Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

1409 tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây luận văn thạc sỹ kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.84 KB, 99 trang )


⅛μ................................................................... ,
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

, , IW

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÙI THỊ HỒNG HẠNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội - 2015

St

-------------------------------------------------⅛


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


BÙI THỊ HỒNG HẠNH

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIEN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC HÙNG

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong luận văn được sử dụng
trung thực, trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ
NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.............................................3

1.1. NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG.......3
1.1.1. Khái niệm nợ xấu...................................................................................3
1.1.2. Phân loại.................................................................................................5
1.1.3. Chỉ tiêu đo lường nợ xấu....................................................................... 8
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu.................................................................8
1.1.5. Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.........16
1.2. QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.................18
1.2.1. Quan niệm về quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại....................18
1.2.2. Các nội dung trong công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng...............19
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu trongngân hàng
thương mại......................................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.............................................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY.......................................................35
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY...........................35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây......................................35
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng............................................................37
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây......................................41


2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH SƠN TÂY........................................................................................47
2.2.1. Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây trong giai đoạn hiện nay.......................47
2.2.2. Công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng................................................51

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NHÁNH SƠN TÂY........................................................................................60
2.3.1. Kết quả đạt được..................................................................................60
2.3.2. Hạn chế................................................................................................61
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế....................................................................61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ
XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY.............................66
3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
SƠN TÂY.......................................................................................................66

3.2.
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NHÁNH SƠN TÂY........................................................................................66
3.2.1. Giải pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu tại ngân hàng.........................66
3.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng................................................71
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...........................................................................80
3.3.1. Với Chính phủ và Bộ Tài chính...........................................................80
3.3.2. Với Ngân hàng nhà nước.....................................................................82


3.3.3. Đối với các bộ,
DANH
ngànhMỤC
có liênCÁC

quanTỪ
khác
VIẾT
.............................................
TĂT
84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................87
Từ viết tắt
Nguyên nghĩa
TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

NHTM

Ngân hàng thương mại

VAMC

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản các
tổ chức tín dụng Việt Nam

TSBĐ

Tài sản bảo đảm


RRTD

Rủi ro tín dụng

NHNN
TNHH

Ngân hàng Nhà nước
Trách nhiệm hữu hạn

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

DPRR

Dự phịng rủi ro
Trung tâm thơng tin tín dụng qc gia Việt Nam

CIC



DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tổng tiền gửi của khách hàng trong giai đoạn 2012-2014.............41
Bảng 2.2: Tổng hợp dư nợ giai đoạn 2012-2014............................................ 44
Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2012-2014......47
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian tại BIDV Sơn Tây 2012-2014 .. 48
Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2012-2014............49

Bảng 2.6: Tình hình trích lập DPRR giai đoạn 2012-2014.............................50
Bảng 2.7: Bảng thể hiện tỷ lệ DPRR/Tổng dư nợ xấu của chi nhánh trong giai
đoạn 2012 - 2014.............................................................................................51
Bảng 2.8: Phân nhóm và mức độ rủi ro các khoản vay của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam........................................................................52
Bảng 2.9: Kết quả thu hồi nợ xấu của chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014........55

Biểu đồ 2.1: Dư nợ phân theo loại hình cấp tín dụng giai đoạn 2012-2014... 45
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu lợi nhuận của BIDV Sơn Tây 2012-2014......................46
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam CN Sơn Tây.....................................................................................................39


