Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

0263 tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các DN tại việt nam luận văn thạc sĩ TCNH võ hưng trung tấn ngô vi trọng tp HCM đh NH HCM 202

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT
NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ HƢNG TRUNG TẤN

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNH
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT
NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ HƢNG TRUNG TẤN

TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI
CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8 34 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ VI TRỌNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021



v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Võ Hƣng Trung
Tấn
Ngày sinh: 22/02/1990 Nơi sinh: Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
CMND số: 205432669 Nơi cấp: Cơng an Quảng Nam
Là học viên cao học khóa XX của Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh,
chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng, đã thực hiện luận văn thạc sĩ: “ Tác động
của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam”
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Ngô Vi Trọng.
Tôi cam đoan:
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố
trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
n n 15 t n 01 năm 2021
Ngƣời cam đoan

Võ Hƣng Trung Tấn



LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng cảm ơn TS. Ngô Vi Trọng đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tơi
hồn thành luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng trân trọng cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy hoặc chưa bao
giờ giảng dạy tôi trong suốt thời gian tôi được học tập và nghiên cứu tại Trường
Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh, cảm ơn các thầy cơ đã truyền cho tôi vốn
kiến thức, kinh nghiệm sống và đặc biệt là khai sáng cho tôi trong tư duy học thuật.
Trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và hỗ trợ hết
mình để tơi có điều kiện tham gia học tập và hồn thành chương trình cao học tại
Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh.
n n 15 t n 01năm 2021
Học vi n cao học

Võ Hƣng Trung Tấn


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1.1. Ti u đề
Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp
tại Việt Nam.
1.2. Tóm tắt
Tại Việt Nam, hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp ít được các doanh
nghiệp quan tâm nên năng lực quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp vẫn
đang khá yếu kém. Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ
đề quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp khá ít. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề
tài: “Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp
tại Việt Nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
Luận văn đã dựa trên mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến rủi ro tài
chính để đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của các doanh

nghiệp tại Việt Nam với phương pháp phân tích hồi quy theo mơ hình SGMM
(System Generalized Method of Moments) và s d ng mơ hình Bathory để đo
lường rủi ro tài chính. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, c
thể: mức độ s d ng đòn bẩy tài chính và mức độ s d ng nguồn vốn ngắn hạn có
tác động cùng chiều và đáng kể với rủi ro tài chính và mức độ đầu tư tài sản cố
định có tác động ngược chiều và đáng kể với rủi ro tài chính. Ngồi ra, kết quả
nghiên cứu cho thấy khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động
đều có tác động ngược chiều và đáng kể với rủi ro tài chính.
Kết quả nghiên cứu là cơ s tham khảo cho các nhà quản trị tài chính tại Việt
Nam trong việc ra quyết định cấu trúc vốn và nhận diện, kiểm soát rủi ro tài chính.
1.3. Từ khóa
Cấu trúc vốn, Rủi ro tài chính, Mơ hình Bathory, Phương pháp hồi quy
SGMM.


ABSTRACT
2.1. Title
The impact of capital structure on financial risk of firms in Vietnam.
2.2. Abstract
In Vietnam, the financial management has been received little attention so the
financial risk management capacity of firms have been still quite weak. Meanwhile,
scientific research related to financial risk management of firms has been not much.
Therefore, the author chose title: “The impact of capital structure on financial
risk of firms in Vietnam” as the topic for the master thesis.
The study has based on the model of factors affecting financial risk to
research the impact of capital structure on financial risk of firms in Vietnam by
using SGMM (System Generalized Method of Moments) in regression analysis and
using Bathory model to measure the financial risk. The research results are
consistent with the research hypothesis, specifically: level of financial leverage and
short-term funding are found be positively and significantly related with financial

risk and tangibility are found be negatively and significantly related with financial
risk. In addition, the study shows that solvency, profitability, and performance are
found be negatively and significantly related with financial risk.
The research results are the reference for Chief Financial Officer (CFO) in
Vietnam in making capital structure decisions and identifying and controlling
financial risk.
2.3. Keyword
Capital structure, Financial risk, Bathory model, System Generalized Method
of Moments.


