Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

0717 nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ TCNH võ hải đăng phạm thu thủy tp HCM đh NH HCM 2021 x 65

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.64 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ HẢI ĐĂNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

VÕ HẢI ĐĂNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thu Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” là kết quả nghiên cứu riêng của
chính tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thu Thủy. Dữ liệu được sử
dụng nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Các tài liệu tham khảo
được trích dẫn đầy đủ trong luận văn.
Học viên

Võ Hải Đăng


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý Thầy Cô
trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM trong suốt thời gian qua đã tận tình chỉ dạy,
truyền đạt những vốn kiến thức q báu của mình để giúp tác giả có được nền tảng
kiến thức vững chắc thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tác giả gửi lòng biết ơn sâu sắc bởi sự hỗ trợ và hướng dẫn tận tình
của TS. Phạm Thu Thủy trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin kính chúc cơ
Phạm Thu Thủy và các thầy cô đang công tác giảng dạy tại trường ĐH Ngân Hàng
TP.HCM nhiều sức khỏe và đạt nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

Ngồi ra, để hồn thành luận văn còn nhờ đến sự giúp đỡ của các anh chị đồng
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, bạn bè và ủng hộ của
gia đình. Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng!


iii
TÓM TẮT
Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam”.
Tóm tắt: Dựa vào tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả
đã xây dựng mơ hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam qua 6 tác động: (1) Khả năng tài chính, (2) Khả năng quản trị,
(3) Khả năng Marketing, (4) Khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ, (5) Khả năng tổ
chức phục vụ và (6) Khả năng quản trị rủi ro với mục tiêu xác định và phân tích mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các nhân tố nêu trên đều
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt
Nam và có kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Dựa trên kết quả thực
nghiệm, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị cho công tác quản trị tại Ngân hàng nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng và giúp cho Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam phát triển một cách bền vững, ổn định và hiệu quả kinh doanh
tối ưu.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, nâng cao, ngân hàng thương mại Việt Nam,
hiệu quả kinh doanh.


iv
ABSTRACT
Subject: “Improving competitiveness of Joint Stock Commercial Bank for

Investment and Development of Vietnam”
Abstract: Based on the importance of enhancing competitiveness, the author has
built a research model of competitiveness of the Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam through 6 impacts: (1) Financial capacity,
(2) Management capacity, (3) Marketing capacity, (4) Capacity to innovate products –
services, (5) Capacity to serve and (6) Risk management capacity with the objective of
identifying and analyzing the impact of factors on the competitiveness of the Joint
Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam. The research
results show that all the above factors that affect the competitiveness of the Joint Stock
Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam and it have results
consistent with previous research. Based on the empirical results, the author has
proposed a number of recommendations for the Bank’s governance in order to enhance
the factors affecting the Bank’s competitiveness and help the Joint Stock Commercial
Bank for Investment and Development of Vietnam developing a sustainable, stable
and optimal business performance.
Keywords: Competitiveness, improving, Vietnamese commercial banking,
business efficiency.


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thang đo các thành phần...............................................................................28
Bảng 3.2 Kí hiệu biến thang đo các thành phần............................................................33
Bảng 4.1 Thơng tin mẫu................................................................................................41
Bảng 4.2 Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha....................................................42
Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập...............................................45
Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc.................................................47
Bảng 4.5 Bảng tóm tắt giả thuyết trong mơ hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo....48
Bảng 4.6 Kết quả phân tích tương quan Pearson..........................................................49
Bảng 4.7 Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mơ hình............................................50

Bảng 4.8 Bảng kiểm định độ phù hợp của mơ hình......................................................51
Bảng 4.9 Bảng thơng số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi quy......................52
Bảng 4.10 Kết quả nghiên cứu......................................................................................54


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất...........................................................................24
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu......................................................................................26
Hình 4.1 Biểu đồ phần dư chuyển hóa..........................................................................53


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

NLCT

Năng lực cạnh tranh

DN

Doanh nghiệp


NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà Nước

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NH

Ngân hàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

KNTC

Khả năng tài chính

KNQT

Khả năng quản trị

KNM

Khả năng Marketing

KNĐM


Khả năng đổi mới

KNTCPV

Khả năng tổ chức phục vụ

KNQTRR

Khả năng quản trị rủi ro

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

VCB

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam


viii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
TÓM TẮT.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................1
1.1.


Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

1.2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn...............................................3
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi........................................................3
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................5

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................................8
1.3.1. Mục tiêu của đề tài..................................................................................8
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................8

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................9

1.5.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9

1.6.

Đóng góp của đề tài....................................................................................10

1.7.

Kết cấu của luận văn...................................................................................10


CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM . 12
2.1.

Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của NHTM......................................12
2.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh..............................................................12
2.1.2. Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh....................................................13
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM...............18

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...24


ix
3.1.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết..................................................24

3.2.

Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................25
3.2.1. Quy trình nghiên cứu.............................................................................25
3.2.2. Các thơng tin cần thu thập.....................................................................26
3.2.3. Nghiên cứu định tính.............................................................................27
3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi............................................................................37
3.2.5. Nghiên cứu định lượng..........................................................................37

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.............41
4.1.

Thống kê mô tả mẫu...................................................................................41


4.2.

Kiểm định độ tin cậy thang đo....................................................................42

4.3.

Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA..............44
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập............................44
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc........................46

4.4.

Mơ hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo..........................................48

4.5.

Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.......................................49
4.5.1. Phân tích tương quan.............................................................................49
4.5.2. Phân tích hồi quy...................................................................................50
4.5.3. Dị tìm các vi phạm giả định cần thiết...................................................53
4.5.4. Kết quả nghiên cứu................................................................................53

4.6.

Thảo luận kết quả nghiên cứu.....................................................................54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................57
5.1.

Kết luận.......................................................................................................57


5.2.

Kiến nghị.....................................................................................................58
5.2.1. Nâng cao khả năng tài chính.................................................................58
5.2.2. Nâng cao khả năng tổ chức và quản trị con người................................59


x
5.2.3. Nâng cao khả năng marketing...............................................................61
5.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. . .62
5.2.5. Nâng cao khả năng quản trị rủi ro.........................................................63
5.3.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................i
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................................vii
PHỤ LỤC: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................xi


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng, tác động cộng hưởng của Hiệp định
thương mại tự do đang góp phần đẩy nhanh q trình đổi mới và phát triển kinh tế ở
mỗi quốc gia. Việc xuất hiện và phát triển của các công ty đa quốc gia giúp cho môi
trường kinh doanh ngày càng phong phú, năng động và nhiều cơ hội kinh doanh sẽ
hiện ra đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng phong phú và đa dạng để kịp thời đáp
ứng về nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì bắt
buột các doanh nghiệp phải khơng ngừng nâng cao năng lưc cạnh tranh so với đối thủ.
Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trên loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ như
Ngân hàng thương mại hiện nay.
Trong bối cảnh mà hệ thống ngân hàng thương mại dần được nới lỏng các quy
định và hỗ trợ các chính sách nhằm giảm dần sự bảo hộ của Chính Phủ đã tạo điều
kiện cho các Ngân hàng nước ngoài tham gia, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam. Mặt khác, việc tạo điều kiện phát triển ngang bằng so với các NHTM tại Việt
Nam đã làm cho môi trường cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt để
chiếm lấy thị phần phát triển. Cuộc cạnh tranh này diễn ra trên tất cả khía cạnh hoạt
động kinh doanh của NHTM như: thương hiệu, vốn, sản phẩm, chất lượng phục vụ,…
và đặc biệt là nền tảng cơng nghệ trong giao dịch với ngân hàng. Chính vì vậy, việc
nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới của các ngân hàng thương mại (NHTM) tại
Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lớn. Rõ nét nhất là các chính sách điều
hành, thơng lệ quốc tế được ban hành nhằm nâng cao chất lượng, năng lực phát triển
của các NHTM để phục vụ cho việc phát triển kinh tế một cách hiệu quả. Điều này đặt
ra một vấn đề cấp thiết cho các NHTM khi phải điều chỉnh các chính sách hoạt động
kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện thị trường và thông lệ quốc tế, mặt khác,
phải nâng cao chất lượng phục vụ và khả năng cung ứng sản phẩm ngân hàng ra thị
trường tối ưu nhất để chiếm lĩnh thị phần, tối đa hóa lợi nhuận mang lại.