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, dưới tác động của khủng hoảng, kinh tế xã hội
trở lên khó khăn, các hoạt động giao dịch kinh tế giảm mạnh và rơi vào trạng
thái đình trệ, hàng tồn kho tăng, thị trường bất động sản đóng băng, hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp vơ cùng khó khăn. Đối với ngân hàng, do trong
một thời gian dài phát triển theo chiều rộng, ưu tiên mở rộng mạng lưới và chi
nhánh, hoạt động tín dụng của các TCTD đã bộc lộ nhiều bất cập, thể hiện rõ
nhất là tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, hoạt động của ngân hàng ngày càng tiềm ẩn
nhiều rủi ro, chi phí tăng trong khi hiệu quả kinh doanh giảm sút. Các TCTD
gặp
nhiều khó khăn trong thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, vì vậy chất lượng tín dụng
và tình hình nợ xấu đã trở thành chủ đề nóng và cần những giải pháp có tính hệ
thống, quyết liệt để xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hoạt động của các
TCTD.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân

hàng có quy mơ lớn, khách hàng đa dạng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề,
phải chịu những tác động và ảnh hưởng trực tiếp của những bất ổn kinh tế và
thị trường tài chính, tiền tệ, đặc biệt là các chi nhánh hoạt động trên địa bàn
Hà Nội. Vì vậy, việc tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại
cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây là một đòi hỏi
cấp thiết, ngày càng có ý nghĩa lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh và uy tín của ngân hàng.
Chính vì những lý do trên, tơi đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nợ
xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Sơn Tây” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Bài luận văn tập trung nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích chính:
- Sơ lược các vấn đề lý thuyết cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu, nêu


2
lên các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, ảnh huởng của nợ xấu đến hoạt động
của ngân hàng cũng nhu tồn bộ nền kinh tế, từ đó đua ra các giải pháp để
quản lý nợ xấu tại ngân hàng.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng Thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn
Tây, luận văn đánh giá những thành tựu đạt đuợc và những hạn chế trong
công tác quản lý nợ xấu của ngân hàng, từ đó nêu lên những giái pháp và kiến
nghị nhằm tăng cuờng công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tuợng nghiên cứu: Nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
thuơng mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân
hàng Thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn
Tây trong 3 năm 2012, 2013 và 2014.

4. Phương pháp nghiên cứu
Bài luận văn đã sử dụng kết hợp các phuơng pháp: phuơng pháp thu
thập và xử lý thơng tin, phuơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, đối chiếu,
phuơng pháp so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài luận văn đuợc chia thành 03
chuơng chính:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ngân
hàng thuơng mại
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thuơng
mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây
Chương 3: Giải pháp tăng cuờng công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng
Thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây


3

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG
1.1.1.
Khái niệm nợ xấu
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nợ xấu, tuy nhiên, về
bản chất, nợ xấu là các khoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc khơng có
khả năng thu hồi.
Theo quan niệm của Ngân hàng trung uơng Châu Âu, nợ xấu là nợ
không đuợc thanh toán đầy đủ cho ngân hàng, bao gồm những khoản nợ mà
nguời vay khó có thể trả nợ và yêu cầu điều chỉnh lại lịch trả nợ nhung khơng
thanh tốn đuợc trong khoảng thời gian đã đuợc điều chỉnh; những khoản nợ

mà giá trị tài sản bảo đảm không đủ để trả nợ hoặc tài sản bảo đảm không
đuợc chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến nguời vay không thể trả nợ ngân
hàng đầy đủ, những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố nguời vay phá sản và phần
bồi hồn cho ngân hàng ít hơn du nợ phải thanh tốn và những khoản nợ
khơng thể thu hồi đuợc bao gồm những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những
khoản nợ khơng có đủ căn cứ địi thanh tốn từ nguời vay, nguời vay bỏ trốn
hoặc mất tích mà khơng có tài sản giữ lại để thanh tốn nợ, những khoản vay
mà ngân hàng không thể liên lạc đuợc với nguời vay hoặc khơng thể tìm đuợc
nguời vay, những khoản nợ mà nguời vay chấm dứt hoạt động kinh doanh
hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản cịn lại khơng đủ để
trả nợ.
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc: “Về cơ
bản một khoản nợ đuợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90
ngày; hoặc các khoản lãi chua trả từ 90 ngày trở lên đã đuợc nhập gốc, tái cấp


