Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG, cận lâm SÀNG, và kết QUẢ xử TRÍ THAI TRỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.72 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HUỲNH LÊ THẢO NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG, VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ
THAI TRỨNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Huế, Năm 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

HUỲNH LÊ THẢO NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG,
VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI TRỨNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA

Người hướng dẫn luận văn:
PGS.TS.BS. LÊ LAM HƯƠNG

Huế, Năm 2021



Lời Cảm Ơn
Để kết thúc khóa học và hồn thành luận văn này, tôi xin chân thành và
trân trọng bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến:
Ban Giám Hiệu, phịng Đào Tạo Đại Học và cơng tác sinh viên, các bộ
môn, thư viện trường Đại học Y Dược Huế.
Ban giám đốc, các cán bộ Y, Bác sĩ, phòng Kế hoạch tổng hợp bệnh
viện Đại học Y Dược Huế.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.BS. Lê Lam
Hương, người cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt tơi thực hiện và hồn
thành luận văn này.
Xin cảm ơn bệnh nhân và thân nhân đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tơi có
những thơng tin q báu để hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gửi tất cả tình thương và lịng biết ơn đến gia đình và
những người thân u đã ln động viên, an ủi, giúp đỡ tôi về mọi mặt để
vượt qua những thời điểm khó khăn nhất. Đồng thời, tơi xin cảm ơn bạn bè
đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ cho tơi trong q trình học tập, rèn luyện cũng như
trong q trình hồn thành luận văn này.
Huế, tháng 05 năm 2021

Huỳnh Lê Thảo Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, thực hiện trung thực,
chính xác trên bệnh nhân và hồ sơ bệnh án. Các số liệu chưa từng được cơng bố trong
bất cứ cơng trình nào khác. Nếu sai khác tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Huỳnh Lê Thảo Nguyên



BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

BCTC

: Bề cao tử cung

FIGO

: International Federation of Gynecology and Obstetrics
Liên đoàn Sản Phụ khoa thế giới

FT4

: Free Thyroxin
Thyroxin tự do

FSH

: Follicular Stimulating Hormone
Hormon kích thích nang noãn

HATT

: Huyết áp tâm thu

HATTr

: Huyết áp tâm trương


Hb

: Hemoglobin

HST

: Huyết sắc tố

LH

: Luteinizing Hormone
Hormon hồng thể hóa

TTBP

: Thai trứng bán phần

TTTP

: Thai trứng tồn phần

TSH

: Thyroid Stimulating Hormone
Hormon kích thích tuyến giáp

UNBN

: U ngun bào ni


WHO

: World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới

βhCG

: Beta Human Chorionic Gonadotropin
Hormon hướng sinh dục rau thai chuỗi beta


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH


9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai trứng là bệnh thuộc nhóm bệnh nguyên bào ni thai kì, đặc trưng bởi sự
tăng sinh bất thường của các ngun bào ni, mơ nhau bị thối hóa thành các túi
nước nhỏ hình chùm nho. Tần suất bệnh thay đổi rất khác nhau theo địa dư, tại các
nước châu Âu từ 0,98/1000 đến 2,17/1000 ca đẻ [45]; tại Hàn Quốc là 1,1/1000

