Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng chuyen de chat thep trong tho HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.62 KB, 3 trang )

Gi¸o ¸n ®éi tuyÓn v¨n 8-§inh l÷ Quúnh Giang
CHUYÊN ĐỀ,CHẤT THÉP,CHẤT TÌNH TRONG THƠ HỒ CHÍ MINH
Câu hỏi: Nghĩ về tập thơ "NKTT" của HCM, nhà phê bình Hoài Thanh từng
viết: "Khi Bác nói trong thơ có thép, ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép ở trong
thơ.Có lẽ phải hiểu một cách rất linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện
thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép". Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế
nào ? Qua việc bình giảng bài thơ "Giải đi sớm" hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
HƯỚNG DẪN
I. Mở bài:
Nghĩ về tập thơ "NKTT" …thần thép". Lời nhận xét của Hoài thanh vừa khái quát được
nội dung cảm hứng của tập thơ "NKTT" vừa lột tả được tinh thần của của mỗi vần thơ
trong tập "NKTT". "Giải đi sớm" tiêu biểu cho tâm hồn cốt cách của HCM - một bài thơ
không nói chuyện thép, nên giọng thép mới có tinh thần thép.
II. Thân bài:
1. Xuất xứ bài thơ:
2. Giải thích ý kiến của bài thơ.
- Lời nhận xét của Hoài Thanh khẳng định Bác có nói trong thơ có thép, điều này chỉ xuất
hiện một lần duy nhất trong bài thơ "Cảm tưởng đọc thiên gia thi":
"Cổ thi thiên ái thiên nhiên nữ
Sơn, thuỷ, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong.
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết
Thi gia dã yếu diệc xung phong"
=> HCM không hề phủ nhận những đề tài thiên nhiên, trong thơ Người chỉ nhận xét thơ
xưa quá thiên về thiên nhiên đẹp mà quên đi bao nhiêu điều khác, thơ hiện đại bên cạnh đề
tài thiên nhiên cần có thêm tinh thần thép.
- Nhà phê bình Hoài Thanh không chỉ đòi hỏi người đọc phải hiểu một cách linh hoạt uyển
chuyển chất thép trong thơ Bác tránh khiên cưỡng cứng nhắc, mà còn chỉ ra hai dạng biểu
hiện của chất thép trong thơ Bác:
+ Có khi chất thép được biểu hiện trực tiếp qua việc "nói giọng thép" "Lên giọng thép".
Trong tập nhật kí, bên cạnh bài thơ "Cảm tưởng đọc thiên gia thi" trực tiếp nói chuyện
thép, chỉ có vài bài thơ "lên giọng thép":


"Kiên trì và nhẫn nại
Không chịu lùi một phân
Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần"
(Nghe tiếng giã gạo)
"Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng"
(Tự khuyên mình)
+ Bên cạnh đó phần lớn các từ thơ trong tập "NKTT" đều thể hiện một chất thép gián tiếp
qua đề tài thiên nhiên. Đó là những bài thơ "không nói chuyện thép, lên giọng thép mà vẫn
nồng nàn tinh thần thép", tiêu biểu là bài "Giải đi sớm".
(Bốn tháng rồi)
"Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện ắt thành công"
(Thơ xưa thiên về yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Núi, sông, khói, sóng, hoa, tuyết, trăng, gió
Thơ hiện đại cần có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong)
Gi¸o ¸n ®éi tuyÓn v¨n 8-§inh l÷ Quúnh Giang
3. Bình giảng bài thơ (Đề 6).
=> "Không nói chuyện thép, không nên giọng thép nhưng vẫn nồng nàn tinh thần thép".
III. Kết bài
Lời nhận xét của Hoài Thanh đã chỉ ra những dạng biểu hiện tinh tế của chất thép trong
"NKTT" của HCM, một chất thép khi được bộc lộ trực tiếp qua việc nói chuyện thép", "lên
giọng thép", khi được bộc lộ gián tiếp qua đề tài thiên nhiên trong thơ Bác mà bài thơ "Giải
đi sớm" là một hiện thân cụ thể độc đáo. ý kiến của Hoài Thanh dù chưa chỉ ra được mỗi
quan hệ giữa chất thép và chất tình trong thơ Bác như lời nhận xét của nhà thơ Hoàng
Trung Thông nhưng vẫn là một nhận xét sâu sắc và có sức thuyết phục về sáng tác của