4
vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh tốn đã q
hạn duới 90 ngày nhung có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản
vay sẽ đuợc thanh toán đầy đủ”. [5, 2]
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nợ xấu đang ngày càng nhận đuợc sự
quan tâm, chú trọng của cả Chính phủ lẫn hệ thống ngân hàng và đuợc quy
định bởi khá nhiều văn bản của Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam. Ngày
22/04/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam đã ký Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và
sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ
chức tín dụng, tạo cơ sở buớc đầu cho việc phân loại nợ và trích lập dự phịng
cho các khoản nợ. Sau đó, Ngân hàng nhà nuớc đã ban hành các Quyết định,
Thông tu sửa đổi, bổ sung các quy định ban hành kèm theo Quyết định
493/2005/QĐ-NHNN nhằm theo sát với thông lệ quốc tế cũng nhu phù hợp

hơn với tình hình thực tế tại các ngân hàng, bao gồm: Quyết định số
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết
định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005; Thông tu số 02/2013/TTNHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam quy
định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phịng rủi ro
và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngồi; Thơng tu số 14/2014/TT-NHNN ngày
20/5/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành
theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nuớc. Gần đây nhất, tất cả các văn bản trên đã đuợc hợp nhất


5
trong Quyết định số 22/VBHN - NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín
dụng. Theo đó, việc xác định, phân loại nợ xấu của các tổ chức tín dụng
(TCTD) đã bước đầu theo sát với thông lệ quốc tế, phân loại căn cứ vào thực
trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp
tín dụng. Đồng thời, các TCTD thực hiện xác định, phân loại các khoản nợ
thành 05 nhóm nợ dựa trên việc sử dụng đồng thời, thống nhất phương pháp
phân loại nợ định lượng và định tính. Theo kết quả phân loại đó, quyết định
số 22/VBHN - NHNN của ngân hàng nhà nước ban hành ngày 04/6/2014 quy
định “Nợ xấu (NPL) là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 quy định tại
Điều 6 hoặc Điều 7 quy định này”.
Như vậy, về cơ bản thì những khoản nợ được phân vào các nhóm 3 (nợ
dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

được coi là nợ xấu. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ, TCTD chủ động thực
hiện hạch tốn, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tuy nhiên trên thực tế
các TCTD xem xét nợ xấu chủ yếu dựa trên các đánh giá về khả năng thu hồi
các món vay của khách hàng chứ khơng hồn tồn dựa trên thời gian quá hạn.
1.1.2.
Phân loại
Theo Quyết định số 22/VBHN - NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân
hàng nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
thì Nợ xấu được xác định dựa trên cả yếu tố thời hạn nợ và khả năng thu hồi.
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 22/VBHN - NHNN ngày
04/6/2014 của Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thực
hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), bao gồm:


6
Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng
thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
Các khoản nợ quá thời hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản
2 điều này.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý), bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
các doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách
hàng về khả năng về trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh
lần đầu);

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3
điều này.
- Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ), bao gồm:
Các khoản nợ quá thời hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b
khoản này;
Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
điều này.
Nợ xấu thuộc nhóm này được xem là các khoản nợ có khả năng thu hồi
nợ cao nhất. Ngân hàng sẽ trích lập dự phịng cụ thể cho nợ xấu nhóm này là
20% dư nợ của nhóm.


7
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3
điều này.
Nợ xấu thuộc nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi nợ thấp
hơn so với các khoản nợ của nhóm 3. Các khoản nợ này được xếp vào những
khoản nợ mà ngân hàng có sự nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tỉ lệ trích lập dự
phịng cụ thể cho nợ xấu thuộc nhóm này là 50% tổng dư nợ của nhóm.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo
thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3
điều này.
Khả năng thu hồi nợ của nhóm này được coi như bằng 0, do vậy tỉ lệ
trích lập dự phịng cụ thể tương ứng là 100% tổng dư nợ của nhóm.
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì tổ chức
tín dụng được trích lập dự phịng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức
tín dụng.