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
2SLS

Từ viết tắt

Ghi chú

Two-Stage Least Squares

Mơ hình hồi quy hai giai đoạn

Difference Generalized Method
of Moments

Phương pháp Mơ men tổng qt sai
phân

FEM


Fixed Effects Model

Mơ hình các tác động cố định

GMM

Generalized
Moments

MDA

Multiple Discriminant Analysis

OLS

Ordinary Least Squares

REM

Random Effects Model

Mơ hình các tác động ngẫu nhiên

System Generalized Method of
Moments

Phương pháp Mơ men tổng qt hệ
thống


Variance Inflation Factor

Hệ số phóng đại phương sai

DGMM

SGMM
VIF

Method

of

Phương pháp Mô men tổng quát
Phương pháp phân tích đa biệt số
Phương pháp bình phương nhỏ nhất


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii
T M TẮT LUẬN VĂN.................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT........................................................................ v
MỤC LỤC............................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1
1.2. Mục ti u nghi n cứu......................................................................................... 3

1.2.1. M c tiêu tổng quát........................................................................................... 3
1.2.2. M c tiêu c thể.................................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghi n cứu.......................................................................................... 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu.................................................................. 3
1.5. Phƣơng pháp nghi n cứu................................................................................ 4
1.6. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 5
1.7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 5
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC
VỐN ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP................................. 7
2.1. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp..................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm cấu trúc vốn................................................................................... 7
2.1.2. Các thành phần của cấu trúc vốn..................................................................... 7
2.2. Rủi ro tài chính của doanh nghiệp............................................................... 10
2.2.1. Khái niệm rủi ro tài chính.............................................................................. 10
2.2.2. Phân loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp.................................................. 12


2.2.3. Các nhân tố bên trong tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp.........12
2.2.4. Các nhân tố bên ngồi tác động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp........16
2.2.5. Một số ch tiêu nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp......................... 20
2.2.6. Một số mơ hình đo lường rủi ro tài chính của doanh nghiệp.........................20
2.3. Cơ sở lý thuyết về sự tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của
doanh nghiệp.................................................................................................. 22
2.3.1. Lý thuyết M&M (M&M Theory).................................................................. 22
2.3.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade - off Theory)....................................................... 23
2.3.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Peaking Order Theory).................................... 24
2.3.4. Lý thuyết cấu trúc kỳ hạn của lãi suất........................................................... 24
2.4. Các nghi n cứu thực nghiệm về sự tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro
tài chính của doanh nghiệp........................................................................... 25
2.4.1. Các nghiên cứu liên quan đến nhận diện rủi ro tài chính.............................. 25

2.4.2. Các nghiên cứu liên quan đến mơ hình Z-score của Atlman.........................29
2.4.3. Các nghiên cứu liên quan đến mơ hình O-score của Ohlson......................... 30
2.4.4. Các nghiên cứu liên quan đến mơ hình Bathory........................................... 32
2.5. Khoảng trống nghi n cứu.............................................................................. 34
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 38
3.1. Mơ hình nghi n cứu....................................................................................... 38
3.2. Các biến nghi n cứu....................................................................................... 39
3.2.1. Biến ph thuộc - Rủi ro tài chính................................................................... 39
3.2.2. Biến độc lập - Cấu trúc vốn........................................................................... 41
3.2.3. Biến kiểm soát............................................................................................... 43
3.3. Dữ liệu nghi n cứu......................................................................................... 44
3.4. Phƣơng pháp nghi n cứu.............................................................................. 45
3.4.1. Thống kê mơ tả và phân tích tương quan...................................................... 45
3.4.2. Phân tích hồi quy........................................................................................... 46


3.4.3. Kiểm định các khuyết tật mơ hình hồi quy tuyến tính................................... 47
3.4.4. Kiểm định tính phù hợp của mơ hình SGMM............................................... 48
3.4.5. Kiểm định tính vững của mơ hình SGMM.................................................... 49
3.5. Quy trình nghi n cứu..................................................................................... 49
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................... 51
4.1. Kết quả thống k mô tả - ma trận tƣơng quan........................................... 51
4.1.1. Thống kê mô tả.............................................................................................. 51
4.1.2. Ma trận tương quan....................................................................................... 52
4.2. Kết quả phân tích hồi quy............................................................................ 54
4.2.1. Kiểm định các khuyết tật mơ hình hồi quy tuyến tính................................... 54
4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy SGMM................................................................ 55
4.2.3. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mơ hình SGMM..................................... 56
4.2.4. Kết quả kiểm định tính vững của mơ hình SGMM....................................... 56
4.3. Thảo luận kết quả nghi n cứu....................................................................... 58