2
Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) là một trong bốn
ngân hàng quốc doanh có mạng lưới bao phủ rộng khắp lãnh thổ Việt Nam và có quy
mơ tổng tài sản lớn nhất hệ thống NHTM hiện nay (tính đến 31/12/2020). Trong suốt
q trình hình thành và phát triển, BIDV ln là thành phần nịng cốt giúp ổn định và
phát triển kinh tế với mục tiêu cụ thể từ NHNN. Song song với đó là kết quả kinh
doanh luôn tăng trưởng nằm trong top đầu của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, việc

chuyển mình mạnh mẽ từ các tổ chức tín dụng khác và việc chậm đổi mới phát triển,
BIDV đang dần đánh mất đi lợi thế cạnh tranh và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh
doanh như hiện nay. Trong thực tế hiện nay, áp lực cạnh tranh giữa các NHTM ngày
càng gay gắt khi mà mỗi NHTM giờ đây phải liên tục cải tiến, khơng ngừng nâng cao
năng lực cạnh tranh trong q trình hoạt động để có thể tồn tại, nâng cao vị thế của
mình trên thị trường tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Từ đây,
các NHTM nói chung và BIDV nói riêng, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh so với
các đối thủ cùng ngành, các nhà quản trị ngân hàng phải nắm rõ các nhân tố tác động
đến lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình để đưa ra các chính sách phù hợp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thu được lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng.
Nguyễn Thanh Phong (2010) đã định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh của
NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển
những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả
năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”. Theo
định nghĩa này, năng lực cạnh tranh của NHTM sẽ được đánh giá qua nhiều yếu tố
khác nhau. Tuy nhiên, bản lề của nền tảng năng lực cạnh tranh trong định nghĩa trên là
năng lực tài chính và năng lực quản trị, đây được xem là những yếu tố tiên quyết quyết
định sức mạnh năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam.
Bên cạnh nghiên cứu của Porter (1985, 1998) và Hubbard & ctg (2008), nghiên
cứu của Lamarque (2005) đã đi tìm kiếm nguồn gốc của sức mạnh cạnh tranh trong
chuỗi giá trị áp dụng cho các ngân hàng thương mại khác nhau. Đây là bước đầu tiên
trong việc phân tích các hoạt động chính và các khả năng khác nhau để cấu hình lại
chuỗi giá trị cho ngân hàng thương mại. Theo quan điểm dựa trên năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp thì năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và
đạt hiệu quả cao. Như vậy, năng lực cạnh tranh là một tiêu chí quan trọng để đánh giá


3
sự tồn tại và phát triển của NHTM trong thời kỳ đổi mới và kinh tế tăng trưởng thần
kỳ như hiện nay.