8
Theo quy định, nợ xấu là nợ đuợc phân vào nhóm 3 (nợ duới tiêu
chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
1.1.3.
Chỉ tiêu đo lường nợ xấu
- Xác suất vỡ nợ của ngân hàng.
Là khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tương ứng trong một khoảng thời
gian (thường là một năm). Nếu các NHTM có thể ước lượng xác suất vỡ nợ
tức là ngân hàng đã đo lường được nợ xấu theo phương pháp định lượng. Cịn
nếu NHTM chỉ dự đốn nhưng khơng xác định được xác suất vỡ nợ thì ngân
hàng mới chỉ đo lường theo phương pháp định tính.
- Tổn thất do vỡ nợ
Là những tổn thất phát sinh trên cơ sở vỡ nợ của khách hàng, được mô
tả bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị danh nghĩa của khoản vay. Các ngân

hàng phải ước tính phần tổn thất do vỡ nợ này cho các khoản nợ đối với từng
đối tượng khách hàng.
Tổng mức tổn thất dự kiến cho vỡ nợ được tính bằng tổng các mức tổn
thất của các khoản nợ sau khi đã nhân với trọng số là xác xuất vỡ nợ của từng
khoản nợ.
- Chênh lệch giữa tổng giá trị tổn thất dự kiến của các khoản nợ và tổng
giá trị dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ.
Tổng giá trị dự phịng rủi ro tín dụng bằng tổng tất cả các loại dự phòng
bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung cho các khoản cho vay, phải
đòi. Dựa trên mức độ chênh lệch giữa tổng giá trị tổn thất dự kiến của các
khoản nợ và tổng giá trị dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ mà ngân
hàng có sự điều chỉnh cho phù hợp.
1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
1.1.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Các nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu là các nguyên nhân xuất phát


9
từ chính các ngân hàng thương mại. Những nguyên nhân này hồn tồn có thể
hạn chế nếu ngân hàng chặt chẽ hơn trong hoạt động quản lý kinh doanh của
mình. Các nguyên nhân này bao gồm:
- Mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng trong từng thời kỳ quá cao.
Mỗi ngân hàng thường có quan điểm kinh doanh riêng, do đó mức độ
chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng cũng khác nhau và đối với một ngân
hàng, trong từng thời kỳ thì mức độ này cũng khác nhau. Ban lãnh đạo của
một ngân hàng thường đề ra mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận được trong
mỗi thời kỳ (gọi là khẩu vị rủi ro của ngân hàng). Do rủi ro chấp nhận càng
cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn, nên có một số ngân hàng chấp nhận cho
vay những dự án mạo hiểm để thu về lợi nhuận cao. Nếu ngân hàng thương
mại lựa chọn đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên nhất thì cơ chế quản lý sẽ khuyến

khích và tạo điều kiện để bộ phận có liên quan tìm kiếm, quyết định những
khoản cho vay, đầu tư có thu nhập kỳ vọng cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn;
đồng thời các quy định về kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là tiêu chuẩn để xem
xét, đánh giá khi quyết định cho vay cũng sẽ thấp hơn. Ngược lại, nếu quan
điểm kinh doanh của ngân hàng là lấy an toàn vốn làm mục tiêu chính thì các
quy định về điều kiện cho vay, cơ chế quản lý tài sản trong việc thẩm định,
xem xét trước khi ra quyết định cho vay, đầu tư sẽ chặt chẽ hơn, cụ thể hơn,
các tiêu chuẩn để phục vụ cho việc ra quyết định, việc kiểm tra, giám sát cũng
được đặt ở mức cao hơn. Các ngân hàng thương mại tùy thuộc vào khả năng
nguồn vốn kinh doanh, khả năng quản lý của mình mà lựa chọn khẩu vị rủi ro
phù hợp với tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ. Nếu ngân hàng chọn
mức rủi ro quá cao, ngân hàng sẽ dễ bị rơi vào tình trạng nhiều nợ xấu. Nếu
ngân hàng chọn mức chấp nhận rủi ro thấp, ngân hàng sẽ ít bị nợ xấu hơn
nhưng tương ứng với việc an toàn này là tỷ suất sinh lời sẽ thấp. Vì vậy, ngân
hàng cần lựa chọn một mức độ chấp nhận rủi ro phù hợp nhất với mình.