4.3.1. Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp................58
4.3.2. Tác động của khả năng thanh tốn đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp....61
4.3.3. Tác động của khả năng sinh lời đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp.........62
4.3.4. Tác động của hiệu suất hoạt động đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp.....62
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý................................................................. 64
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 64
5.2. Gợi ý cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại việt nam............................... 65
5.3. Gợi ý hƣớng nghi n cứu trong tƣơng lai..................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ i
PHỤ LỤC................................................................................................................ vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. : Thành phần của cấu trúc vốn theo nguồn hình thành................................. 8
Bảng 2.2: Ch tiêu đo lường cấu trúc vốn căn cứ vào nguồn hình thành................... 8


Bảng 2.3: Phân biệt nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn........................ 9
Bảng 2.4: Ch tiêu đo lường cấu trúc vốn căn cứ theo thời gian hoàn trả..................9
Bảng 2.5: Các ch tiêu đo lường rủi ro tài chính của doanh nghiệp.........................20
Bảng 2.6: Các ch số tài chính theo mơ hình Z-score.............................................. 21
Bảng 2.7: Các ch số tài chính theo mơ hình Bathory............................................. 21
Bảng 2.8: Các ch số tài chính theo mơ hình O-score.............................................. 22
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả khảo cứu các phương pháp đo lường rủi ro tài chính.35
Bảng 2. 0: Tổng hợp kết quả khảo cứu các phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn.....36
Bảng 3. : Tổng hợp các biến nghiên cứu................................................................. 40
Bảng 3.2: Tổng hợp mẫu nghiên cứu...................................................................... 45
Bảng 4. : Kết quả phân tích thống kê mơ tả............................................................ 51
Bảng 4.2: Ma trận tương quan................................................................................. 53
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định các khuyết tật mơ hình hồi quy tuyến tính................54
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy SGMM.......................................................... 55

Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy theo mơ hình SGMM và 2SLS.....................57


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. : Trạng thái cân bằng tài chính lý tư ng...................................................... 10
Hình 3. : Thiết kế mơ hình nghiên cứu.................................................................... 39


15

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp Việt Nam
có cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới và ứng d ng khoa học công nghệ hiện đại
trong sản xuất và quản lý, trong đó có thể tiếp cận và s d ng các kiến thức và kinh
nghiệm trong hoạt động quản trị tài chính. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hoạt động quản
trị tài chính doanh nghiệp chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức và năng
lực quản trị tài chính vẫn đang khá yếu kém Huỳnh Thị Thanh Trúc (20 9).
Trong khi đó, m c tiêu gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro là m c tiêu gắn
liền với hoạt động thường ngày và từng quyết định c thể của các nhà quản trị tài
chính doanh nghiệp (Lê Hồng Vinh 20 5). Rủi ro tài chính phản ánh các biến cố
xảy ra gắn liền với quyết định tài trợ. Kết quả của quyết định tài trợ kết hợp với
quyết định đầu tư hình thành nên cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Do đó, khi nghiên
cứu rủi ro tài chính và các nhân tố tác động đến rủi ro tài chính trong doanh nghiệp,
vấn đề đặt ra là cấu trúc vốn có tác động như thế nào đến rủi ro tài chính của doanh
nghiệp.
Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu tại nhiều
nước khác nhau nhưng ít được quan tâm tại Việt Nam. Qua khảo cứu tại Việt Nam,
tác giả nhận thấy còn một số vấn đề nghiên cứu cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, tại Việt Nam, khơng có nhiều các cơng trình nghiên cứu về chủ đề

rủi ro tài chính của các doanh nghiệp cấp độ luận văn, luận án. Trong đó, các
nghiên cứu của Lê Hoàng Vinh (20 5), Vũ Thị Hậu (20 3) chủ yếu s d ng các ch
tiêu tài chính thơng thường, ch tập trung vào một số khía cạnh của rủi ro tài chính
như: rủi ro về khả năng thanh toán, rủi ro về khả năng sinh lời, rủi ro về cấu trúc
vốn..., chưa thể hiện toàn diện về rủi ro tài chính. Gần đây, các nghiên cứu cũng đã
s d ng các mơ hình định lượng Z-score, O-score hay Bathory để đo lường rủi ro
tài chính và s d ng giá trị này như là biến ph thuộc trong các nghiên cứu thực
nghiệm như các nghiên cứu của Lê Nguyễn Sơn Vũ (20 3), Đinh Đức Minh
(2019), Nguyễn Thị Mai Chi (2020). Trong đó, Nguyễn Thị Mai Chi (2020) đã s
d ng giá trị mơ hình Bathory như là biến ph thuộc trong nghiên cứu rủi ro tài


