Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nhận xét tình hình bệnh lý khối uddiieeuf trị tại khoa tai mũi họng răng hàm mặt bệnh viện đại hoc y dược huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRẦN VĂN LỘC

NHẬN XÉT TÌNH HÌNH
BỆNH LÝ KHỐI U ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA
TAI MŨI HỌNG - MẮT - RĂNG HÀM MẶT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

Người hướng dẫn luận văn:
TS. BS. PHAN HỮU NGỌC MINH

Huế, Năm 2020


Em xin bày tơ lịng biết ơn chån thành đến: Ban Giám Hiệu
Trường Đäi học Y Dược Huế, Quý thæy cô và cán bộ khoa Tai
Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường
Đäi học Y Dược Huế, phòng đào täo Đäi học, Trường Đäi học
Y Dược Huế đã täo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt q trình
học tập và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt em xin gửi lời câm ơn chån thành, såu sắc nhỗt n
TS. BS Phan Hu Ngc Minh - khoa Tai Mũi Họng Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đäi học Y Dược
Huế - đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn em để hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Xin chån thành câm ơn gia đình, bän bè và những người thån
đã dành nhiều tình câm động viên và täo điều kiện thuận lợi giúp em
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.


Cuối cùng xin câm n tỗt cõ bnh nhồn ó ng ý tham gia vào
nghiên cứu để em có được những số liệu khách quan v chớnh xỏc nhỗt
cho lun vn ny.
Sinh viờn thc hiện
Træn Văn Lộc


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Huế, tháng7 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Trần Văn Lộc


KÍ HIỆU VIẾT TẮT

EBV: Epstein-Barr virus
GPB: Giải phẫu bệnh
HPV: Human Papilloma virus
TMH: Tai Mũi Họng
TMH-M-RHM: Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt
UTHH: Ung thư hạ họng
UTTQ: Ung thư thanh quản
UTVH: Ung thư vòm họng
VTXC: Viêm tai xương chũm



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Sơ lược các nghiên cứu về bệnh lý khối u vùng Tai Mũi Họng ...................... 3
1.2. Nhắc lại đặc điểm giải phẫu và sinh lý Tai Mũi Họng .................................... 5
1.3. Bệnh học các khối u vùng Tai Mũi Họng ........................................................ 8
1.4. Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lý u vùng Tai Mũi Họng ............ 13
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 14
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
3.1. Đặc điểm mơ hình bệnh lý khối u Tai Mũi Họng .......................................... 21
3.2. Hướng xử trí các bệnh lý khối u hay gặp....................................................... 28
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ........................................................................................... 33
4.1. Đặc điểm mơ hình bệnh lý khối u Tai Mũi Họng .......................................... 33
4.2. Hướng xử trí các bệnh lý khối u hay gặp....................................................... 39
Chƣơng 5: KẾT LUẬN ........................................................................................... 42
5.1. Đặc điểm mơ hình bệnh lý khối u Tai Mũi Họng ......................................... 42
5.2. Hướng xử trí các bệnh lý khối u hay gặp....................................................... 43
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi ................................................................ 21
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh theo địa dư....................................................................... 22

Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo nghề nghiệp ............................................................. 23
Bảng 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử bệnh lý ........................................................... 23
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh lý .............................................. 24
Bảng 3.6. Tỷ lệ từng loại vị trí u Tai Mũi Họng theo giới tính................................. 25
Bảng 3.7. Phân bố loại khối u vùng mũi xoang ........................................................ 26
Bảng 3.8. Phân bố loại khối u vùng họng - thanh quản ............................................ 26
Bảng 3.9. Phân bố loại khối u vùng tai - xương chũm.............................................. 27
Bảng 3.10. Phân bố các loại khối u Tai Mũi Họng khác .......................................... 27
Bảng 3.11. Các phương pháp phẫu thuật .................................................................. 28
Bảng 3.12. Hướng xử trí các khối u mũi xoang ........................................................ 29
Bảng 3.13. Hướng xử trí các khối u họng - thanh quản ............................................ 30
Bảng 3.14. Hướng xử trí các khối u tai - xương chũm ............................................. 31
Bảng 3.15. Hướng xử trí các khối u Tai Mũi Họng khác ........................................ 31
Bảng 3.16. Thời gian điều trị theo nhóm khối u ....................................................... 32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính ............................................................... 22
Biểu đồ 3.2. Lý do vào viện ...................................................................................... 24
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhóm khối u Tai Mũi Họng ......................................................... 25
Biểu đồ 3.4. Phương pháp điều trị chính................................................................... 28

HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Giải phẫu thành ngồi ổ mũi ....................................................................... 6
Hình 1.2. Cấu trúc sụn và sợi ở thanh quản ................................................................ 7