Hiện nay, vẫn cịn rất ít các nghiên cứu khám phá ra các nhân tố tác động đến
năng lực cạnh tranh của BIDV, chủ yếu sử dụng phương pháp định tính để đánh giá
chủ quan, vì vậy các nghiên cứu này vẫn chưa đánh giá được tác động của nhân tố đến
kết quả kinh doanh của BIDV. Từ tất cả những điều trên, tác giả quyết định chọn đề
tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam”.
1.2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
1.2.1. Lược khảo các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Onar và Polat (2010) về các nhân tố tác động tới NLCT và lựa
chọn chiến lược kinh doanh của 104 doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng
khoán Istabul - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua phỏng vấn tổng giám đốc hoặc giám đốc nguồn
nhân lực dựa trên bảng câu hỏi Likert 7 điểm. Từ nghiên cứu này, tác giả đã khám phá
ra các nhân tố tác động đến NLCT của doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: (1) khả
năng quản trị, (2) khả năng sản xuất, (3) khả năng bán hàng-marketing, (4) khả năng
dịch vụ hậu cần logistics, (5) cơng nghệ thơng tin, (6) tài chính - kế tốn, (7) nguồn
nhân lực, (8) dịch vụ chăm sóc khách hàng, (9) cung ứng, (10) nghiên cứu và phát
triển, (11) quản trị công nghệ, (12) đổi mới và (13) quan hệ khách hàng. Nghiên cứu
này đã khẳng định quyết định chiến lược càng đúng đắn thì càng tạo ra khả năng cạnh
tranh cao hơn. Các doanh nghiệp niêm yết luôn có lợi thế về cạnh tranh hơn khi có nền
tảng tài chính và chính sách hỗ trợ tốt hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác,
chính vì vậy, việc xác định mức độ tác động của từng nhân tố sẽ giúp nhà quản trị tập
trung cụ thể hơn trong việc hoạch định chính sách phát triển cho cơng ty của mình.
Tuy nhiên, NHTM hoạt động trong lĩnh vực đặc thù và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối
với các doanh nghiệp hoạt động trong linh vực khác.
Nghiên cứu của Thompson, Strickland & Gamble (2007) đã đề xuất các nhân tố
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tổng thể của một doanh nghiệp (DN) sẽ được dựa
trên 10 yếu tố là: Hình ảnh/uy tín, cơng nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát
triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình



4
hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi. Từ đây, tác giả mới
chỉ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN nhằm so sánh
năng lực giữa các DN với nhau mà chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố này đến NLCT. Qua đó, nghiên cứu vẫn chưa cho thấy rõ việc nâng cao năng
lực cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN như thế nào.
Sunil Poshakwale (2010) đã tiến hành nghiên cứu “Khả năng cạnh tranh và hiệu
quả của ngành Ngân hàng và tăng trưởng kinh tế ở Ai Cập”. Đề tài nghiên cứu cho
thấy việc kích thích năng suất và tăng trưởng thông qua cải thiện hiệu quả ngành dịch
vụ tài chính, trong bối cảnh các nghiên cứu tại Phi Châu tương đối thưa thớt. Tuy
nhiên, nghiên cứu này chỉ đưa ra các quan điểm chung về cải thiện ngành ngân hàng
tại Ai Cập mà chưa đề cập sâu sắc đến từng nhân tố ảnh hưởng đến NLCT. Ngoài ra,
các yếu tố về tăng trưởng tại ngân hàng Ai Cập có sự khác biệt so với các quốc gia
khác.
Review, Assistant, và Dubrovnik (2013), cho thấy năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp lữ hành tại thị trường du lịch châu Âu được tạo ra bởi sáu yếu tố: (1)
Chất lượng dịch vụ; (2) Giá; (3) Giá trị thu được so với chi phí bỏ ra; (4) Vấn đề mơi
trường; (5) Các vấn đề xã hội; (6) An ninh. Tuy nhiên, nghiên cứu đã sử dụng mẫu quá
rộng (500 doanh nghiệp du lịch tại 20 quốc gia châu Âu) để kết luận về năng lực cạnh
tranh cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại các nước Châu
Âu. Vì vậy, nghiên cứu này bị hạn chế bởi yếu tố địa lý, đặc thù sản phẩm dịch vụ tại
các vùng miền khác nhau, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, năng lực quản lý, phát
triển hoạt động marketing, thương hiệu, năng lực tài chính của các doanh nghiệp này
là khác nhau và nghiên cứu chưa thể đề cập đến. Từ đó, nghiên cứu cho thấy việc thu
hẹp phạm vi nghiên cứu sẽ giúp đánh giá sâu hơn tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến NLCT.
Nghiên cứu của tác giả Sauka (2015) về “Đo lường NLCT của các công ty ở
Latvia”. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của
công ty, bao gồm: (1) Năng lực tiếp cận các nguồn lực; (2) Năng lực làm việc của
nhân viên; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Chiến lược kinh doanh; (5) Tác động của môi

trường; (6) Năng lực kinh doanh so với đối thủ; (7) Sử dụng các mạng lưới thông tin