10
- Sự yếu kém trong hoạt động quản lý của ngân hàng.
Sự yếu kém trong hoạt động quản lý của ngân hàng thể hiện ở một số
nội dung nhu: chậm trễ trong việc ban hành, điều chỉnh các cơ chế, chính sách
của ngân hàng cho phù hợp với tình hình kinh doanh từng thời kỳ; chỉ đạo
nghiệp vụ không sâu sát, kịp thời; khơng có các chính sách phịng ngừa rủi ro
hoặc có nhung khơng hồn thiện...
Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
nên luôn gắn liền với rủi ro. Để đạt lợi nhuận cao, các ngân hàng không
ngừng gia tăng du nợ tín dụng trong khi chua hồn thiện đuợc các chính sách
tín dụng hoặc chính sách tín dụng khơng phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ
là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu. Nợ xấu có thể phát sinh từ tất cả
các khâu trong q trình cấp tín dụng của NHTM bao gồm: giai đoạn thẩm

định hồ sơ truớc khi cho vay, quyết định cho vay, giải ngân và giai đoạn quản
lý khoản vay của khách hàng.
Ở giai đoạn thẩm định hồ sơ truớc khi cho vay, việc không chấp hành
nghiêm túc quy trình thẩm định tín dụng, thu thập hồ sơ dữ liệu của khoản
vay khơng chính xác, việc phân tích hồ sơ tín dụng, đánh giá khách hàng và
dự án vay vốn không kỹ, không tốt sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay,
khả năng phát sinh nợ xấu trong tuơng lai cao hơn.
Khi quyết định cho vay: Dựa trên những kết quả thu đuợc của quá trình
thẩm định hồ sơ của khách hàng, ngân hàng sẽ đua ra quyết định cho khách
hàng vay hay không. Tuy nhiên, việc ra quyết định này cũng phụ thuộc khá
nhiều vào nhận định của nguời ra quyết định. Nếu việc đánh giá, nhận định
của nguời ra quyết định đúng thì rủi ro của khoản cho vay sẽ ít hơn, nếu việc
đánh giá này sai thì nguy cơ dẫn đến nợ xấu có thể cao hơn.
Trong giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay sau khi giải
ngân: Sau khi thực hiện giải ngân cho khách hàng, nếu ngân hàng không tuân


11
thủ theo quy định tín dụng, bng lỏng việc kiểm sốt, theo dõi về mục đích
sử dụng vốn vay của khách hàng, về việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng thì sẽ dễ dẫn đến
khả năng phát sinh nợ xấu trong tuơng lai.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cơng nghệ thơng tin của ngân hàng
chua đáp ứng đuợc u cầu.
Ngày nay trình độ cơng nghệ là yếu tố quan trọng trong tổ chức kinh
doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với quản lý rủi ro tín dụng. Trình độ cơng
nghệ thơng tin của ngân hàng càng cao càng giúp ngân hàng thu thập, luu giữ
và cập nhật thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhất.
Các phần mềm hỗ trợ đã trợ giúp cho ngân hàng sàng lọc những khách hàng,
ngành nghề đang có mức độ rủi ro cao để từ đó có định huớng lựa chọn các