HCM trong hoàn cảnh thử thách nghiệt ngã.
Câu hỏi: Đọc tập thơ "Nhật kí trong tù " của Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung
Thông viết: "Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Anh đèn toả sáng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vẫn thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"
Anh (chị) hiểu ý thơ trên như thế nào. Qua việc bình giảng bài thơ "Chiều tối" hoặc
"Giải đi sớm" hãy làm sáng tỏ bài thơ đó.
Gợi ý giải bài
I. Mở bài
Nhận xét về sáng tác của HCM trong tập "NKTT", bên cạnh ý kiến của Hoài Thanh về
những dạng biểu hiện tinh tế khác nhau của chất thép trong thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung
Thông cũng có một nhận xét vô cùng đặc sắc:
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
ánh đèn toả rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngat tình"
ý kiến của nhà thơ HTT không chỉ gợi lên bát ngát tình, đọc những lớp ý nghĩa khác nhau,
mà còng được thể hiện qua chính thực tiễn sáng tác của HCM, tiêu biểu là bài thơ.
II. Thân bài
Trong ý thơ của mình, HCM đã dùng hình ảnh "trăm bài" như một hình ảnh biểu tượng để
chỉ hơn một trăm bài thơ trong tập "NKTT" của Bác. Đối với ông mỗi bài thơ trong tập
nhật ký đều là một "ý đẹp", đẹp cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Lời NX
này đã khẳng định giá trị lớn lao của từng ý thơ, từng tác phẩm trong tập Nhật ký.
Dòng thơ :" ánh đèn... xanh" vừa như một hình ảnh tả thực, miêu tả ánh sáng toả ra từ ngọn
đèn soi sáng mái đầu còn trẻ của nhà thơ khi đọc thơ Bác, vừa có thể hiểu như một hình
ảnh biểu tượng chỉ ánh sáng tinh thần toả ra từ tập "NKTT", soi sáng tâm hồn trí tuệ cho
những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ => ý thơ đã khẳng định giá trị của
ánh sáng tư tưởng, của những bài học nhân sinh toả ra từ tập nhật ký.
- Nếu Hoài Thanh chỉ khẳng định hai dạng biểu hiện cảu chất thép trong thơ Bác thì HTT

không chỉ khẳng định chất thép trong thơ người mà còn khẳng định mối quan hệ độc đáo
giữa chất thép và chất tình.
+ "Thép" ở đây là xu hướng CM và tiến bộ về tư tưởng là cảm hứng quan tâm đến thơ
Gi¸o ¸n ®éi tuyÓn v¨n 8-§inh l÷ Quúnh Giang
"chuyên chú" ở con người như Nguyễn Văn Siêu đã nói, tinh thần "đâm mấy.........chẳng
tà" của NĐC và được nâng cao trong thời đại CMVS.
"Thép" là tích cách của nhà thơ đối với thiên nhiên ưu đãi với vạn vật, với con người.
Củng có khi là những tâm sự riêng tư thầm kín, là những nỗi niềm tâm sự của một con
người bình thường như mọi người mà HCM thể hiện trong mọi sáng tác của mình.
2. CM
Bình giảng một trong hai bài thơ
a. Với bài "Chiều tối"P
- "Thép" là những phương diện lớn lao cao cả phi thường (đề số 5.2b..)
- "Tình":
+ Tình yêu thiên nhiên, niềm thiết tha gắn bó với cuộc sống bình dị của con người.
+ Những tính cách bình thường (Đề 5, 2c)
b. Đối với bài "Giải đi sớm"
- "Thép":
+ Vượt lên trên hoàn cảnh, sự tự do tinh thần, cuộc vượt ngục tinh thần lớn lao cao cả.
- "Tình":
+ Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm trước bức tranh TN buổi sớm với
những vận động đổi thay hết sức bất ngờ.
+ Là tính cảm xót xa thương cho chính mình khi đối diện trước cái khắc nghiệt của cảnh
giải đi sớm: Đường xa, giá lạnh, bóng tối và sự vắng lặng vây quanh người tù đất khách.
=> Bài thơ (1), (2) vừa thể hiện một chất thép tinh thần cũng vừa bộc lộ một chất tình sâu
sắc phong phú đa dạng, đó là một tác phẩm vừa nồng nàn chất thép vừa thấm đượm chất
tình. Chính sự kết hợp độc đáo giữa chất "thép" và chất "tình", giữa cái lớn lao sâu sắc của
nội dung tư tưởng với cái mới mẻ tinh tế của hiện thực nghệ thuật như thế đã làm cho bài
thơ (1), (2) trở thành một "ý đẹp", và hơn một trăm bài thơ trong tập Nhật ký là "trăm ý
đẹp". Tập "NKTT" như vậy vẫn tiếp tục toả ra cái ánh sáng kỳ diệu, áng sáng của tâm hồn

trí tuệ tình cảm soi đường chỉ lối cho những thế hệ sau, cho những người đầu xanh tuổi trẻ.
III. Kết luận:
Lời nhận xét của nhà thơ Hoàng Trung Thông vừa chỉ ra mối quan hệ độc đáo giữa chất
thép và chất tình trong thơ Bác vừa khẳng định giá trị lớn lao lâu dài của tập Nhật ký bằng
thơ. ý kiến này như một bổ xung độc đáo cho ý kiến giải cội nguồn làm nên sức hấp dẫn
lâu dài của tập nhật ký bằng thơ:
"Lại thương nỗi đoạ đầy thân Bác
Mười bốn trăng xê tái gông cùm
ôi chân yêu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay cách hạc ung dung"
(Tố Hữu)

×