Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chất thép trong thơ "Hồ Chí Minh " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.08 KB, 6 trang )

Chất thép trong thơ "Hồ Chí Minh "



Về " Chất thép" trong thơ Hồ Chí Minh
Thời gian gần đây, trên báo chí xuất hiện nhiều quan niệm hạ thấp chức năng,
vai trò xã hội của văn học, nghệ thuật (chẳng hạn như quan niệm văn học, nghệ thuật
chỉ là nỗi buồn đau và đề cao quá đáng “sức mạnh của nỗi buồn” (!); hoặc nói rằng
văn nghệ chẳng bao giờ là “vũ khí” gì cả ! v.v…) và thực tế là trên văn đàn đầy những
tiếng rên rỉ bất lực (chứ không phải là nỗi buồn có sức mạnh như các thi sĩ lãng mạn
cách mạng trước đây : “Buồn ta ấy lửa đang nhen – buồn ta ấy rượu lên men say nồng
!”…). Nếu như trước đây, chúng ta có lúc cực đoan trong việc thể hiện cái anh hùng,
cái cao cả thì có thể nói, giờ đây người ta lại rơi vào cực đoan khác : giọng điệu bi lụy
(chứ không phải là bi kịch theo ý nghĩa mỹ học của từ này) dường như trở thành
“gam” chủ đạo !
Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên, trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu
quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, chủ yếu ở khía cạnh thiên
chức của văn nghệ sĩ .
Khi nói về mặt trận văn hóa văn nghệ, điều quan trọng hàng đầu mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhấn mạnh là thiên chức của văn nghệ sĩ. Về vấn đề này, sau khi bài thơ
Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” của Người được công bố, người ta coi đó là tuyên
ngôn nghệ thuật của Người và đó cũng là ý tưởng lớn cấu thành đường lối văn hóa
văn nghệ của Đảng. Tuy nhiên, do cách dịch bài thơ chưa hết ý nên đã xảy ra sự hiểu
sai lệch quan niệm của Người. Nguyên văn bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết
bằng chữ Hán như sau :
Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ
Sơn, thủy, yên, hoa,tuyết,nguyệt, phong.
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết
Thi gia đã yếu hội xung phong.
Bản dịch Nhật ký trong tù của Viện Văn học (NXB Văn học, 1960) dịch là :
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp (1)


Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông .
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong .
Bản dịch này đã trở thành quen thuộc, được giảng dạy ở trường phổ thông cũng
như đại học và hầu như được nhắc đến ở mọi bài viết khi đề cập đến thơ Hồ Chí
Minh, đến tư tưởng văn hóa văn nghệ của Người. Theo bản dịch này, nhiều người cho
rằng Người đối lập thơ xưa với thơ nay, coi thơ xưa chỉ là thứ văn nghệ mua vui,
ngâm hoa,vịnh nguyệt suông, v.v…Hiểu như vậy là thô thiển, sai lệch. Chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã tiếp thu sáng tạo và tài tình tinh hoa của thơ xưa (cổ thi) trong những
bài thơ tức cảnh của mình. “Thiên nhiên đẹp” vào trong thơ Người càng mỹ lệ hơn,
lung linh hơn, kỳ ảo hơn :
“Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu…”
và : “Sông núi muôn trùng trải gấm phơi ! ” vân vân…
Điều chúng ta cần thấy rõ là thiên nhiên trong thơ Người gắn bó với con người
tạo nên bức tranh sinh động của sự sống bất diệt. Và điều quan trọng hơn là, cảm hứng
thi ca được khơi nguồn từ thiên nhiên ấy luôn hướng tới tâm điểm là cảm hứng anh
hùng ca. Nói cách khác, thơ Người khai thác vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, thanh cao, tinh
khôi của thiên nhiên và chính nhờ đó, cảm hứng anh hùng ca cách mạng được nhân
lên để trở thành chất thép trong thơ Người :
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
(Nguyên tiêu)
Nghĩa là : Giữa nơi khói sóng thăm thẳm, bàn việc quân.
Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng .
hoặc :
Cử đầu hồng nhật cận
Đối ngạn nhất chi mai .
(Thượng sơn)
Nghĩa là : Ngẩng đầu thấy gần mặt trời
Nhìn bên suối thấy một nhành mai.