nhóm đối tuợng khách hàng phù hợp. Ở các nuớc phát triển, công nghệ ngân
hàng cũng rất phát triển, đặc biệt là trong điều kiện có sự hỗ trợ hết sức hiệu
quả của cơng nghệ thông tin nhu ngày nay. Công nghệ ngân hàng thể hiện ở
mức độ tập trung thông tin, ở khả năng phân tích, xử lý thơng tin, từ đó rút ra
các kết luận, nhận định phục vụ cho quản trị ngân hàng nhu các nhân tố ảnh
huởng đến chất luợng, tình hình phân bổ tài sản, mức độ tập trung rủi ro...
Cơng nghệ của ngân hàng cịn thể hiện khả năng chi phối, kiểm soát đối với
hoạt động của các bộ phận tác nghiệp. Ở mỗi trình độ cơng nghệ khác nhau
đều phải đòi hỏi một cơ chế quản lý khác nhau. Việc các cán bộ ngân hàng
đuợc sử dụng cơng nghệ hiện đại giúp cho cán bộ có thể tiếp cận, nắm bắt các
thông tin đầy đủ kịp thời về các khách hàng, các khoản vay, nhờ đó hạn chế
đuợc rủi ro trong quá trình cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng và
quản lý khoản vay của khách hàng.
- Trình độ chun mơn của các cán bộ ngân hàng.
Trình độ chun mơn và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ ngân


12
hàng có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn khách hàng
cho vay. Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực
kinh doanh khác nhau. Để đánh giá tốt khách hàng, họ phải am hiểu về các
khách hàng, tình hình tài chính, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, đạo đức
lối sống của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích, dự báo
các vấn đề liên quan đến khách hàng vay. Như vậy, để thực hiện tốt cơng việc
của mình, các cán bộ tín dụng phải có khối kiến thức về kinh doanh, có khả
năng thu thập, xử lý, tổng hợp thơng tin, từ đó có thể đánh giá, nhận định xu
hướng phát triển của các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế. Khi cán bộ tín
dụng thực hiện cho vay đối với một khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để
hiểu về lĩnh vực đầu tư của khách hàng, không thể đánh giá được khả năng
thành cơng của dự án, khả năng hồn trả gốc lãi của khách hàng thì cán bộ tín

dụng đó khơng thể lường trước được các rủi ro tiềm ẩn của khoản tín dụng.
Sự hạn chế trong chun mơn của cán bộ ngân hàng thường dẫn đến một số
thiếu sót trong q trình thẩm định khách hàng như:
+ Khơng phân tích đầy đủ khả năng quản lý kinh doanh của doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp, vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng. Sự
thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều
vào ý tưởng kinh doanh và các quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Nếu ngân hàng quyết định cho vay doanh nghiệp mà không đánh giá đúng
khả năng của người quản lý doanh nghiệp sẽ dễ dẫn đến tổn thất khi cho vay.
+ Phân tích báo cáo tài chính khơng chính xác, đánh giá không đúng
hiệu quả của dự án đầu tư: Một số doanh nghiệp có tình hình kinh doanh
khơng tốt, dự án đầu tư không thực sự hiệu quả, nhưng vì đang cần vốn kinh
doanh nên các doanh nghiệp này đã vẽ ra những báo cáo tài chính đẹp, những
kết quả kinh doanh hiệu quả, khả năng thành công cao của các dự án đầu tư.
Nếu khơng có khả năng phân tích tốt, kiến thức thẩm định dự án đầu tư và


13
những hiểu biết nhất định về các ngành nghề kinh doanh thì các cán bộ tín
dụng hồn tồn có thể mắc sai lầm, dễ dàng đánh giá sai về khả năng tài chính
của khách hàng, đánh giá sai về hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó đưa ra các
quyết định tín dụng sai, đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng.
Trong trường hợp khả năng tài chính của khách hàng quá kém, dự án đầu tư
khơng hiệu quả, ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn và lãi của các khoản đầu tư, dễ
rơi vào tình trạng nợ xấu.
+ Xác định kỳ hạn trả nợ không chính xác: Dựa trên chu kỳ kinh doanh
của khách hàng và luồng tiền từ dự án đầu tư, ngân hàng và khách hàng sẽ
thỏa thuận các kỳ hạn trả nợ của khách hàng. Nếu trong quá trình thẩm định
dự án, nhân viên tín dụng xác định sai thời điểm về của các luồng tiền hoặc
sau khi giải ngân, ngân hàng không giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của