5
liên lạc. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ xác định những yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của
DN nhưng chưa đề cập đến mối quan hệ với NLCT của DN hoạt động. Từ đó cho thấy
chủ yếu nghiên cứu này chỉ đo lường mức độ tác động của các nhân tố qua phương
pháp thống kê từ các mẫu khảo sát và đưa ra nhận xét dựa trên giá trị trung bình. Kết
quả của nghiên cứu được đánh giá trong bối cảnh tại Latvia bởi các cơng ty nói chung,
mà khơng phân biệt lĩnh vực hoạt động của công ty nên kết quả nghiên cứu sẽ hạn chế
khi áp dụng vào các nước có nền kinh tế phát triển cũng như những cơng ty có ngành
nghề khác.
Barbara Casu, Philip Molynuex (2000) đã tiến hành nghiên cứu so sánh kết quả
hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Châu Âu. Các tác giả đã dùng phương pháp
phân tích phát triển dữ liệu phi tham số (Non-Parametric Data Development Analysis)
kết hợp với cách tiếp cận hồi quy Tobit để phân tích tính cạnh tranh của hệ thống ngân
hàng Châu Âu trong bối cảnh thị trường Châu Âu thống nhất giai đoạn 1993 – 1997.
Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tác động của
các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Châu Âu tại thời
điểm lúc bấy giờ.
1.2.2. Lược khảo các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) đã thực hiện việc đo lường
một số nhân tố tạo thành năng lực động của các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh bằng phương pháp định lượng. Tác giả nghiên cứu 4 yếu tố tạo nên năng lực
động của DN là: định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing và
năng lực sáng tạo. Tác giả đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với
kết quả kinh doanh của DN. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ được kiểm
định với các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm
định tổng qt, khơng phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể như
sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cao, công nghiệp, sử dụng lao động, v.v… Do đó khơng

thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với
lợi thế kinh doanh và kết quả kinh doanh. Và cuối cùng là nghiên cứu chỉ xem xét một
số yếu tố năng lực động chính, trong khi cịn rất nhiều yếu tố DN có thể là yếu tố năng
lực động cần được xem xét để tạo được mơ hình tổng hợp về năng lực động tạo nên lợi


6
thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của DN. Các yếu tố này có thể là năng lực sản
xuất, R&D, định hướng thị trường, nội hóa tri thức, v.v…
Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2010), nghiên cứu này đã tiến hành phân tích
thực trạng các yếu tố năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên 7 yếu tố: (1)
Năng lực tài chính, (2) năng lực thị phần, (3) năng lực nguồn nhân lực, (4) năng lực
công nghệ, (5) năng lực hệ thống kênh phân phối, (6) năng lực mở rộng và phát triển
dịch vụ, (7) năng lực thương hiệu. Nghiên cứu phân tích tác động của các nhân tố trên
các nguồn thông tin thứ cấp như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các dữ liệu
cơng khai trên các phương tiện truyền thơng…Vì vậy, nghiên cứu chưa đánh giá rõ
mức độ quan trọng của tác động nội lực bên trong của các ngân hàng đến NLCT. Hơn
nữa, kết quả nghiên cứu chưa cho thấy rõ nét ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng.
Nghiên cứu của Hoàng Nguyên Khai (2014) về: “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trên thị trường Việt Nam”, nghiên cứu
đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của NHTM là: Năng lực tài chính, năng
lực sản phẩm dịch vụ, trình độ cơng nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực và năng lực quản
trị điều hành và thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của NHTM. Ưu điểm của
nghiên cứu là đánh giá được tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của VCB từ đó cho thấy việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (2012), nghiên cứu này khám phá ra 4 khía
cạnh của năng lực cạnh tranh đối với NHTM Nhà Nước: (1) Năng lực tài chính, (2)
Năng lực về tổ chức nhân sự, (3) năng lực quản trị điều hành và (4) năng lực đổi mới
và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên,

nghiên cứu chỉ đánh giá cho 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và tác giả đánh
giá dựa trên phân tích định tính. Các số liệu thứ cấp mà tác giả sử dụng chưa đánh giá
rõ ràng về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh và các lợi ích
mang lại đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Đề tài “Năng lực cạnh tranh của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" của tác giả
Nguyễn Kim Thài, năm 2012, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.


