyến khích vốn đầu tư cho nơng nghiệp: cung cấp một khoản tài trợ cho nông
dân để tham gia vào các chương trình thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp.
2.Chủ trương phát triển các cơ quan nghiên cứu chuyên sâu, các cơ quan R&D
phục vụ nông nghiệp
Hiện nay, Israel có khoảng 10 cơ quan nghiên cứu nơng nghiệp lớn. Trong đó,
ARO là cơ quan nghiên cứu nơng nghiệp tiêu biểu, chịu trách nhiệm tới 75% các
nghiên cứu nơng nghiệp tồn quốc và cũng được đánh giá là đơn vị hậu thuẫn cho các
17


thành công vang dội về nông nghiệp của Israel trên trường quốc tế, dưới sự quản lý

trực tiếp của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn. Mục tiêu chính của các viện,
trung tâm và trạm nghiên cứu của ARO tập trung vào các nhiệm vụ sau: Nông nghiệp
trong điều kiện khô cằn; Nông nghiệp ở vùng biên giới; Công nghệ tưới nhỏ giọt và
tưới bằng nước khử mặn; Trồng trọt trong điều kiện bảo vệ môi trường; Nuôi cá nước
sạch trong điều kiện thiếu nước; Giảm thiểu hao hụt nơng sản qua sử dụng phương
pháp kiểm sốt cơn trùng và bảo quản sau thu hoạch; Nuôi trồng cây cối, động vật
thích ứng tốt với các điều kiện địa lý khác nhau.
Ngoài ra, hoạt động R&D cũng được thực hiện hiệu quả trong các lĩnh vực như
nhân giống động thực vật, công nghệ xử lý đất và nguồn nước do các cơ quan nghiên
cứu khác như Hiệp hội Nghiên cứu nông nghiệp thuộc Trung tâm Volcani, Khoa Nông
nghiệp thuộc trường Đại học Hebrew… thực hiện.
3.Chính phủ đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho khoa học kỹ thuật phục vụ
phát triển nơng nghiệp
- Đầu tư kinh phí cho hoạt động R&D: Nguồn kinh phí đổ vào hoạt động R&D từ
ngân sách chính phủ, chủ yếu thơng qua các quỹ đầu tư mạo hiểm; từ nguồn vốn đầu
tư trực tiếp và gián tiếp khác từ nước ngoài. Mặc dù hầu hết các khoản đầu tư lớn cho
hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) do chính phủ thực hiện là các dự án R&D
về công nghệ thông tin, phần mềm, bán dẫn, y học; nhằm thúc đẩy khả năng ứng dụng
các nghiên cứu vào thực tiễn, song trong đó cũng nhiều dự án R&D công nghệ sinh
học, công nghệ vi sinh…, do đó nơng nghiệp Israel cũng được hưởng lợi từ những dự
án R&D như vậy. Vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm này có thể đổ vào cho các công ty
khởi nghiệp, các dự án R&D đang thực hiện hoặc mới chỉ là các dự án R&D khả thi.
- Đầu tư mạnh cho nghiên cứu phục vụ nơng nghiệp: Israel là nước có mức đầu tư
cho nghiên cứu nông nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới. Nguồn kinh phí đó được
cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng và các
18


nhà đầu tư giữ bản quyền sáng chế. Phần lớn các nghiên cứu đều do những công ty
sản xuất sản phẩm đầu vào, như hệ thống tưới tiêu, phân bón, nhà kính… triển khai