khách hàng, để khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến
việc thực hiện dự án đầu tư khơng đúng theo kế hoạch ban đầu thì khách hàng
khó có thể hồn trả gốc và lãi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, ngân hàng sẽ gặp
phải rủi ro tín dụng đối với các khoản vay này.
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là một nghề có nhiều sự cám dỗ. Với các khoản
vay càng nhiều rủi ro và không đảm bảo những điều kiện tín dụng đặt ra,
khách hàng vay thường sẵn sàng bỏ ra những khoản chi phí ngồi rất lớn để
có thể vay được tiền. Điều này dẫn tới tình trạng một số cán bộ tín dụng cố ý
làm sai quy trình tín dụng, bỏ sót một vài bước trong quy trình hay giúp khách
hàng vẽ hồ sơ vay vốn cho hợp lệ để nhằm nhận được những khoản lợi ích từ
khách hàng. Bởi vậy, những cán bộ tín dụng mà đạo đức nghề nghiệp khơng
đảm bảo, vì lợi ích cá nhân mà hi sinh lợi ích ngân hàng cũng sẽ dễ dẫn đến
rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Cơ chế trích lập quỹ dự phịng rủi ro khơng hợp lý.


14
Nguồn dự phịng rủi ro được trích lập hàng năm của ngân hàng là một
nguồn quan trọng để bù đắp những thiệt hại khi không thu hồi được các khoản
nợ. Quỹ này được dùng để xử lý các khoản nợ xấu theo danh mục cụ thể khi
khoản nợ vay đó đáp ứng những điều kiện theo quy định của từng quốc gia.
Mỗi quốc gia có đặc thù riêng nên cơ chế trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro
của từng quốc gia cũng có sự khác biệt về nguồn trích lập, tỷ lệ trích lập và
danh mục trích lập dự phịng rủi ro.
Khi trích lập dự phịng rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi, khả
năng cho vay của ngân hàng cũng sẽ bị giảm tương ứng, do vậy các ngân
hàng thường trích lập quỹ dự phịng này ít hơn so với yêu cầu thực tế. Sự bất
hợp lý trong trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro của ngân hàng là một trong
các nguyên nhân làm cho nợ xấu không được xử lý dứt điểm khi xảy ra. Số

lượng nợ xấu ngày càng tăng khiến tình hình tài chính của ngân hàng ngày
càng xấu, đe dọa đến hoạt động kinh doanh và làm suy giảm uy tín của ngân
hàng. Nếu nợ xấu xảy ra quá nhiều, ngân hàng sẽ khó có thể xử lý kịp thời khi
khơng có nguồn dự phịng này, gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán và
thua lỗ lớn.
1.1.4.2. Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khách hàng đều chịu tác động
của môi trường kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định sẽ giúp cho
các hoạt động kinh doanh của khách hàng thuận lợi, do đó có thể hồn trả các
khoản gốc và lãi vay đúng kỳ hạn cho ngân hàng. Ngược lại, chính sách kinh
tế vĩ mơ khơng ổn định, hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn,
khơng như dự tính ban đầu nên khó có thể trả nợ theo kỳ hạn đã cam kết. Mặt
khác, khi nền kinh tế bất ổn, ngân hàng cũng rất khó có thể phân tích, dự báo
chính xác hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng trong