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, theo đánh giá của Bộ Y Tế, những bệnh khơng lây nhiễm có xu
hướng tăng lên, trong đó bệnh lý về khối u, đặc biệt là ung thư đang trở thành mối
quan tâm lớn của y học cũng như toàn xã hội [4].
Bệnh lý khối u cũng là bệnh lý hay gặp trong lĩnh vực Tai Mũi Họng và ngày
càng được chú trọng, nhờ những tiến bộ trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp
thời. Bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân do đó làm
giảm chất lượng cuộc sống, hạn chế lao động sản xuất, học tập và tham gia hoạt
động xã hội. Thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng do vị trí, kích thước gây
chèn ép các cơ quan quan trọng, đặc biệt các khối ung thư là những khối u khó điều
trị, dễ di căn, cuối cùng gây tử vong do suy kiệt, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Trong thực tế bệnh lý khối u vùng Tai Mũi Họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi,
cả nam lẫn nữ và liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội, yếu tố môi trường,
phơi nhiễm, địa dư. Tuy nhiên, tùy vào từng lứa tuổi cũng như các đặc tính vừa nêu
mà có những bệnh đặc trưng và phân bố bệnh khác nhau. Bệnh lý khối u có thể xảy
ra ở nhiều vị trí khác nhau như mũi xoang, họng – thanh quản, tai... Bản chất u có
thể là polyp, u máu, u xơ, u bã, u mỡ hay u nhú là những khối u lành tính. Có thể là
u lympho, carcinoma, sarcoma... là những khối u ác tính. Mỗi loại khối u có triệu
chứng lâm sàng khác nhau và thường không đặc hiệu, dễ bị bỏ qua nên nhiều
trường hợp khối u phát hiện ở giai đoạn muộn [3], [34], [39].
Hiện nay, chẩn đoán xác định bệnh dựa vào khám lâm sàng kết hợp với các
phương tiện cận lâm sàng như nội soi, chụp cắt lớp vi tính... và đặc biệt là vai trò
của giải phẫu bệnh. Ngày nay, nhờ đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chun mơn cao,
trang thiết bị hiện đại mà nhóm bệnh lý này ngày càng được phát hiện nhiều hơn, ở
giai đoạn sớm hơn và đem lại kết quả điều trị tốt hơn trước.
Bệnh lý khối u vùng Tai Mũi Họng rất đa dạng, mỗi loại khối u tùy theo vị trí,
bản chất, giai đoạn bệnh mà có hướng xử trí khác nhau. Đặc biệt là các loại ung thư



2
có thể điều trị với các phương pháp như: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất, miễn dịch...
trong đó phẫu thuật và tia xạ được xem là hai phương pháp hiệu quả nhất [20].
Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, mỗi năm tiếp nhận khơng ít
trường hợp bệnh lý khối u vùng Tai Mũi Họng đến khám và điều trị. Bệnh vẫn có
xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Để đánh giá tình hình bệnh lý khối u vùng Tai Mũi Họng của bệnh nhân điều
trị nội trú tại khoa Tai Mũi Họng – Mắt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại
học Y Dược Huế, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nhận xét tình hình bệnh lý khối u
điều trị tại khoa Tai Mũi Họng – Mắt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trƣờng Đại
học Y Dƣợc Huế” với hai mục tiêu:
1.

Khảo sát đặc điểm mơ hình bệnh lý khối u Tai Mũi Họng của bệnh nhân

điều trị nội trú tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
2.

Tìm hiểu hướng xử trí các bệnh lý khối u hay gặp tại khoa Tai Mũi Họng

– Mắt – Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SƠ LƢỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH LÝ KHỐI U VÙNG TAI MŨI
HỌNG
1.1.1. Trên thế giới

Khi nghiên cứu về xác ướp Ai Cập, Elliot Smith phát hiện hai sọ người có tổn
thương mơ tả như một ung thư vòm họng (UTVH) ở thời kỳ Byzantine. Y học cổ
đại Trung Quốc cũng đã miêu tả bệnh cảnh lâm sàng giống như một UTVH với di
căn hạch cổ và sau đó có tên gọi là “U Quảng Đơng”. Từ năm 1837 ở Châu Âu,
Fardel đã có những bệnh án đầu tiên về UTVH và càng về sau UTVH càng được
nhiều nước trên thế giới nghiên cứu sâu rộng hơn [2].
Năm 1810, Desault đã thực hiện ca cắt bỏ thanh quản đầu tiên. Từ đó đến nay
vấn đề ung thư thanh quản (UTTQ) và các phương pháp chẩn đốn, điều trị khơng
ngừng được hồn thiện [2].
Nghiên cứu của Oskar Kleisaser (Đức) về u thanh quản lành tính từ năm 1973
đến 1989: nhiều nhất là polyp, tiếp theo là hạt xơ dây thanh, granuloma và
papilloma ít nhất chiếm 10%. Lứa tuổi thường gặp từ 30-50 tuổi [10].
Bản ghi sớm nhất về bệnh lý polyp mũi được tìm thấy trong tài liệu Ai Cập cổ
cách đây 2000 năm trước công nguyên. Năm 1959, Lurie cho rằng có sự liên hệ
giữa xơ nang và polyp, Schwann mô tả mối quan hệ của polyp với viêm xoang [31].
Năm 1957, Wynder và Bross lần đầu tiên chứng minh được hút thuốc lá là yếu
tố nguy cơ quan trọng đối với ung thư đầu cổ và Tai Mũi Họng (TMH) [34].
Về điều trị, phẫu thuật đã bắt đầu từ thời cổ đại, là phương pháp chính trong
điều trị bệnh lý khối u. Năm 1895 Roentgen khám phá ra tia X, từ đó tia xạ được
ứng dụng vào điều trị các khối ung thư. Cuối 1940, tia xạ bằng máy gia tốc ra đời và
phát triển. Năm 1968, dao gamma được đưa vào sử dụng, mở ra hướng điều trị mới
cho ung thư nói chung và ung thư TMH nói riêng [19].


