Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.71 KB, 13 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Anh

Mã Sinh Viên: 19CL73403010027

Khóa/ Lớp: (tín chỉ): CQ57/21CL1.LT2

(Niên chế) CQ57/21.02CL

STT: 02

ID phịng thi: 581-0581208 HT thi: 208-ĐT

Ngày thi: 10/06/2021

Ca thi: 15h15

BÀI THI MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Hình thức thi: Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày
CHỦ ĐỀ: Vai trị của Nhà nước trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM


02 – 57.21.02CL1.LT2 – Nguyễn Thị Kim Anh

2


I) Lý thuyết chung liên quan đến chủ đề
1.1 Một số khái niệm cơ bản


Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối quan hệ
giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể. Nền kinh tế quốc dân như một hệ thống
phức tạp được cấu thành từ nhiều bộ phận, do đó, có nhiều cách khác nhau trong việc
xem xét cơ cấu kinh tế. Có thể xem xét cơ cấu của nền kinh tế trên các phương diện
như cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu
ngành kinh tế là cơ cấu kinh tế trong đó mỗi bộ phận hợp thành là một ngành hay một
nhóm ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm thay
đổi vị trí, tỉ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với
sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu tác động của rất nhiều nhân tố - nhân
tố quan trọng cốt lõi khơng thể khơng nói đến đó là nhóm nhân tố vai trị của Nhà
nước.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế luôn là một trong những vấn đề then chốt, đóng vai
trị rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.(1)Phát huy các lợi thế
so sánh để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển của quốc gia.
(2)Tạo ra sức sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, chất lượng cao, đa dạng về chủng
loại để đáp ứng nhu cầu cho nhân dân và xuất khẩu. (3)Góp phần tạo ra nhiều cơng ăn
việc làm và khơng ngừng tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động, tạo
cơ hội thuận lợi cho mọi thành phần trong xã hội vươn lên làm giàu chính đáng trong
khn khổ pháp luật. (4)Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
1.2 Vai trò của nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Vai trị của Nhà nước có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở nhiều
lĩnh vực khác nhau. (1) Nhà nước xây dựng mục tiêu, chiến lược và quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, cho từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ. Mục tiêu này là cơ
sở để từng ngành, từng vùng kinh tế xây dựng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
(2)Nhà nước đề ra và đảm bảo thực thi hệ thống chính sách kinh tế và hệ thống luật
pháp. Chính sách của Nhà nước cũng có tác động rất lớn đến khả năng thu hút các
nguồn lực cho phát triển các ngành, các vùng. Các chính sách kinh tế vĩ mơ và hệ



thống luật pháp được xây dựng đồng bộ có cơ sở khoa học sẽ có tác dụng định hướng
phát triển, tạo kiện và khuyến khích các ngành, các vùng phát triển có hiệu quả. Đồng
thời, chính sách cịn có tác dụng điều tiết sản xuất và giúp các ngành, các vùng kinh tế
giải quyết những khó khăn do cơ chế thị trường gây ra, hạn chế được các khuyết tật
của nền kinh tế thị trường. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách kinh tế và luật pháp xây
dựng khơng đồng bộ, hoặc chưa phù hợp với cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường sẽ
có những tác động tiêu cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.(3) Nhà nước cịn
tác động đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư. Nhà
nước có thể trực tiếp đầu tư cho những ngành, các vùng trọng điểm; hoặc đầu tư gián
tiếp bằng cách xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, các chính sách thuế, tín dung, xuất nhập khẩu,... hay tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và lành mạnh. Vai trò của nhà
nước thường đi liền với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
II) Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước.
2.1 Thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay.
2.1.1 Cơ cấu GDP
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, dịch vụ đồng thời
giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp.
2.1.2 Cơ cấu ngành kinh tế vĩ mô
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng liên tục và khá ổn định ổn định của
GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ
trọng trong GDP của ngành nơng nghiệp đã giảm dần từ 18.38% năm 2010 xuống
13.96% năm 2019. Tỷ trọng ngành cơng nghiệp có tăng nhưng chưa có quá nhiều biến
động năm 2010 là 32.13%, năm 2015 là 33.25% và cho đến năm 2020 là 33.72%.
Ngược lại, tỷ ngành dịch vụ tăng nhanh, năm 2010 là 36.94% chỉ sau 5 năm đã lên đến
40.92%, và năm 2020 là 41.63%. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ
cấu lao động nước ta, số lượng lao động ngành nông nghiệp giảm dần ngược lại số
lượng lao động ngành công nghiệp dịch vụ tăng.
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của Việt Nam (Đơn vị: %)



Năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

2017 2018

2019

2020

18.38 19.57 19.22 17.96 17.7

16.32

15.34 14.68 13.96 14.85

32.13 32.24 33.56 33.19 33.21 33.25 32.72

33.34 34.23 34.49 33.72

36.94 36.73 37.27 38.74 39.04 39.73 40.92

41.32 41.12 41.64 41.63

12.55 11.46 9.95 10.11 10.05 10.02 10.04

10

9.97


9.91

9.8

100

100

100

100

100

Ngành
Nông
nghiệp
Công
nghiệp
Dịch vụ
Thuế

sản

phẩm- trợ
cấp

17


sản

phẩm
Tổng

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Tổng cục thống kê
2.1.3 Trong nội bộ cơ cấu ngành kinh tế
Công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển đúng hướng và tích cực, giảm tỷ trọng
của ngành khai khống, tăng nhanh tỷ trọng ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo. Đã
hình thành được một số ngành cơng nghiệp có quy mơ lớn, có khả năng cạnh tranh và
vị trí vững chắc trên thị trường. Một số doanh nghiệp cơng nghiệp trong nước có năng
lực cạnh tranh tốt. Cơng nghiệp hỗ trợ từng bước hình thành và phát triển, góp phần
nâng cao tỷ lệ nội địa hố và giá trị gia tăng. Công nghiệp năng lượng tái tạo được
quan tâm đầu tư, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời được khởi công xây dựng và đi
vào hoạt động. Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu
hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020; tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản
phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm
2016 lên 77,7% năm 2019. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành cơng nghiệp tăng

từ vị trí 58 năm 2015 lên thứ 42 vào năm 2019 .
Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ được
chú trọng, từng bước chuyển đổi sang cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao. Đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp tăng năm 2020, phát triển liên


kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khép kín từ đầu vào đến khâu sản xuất và chế biến, tiêu
thụ. Cơ cấu lại ngành lâm nghiệp đã thực hiện theo hướng nâng cao năng suất, chất
lượng và giá trị rừng trồng sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế
biến; sắp xếp các nông, lâm trường quốc doanh và phát triển dịch vụ môi trường rừng
đạt kết quả tích cực. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất trên biển đã được tổ
chức lại theo mơ hình hợp tác đối với khai thác vùng biển khơi và mơ hình đồng quản
lý đối với vùng biển ven bờ, bước đầu đã thu hút được đông đảo ngư dân và góp phần
bảo đảm an ninh quốc phịng và an tồn tàu cá. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ
sản liên tục tăng, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thơn mới đạt nhiều kết quả tích cực, đã hoàn thành sớm gần
năm so với kế hoạch đề ra, tạo bước đột phá làm thay đổi diện mạo nơng thơn Việt
Nam.
Dịch vụ: Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng. Các
ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như viễn
thông và công nghệ thơng tin, logistics và vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương
mại điện tử... được tập trung phát triển. Một số doanh nghiệp viễn thông và công nghệ
thông tin Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Ngành du lịch được triển khai theo hướng
tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, chú trọng nâng cao chất lượng và
phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ có năng lực
cạnh tranh cao . Ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả
quan trọng, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Số lượng khách du lịch quốc tế
tăng nhanh, năm 2019 đạt 18 triệu lượt người, tăng trên 10 triệu so với năm 2015. Năm
2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến ngành du lịch và nhiều
ngành dịch vụ như giao thông vận tải, hàng không, khách sạn, ăn uống, giải trí…, số

khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh.
Ngành xây dựng phát triển mạnh cả về khả năng thiết kế và thi công xây lắp. Sản xuất
vật liệu xây dựng phát triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu cả
về khối lượng, chất lượng, chủng loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Doanh
nghiệp xây dựng phát triển cả về số lượng và chất lượng, làm chủ được nhiều công
nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu từ thiết kế, thi công với các loại vật liệu xây dựng,
thiết bị máy móc hiện đại.