[58]; tại Nhật Bản và các nước Đơng Nam Á là 2/1000, đặc biệt Indonesia có tỉ lệ
thai mắc thai trứng cao với 11,5/1000 [20], [26]; riêng tại Việt Nam, theo Dương
Thị Cương, tần suất thai trứng là 1/ 456 ca đẻ [30].
Dấu hiệu thai trứng trên lâm sàng gồm: Ra máu âm đạo tự nhiên chiếm trên
90% trường hợp, dấu hiệu nghén nặng gặp trong 25-30% các trường hợp, tử cung
mềm, bề cao tử cung lớn hơn tuổi thai (trừ các trường hợp thai trứng thối triển) [3].
Ngồi ra có thể gặp các triệu chứng khác như đau bụng, nang hoàng tuyến, cường
giáp, thiếu máu, tiền sản giật. Thực tế lâm sàng thai trứng biểu hiện với nhiều hình
thái đa dạng, cần chẩn đốn phân biệt với các bệnh lý khác như: Dọa sẩy thai, thai
chết lưu, …. Vì vậy, cần kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng cụ thể là siêu âm,
định lượng βhCG huyết thanh, giải phẫu bệnh để đi đến chẩn đốn xác định. Trên
siêu âm thấy hình ảnh điển hình: Tuyết rơi hoặc tổ ong (thai trứng tồn phần); có thể
thấy nang hồng tuyến một bên hoặc hai bên; có thể thấy một phần tổ chức thai,
màng ối, buồng ối trong thai trứng bán phần. Định lượng βhCG huyết thanh là xét
nghiệm cơ bản để chẩn đoán và theo dõi sau nạo hút trứng, thường tăng trên 100.000
mUI/ml. Giải phẫu bệnh là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định thai trứng.
Trong điều trị thai trứng, nạo hút trứng ngay sau khi được chẩn đốn để đề
phịng sẩy tự nhiên gây băng huyết. Nạo hút trứng vừa là phương pháp điều trị
bệnh, vừa cung cấp bằng chứng cho giải phẫu bệnh xác nhận chẩn đốn [3]. Cắt tử
cung tồn phần cả khối, cắt tử cung toàn phần sau nạo hút trứng, hóa dự phịng
được lựa chọn tùy từng đối tượng bệnh nhân.
Trong phần lớn trường hợp, thai trứng là một dạng lành tính của bệnh ngun
bào ni thai kì, tuy nhiên vẫn có khả năng diến tiến thành thai trứng xâm lấn hoặc
ung thư nguyên bào nuôi. Tỉ lệ diễn tiến đến ung thư nguyên bào nuôi là 15-20%


10

đối với thai trứng toàn phần và 1-5% đối với thai trứng bán phần [24], [25]. Việc
chẩn đoán sớm và điều trị thai trứng là rất cần thiết, do đó chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả xử trí
thai trứng” với mục tiêu nghiên cứu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thai trứng.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan và kết quả xử trí thai trứng.


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược bệnh thai trứng
1.1.1. Lịch sử bệnh thai trứng
Năm 400 trước Công nguyên, thai trứng được mơ tả lần đầu tiên bởi
Hippocrates với hình ảnh tử cung phù nề. Năm 600 sau Công nguyên, thai trứng
được mô tả là tử cung “lấp đầy bởi các tổ chức giống bọng nước” bởi Aetius. Năm
1700, thuật ngữ “hyatid” và “mole” để mô tả thai trứng được sử dụng lần đầu tiên
bởi William Smellie. Đến năm 1827, Velpeau và Boivin cho rằng thai trứng thực
chất là các gai nhau giãn căng thành nang. Năm 1889, Sanger đưa ra thuật ngữ
“sarcoma uteri deciuocellara” để mô tả u ác tính xuất phát từ màng đệm nhau thai,
trong đó có thai trứng. Năm 1895, Felix Marchand đã xác định được nguồn gốc của
u nguyên bào nuôi do sự phát triển tăng sinh của đơn bào nuôi và hợp bào nuôi.
Felix Marchand cũng đã chứng minh tiền sử sẩy thai, thai trứng và đẻ thường là các
yếu tố tạo điều kiện cho sự phát triển của u nguyên bào nuôi. Những năm đầu thế kỉ
XX, Fels, Ernhart, Reossler và Zondek chứng minh có sự tăng cao bất thường của
hCG trong nước tiểu của những bệnh nhân thai trứng [28]. Năm 1977 Vassilakos và
cộng sự, năm 1978 Szulman và Surti chia thai trứng thành hai nhóm chính là: Thai
trứng tồn phần và thai trứng bán phần dựa theo kiểu nhân và mô bệnh học [42].
Hiện nay với những bước tiến của y học, nhiều nghiên cứu về bệnh ngun
bào ni nói chung và thai trứng nói riêng đã được tiến hành trên nhiều khía cạnh từ
di truyền, miễn dịch, sinh hóa đến lâm sàng, các phương pháp thăm dò tuy nhiên

nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ, vấn đề phát hiện bệnh, chẩn đốn và
điều trị sớm vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Phân loại bệnh thai trứng theo di truyền học
1.1.2.1. Thai trứng tồn phần
Phần lớn TTTP có bộ NST 46XX, với tất cả NST có nguồn gốc từ cha, đó là
kết quả của sự thụ tinh của một nỗn khơng có nhân với một tinh trùng sau đó nhân
đơi (46YY khơng được đề cập tới vì người ta cho rằng hợp tử đó khơng có khả năng