4
1.1.2. Trong nƣớc
Có rất nhiều nghiên cứu về từng loại u nói chung của tồn cơ thể, cũng như
các loại u vùng TMH nói riêng. Tuy nhiên, các bệnh lý ung thư dường như được
quan tâm đặc biệt hơn do tính chất nguy hiểm của bệnh lý này. Có thể điểm qua về
các nghiên cứu sau:

UTVH ở nước ta được nhiều nhà lâm sàng, sinh lý bệnh, mô học nghiên cứu
vì đây là một trong những loại ung thư hay gặp. Theo thống kê của bệnh viện K
(1998) thì UTVH đứng thứ 4, 5 trong tổng số ung thư nói chung và đứng đầu trong
ung thư đầu mặt cổ với tỷ lệ 9-11/100.000 dân/năm [2].
Tác giả Trần Hữu Tước mở đầu nghiên cứu UTVH với 612 ca gặp tại bệnh
viện Bạch Mai trong 10 năm (1955-1964) [2].
Ngày 6/4/1982, Bộ Y Tế ra quyết định thành lập Ủy ban phối hợp nghiên cứu
UTVH, địa điểm đặt tại viện TMH Trung Ương [20]. Với tầm quan trọng của
UTVH đã xuất hiện sự hợp tác nghiên cứu của Việt – Pháp, hội nghị được tổ chức
vào tháng 12/1983 nhìn lại và đặt hướng đi cho nghiên cứu UTVH nói riêng và
Epstein-Barr virus (EBV) liên quan đến ung thư nói chung [18].
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học, lần lượt các nhóm nghiên
cứu của Trương Nam Hải (1997), Phan Thị Phi Phi (2005), Nguyễn Đình Phúc
(2006) đã phát hiện được gen virus EBV trong mơ sinh thiết khối u vịm họng. Ở
Việt Nam, cho đến năm 2008 đã xác định được chủng EBV giống chủng của Châu
Âu B95-8, nhưng với mức độ gây bệnh tăng hơn rất nhiều [18].
Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Minh trên 62 trường hợp viêm mũi xoang mạn
có polyp mũi được điều trị tại khoa TMH, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí
Minh từ 9/2004 đến 9/2005, số bệnh nhân bị polyp trong nhóm tuổi 21-50 tuổi
chiếm chủ yếu (87%) [13].
Năm 1997, Trần Việt Hồng, Huỳnh Khắc Cường, Nguyễn Hữu Khôi báo cáo
đề tài: “Soi treo vi phẫu thanh quản tại khoa TMH Bệnh viện Nhân dân Gia Định”,
tác giả đã đánh giá kết quả phẫu thuật 62 trường hợp u lành tính thanh quản và đưa
ra các kinh nghiệm quý báu trong bệnh lý này [10].


5
Theo nghiên cứu của Lê Minh Kỳ và cộng sự trên 62 bệnh nhân ung thư hạ
họng (UTHH) tại Bệnh viện TMH Trung Ương, nhóm tuổi 40-70 tuổi chiếm 88,7%,
nam giới chiếm 96,8% [9].

Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Hữu Khôi, Huỳnh Khắc Cường
ghi nhận trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007) có 33 ca mắc ung thư tai,
trong đó 29/33 ca là carcinoma tế bào gai (tỷ lệ 88%) [7].
Bên cạnh các nghiên cứu về khối u là việc phát triển và áp dụng các phương
pháp phẫu thuật mới trong điều trị khối u, trong đó phải kể đến nội soi mũi xoang
và nội soi treo thanh quản. Phẫu thuật nội soi mũi xoang lần đầu tiên được giới
thiệu bởi Messerklinger (Áo) và Wigand (Đức) vào những thập niên 70, sau đó phổ
biến ở Mỹ vào những thập niên 80 ở thế kỷ trước. Ở Việt Nam, năm 1991 phẫu
thuật nội soi mũi xoang được áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh và đến năm 1995
thì được áp dụng tại Bệnh viện TMH Trung Ương Hà Nội. Cuối năm 2003, phẫu
thuật này mới được áp dụng tại Bệnh viện Trung Ương Huế và đến cuối năm 2005
thì được áp dụng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế [26].
Năm 2018, nhóm tác giả Đặng Thanh, Phạm Nguyên Tường, Võ Nguyên Tín
nghiên cứu kết quả điều trị UTVH bằng xạ trị điều biến liều phối hợp hóa trị đồng
thời cho kết quả đáp ứng hoàn toàn cho cả u và hạch sau điều trị chiếm tỷ lệ 81,8%,
đáp ứng một phần cho cả u và hạch chiếm tỷ lệ 18,2%, các độc tính cấp và muộn
đều ở mức độ thấp và có thể chấp nhận được [28].
1.2. NHẮC LẠI ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TAI MŨI HỌNG
1.2.1.
1.2.1.1.

Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
Giải phẫu mũi xoang

Gồm có 3 phần: tháp mũi, hai hốc mũi và các xoang cạnh mũi.
- Tháp mũi: gồm xương chính mũi, các sụn tháp mũi, da và mơ liên kết.
- Hốc mũi: là hai ống dẹp nằm song song ngăn cách nhau bởi vách ngăn thông
ra trước ở cửa mũi trước, thơng ra vịm mũi họng ở cửa mũi sau.
- Các xoang cạnh mũi: là các hốc rỗng của xương mặt và xương sọ nằm xung
quanh mũi và ăn thông với hốc mũi bằng các lỗ thông mũi xoang [22].



6

Hình 1.1. Giải phẫu thành ngồi ổ mũi [17]
1.2.1.2.

Sinh lý mũi xoang

Mũi có 3 chức năng:
- Hơ hấp: khơng khí đi ngang mũi sẽ được sưởi ấm, tăng độ ẩm và được làm
sạch do mũi có nhiều mạch máu và hệ thống tuyến nhầy, lông chuyển.
- Khứu giác: vùng khứu giác nằm ở phần trên của hốc mũi, ngang mức lưng
cuốn giữa trở lên.
- Phát âm: mũi có chức năng phát ra giọng mũi [2].
Các xoang cạnh mũi ngoài cộng hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc mũi, làm ấm
không khí cịn làm nhẹ khối lượng xương đầu mặt [22].
1.2.2. Giải phẫu và sinh lý họng – thanh quản
1.2.2.1.

Giải phẫu họng - thanh quản

Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, là nơi rất thuận lợi cho các yếu tố
ngoại lai, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Vịm mũi họng là một khoang rộng hình hộp chữ nhật, có kích thước trung
bình 6x4x2 cm, nằm ngay dưới mảnh nền xương chẩm, trước các đốt sống cổ 12, ở phần trên của họng miệng, sau cửa mũi sau, hai thành bên có loa vịi
Eustache thơng lên hòm nhĩ và hố Rosenmuller.


7

- Họng miệng có amiđan khẩu cái, amiđan đáy lưỡi. Họng mũi có VA và
amiđan vịi. Các tổ chức hạch bạch huyết tập trung thành một vòng tròn ở mặt
trước của họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer.
- Hạ họng là tầng dưới cùng của họng, nằm giữa thanh quản và cột sống.
Thanh quản là một phần của đường hô hấp và là một bộ phận chủ yếu của sự phát
âm, trên thơng với hạ họng, dưới thơng với khí quản [12], [22].

Hình 1.2. Cấu trúc sụn và sợi ở thanh quản [17]
1.2.2.2.

Sinh lý họng - thanh quản

Họng có 5 chức năng: nuốt, thở, phát âm, nghe và bảo vệ cơ thể nhờ vòng bạch
huyết Waldayer sản xuất kháng thể [22].
1.2.3. Giải phẫu và sinh lý tai - xƣơng chũm
1.2.3.1.

Giải phẫu tai - xương chũm

Tai có 3 phần:
- Tai ngồi từ loa tai đến màng nhĩ, gồm có loa tai và ống tai ngồi.
- Tai giữa gồm có hịm nhĩ, vòi nhĩ và xoang chũm. Vòi nhĩ (vòi Eustache) là
một ống nhỏ nối liền hòm nhĩ với thành bên vòm mũi họng chỉ mở khi nuốt [12].
- Tai trong gồm mê đạo xương và mê đạo màng [22].


8
1.2.3.2.

Sinh lý tai - xương chũm


Tai có hai chức năng nghe và thăng bằng.
- Chức năng nghe do tai ngoài, tai giữa và ốc tai đảm nhiệm.
- Chức năng thăng bằng do tiền đình và các ống bán khuyên phụ trách [2].
1.3. BỆNH HỌC CÁC KHỐI U VÙNG TAI MŨI HỌNG
1.3.1. U vòm họng
UTVH gặp ở nhiều lứa tuổi, trong đó hơn 50% xảy ra ở độ tuổi 40-60. Nam
gặp nhiều hơn nữ với tỉ suất 3/1 [1].
Theo Hiệp hội Quốc tế chống ung thư thế giới, UTVH chiếm 1/10.000 dân số
thế giới và hiện nay thế giới đã hình thành rõ 3 khu vực địa lý có tỷ lệ mắc bệnh
khác nhau: Vùng nguy cơ cao nhất là miền Nam Trung Quốc và phần lớn các nước
Đông Nam Á với tỷ lệ 20-30/100.000 dân. Vùng nguy cơ trung bình ở quanh bờ
biển Địa Trung Hải, ở Bắc Phi, Đông Phi với tỷ lệ 5-9/100.000 dân. Vùng nguy cơ
thấp nhất là Châu Âu, Châu Mỹ và các nước công nghiệp phát triển (Châu Âu, Bắc
Mỹ, Nhật, Úc) với tỷ lệ 0,1-0,5/100.000 dân. Ở Việt Nam, UTVH chiếm tỷ lệ 1012% trên tổng số ung thư, đứng hàng đầu trong các ung thư TMH và đầu mặt cổ,
đứng thứ 4, 5 trong nhóm 6 loại ung thư hay gặp nhất (dạ dày, gan, vú, phổi, vòm
họng, tử cung) [3]. UTVH chủ yếu là ung thư biểu mô không và kém biệt hóa.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư chưa rõ, nhiều giả thuyết đã được đặt ra, hiện
nay tập trung vào ba yếu tố là di truyền, virus EBV và môi trường [18].
UTVH tiến triển chậm và thầm lặng, thường được chẩn đoán ở giai đoạn
muộn [25]. Giai đoạn đầu triệu chứng khơng điển hình, về sau khi u xâm lấn các cơ
quan lân cận sẽ có triệu chứng của cơ quan đó, cụ thể là [1]: ù tai, nghe kém một
bên, tăng dần và thường nghe kém tiếng trầm; chảy máu mũi tái diễn, tắc mũi từ từ
và tăng dần; đau đầu là dấu hiệu hay gặp nhất, thường nhức nửa đầu, liệt dây thần
kinh sọ (thường một bên); đầu tiên hạch xuất hiện cùng bên khối u, về sau lan sang
bên đối diện hoặc di căn xa; toàn trạng suy sụp, bội nhiễm ở xoang, tai, phổi…
Về cận lâm sàng: Sinh thiết u có giá trị nhất, có thể làm tế bào bong khối u ở
vòm; chọc hạch làm hạch đồ, hoặc mổ bóc tồn bộ hạch để sinh thiết. CT scan và