7
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu tồn diện các khía cạnh về năng
lực cạnh tranh của một ngân hàng có vốn nhà nước. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên
cứu là phạm vi nghiên cứu chỉ là chi nhánh của ngân hàng nên sẽ có sự thiếu hụt về
đặc điểm sản phẩm dịch vụ theo cơ chế địa lý, quy mô hoạt động của chi nhánh và khả
năng phát triển,…
Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế trên thị
trường Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tú (2015) đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh NHTM gồm: Cơ sở hạ tầng, Quản trị nguồn nhân lực, Công nghệ
ngân hàng, Nguồn vào, Công tác hậu cần, Năng lực hoạt động, Quản trị Marketing.
Tuy nhiên, tác giả sử dụng phương pháp định tính phân tích thực trạng của đối tượng
nghiên cứu nên nghiên cứu còn hạn chế về mức độ tác động của các yếu tố.
Đoàn Việt Dũng (2015) với đề tài "Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay", Đại
học Kinh tế quốc dân. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về năng lực cạnh tranh của các
NHTM trong hệ thống ngân hàng lúc bấy giờ. Từ đó, đưa ra quan điểm chung về cạnh
tranh là quá trình ganh đua và cố gắng chiếm giữ lấy thị phần để nâng cao khả nảng
phát triển thị trường của các NHTM. Nghiên cứu sử dụng số liệu thực tế để phân tích
và làm rõ mức độ cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam từ các mối đe dọa của đối thủ
trong ngành.
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy hầu hết các đề tài
nghiên cứu về NLCT của doanh nghiệp đã đề cập tới các nhân tố tác động đến NLCT
và đánh giá thực trạng NLCT của các đối tượng nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã đo
lường được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến NLCT của doanh nghiệp, đặc biệt là
hoạt động kinh doanh ngân hàng như: Nguyễn Văn Thụy (2015), Hoàng Nguyên Khai
(2014),….Tuy nhiên, có những nghiên cứu đã đưa ra mẫu quá rộng hoặc chỉ đưa ra
những nhận định chủ quan về NLCT mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng
hóa sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới NLCT. Trong một số nghiên cứu, các nhân tố
tác động đến NLCT nói chung và NLCT của NHTM nói riêng là chưa thống nhất. Các
nghiên cứu chưa cập nhật với các xu hướng biến động trong môi trường kinh doanh,


8
đặc biêt là các ảnh hưởng của Cách mạng Công Nghiệp 4.0 đến NLCT của Ngân hàng
cũng như của BIDV. Mặt khác, hiện nay có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về các nhân
tố ảnh hưởng đến NLCT cũng như mức độ tác động của các nhân tố này tới NLCT của
ngân hàng một cách có hệ thống tiếp cận từ lý thuyết năng lực.
Vì vậy, tác giả đã chủ động lấy đây làm hướng nghiên cứu tiếp theo của nghiên
cứu nhằm phân tích các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu xuất phát từ các nghiên cứu trước đây và hướng tới việc bổ sung
vào các khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và kết quả
hoạt động kinh doanh của NHTM, các mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau:
Thứ nhất, khám phá và đề xuất các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối
với Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Thứ hai, nghiên cứu sẽ xây dựng và kiểm định mơ hình đo lường về năng lực
cạnh tranh Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Thứ ba, xác định mối quan hệ giữa các nhân tố và tác động của chúng đến kết

quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể ở trên, nội dung nghiên cứu phải trả lời
được các câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Các nhân tố nào cấu thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư
và Phát Triển Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến năng lực cạnh tranh như thế nào ?
- Ảnh hưởng của các nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam như thế nào ?



×