15
tương lai cũng như khó có thể lường trước được những rủi ro khách hàng phải
đối mặt, do vậy mà ngân hàng không thể đánh giá đúng khả năng trả nợ của
khách hàng trong tương lai, khi đó chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ
khơng đạt u cầu.
- Các thơng tin trên thị trường khơng chính xác, đầy đủ, minh bạch, rõ
ràng và kịp thời:
Các thông tin kinh tế có vai trị rất quan trọng trong việc ra quyết định
kinh doanh của cả khách hàng và ngân hàng. Việc các thơng tin trên thị
trường khơng chính xác, nhiều tin đồn thất thiệt làm lũng đoạn thị trường
khiến cho việc kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng không nhỏ. Việc
thông tin không cân xứng, sai lệch và không kịp thời khiến cho các khách
hàng và ngân hàng đánh giá khơng đúng tình hình kinh doanh của doanh

nghiệp, hiệu quả của dự án đầu tư, đưa ra các quyết định khơng chính xác gây
tổn thất vốn, khơng hồn trả các khoản vay đúng kỳ hạn đã định.
- Khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, khơng có khả năng trả nợ
gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng:
Việc kinh doanh của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được
như dự tính ban đầu. Khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp bị thua lỗ, tình hình tài
chính kém đi nên khơng có khả năng thanh tốn các khoản vay cho ngân hàng
đúng hạn. Đây là trường hợp mà cả ngân hàng và doanh nghiệp đều không
mong muốn xảy ra. Để hạn chế rủi ro này xảy ra, ngân hàng cần xem xét kỹ
tính khả thi của dự án, khả năng quản lý của khách hàng, đồng thời phải yêu
cầu tài sản bảo đảm và bảo hiểm tiền vay hợp lý, phòng ngừa khi xảy ra
trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp bị phá sản, khơng có khả năng trả nợ.
- Khách hàng chủ định lừa đảo ngân hàng, chây ỳ trong việc thanh toán
nợ gốc và lãi vay:
Trong kinh doanh, khơng phải khách hàng nào cũng có thiện chí trả nợ


16
gốc và lãi sịng phẳng cho ngân hàng. Có những khách hàng chủ định lừa đảo
ngân hàng để chiếm dụng vốn kinh doanh, có những khách hàng có khả năng
trả nợ nhưng lại cố tình chây ỳ khơng thanh tốn các khoản nợ gốc, lãi khi
đến hạn. Những khách hàng này mặc dù chỉ là một số nhỏ nhưng lại có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ảnh hưởng đến uy tín
của ngân hàng. Chính vì vậy, khi thẩm định hồ sơ tín dụng, cán bộ tín dụng
cần phải tìm hiểu kỹ, đánh giá chính xác về đạo đức kinh doanh của chủ
doanh nghiệp, cách hành xử của doanh nghiiệp với các bạn hàng trong việc
thanh toán tiền hàng và lịch sử vay vốn của khách hàng xem khách hàng có
uy tín hay khơng, có thiện chí hợp tác với ngân hàng hay khơng trước khi ra
quyết định tín dụng với khách hàng.
1.1.5.

Tác động của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Làm giảm nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng:
Khi phát sinh một khoản nợ xấu, nguồn vốn của ngân hàng khơng được
thu hồi một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng thời hạn. Số vốn đó bị đóng
băng một chỗ, khơng được đưa vào sử dụng, tiếp tục vịng quay tín dụng của
ngân hàng. Do đó, vịng quay vốn tín dụng giảm, tốc độ lưu chuyển vốn tín
dụng của ngân hàng giảm, nguồn vốn để tiếp tục cho vay của ngân hàng bị
giảm. Thậm chí, trong những trường hợp xấu, ngân hàng không thể thu hồi
được các khoản nợ xấu này dẫn đến mất vốn kinh doanh. Như vậy, nợ xấu
ảnh hưởng cả đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng cũng như
lượng vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng:
Đặc trưng cơ bản của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nếu hoạt
động tín dụng gặp rủi ro dẫn đến nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
thanh toán của ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là
các khoản tiền huy động từ dân cư, do đó ngân hàng ln phải thanh tốn đầy


×