12

sống). Khoảng 3- 13% TTTP có bộ NST 46XY, điều này xảy ra khi một nỗn khơng
nhân thụ tinh với hai tinh trùng. Một số ít TTTP có bộ NST 46XX nhưng chúng là
kết quả của sự thụ tinh giữa một nỗn khơng nhân và hai tinh trùng [39].
1.1.2.2. Thai trứng bán phần
Khoảng 90% TTBP có bộ NST tam bội: 69XXX, 69XX và 69XYY, đó là kết
quả của sự thụ tinh giữa một noãn và hai tinh trùng, hợp tử nhận một bộ NST đơn
bội có nguồn gốc từ mẹ và hai bộ NST đơn bội có nguồn gốc từ cha.
TTBP có bộ NST tứ bội cũng được đề cập tới với ba bộ NST đơn bội có
nguồn gốc từ cha và một bộ đơn bội có nguồn gốc từ mẹ, do sự kết hợp giữa một
nỗn bào bình thường với ba tinh trùng hoặc với hai tinh trùng trong đó có một tinh
trùng tự nhân đơi bộ NST đơn bội của nó [34].
1.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh lý thai trứng
Tuổi mẹ: Nhiều nghiên cứu đã xác định mẹ ≤ 15 tuổi hoặc ≥ 45 tuổi có nguy
cơ thai trứng cao hơn [49]. Nguy cơ mắc thai trứng toàn phần tăng gấp 2 lần ở
những bà mẹ trên 35 tuổi và tăng gấp 7,5 lần ở những bà mẹ trên 40 tuổi [46]. Tuổi
mẹ trên 45 thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn tuổi dưới 15 [49].
Tiền sử sản khoa: Nguy cơ mắc thai trứng ở những phụ nữ có tiền sử thai
trứng một lần trước đó xấp xỉ 1-1,5% [55], đối với những phụ nữ có tiền sử thai
trứng hai lần trước đó nguy cơ tăng lên 11-25% [53]. Tăng nguy cơ mắc thai trứng

cũng liên quan đến các tiền sử sản khoa khác như sảy thai tự nhiên, nạo phá thai [16].
Nhóm máu: Ở Anh, những người có nhóm máu B có tăng nguy cơ mắc thai
trứng [46]. Ngồi ra nhóm máu cịn ảnh hưởng đáng kể đến sự tiến triển ác tính của
bệnh như bệnh nhân có nhóm máu A kết hơn với chồng có nhóm máu O thì tỉ lệ tiến
triển thành UNBN là cao nhất [21], [29].
Chế độ dinh dưỡng và điều kiện sống: Bệnh thường gặp ở các nước nghèo
hoặc đang phát triển, vùng nông thôn, miền núi gặp nhiều hơn vùng đồng bằng. Chế
độ ăn thiếu vitamin A có liên quan đến tỉ lệ mắc thai trứng [46].
Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: Cơ địa suy giảm miễn dịch, yếu tố di
truyền, địa dư, …
1.2. Đặc điểm lâm sàng


13

1.2.1. Ra máu âm đạo
Là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm trên 90% trường hợp. Máu ra ở âm đạo
tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài [3]. Nguyên nhân chảy máu là do các
mô trứng tách màng rụng, làm vỡ các mạch máu nhỏ ở niêm mạc tử cung. Ra máu âm
đạo có thể thay đổi từ chỉ vài giọt máu đến ra máu ồ ạt, xảy ra đột ngột trước khi sẩy
thai trứng, nhưng thường gặp hơn là rong huyết hàng tuần hay hàng tháng [4].
1.2.2. Nghén nặng
Gặp trong khoảng 25-30% trường hợp, bao gồm nôn và buồn nôn mức độ
nặng hơn các thai kỳ bình thường. Hoạt động của ngun bào ni tăng sinh sản
xuất một lượng lớn hCG đã gây nên triệu chứng nghén nặng [3].
1.2.3. Bề cao tử cung lớn hơn tuổi thai
Dấu hiệu BCTC lớn hơn tuổi thai thường gặp trong TTTP hơn là TTBP.
Trong TTTP, gặp trong khoảng 50% trường hợp, nguyên nhân do tử cung chứa máu
và một lượng lớn mô trứng. BCTC lớn hơn tuổi thai thường kết hợp với lượng
βhCG cao do tăng sinh nguyên bào nuôi [4]. Trong TTBP, có thể có BCTC nhỏ hơn