chính của các doanh nghiệp ngành viễn thơng đang niêm yết tại Việt Nam. Do đó,
cần thiết có thêm nghiên cứu sẽ s d ng mơ hình Bathory để đo lường rủi ro tài
chính của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.
Thứ hai, khi tiếp cận đến vấn đề cấu trúc vốn, đa số các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây ch mới đề cập đến khía cạnh cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ
phải trả và vốn chủ s hữu nhưng ít khi đề cập đến khía cạnh cấu trúc vốn là sự kết
hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Một số ít nghiên cứu đề cập
đến vấn đề cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn (nợ ngắn hạn) và
nguồn vốn dài hạn như các nghiên cứu của Lê Hoàng Vinh (20 5), Nguyen và
Nguyen (20 5) hoặc ch đề cập đến nợ ngắn hạn (nguồn vốn ngắn hạn) như là một
vấn đề độc lập (cấu trúc nợ) của doanh nghiệp như các nghiên cứu của Vũ Thị Hậu
(20 3), Vũ Thị Hậu (20 7), Do và các tác giả (2020), Dang và các tác giả (2020),
Võ Minh Long (2020), Nguyễn Thị Mai Chi (2020)... Do đó, cần thiết có thêm
nghiên cứu tiếp cận cấu trúc vốn của doanh nghiệp đầy đủ các khía cạnh: ( ) cấu
trúc vốn là sự kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn và (2) cấu
trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ s hữu.
Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu, việc s d ng các ch tiêu tài chính có
liên quan với nhau, phát sinh quan hệ tác động qua lại nên thường xảy ra nội sinh.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều bỏ qua hiện tượng này mà ch tập trung
khắc ph c các hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và hiện tượng
đa cộng tuyến. Do đó, cần thiết s d ng phương pháp phân tích hồi quy khác để
khắc ph c các khuyết tật của mơ hình như hiện tượng tự tương quan, phương sai sai
số thay đổi và hiện tượng nội sinh trong mơ hình nghiên cứu thực nghiệm.
Nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên, tác giả thực hiện luận văn với đề tài:
“Tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp tại
Việt Nam”. Luận văn được thực hiện có sự kế thừa từ kết quả của nhiều cơng trình
nghiên cứu trước, nhưng vẫn đảm bảo được tính thời sự và độc lập trong nội dung
nghiên cứu.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
M c tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là đánh giá sự tác động của cấu
trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp tại Việt Nam và đề xuất một số
khuyến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong công tác hoạch định cấu trúc
vốn nhằm hạn chế rủi ro tài chính.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện m c tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, luận văn sẽ phải đạt các
m c tiêu c thể sau đây:
- Phân tích chiều hướng và mức độ tác động của việc s d ng đòn bẩy tài chính đến
rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Phân tích chiều hướng và mức độ tác động của việc s d ng nguồn vốn ngắn hạn
đến rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Phân tích chiều hướng và mức độ tác động của việc đầu tư tài sản cố định đến rủi
ro tài chính đối với doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro tài chính của doanh nghiệp tại
Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được m c tiêu nghiên cứu nêu trên, câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:
- Mức độ s d ng địn bẩy tài chính có tác động đến rủi ro tài chính đối với các doanh
nghiệp tại Việt Nam như thế nào?
- Mức độ s d ng nguồn vốn ngắn hạn có tác động đến rủi ro tài chính đối với các
doanh nghiệp tại Việt Nam như thế nào?
- Mức độ đầu tư tài sản cố định có tác động đến rủi ro tài chính đối với các
doanh nghiệp tại Việt Nam như thế nào?
- Các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam cần lưu ý những gì khi hoạch định
cấu trúc vốn nhằm hạn chế rủi ro tài chính?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghi n cứu của luận văn là sự tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro
tài chính đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam.