9
MRI đánh giá sự xâm lấn của khối u, hỗ trợ xác định trường chiếu xạ, đánh giá sự
lan tràn khối u vào các xoang, hốc mắt, hố chân bướm hàm, nền sọ, cột sống cổ.
PET/CT và PET/MRI đánh giá cấu trúc giải phẫu, hiện diện tế bào ung thư, được
xem là tốt nhất hiện nay [3]. Ngồi ra có các xét nghiệm miễn dịch học để chẩn
đoán sàng lọc phát hiện trong điều tra hàng loạt như tỷ giá IgA/VCA, tỷ giá
IgA/EA. Hai xét nghiệm này cịn có giá trị trong đánh giá kết quả điều trị, tiên
lượng, theo dõi bệnh [3], [18].
Điều trị UTVH chủ yếu bằng xạ trị và hóa trị, trong đó xạ trị đóng vai trò quan
trọng hàng đầu, đặc biệt đối với những giai đoạn tiến triển tại chỗ, tại vùng. Do đặc
điểm nằm cạnh các cơ quan quan trọng của đầu cổ, phẫu thuật có vai trị hạn chế,
chủ yếu là dùng để sinh thiết u hoặc vét hạch cổ triệt để do tồn dư sau điều trị. Hóa
trị được chỉ định cho các ung thư giai đoạn muộn, tái phát sớm hoặc đề kháng xạ trị.
Phác đồ phối hợp hóa xạ trị đồng thời làm tăng hiệu quả điều trị, làm tăng tính nhạy
cảm của tế bào và tổ chức ung thư với tia bức xạ, đồng thời tiêu diệt những tế bào
ung thư đã di căn vi thể [28]. Hiện nay chỉ mới áp dụng miễn dịch không đặc hiệu,
nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể như tiêm BCG, Interferon…[3].
U xơ vòm mũi họng là một loại u hiếm, có tính chất khu trú, nhiều mạch máu
và thường xuất hiện ở trẻ nam tuổi thiếu niên (15-25 tuổi), rất hiếm gặp ở nữ giới. U
lành tính, phát triển chậm, thường có chân bám rộng ở vùng cửa mũi sau, có tính
chất xâm lấn chèn ép những cấu trúc xung quanh rất cao, khi to gây chảy máu nhiều
và kéo dài, để lại di chứng sập hàm ếch, tiêu xương hàm trên, thậm chí có khả năng
tử vong nhất là u xơ vòm thành bên thể Sébileau [12].
U xơ vòm mũi họng lúc đầu chỉ gây ngạt mũi một bên, tăng dần, sau đó phát
triển to ra, lấp kín lỗ mũi sau gây ngạt mũi cả hai bên, giọng mũi kín. Chảy máu
mũi ngày càng tăng, nhiều lần, kéo dài gây thiếu máu mạn, thể trạng xanh, yếu đi.
Thường có ù tai, nghe kém thể truyền âm do u che lấp loa vòi Eustache [2], [12].
Với u xơ vòm mũi họng, phẫu thuật là chính, lấy hết chân khối u có ở cửa mũi
sau, vịm họng sẽ hạn chế chảy máu và ít tái phát [2], [12].