tuổi thai do thể tam bội chậm phát triển.
1.2.4. Nang hoàng tuyến
Phát hiện nang hoàng tuyến trong khoảng 13,6% trường hợp [18]. Nang
hồng tuyến thường có đường kính từ 6-12cm nhưng cũng có thể lên đến 20cm. Có
thể ghi nhận nang hồng tuyến một bên hoặc hai bên khi khám lâm sàng hoặc siêu
âm. Nang hoàng tuyến thường xuất hiện sớm ngay lúc thai trứng hay sau khi nạo
trứng, thường sẽ thoái triển tự nhiên sau khoảng 8 tuần không cần can thiệp gì, trừ
khi có dấu hiệu cấp cứu như xoắn hay vỡ nang. Nguyên nhân xuất hiện nang hoàng
tuyến thường do sự tăng cao quá mức của hCG – một glycoprotein có thành phần
tương tự LH gây kích thích buồng trứng [4].
1.2.5. Thiếu máu
Nguyên nhân do ra máu âm đạo thường nhiều và kéo dài kèm theo chế độ
dinh dưỡng thiếu hụt do nôn nghén nhiều nên khoảng 54% trường hợp có thiếu máu
thiếu sắt. Tuy nhiên, hiện nay nhờ phát hiện và điều trị sớm thai trứng mà tỉ lệ thiếu
máu chỉ còn khoảng 5% trường hợp [4], [50].
1.2.6. Cường giáp


14

Cường giáp được phát hiện qua lâm sàng với các triệu chứng tăng thân nhiệt,
mạch nhanh, run cùng với các xét nghiệm cận lâm sàng TSH, FT4. Sau nạo hút trứng,
chức năng tuyến giáp thường trở về bình thường nhanh chóng. Trong thai trứng hCG
tăng cao trong máu, hCG có cấu trúc tương tự TSH do đó kích thích tuyến giáp tăng
sản xuất hormon giáp gây nên tình trạng cường giáp. Nhiều tác giả cho rằng chính
hCG cao đã kích thích tuyến giáp ở bệnh nhân thai trứng và có thể biến thành cơn bão
giáp trong lúc lấy trứng. Cơn bão giáp có các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, ảo
giác, hôn mê, rung nhĩ và trụy mạch, cần theo dõi và xử trí kịp thời [37].
1.2.7. Tiền sản giật xảy ra trước thai 20 tuần
Tiền sản giật là tình trạng tăng huyết áp kèm theo protein niệu xuất hiện sau

tuần thứ 20 của thai kì, nếu tình trạng này xuất hiện trước tuần 20 thì nên nghi ngờ
thai trứng. Tiền sản giật thường xuất hiện ở những bệnh nhân có BCTC lớn hơn tuổi
thai và hCG tăng cao. Tỉ lệ tiền sản giật hiếm, khoảng 1% trường hợp [51].
1.2.8. Suy hô hấp
Xảy ra ở 2% bệnh nhân TTTP. Thường xảy ra ở bệnh nhân có tử cung to hơn
tuổi thai và hCG tăng cao. Bệnh nhân có triệu chứng: Đau ngực, khó thở, thở
nhanh, nhíp tim nhanh, nghe phổi có ran lan tỏa, phim phổi thấy bóng mờ hai phổi,
xảy ra trong và sau khi hút nạo. Suy hơ hấp có thể do thun tắc mạch phổi hoặc là
biến chứng của cơn bão giáp, tiền sản giật [4].
1.2.9. Thuyên tắc mạch
Sau khi sẩy tự nhiên hoặc nạo hút trứng, các ngun bào ni có hay khơng
có kèm mơ đệm sẽ thoát khỏi tử cung đi vào hệ tĩnh mạch gây tắc mạch máu. Vị trí
hay gặp nhất là mạch máu phổi và có thể gây tử vong, mặc dù tỉ lệ này hiếm.
1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
1.3.1. Siêu âm
Siêu âm là cận lâm sàng cơ bản, an tồn giúp chẩn đốn thai trứng nhờ hình
ảnh đặc trưng trên siêu âm. Có thể chẩn đốn dựa vào siêu âm từ tuần thứ 8-12 sau
tắt kinh với đầu dò đường bụng hoặc sớm hơn (4-5 tuần sau mất kinh) với đầu dò
đường âm đạo [40].