Phạm vi nghi n cứu: luận văn ch s d ng dữ liệu nghiên cứu là báo cáo tài
chính của 351 doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết trên S giao dịch chứng
khốn TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn năm 20 5 - 2019.
Tại Việt Nam, hoạt động của nhóm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực tài chính và phi tài chính được điều ch nh b i các quy định pháp luật khác nhau
về hệ thống kế tốn và thơng tin tài chính nên dữ liệu tài chính thu thập được khơng
có sự tương đồng dẫn đến kết quả nghiên cứu khơng chính xác. Trong khi đó, số
lượng các doanh nghiệp phi tài chính chiếm đại đa số trong nền kinh tế Việt Nam
nên các doanh nghiệp phi tài chính có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu là các
doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đồng thời, S giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh có số lượng doanh
nghiệp niêm yết lớn với đầy đủ 0 ngành nghề cấp I theo tiêu chí phân ngành theo
chuẩn phân ngành toàn cầu (GICSR) với gồm: Hàng tiêu dùng, Chăm sóc sức khỏe,
Cơng nghiệp, Ngun vật liệu, Năng lượng, Hàng tiêu dùng thiết yếu, Công nghệ
thông tin, Dịch v viễn thơng, Dịch v tiện ích và Tài chính - Bất động sản. Vì vậy
dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các doanh nghiệp phi tài chính đang niêm yết

tại S giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh có thể đại diện cho tổng thể nghiên
cứu là các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài ra, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2014 đến 20 9 năm là
khoảng thời gian gần thời điểm nghiên cứu nhất đảm bảo tính cập nhật và với chuỗi
thời gian 5 năm, đảm bảo được tính chu kỳ khi nghiên cứu các vấn đề kinh tế.
1.5. Phƣơng pháp nghi n cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được s d ng trong luận văn này là phương
pháp định lượng với phương pháp phân tích hồi quy theo mơ hình SGMM (System
Generalized Method of Moments) để khắc ph c hiện tượng phương sai sai số thay
đổi và hiện tượng nội sinh của mơ hình hồi quy tuyến tính, đồng thời s d ng kiểm
định Arellano - Bond (2) và kiểm định Hansen để đánh giá sự phù hợp của mơ hình
SGMM. Mặt khác, tác giả thực hiện so sánh kết quả phân tích hồi quy theo mơ hình
SGMM và theo mơ hình hồi quy hai giai đoạn (2SLS - Two Stage Least Squares)
để kiểm định tính vững của mơ hình SGMM.


Ngồi ra, phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích tương quan để
khái qt hóa dữ liệu nghiên cứu và phương pháp so sánh, tổng hợp để đưa ra kết
luận.
1.6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính đối với các
doanh nghiệp tại Việt Nam có những đóng góp như sau:
Thứ nhất, có thêm nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định về sự tác động của
cấu trúc vốn và các nhân tố khác đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Theo đó,
kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rủi ro tài chính chịu sự tác động của các
nhân tố như: cấu trúc vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu suất hoạt
động.
Thứ hai, tiếp cận và nghiên cứu đầy đủ hơn các vấn đề liên quan đến cấu trúc
vốn với việc đề cập đến sự kết hợp giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn
trong nghiên cứu cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ ba, luận văn cũng đưa ra một số đề xuất, gợi ý gắn liền với kết quả
nghiên cứu thực nghiệm cho các doanh nghiệp trong việc ra quyết định cấu trúc
vốn và nhận diện, kiểm sốt rủi ro tài chính.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài m c l c, danh m c các từ ngữ viết tắt, danh m c bảng biểu, hình vẽ và
và các ph l c, luận văn được nghiên cứu và trình bày theo bố c c 5 chương,
thường dùng trong các cơng trình nghiên cứu định lượng, c thể như sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu, trình bày các nội dung giới thiệu về đề tài nghiên cứu
và khái quát các nội dung của đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về cấu trúc vốn và rủi ro tài
chính của doanh nghiệp, trình bày cơ s lý thuyết về cấu trúc vốn và rủi ro tài
chính của doanh nghiệp và tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm có
liên quan làm cơ s để đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghi n cứu, đề xuất mơ hình nghiên cứu và các
giả thuyết nghiên cứu; trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả phương pháp nghiên
cứu.


Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu sự tác động
của cấu trúc vốn đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam thơng qua
các phương pháp phân tích dữ liệu gồm: phân tích thống kê mơ tả, phân tích tương
quan, phân tích hồi quy và các kiểm định.
Chƣơng 5: Kết luận và gợi ý, trình bày kết luận về kết quả nghiên cứu, gợi ý
cho các nhà quản trị, trình bày những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu
tiếp theo.



×