10
1.3.2. U hạ họng , u thanh quản
UTHH chiếm 12% ung thư tiêu hóa – hơ hấp trên [3]. Các yếu tố liên quan
gồm rượu, thuốc lá, viêm mạn tính vùng TMH và gần đây người ta nhận thấy có
liên quan đến hội chứng trào ngược dạ dày thực quản [9].
Nuốt khó một bên hoặc khó chịu một bên đặc biệt khi nuốt nước bọt, nuốt đau,
đau tai phản xạ, đơi khi khạc ra đờm có lẫn máu. Hạch cổ có thể xuất hiện sớm
trong giai đoạn đầu. Hạch nhỏ bằng ngón tay, cứng hoặc mềm, di động hoặc khơng.
Tồn trạng suy sụp trong giai đoạn muộn [11], [12].
Ở Việt Nam, UTTQ gặp nhiều hơn UTHH với tỷ lệ xấp xỉ 3/1 [3]. Yếu tố
nguy cơ chính của UTTQ là hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc lá thụ động. Theo
nghiên cứu của Wienecke và cộng sự đối với nhóm bệnh nhân UTTQ trên 35 tuổi ở
Đức thì 74,4% trường hợp UTTQ ở nam giới và 65,7% ở nữ giới gây ra bởi hút
thuốc lá. Tại Trung Quốc, tỷ lệ này ở nam giới cao hơn với 92,4%. Các yếu tố nguy
cơ khác là uống rượu, nhiễm Human Papilloma virus (HPV)…[33].
Tùy theo vị trí khối u và giai đoạn bệnh mà có những triệu chứng khác nhau:
Khàn tiếng ngày càng tăng dần, dẫn đến khó phát âm, khàn đặc, mất tiếng; khó thở
khi khối u to, ở mức độ nhẹ bệnh nhân thích ứng được, về sau nặng dần, hoặc nặng
lên khi có bội nhiễm thứ phát.
Sinh thiết u cho kết quả chính xác, CT scan vùng cổ có giá trị đánh giá khối u
và sự xâm lấn đến tổ chức ở sâu (sụn giáp, khoang giáp móng thanh thiệt), có thể
phát hiện các hạch nhỏ ở vùng cổ. Chụp phim phổi để phát hiện di căn phổi [3].
Ưu tiên hàng đầu là cắt bỏ khối u rộng, an toàn, phục hồi tái tạo chức năng của
vùng họng – thanh quản. Với ung thư, tùy vào giai đoạn phát triển mà lựa chọn điều
trị khác nhau: phẫu thuật, tia xạ, hóa chất hay kết hợp.
U lành tính thanh quản có nhiều loại: polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, u
nhú, u nang, u máu, granuloma thanh quản… U thường khơng gây nguy hiểm mà
chủ yếu ảnh hưởng giọng nói của người bệnh. Riêng bệnh lý papilloma thanh quản
ở trẻ em có xu hướng lan rộng gây khó thở, dễ tái phát sau cắt, ở người lớn

papilloma có thể ung thư hóa [10].


11
Với khối u lành tính, chủ yếu là phải cắt bỏ khối u. Trường hợp bệnh mới
phát, hạt thanh đai cịn non, có thể điều trị bằng ngưng nói, ngưng hát trong vài
tuần, đồng thời chấm vào thanh đai nitrat bạc 1% hoặc phèn chua 1%.
1.3.3. U amiđan
Ung thư amiđan đứng hàng thứ 7, 8 trong các ung thư đầu cổ. Bệnh chủ yếu ở
nam giới, về độ tuổi hay gặp ở 50-70 tuổi (Viện Gustave Rossy). Ở Việt Nam 90%
là ung thư biểu mô, ung thư mô liên kết ít gặp hơn [2].
Yếu tố liên quan là sự kết hợp riêng rẽ hay phối hợp hút thuốc lá và uống
rượu, vệ sinh răng miệng kém, virus HPV… Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân ung
thư amiđan nguyên phát độ tuổi từ 32-83 được làm xét nghiệm phát hiện HPV bằng
kĩ thuật PCR thì tỷ lệ nhiễm HPV là 39%. Có 8 type HPV được phát hiện đều thuộc
nhóm nguy cơ cao, trong đó genotype HPV 16 có tỷ lệ cao nhất 80,48% [15].
Bệnh nhân thường có triệu chứng vướng họng một bên khi nuốt, nuốt đau
hoặc cảm giác như có dị vật trong họng [11]. Có thể khạc ra máu, hơi thở hơi, phát
âm như ngậm vật gì trong miệng. Thể trạng gầy, xanh xao; hạch cổ có thể xuất hiện
sớm nhỏ, cứng hoặc mềm, di động hoặc không. Khám họng có thể thấy các hình
thể: thể lt, thể sùi, thể khoét sâu... [12]. Cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán là
chọc sinh thiết làm giải phẫu bệnh (GPB).
Ở amiđan có những u lành tính như polyp, papilloma, u bã, u máu hoặc u hiếm
như u mỡ, u phôi. Tính chất chung của các u này là hay có cuống bởi vì chúng ở
trong vịm họng ln ln di động.
Điều trị đối với khối u ác tính: phẫu thuật kết hợp với tia xạ và hóa chất. Phẫu
thuật cắt u cho những u lành tính [11].
1.3.4. U mũi xoang
U lành ở mũi thường gặp là polyp, u nhú, u xơ. U xoang hiếm gặp hơn, có thể
là u nhầy, u xương, u nang răng sinh… Bản chất u lành tính nhưng phát triển lâu

dẫn tới ăn mịn, mất thành xoang, xâm lấn vào các tổ chức kế cận [2], [35].
Polyp mũi là một khối mềm, hình trái soan có cuống hoặc khơng có cuống,
màu hồng nhạt, trong như thạch. Về mô bệnh học, polyp không phải là một khối u