15

TTTP: Các đặc điểm trên siêu âm gợi ý chẩn đốn TTTP: Hình ảnh siêu âm
thấy nhiều điểm sáng rải rác khắp tử cung xen lẫn những vùng nhỏ không có âm
vang của các túi nước tạo thành hình ảnh tuyết rơi, tổ ong hoặc ruột bánh mì. Khơng
thấy hình ảnh của thai nhi và nước ối [5].

Hình 1.1. Hình ảnh siêu âm của TTTP [5].
A: Hình ảnh tổ ong, khơng có sự hiện diện của phơi thai.

B: Hình ảnh nang hồng tuyến ở buồng trứng trái, kích thước 6,5 x 3,8 x 3,7 cm.
TTBP: Dựa trên kết quả siêu âm, TTBP bị chẩn đốn nhầm thành sảy thai
khơng hồn toàn hoặc sảy thai lưu trong 15-60% trường hợp [22]. Tỉ lệ chẩn đốn
nhầm của TTBP cao hơn TTTP vì TTBP đi kèm thai nhi và nước ối. Hình ảnh trên
siêu âm gợi ý đến chẩn đốn TTBP: Hình ảnh tuyết rơi, tổ ong hoặc ruột bánh mì
khơng trải khắp tử cung; túi thai tăng đường kính ngang, thay đổi hình dạng; có thể
có hình ảnh nước ối và thai nhi, thai có thể sống nhưng thường bị giới hạn phát triển.

Hình 1.2. Hình ảnh siêu âm của TTBP [35].
Hình ảnh siêu âm bụng của TTBP với tuổi thai 15 tuần:
(A) bánh nhau khơng đồng nhất với hình ảnh ruột bánh mì.
(B) Hình ảnh một thai sống.


16

Ngồi ra, siêu âm cịn phát hiện nang hồng tuyến: Một hoặc hai bên, xuất
hiện trong khoảng 22-25% trường hợp, đường kính nang khoảng 5-10 cm, có khi
đến 20cm gồm nhiều nang nhỏ hợp thanh, vỏ mỏng, bên trong chứa dịch trong suốt
màu vàng chanh, đơi khi có hiện tượng xuất huyết trong nang.
1.3.2. Định lượng βhCG huyết thanh
1.3.2.1. Human Chorionic Gonadotropin (hCG)
Bản chất: Human Chorionic Gonadotropin (hCG) là một glycoprotein có
trọng lượng phân tử 36.000-40.000 Da. Mỗi phân tử hCG bao gồm 2 tiểu đơn vị α
và β không tương đồng với nhau. Chuỗi α gồm 92 acid amin được mã hóa bởi 1
gene trên nhiễm sắc thể 6 và chuỗi β gồm 145 acid amin được mã hóa bởi 6 gene
riêng rẽ trên nhiễm sắc thể 19. Hai tiểu đơn vị này được kết hợp với nhau tại lưới
nội sinh chất bằng các cầu polypeptide. Cấu trúc chuỗi α của phân tử hCG tương tự
chuỗi α của các glycoprotein khác là LH, FSH và TSH nhưng cấu trúc chuỗi β của
chúng lại khác nhau, chính sự khác biệt của chuỗi β quy định hoạt tính sinh học