(Những câu thơ dẫn trên đây, bản dịch cũ đều không diễn tả hết ý, chẳng hạn
như bài Thượng sơn dịch là “Ngẩng đầu mặt trời đỏ / Bên suối một nhành mai” thì đã
bỏ mất chữ “cận” (nghĩa là “gần”) làm mất đi vẻ đẹp hùng vĩ, lớn lao của Thi nhân –
Lãnh tụ, đây là một bức tranh bằng thơ (thi trung hữu họa): những câu thơ đã làm hiện
ra trước mắt ta hình ảnh lớn lao, kỳ vỹ của Thi nhân – Lãnh tụ : Người đứng trên núi
cao lồng lộng, đầu đã gần chạm mặt trời – đó là biểu tượng của dáng đứng người anh
hùng; còn nhành mai bên suối là vẻ đep bình dị mà lãng mạn bay bổng của tâm hồn
Thi nhân! ).
Trở lại bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”, ta thấy bản dịch của Viện Văn
học đã bỏ mất chữ “thiên” trong câu đầu “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” cho nên đã
dẫn đến cách hiểu sai lệch như đã nói trên. Thực ra ý thơ của Người nói rằng thơ xưa
thiên (thiên lệch) về ca ngợi thiên nhiên, thơ nay nên có thêm chất thép, thơ còn phải
là vũ khí đấu tranh, nhà thơ phải tham gia đấu tranh cách mạng .
Mười năm sau khi xuất bản tập Nhật ký trong tù, giáo sư Đặng Thai Mai mới
viết bài Đọc lại tập thơ Nhật ký trong tù và giáo sư đã chỉ ra sự sai sót như đã nêu
trên. Giáo sư viết : “Bốn câu thơ trên đây là quan điểm của Bác về hai vấn đề : tình
cảm thiên nhiên trong thơ và lập trường đúng đắn của người thi sĩ trong thời đại
mới…Có lẽ nên nói ngay rằng : ở đây không hề có thái độ cự tuyệt hoàn toàn đối với
tình cảm thiên nhiên trong thơ và cũng không hề có thái độ phủ định tuyệt đối đối với
giá trị thơ cổ điển. Nhưng một điểm Bác thấy cần phê phán trong “cổ thi” . Ấy là chỗ
tình cảm thiên nhiên của các nhà thơ cổ có chỗ thiên lệch (rất tiếc là bài dịch chưa lột
được hết ý của hai chữ “thiên ái” này). Thiên lệch ở chỗ nào ? Hai câu cuối bài thơ trả
lời câu hỏi bằng cách nêu rõ yêu cầu của thời đại cần có chất thép và nhà thơ cũng
phải biết xung phong” (2). Giáo sư Đặng Thai Mai đã chỉ rõ thơ Hồ Chí Minh bao
hàm hai yếu tố hòa hợp với nhau rất nhuần nhụy: chất trữ tình và chất thép. Và đó
cũng chính là đòi hỏi của Người đối với thơ hiện đại.
23 năm sau khi bản dịch Nhật ký trong tù được công bố, nhân dịp kỷ niệm 40
năm Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm này (1943-1983), tại một Hội nghị khoa học
lớn ở Hà Nội, đồng chí Hà Huy Giáp đã đề xuất ý kiến : “…Bác không phê bình thơ
xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, Bác chỉ phê bình thơ xưa thiên về cảnh thiên nhiên đẹp,

ít chú ý đến việc phục vụ cho sự nghiệp xây dựng một xã hội con người đẹp…Tiếc
rằng bài này chưa hết ý nghĩa hai chữ “thiên ái”…Tại sao lại không dùng chữ “thiên”?
(Thơ xưa thiên cảnh thiên nhiên đẹp)”…Và đồng chí Hà Huy Giáp đề nghị dịch lại bài
thơ là :
“Thơ xưa thiên cảnh thiên nhiên đẹp,
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông.
Thơ thời nay nên pha chất thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Sự phân tích của giáo sư Đặng Thai Mai và đồng chí Hà Huy Giáp nói trên là
đúng đắn. Song, bản dịch thơ mà đồng chí Hà Huy Giáp đề xuất tuy lấy lại được chữ
“thiên” nhưng lại bỏ mất chữ “ái” ! Thêm nữa, chữ “pha” trong câu ba của bản dịch
vừa thô vừa không thể hiện được ý thơ nguyên tắc : thi trung ưng hữu thiết - ở trong
thơ có chất thép, chất thép là hạt nhân của thơ chứ đâu phải là sự pha trộn giữa chất
thép và thơ ! Hơn nữa, thơ của Người là thơ của bậc tiên phong đạo cốt, “bay cánh hạc
ung dung” như cụ Bùi Bằng Đoàn đã viết về Người : “Thao bút nhưng thành thoái lỗ
thi !” (Vung bút thành thơ đuổi giặc thù). Dịch như thế khác nào diệt đó vậy !
Vấn đề dịch thơ Hồ Chí Minh, từ lâu đã có nhiều ý kiến tranh luận, đôi khi trái
ngược. Nhiều người đề nghị tổ chức dịch lại toàn bộ phần thơ chữ Hán của Người,
nhưng có không ít người lại cho rằng cứ để nguyên như bản dịch cũ với lý do : bản
dịch đã thấm vào tình cảm, trở thành cảm xúc thẩm mỹ phổ biến và bền vững, thành
châm ngôn, tục ngữ, hiện diện trong đời sống hàng ngày của công chúng rồi. Vì thế,
dịch lại có nghĩa là sẽ phải thay đổi tâm lý tiếp nhận đã bền vững của công chúng,
điều đó quả là khó khăn và không nên ! Vấn đề này, hy vọng là các nhà nghiên cứu,
dịch thuật sẽ giải quyết mỹ mãn

×