2.2 Cơ cấu lao động
Mặc dù tỷ trọng lao động ngành công nghiệp đã giảm từ năm 2010 (22.4%) đến năm
2012 (21.2%), rồi lại tăng đến 30.9% năm 2020. Tỷ trọng lao động ngành dịch vụ ngày
càng tăng lên, xuyên suốt từ năm 2010 (29.4%) đến năm 2020 (36.3%).
Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của Việt Nam (Đơn vị:%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

2017 2018 2019 2020

Nông nghiệp 48.2 48.4 47.5 46.9 46.3 44.3 41.9

40.3 38.1 34.5 32.8

Công nghiệp 22.4 21.3 21.1 21.1 21.5 22.9 24.7

25.7 26.6 30.1 30.9

Dịch vụ


29.4 30.3 31.4 32

34

Tổng

100

Ngành

32.2 32.8 33.4

100 100 100 100 100 100

35.3 35.4 36.3

100 100

100

100

Tình hình lao động, việc làm của Việt Nam có sự chuyển biến tích cực. Đời sống dân
cư ngày càng được cải thiện. Chương trình xây dựng nơng thơn mới trong những năm
qua chuyển biến tốt, góp phần nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông thôn, đẩy
mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Sự
chuyển dịch cơ cấu trong ngành nơng nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ
cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương

mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần. Tính đến cuối
tháng 12/2019, cả nước có 4.806 xã (đạt 53,92%) và 111 huyện được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới, vượt 3,92% so với mục tiêu giai đoạn 2010-2020. Đây là kết
quả chỉ đạo điều hành tích cực của Đảng, Nhà nước và cố gắng của người dân trong
sản xuất như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mở rộng và xây mới các khu công
nghiệp, nhà máy, cơng trình, phát triển làng nghề để tạo thêm cơng ăn việc làm,... Đối
với công nghiệp, cơ cấu ngành đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị
trường. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong
quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng
tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước.


Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào
kinh tế toàn cầu: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc
500 tỷ USD trong năm 2019 và đạt trên 545 tỷ USD trong năm 2020. Xuất khẩu ghi
nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 176,6 tỷ USD năm 2016 lên 282,7 tỷ USD
năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 11,9%/năm, cao
hơn mục tiêu 10% do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra. Quá trình hội nhập
cũng được khai thác hiệu quả, gắn tăng trưởng xuất khẩu với kiểm sốt có hiệu quả
hoạt động nhập khẩu giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Tuy
nhiên, từ năm 2016 đến nay cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu
tăng dần qua các năm từ 1,77 tỷ USD năm 2016, 2,1 tỷ USD năm 2017, 6,8 tỷ USD
năm 2018, 10,9 tỷ USD năm 2019. Năm 2020, tiếp tục ghi nhận xuất siêu kỷ lục trên
19 tỷ USD. Đáng chú ý, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng
tích cực. Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khống sản giảm từ 2% tổng kim ngạch xuất
khẩu năm 2016 xuống cịn 1% năm 2020. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 1 tỷ USD tăng dần, từ 28 mặt hàng năm 2016 lên 31 mặt hàng năm 2020.
2.3 Một số điểm hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt
Nam hiện nay
Thứ nhất, nếu nhìn nhận ở khía cạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng

phát triển xuất khẩu, thì tỷ trọng của ngành nơng - lâm - thủy sản cịn chiếm cao trong
GDP của đất nước. Ngành mà sản xuất phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, bị
giới hạn bởi năng suất, diện tích, khả năng khai thác, giá cả sản phẩm, chịu nhiều tác
động của sự biến động lên xuống trên thị trường thế giới và có xu hướng giảm theo giá
"cánh kéo" với hàng công nghiệp, do đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng nông
sản sẽ không cao và không ổn định. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp
cũng thấp và chưa có dấu hiệu phát triển trong những năm tới. Đồng thời, tỷ trọng của
ngành công nghiệp chưa cao( công nghiệp chế tạo). Sự đóng góp vào tăng trưởng xuất
khẩu của ngành công nghiệp một số năm qua mới chủ yếu là do phát triển các ngành
công nghiệp lắp ráp, gia công như lắp ráp ô-tô, xe máy, dệt may, giày dép, là những
ngành chủ yếu "lấy công làm lãi", nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc vào thị trường nước
ngoài. Tỷ trọng cơng nghiệp chế biến của nước ta cịn nhỏ kéo theo tỷ trọng hàng xuất
khẩu đã qua chế biển sâu vẫn còn thấp, mới xuất khẩu chủ yếu hàng thô, sơ chế, làm
hạn chế giá trị gia tăng của sản phẩm và kim ngach xuất khẩu. Tỷ trong thấp của ngành


dich vụ trong GDP và rất thấp trong tổng kim ngạch xuất khẩu càng cho thấy quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta chưa khả năng tạo ra sự chuyển biến
mạnh trong xuất khẩu của đất nước. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh yếu của nhiều mặt
hàng cũng như sản phẩm dịch vụ đã hạn chế và làm cho sự phát triển xuất khẩu trở nên
không vững chắc.
Thứ hai. Chuyển dịch cơ cấu ngành chưa theo hướng hiệu quả, chưa bền vững: sản
xuất nông nghiệp thiếu bền vững, sản xuất cơng nghiệp vẫn mang tính gia cơng, hàng
hóa trung gian chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch nhập khẩu.
Thứ ba, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, chưa
đáp ứng được yêu cầu phát triển: Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay ln xảy
ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số ngành
dịch vụ và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay
nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp cịn yếu nên khả năng cạnh tranh
thấp. Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, cả về chiều cao,

cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và
những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế. Kỷ luật lao
động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của q trình
sản xuất cơng nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật
lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang
nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và
hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo
nhóm, khơng có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia
sẻ kinh nghiệm làm việc.
2.4 Nguyên nhân
2.4.1 Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế.
Nguyên nhân khách quan: rút kinh nghiệm từ bài học không thành công trong quá khứ
về phân bổ nguồn lực phát triển, vấn đề cơng nghiệp hóa nói chung và chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế nói riêng được nhìn nhận lại theo tinh thần đổi mới tư duy kinh tế.
Nguyên nhân chủ quan: là do tác động của đường lối đổi mới. Việt Nam ta đã có sự
đổi mới về chính sách cơ cấu, ngày càng phù hợp hơn với tình hình thực tế, nên đã có


tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, phân bổ lại
nguồn lực của nền kinh tế nói chung và nguồn vốn ngân sách nói riêng đã có tác dụng
làm giảm bớt mức độ căng thẳng do chủ trương tập trung ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng quá sức chịu đựng của nền kinh tế gây ra. Cùng với sự điều chỉnh cơ cấu
đầu tư là các chính sách khuyến khích sự phát triển một nền kinh tế đa hình thức sở
hữu.
2.4.2 Nguyên nhân của những mặt hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.
Thứ nhất, nếu phân tích sâu hơn các khía cạnh phản ánh chất lượng của chúng như tỷ
trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao,

tỷ trọng các lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp và
dịch vụ xuất khẩu có giá trị gia tăng cao …thì thấy rằng, phía sau quan hệ tỷ lệ phản
ánh cơ cấu ngành kinh tế vĩ mơ có nhiều tiến bộ, vẫn còn ẩn chứa nhiều nhân tố chưa
đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Thứ hai, phần lớn lao động tăng thêm vẫn còn nằm lại trong khu vực nông nghiệp
năng suất thập và nguồn lao động vẫn chủ yếu là lao động phổ thơng, khơng có nhiều
cơ hội để tự thực hiện sự chuyển đổi một cách linh động.
Vậy, có thể coi những nguyên nhân chủ yếu của những mặt hạn chế trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian qua gồm:
Về phương diện tư duy chính sách: Vấn đề cơng ăn việc làm nói chung và chuyển dịch
lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp và các ngành dịch vụ năng suất thấp sang
khu vực công nghiệp chế biến và dịch vụ có giá trị tăng cao nói riêng, hiện vẫn cịn 1
quan điểm chính sách tổng thể, chưa thể hiện một quyết tâm chính trị đủ lớn và mang
tầm chiến lược rõ ràng, để từ đó đưa ra được một chương trình đồng bộ, có hệ thống,
nhất qn và dài hạn. Trong tư duy chính sách, những nỗ lực ưu tiên vẫn nghiêng
nhiều hơn về khía cạnh tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu GDP ở tầm ngắn hạn,
trong khi chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và chấ
lượng của các ngành nghề.