riêng cho từng loại glycoprotein. Tiểu đơn vị β đặc hiệu cho hCG là cơ sở của việc
định lượng miễn nhiễm học chất này bằng miễn nhiễm phóng xạ. Việc định lượng
cho phép chẩn đốn sớm thai kỳ ngay từ khi có sự làm tổ của trứng thụ tinh, trước
khi có chậm kinh trên lâm sàng. Ngày nay, người ta cho rằng hCG được sản xuất bởi
các ngun bào ni [5].
Vai trị sinh lý của hCG: Trong đầu thai kỳ hCG đóng vai trị duy trì hồng
thể và chuyển hồng thể chu kỳ thành hoàng thể thai kỳ, thúc đẩy hoàng thể sản
xuất progesterone và estrogen. Chức năng khác được biết đến của hCG là kích thích
tinh hồn thai nhi sản xuất ra testosterone. Tại thời điểm thai nhi biệt hóa giới tính,
hCG từ khối hội bào ni đi vào trong máu thai, nó có vai trị như một đỉnh LH kích
thích tế bào Leydig và tổng hợp ra testosterone để biệt hóa giới tính nam [5].
Động học của hCG trong thai kỳ: Ở thai kỳ bình thường có thể phát hiện
hCG sau đỉnh LH 9-11 ngày tức là khoảng 8 ngày sau phóng nỗn và chỉ 1 ngày sau
khi phơi làm tổ. Trong thai nghén bình thường, lượng hCG tăng lên ít nhất 66%
trong vòng 48 giờ đầu và 100% trong vòng 72 giờ. Hàm lượng hCG tăng lên từ
ngày trứng làm tổ và đạt đỉnh vào ngày thứ 60-70 của tuổi thai, có thể vào khoảng


17

100.000 mUI/mL sau đó giảm dần đến mức thấp nhất vào ngày thứ 100-130 rồi giữ
ổn định ở mức này đển cuối thai kỳ [6].

Biểu đồ 2.1. Động học của hCG trong thai kỳ [6].
Trong bệnh nguyên bào nuôi: Nồng độ βhCG tăng cao hơn so với các trường
hợp thai kỳ bình thường. Mức tăng này cịn tùy thuộc vào tính chất của bệnh
ngun bào ni là thai trứng, thai trứng xâm nhập hay ung thư nguyên bào nuôi.
Trong thai trứng, βhCG tăng rất cao, trên 100.000 mUI / ml. Nồng độ βhCG sẽ trở lại
bình thường sau khi tự thoái triển hoặc cắt bỏ tổ chức trứng. Sau nạo trứng, nếu khơng
có biến chứng βhCG sẽ trở về bình thường trung bình sau 9 tuần khoảng 65% trường

hợp, số cịn lại vẫn có thể phát hiện βhCG sau 12 tuần. Khi có tái phát hay di căn nồng
độ βhCG lại tăng lại. Do vậy việc theo dõi nồng độ βhCG trước và sau điều trị rất quan
trọng trong việc chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh nguyên bào nuôi [6].
1.3.2.2. Định lượng βhCG huyết thanh
Định lượng βhCG huyết thanh là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và theo dõi
chửa trứng. Khi βhCG tăng cao > 100.000 IU/l, hình ảnh siêu âm gợi ý, trên lâm
sàng có tử cung to hơn tuổi thai thì cần hướng đến chẩn đoán chửa trứng.
Nồng độ βhCG tăng rõ thường gặp ở những trường hợp TTTP hơn là TTBP. Theo
nhiều nghiên cứu cho thấy, với TTTP: βhCG tăng cao > 100.000 IU/l gặp trong 93%
trường hợp, trong khi đó với TTBP chỉ gặp trong khoảng 62% trường hợp [14].
1.3.3. Giải phẫu bệnh


18

1.3.3.1. Thai trứng toàn phần
Toàn bộ các gai nhau phù nề, thối hóa nước tạo thành các nang chứa dịch
với kích thước khác nhau và khơng có sự hiện diện của mơ rau thai bình thường [3].
Đại thể: Tử cung thường to hơn so với tuổi thai. Đáy tử cung phồng to, ấn vào
có cảm giác lùng nhùng. Thanh mạc tử cung nhẵn bóng và xung huyết. Khi mở buồng
tử cung thấy tổ chức trứng được bọc trong một màng màu đỏ thẫm, khi bóc thấy hơi
dính. Tại chỗ bóc niêm mạc sần sùi, nham nhở nhưng khơng có sự xâm lấn của tổ chức
bọc trứng vào cơ tử cung. Rạch màng bọc thấy nhiều nang chứa dịch ở trong như trứng
ếch. Kích thước các nang khơng đều dao động từ khoảng 0,5- 1 cm, dính vào nhau như
chùm nho bởi các cuống nhỏ. Nước trong nang trong suốt hoặc mờ đục, có khi đỏ thẫm
do chảy máu.Trong buồng tử cung khơng có mặt của phơi thai [7]. Số lượng trứng tùy
thuộc vào tuổi thai có thể từ 300- 500ml hay lên đến 1000- 2500 ml [53].
Vi thể: các lông rau phù nề tạo thành các bể chứa có xu hướng tập trung vào
chính giữa lơng rau gây chèn ép và phá hủy các thành phần đệm khác. Các nguyên
bào nuôi tăng sinh (chủ yếu là đơn bào nuôi và hợp bào ni, một số ít là ở thể