12
thật sự. Trong một nghiên cứu của Johansson và cộng sự ở Skovde, Thụy Điển,
polyp mũi chiếm 2,7% trên tổng dân số và bệnh thường gặp ở nam giới [35].
Polyp mũi xoang triệu chứng chính là ngạt mũi, tắc mũi. Nếu polyp cả 2 hốc
mũi làm không thở được bằng mũi, mất ngửi, nói giọng mũi kín. Polyp to có thể
gây tắc vòi Eustache. Khối polyp thường tiến triển chậm, to dần lên nhưng khơng ác
tính hóa làm cản trở đường hô hấp và làm dễ cho sự viêm nhiễm kéo dài [2].
U ác tính vùng mũi xoang là bệnh nguy hiểm, hiếm gặp, chiếm 3% ung thư
đường hô hấp trên [14]. Hay gặp nhất là ung thư biểu mô lát (chiếm hơn 80%),
thương tổn xuất phát từ niêm mạc bao phủ các xoang mặt và hốc mũi. Ung thư mơ
liên kết ít gặp hơn, có nhiều loại như: Sarcoma sụn, xương, cơ…[2].
Ung thư xoang mặt liên quan với viêm nhiễm mạn tính tại chỗ như bệnh tích
thối hóa viêm xoang sàng thành polyp với ung thư xoang sàng, hoặc với bệnh nghề
nghiệp như tiếp xúc hóa chất ở cơng nhân tiếp xúc với niken, acsenic, crom,
amiant…[20]. Ung thư sàng – hàm giai đoạn đầu âm thầm với triệu chứng ngạt mũi,
chảy nước mũi một bên như viêm mũi thông thường, ngạt mũi tăng dần lên, chảy
mũi mủ thối lẫn máu, nhức đầu quanh hốc mắt hoặc đau nửa đầu, có thể kèm liệt
mặt [11]. Ung thư hốc mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em thường là sarcoma, ở
người lớn thường là epithelioma.
Chụp X quang xoang rất cần thiết để phát hiện bệnh tích vì trong đại đa số
trường hợp polyp mũi chỉ là một triệu chứng của viêm xoang. CT scan cho thấy
hình dạng, kích thước khối u, đánh giá sự xâm lấn của khối u vào cơ quan lân cận
như ổ mắt, nội sọ. Sinh thiết rất có giá trị trong chẩn đốn khối u ác tính [11].
Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ khối polyp. Nếu có viêm xoang thực hiện mở xoang
lấy hết bệnh tích để tránh polyp tái phát. Điều trị ung thư mũi xoang chủ yếu là

phẫu thuật phối hợp với tia xạ [2].
1.3.5. U tai
Những u thường gặp ở tai ngoài là u máu, u xơ, u sụn, u xương, u nang… Tai
giữa có granuloma ái toan. U lành tính quan trọng nhất của tai là u dây thần kinh
thính giác và u cuộn cảnh, tuy là u lành nhưng khá nguy hiểm vì gây chảy máu nặng


13
và lan vào nền sọ (u cuộn cảnh), lan vào hố cầu tiểu não gây tổn thương dây thần
kinh sọ và hành, cầu, tiểu não (u dây thần kinh thính giác) [12]. Triệu chứng lâm
sàng thường gặp nhất là đau tai, chảy mủ tai, chảy dịch tai, máu tai, nghe kém, ù tai,
chóng mặt, có hay khơng liệt mặt, hạch tai... [12]. Chẩn đoán xác định bằng GPB.
Ung thư tai ít gặp trong TMH. Có thể gặp u ác tính ở tai ngoài hay tai giữa.
Ung thư tai ngoài thường gặp ở người 40-50 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Ung thư tai
giữa cũng hay gặp ở người nhiều tuổi, trung bình ở tuổi 50. Chủ yếu gặp dạng
carcinoma, tiên lượng xấu, có thể tử vong do u lan lên màng não, não, suy kiệt [11].
Điều trị đối với u lành tính như: u máu, polyp, u xơ chỉ phẫu thuật đơn thuần.
Đối với u ác tính gồm phẫu thuật kèm với tia xạ Cobalt [7].
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LÝ U VÙNG
TAI MŨI HỌNG
Nguyên nhân gây bệnh lý khối u vùng TMH chưa rõ, một số yếu tố nguy cơ
sau đây được các tác giả đề cập:
- Thuốc lá: Năm 1957, Wynder và Bross lần đầu tiên chứng minh được hút
thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ung thư đầu cổ và TMH. Ung thư
đầu cổ nói chung xảy ra ở người hút thuốc lá cao gấp 6 lần người không hút. Với
những người nghiện hút thuốc lá nặng, tỷ lệ chết vì UTTQ tăng 20 lần so với
nhóm khơng hút [34].
- Thuốc lá và uống rượu đã được chứng minh là yếu tố hàng đầu gây UTHH và
UTTQ thông qua cơ chế trực tiếp tổn thương mạn tính niêm mạc, nguy cơ này
tăng cao khi kết hợp cả hút thuốc và uống rượu [27].