nghiên cứu. Sự phối hợp giữa kinh doanh và nghiên cứu đảm bảo cho các nhà khoa
học một mức thù lao đủ để phát huy tối đa năng lực chun mơn. Thậm chí các
chuyện các chun gia nông nghiệp đi tư vấn trực tiếp cho các nông trại là điều không
hiếm.
- Đầu tư mạnh cho các dịch vụ cơng nghệ hiện đại phục vụ nơng dân: Chính phủ
cũng đầu tư mạnh để nông dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại. Cuộc cách mạng
viễn thông những năm 1990 đã đánh dấu một bước ngoặt khá lớn trong lĩnh vực liên
lạc ở nông thôn, cụ thể là hầu hết người nông dân đã tiếp cận với điện thoại di động,
sử dụng thành thạo mạng Internet để học tập các phương pháp gieo trồng hiện đại hơn
và tìm nguồn tiêu thụ, tiếp thị cho các nơng phẩm của mình. Để hỗ trợ nơng dân,
chính phủ đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm, đặc biệt là hoa và cây
trang trí, sang các thị trường tiềm năng thơng qua Internet…
Nơng thơn Israel giờ đây cịn đủ khả năng cung cấp cả các gói dịch vụ du lịch bao
gồm du lịch khám phá cảnh quan, du lịch biển, du lịch sa mạc, du lịch tham quan các
nông trang Israel hiện đại…. Việc kết hợp du lịch với nông nghiệp vừa tạo đặc điểm
riêng cho nông thôn Israel, vừa tạo sinh kế mới cho nơng dân.
4.Chính sách tăng cường phối hợp giữa 5 nhà: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà
doanh nghiệp - Nhà tư vấn - Nhà nông
Thành công của nông nghiệp Israel không thể kể đến sự kết hợp chặt chẽ giữa 5
nhóm chính trong nền nông nghiệp:
- Nhà nước: Là chủ thể quan trọng nhất, chi phối hoạt động của cả 4 đối tượng còn
lại. Nhà nước xây dựng luật, các quy định… điều tiết hoạt động của tồn ngành nơng

19


nghiệp; tạo điều kiện cho các đối tượng trên phối hợp với nhau tốt nhất, tạo hiệu quả
cao nhất, thu lợi nhuận cao nhất; giảm thiểu rủi ro.
- Các nhà tư vấn: Các dịch vụ tư vấn rất đa dạng từ việc gieo trồng cái gì, ni con
gì, đối tượng nào thực hiện việc này, bán cho ai, bán trên thị trường nào, bán thế

nào… đều là do các nhà tư vấn này thực hiện. Họ cịn có nhiệm vụ nghiên cứu nhu
cầu thị trường, giá cả thương phẩm…, nếu thị trường không thuận lợi cho sản phẩm
vào thời điểm đầu tư thì chuyển sang loại nơng phẩm khác phù hợp với thị trường để
đem lại lợi nhuận cao hơn.
- Nhà khoa học: Sau khi đã có ý tưởng nơng nghiệp, nhà khoa học sẽ được các
công ty đặt hàng nghiên cứu về các yếu tố như đất đai, thổ nhưỡng, đặc điểm sinh học
của cây, nguồn nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, chất lượng, năng suất, loại nhà lưới
sẽ sử dụng, quy mơ kích cỡ nhà lưới - tránh việc tiêu tốn năng lượng vận hành không
cần thiết. Các nhà khoa học, chun gia nơng nghiệp cịn có nhiệm vụ nghiên cứu
nâng cấp sản xuất nông nghiệp cho từng khu vực. Phần lớn các nhà khoa học nông
nghiệp Israel làm việc cho chính phủ.
- Doanh nghiệp: Gồm các công ty chuyên tập trung vào các dự án cụ thể, như xây
dựng lộ trình thực hiện, đầu tư kinh phí cho việc xây dựng hệ thống tưới tiêu; mua hạt
giống, phân bón, lựa chọn thuốc trừ sâu; thu hoạch mùa vụ... và các công ty chuyên
triển khai các hoạt động thương mại, bao tiêu sản phẩm, sao cho có thể bán sản phẩm
đó với giá cao nhất trên thị trường trong nước và thế giới.
- Nông dân: Là người trực tiếp thực hiện các dự án nông nghiệp. Nông dân học
cách tiếp cận với những phương pháp công nghệ cao, trực tiếp ứng dụng vào hoạt
động sản xuất của mình. Điểm đặc biệt là họ rất khao khát học hỏi và nhanh nhạy áp
dụng những phương pháp công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

20



×