trung gian) ở nhiều mức độ khác nhau, xếp quanh các lông rau theo hình ly tâm.
Khơng có các thành phần của thai và màng ối. Các lơng rau khơng có mạch máu.
Tuy nhiên ở một số trường hợp TTTP hiếm gặp vẫn thấy một số vùng nhỏ vẫn có
gai rau bình thường, mạch máu trong gai rau đang thối hóa [7].

Hình 1.3. Hình ảnh đại thể thai trứng tồn phần [3].


19

Hình 1.4. Hình ảnh vi thể thai trứng tồn phần [3].
1.3.3.2. Thai trứng bán phần
Bên cạnh các gai nhau thoái hóa nước cịn có mơ rau thai bình thường hoặc
có cả phơi, thai nhi [3].
Đại thể: Tử cung có thể nhỏ hơn hay bằng với tuổi thai. Thấy các lông rau phù
nề, thối hóa nước kèm với các mảnh mơ rau bình thường. Có thể thấy cấu trúc thai
nhi. Số lượng rau bất thường trong buồng tử cung thường không nhiều như trong
TTTP, chỉ khoảng 100-200 ml. Tuy nhiên trong một số trường hợp thai trứng khi có
sự hiện diện của cấu trúc thai nhi chưa chắc đã là TTBP vì nếu là thai đơi, một hợp tử
có thể phát triển thành TTTP và hợp tử kia phát triển thành thai nhi bình thường [55].
Vi thể: TTBP đặc trưng bởi sự hiện diện đồng thời của cả hai hình thái lơng
rau như đã trình bày ở trên song sự phù nề và thối hóa nước của lơng rau trong
TTBP thường có xu hướng ít bị phù nề hơn. Lơng rau có hình dạng giống vỏ sị với
các đường viền hình răng cưa, có các nếp gấp cuộn lại, bên trong chứa các đám
nguyên bào nuôi tạo nên các thể vùi. Nguyên bào nuôi bị quá sản nhẹ ở từng vùng.
Loại tế bào tăng sinh cũng giống như TTTP gồm đơn bào ni và hợp bào ni, rất
ít tế bào trung gian.


20


Hình 1.5. Hình ảnh đại thể thai trứng bán phần [47].
1.4. Điều trị
1.4.1. Nạo hút trứng
Nạo hút trứng ngay sau khi được chẩn đốn để đề phịng sẩy tự nhiên gây
băng huyết. Nạo hút trứng thường chỉ định ở những bệnh nhân trẻ, còn nhu cầu sinh
con. Thường dùng máy hút áp lực chân khơng để hút nhanh, ít gây chảy máu. Trong
khi hút trứng phải truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% pha với 5 đơn vị
Oxytocin để giúp tử cung go hồi tốt, tránh thủng tử cung khi nạo và cầm máu.
Kháng sinh sau nạo được chỉ định để phòng nhiễm khuẩn và tổ chức sau nạo cần
được gửi giải phẫu bệnh lý để xác định tính chất của tổ chức. Sau nạo cần chú ý
theo dõi biến chứng: chảy máu, thủng tử cung, sót trứng, nhiễm khuẩn. [3]
1.4.2. Cắt tử cung
Cắt tử cung toàn phần cả khối hoặc cắt tử cung toàn phần sau nạo hút trứng
thường được áp dụng ở các phụ nữ khơng muốn có con nữa hoặc trên 40 tuổi và
trường hợp chửa trứng xâm lấn làm thủng tử cung [3]. Cắt tử cung dự phịng khơng
làm giảm tỉ lệ biến chứng thành u ngun bào ni [36].
1.4.3. Điều trị hóa chất
Với hậu thai trứng nguy cơ cao, hố dự phịng được xem là một phương pháp
giúp làm giảm nguy cơ u nguyên bào ni hậu chửa trứng, tuy nhiên, vẫn chưa có
nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả thực sự của hóa dự phịng. Bên cạnh đó, việc
điều trị hóa dự phịng cịn liên quan đến độc tính của thuốc, theo một số nghiên cứu



×