- Nhiễm độc nghề nghiệp: ung thư mũi thường liên quan với những người tiếp
xúc với bụi gỗ, nhiễm độc niken. Một số giả thiết cho rằng tiếp xúc với xăng dầu
có liên quan đến UTTQ, nhưng hiện tại chưa được chứng minh [33].
- EBV đã được chứng minh trong việc gây UTVH và ung thư họng miệng [40].
Nhiễm HPV làm tăng nguy cơ mắc ung thư họng miệng [18].
- Một số yếu tố nguy cơ khác: nhai trầu, ăn thức ăn lên men chua, vệ sinh răng
miệng kém...[19].


14
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 173 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý khối u vùng TMH điều trị nội trú
tại khoa Tai Mũi Họng – Mắt – Răng Hàm Mặt (TMH-M-RHM), Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Huế.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đốn có bệnh lý khối u vùng TMH không phân biệt tuổi,
giới, nghề nghiệp.
Bệnh nhân được nhập viện tại khoa TMH-M-RHM, Bệnh viện Trường Đại
học Y Dược Huế và được điều trị bằng nội khoa, phẫu thuật hoặc được chuyển đến
Trung tâm Ung Bướu để tiếp tục điều trị.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không đồng ý nghiên cứu. Những ghi chép của bệnh nhân
trong hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin giúp cho việc nghiên cứu.
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Tại khoa TMH-M-RHM, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, từ tháng
5/2019 đến tháng 6/2020.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, cắt ngang.
2.2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
- Sổ ra vào viện của khoa TMH-M-RHM.
- Hồ sơ bệnh án và phiếu phẫu thuật của bệnh nhân.
- Phiếu nghiên cứu.
- Máy tính có phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu.


15
2.2.3. Phƣơng pháp tiến hành
- Thu thập số liệu.
- Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0.
- Tổng hợp và phân tích kết quả thu được sau khi xử lý số liệu.
- Rút ra các nhận xét và bàn luận, so sánh số liệu với các nghiên cứu khác.
- Đưa ra kết luận và kiến nghị.
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và đánh giá
2.2.4.1. Đặc điểm dịch tễ học và mơ hình bệnh lý khối u Tai Mũi Họng
Đặc điểm dịch tễ học
- Nhóm tuổi: tuổi bệnh nhân được chia thành các thang tuổi
+ Dưới 15 tuổi
+ 16 - 30 tuổi
+ 31 - 40 tuổi
+ 41 - 50 tuổi
+ 51 - 60 tuổi
+ 61 - 70 tuổi
+ Trên 70 tuổi
- Giới tính:
+ Nam

+ Nữ
- Địa dư:
+ Thành thị
+ Nông thôn
- Nghề nghiệp:
+ Cán bộ, viên chức
+ Học sinh, sinh viên
+ Nông dân
+ Công nhân, tiểu thương, buôn bán
+ Khác (người già...)


16
- Tiền sử bệnh lý:
+ Cơ địa dị ứng
+ Bệnh lý nội khoa, tồn thân
+ Bệnh lý mạn tính vùng TMH: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm
tai...
- Các yếu tố nguy cơ
+ Hút thuốc lá
+ Uống rượu
+ Thói quen ăn uống những thực phẩm có nguy cơ (đồ nướng, thực phẩm
hun đốt, lên men...)
- Lý do vào viện:
+ Ngạt mũi
+ Chảy mũi
+ Đau nhức mũi xoang
+ Giảm khứu
+ Chảy máu mũi
+ Khàn tiếng

+ Đau tai, ù tai, nghe kém, chảy mủ tai
+ Nuốt đau, nuốt vướng
+ Phát hiện khối u, hạch
Mơ hình bệnh lý khối u Tai Mũi Họng
- Phân loại vị trí khối u vùng TMH
+ U mũi xoang
+ U họng – thanh quản
+ U tai – xương chũm
+ Khác


17
- Phân bố các loại khối u theo từng vùng TMH
+ U mũi xoang
 Polyp mũi xoang
 U nhú mũi
 U xoang trán
 U nang tiền đình mũi
 U xơ vòm mũi họng
 Ung thư vòm họng
 U máu
 U tháp mũi
+ U họng – thanh quản
 U lành tính amiđan
 U nhú dây thanh
 U nang dây thanh
 Polyp dây thanh
 Hạt xơ dây thanh
 U nang sụn nắp thanh thiệt
 U nang rãnh lưỡi thanh thiệt

 Ung thư dây thanh
+ U tai – xương chũm
 U sụn vành tai
 U ống tai ngoài
 Polyp ống tai ngoài
+ Khác
 U nang giáp móng
 U bã dái tai, sau tai
 U cánh mũi


18
2.2.4.2. Hướng xử trí các bệnh lý khối u hay gặp tại khoa Tai Mũi Họng – Mắt –
Răng Hàm Mặt
- Hướng xử trí các bệnh lý khối u
+ Ngoại khoa
 U mũi xoang
 Nội soi mũi xoang cắt u, polyp
 Bóc u làm GPB
 Đốt u máu
 Nội soi vịm bóc u làm GPB
 Nội soi vịm sinh thiết
 U họng – thanh quản
 Nội soi treo thanh quản
 Cắt amiđan làm GPB
 U tai – xương chũm
 Bóc u làm GPB
 Khác
 Bóc u làm GPB
+ Chuyển khoa vì bệnh lý nền

- Thời gian điều trị
+ 1-7 ngày
+ 8-14 ngày
+ 15-30 ngày
+ Trên 30 ngày


×