Về phương diện triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành: Những hạn chế về tư
duy chính sách nêu trên khơng đồng nghĩa với việc hồn tồn thiếu vắng các chính
sách đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động có chất lượng của các ngành nghề
trong nền kinh tế. Trái lại, các vấn đề đã được đề ra thành các nội dung ở nhiều văn
bản chính sách khác nhau. Những việc triển khai các chính sách này trên thực tế lại
chẳng mấy khi được đúng như tinh thần của văn bản.
Và đó cũng chính là những nguyên nhân cơ bản gây ra những mặt hạn chế, yếu kém
của tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời gian qua.
III Những giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế.

Một là, tái cơ cấu mạnh mẽ ngành nơng nghiệp gắn với xây dựng nơng thơn mới có
hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu,
điều chỉnh diện tích đất phù hợp với mơ hình sản xuất nơng nghiệp mới; Tiếp tục đổi
mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên
kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ trong và
ngồi nước. Hồn thiện mơ hình, phát triển hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã,
có chính sách mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; áp dụng
khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương
hiệu nông sản, thủy sản Việt Nam…
Hai là, cơ cấu lại thực chất ngành công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến sâu,
chế biến tinh nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế tạo.Tăng mạnh năng suất nội bộ
ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; Tập trung
vào một số ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và ý nghĩa chiến lược
đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắn kết với bảo vệ môi trường; Chú trọng phát
triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia
sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu; Tạo điều kiện
để doanh nghiệp để xuất dự án đầu tư phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế…
Ba là, thực hiện cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành
dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP; tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có
lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao; phối hợp, phát huy sức mạnh tổng
hợp của các bộ, ngành, thực hiện chương trình phát triển du lịch quốc gia; Nâng cao


tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
phát

triển

du


lịch

Bốn là, hồn thiện chính sách và nâng cao năng lực thực thi pháp luật về mơi trường;
Khắc phục cơ bản tình trạng ơ nhiễm môi trường, đặc biệt quan tâm đến các khu vực
trọng điểm; giám sát và đối phó các vấn đề ơ nhiễm xuyên biên giới, ứng phó hiệu quả
với biến đổi khí hậu.
Năm là, xây dựng chương trình Quốc gia về thực hiện các Hiệp định tự do thương mại
thế hệ mới, trong đó đưa ra các yêu cầu, nhiệm vụ bắt buộc cho từng ngành kinh tế;
chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập và thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước…
IV Kết luận
Ngày nay, Việt Nam với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng xu
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước thì vì vai trị của Nhà nước trong q
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ngày càng một quan trọng thêm. Như vậy, để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nước ta theo hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hoá,
Nhà nước phải chủ động phát triển, sử dụng cơ chế thị trường như một công cụ chủ
yếu, hữu hiệu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời luôn có giải pháp hạn chế, sửa
chữa các khuyết tật thị trường, cũng như định hướng, kiểm soát nền kinh tế bằng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô. Những điều này
khẳng định vai trị quan trọng, có ý nghĩa quyết định của vai trị nhà nước đối với q
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hoá ở
nước ta.


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Kinh tế phát triển TS: Đinh Văn Hải và TS:Lương Thu Thủy
2. Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2020;
3 Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tình hình kinh tế - xã hội các năm.
4.Cơng thương, Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện
nay.
5.Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương, Thực trạng công nghiệp Việt

Nam thời gian qua.
6. Tạp chí cộng sản, Phát triển nơng nghiệp Việt Nam: Thành tựu và hạn chế
7. Bộ công thương Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam: Thành tựu và kiến
nghị.ThS Nguyễn Thị Mai Hương: />
-



×