Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Viêm họng và việc dùng kháng sinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.94 KB, 8 trang )



Viêm họng và việc
dùng kháng sinh



Con tôi 4 tuổi rất hay bị viêm họng, tháng nào cháu cũng sốt, ho
1-2 lần. Tôi cho cháu uống kháng sinh mua ngoài hiệu thuốc,
nhưng cũng thuốc đó mà có khi khỏi ngay, có khi bệnh kéo dài
rất lâu. Tôi nên cho cháu uống thuốc thế nào để không ảnh
hưởng sức khỏe mà vẫn khỏi bệnh. (Lê Thị Nuôi - Sen Thủy - Lệ
Thủy - Quảng Bình)
Viêm họng là lý do đầu tiên để người ta nghĩ đến việc đi khám bệnh
hay tự mua thuốc dùng.

Phần lớn các trường hợp là do nhiễm virut. ở trường hợp này, có ho
khan 3-4 ngày, sau đó có ra đờm, ít gặp hơn nhưng có thể có đau
vùng trước ngực, có tiếng thở khô và ran phế quản. Thường được
chẩn đoán là viêm phế quản cấp. Nếu thuần túy do nhiễm virut thì
không nặng, chỉ cần tăng cường sức đề kháng, chữa các triệu chứng
bằng thuốc long đờm chứa dẫn chất cystein (biệt dược acemuc,
exomuc, mucomyst, mitus), thuốc chống dị ứng (theralen,
phenergan). Sau khoảng 4-5 ngày, theo chu trình phát triển, virut
thoái lui, bệnh tự khỏi mà không cần phải dùng kháng sinh.
Việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong
việc chống lại virut và đề phòng bội nhiễm vi khuẩn. Người ta đã thử
so sánh dùng kháng sinh azithromycin và dùng thuốc tăng cường sức
đề kháng vitamin C, nhận thấy rằng cả hai cách dùng đều đem lại một
kết quả giống nhau. Ðiều này cũng có nghĩa rằng việc dùng kháng
sinh thực sự không có ý nghĩa mặc dù kháng sinh azithromycin vẫn


được kê đơn khá nhiều.

Bệnh có thể kéo dài và chuyển sang nặng do bội nhiễm vi khuẩn. Vi
khuẩn bội nhiễm thường là Haemophilus influenzae, Moraxella
catarrhalis. Khi đã bị bội nhiễm vi khuẩn thì nhất thiết phải dùng
kháng sinh. Kháng sinh đầu tiên nên dùng là amoxicilin. Liều dùng:
người lớn mỗi lần 500mg x mỗi ngày 3 lần; trẻ em mỗi ngày
50mg/1kg thể trọng chia làm 3 lần. Nếu vi khuẩn kháng thuốc thì
chọn dùng một trong 3 loại kháng sinh sau: augmentin (hỗn hợp
amoxicilin + acid clavulanic), erythromycin hoặc cefuroxim acetil.

Trong thực tế, khi có một trường hợp trẻ nhỏ bị viêm họng người ta
thường vội dùng kháng sinh ngay khi chưa có một dấu hiệu nào
chứng tỏ có sự bội nhiễm vi khuẩn. Lẽ ra khi bệnh kéo dài quá 4-5
ngày, chuyển nặng thì mới dùng kháng sinh. Kháng sinh thường dùng
không đủ liều (người lớn chỉ dùng mỗi ngày 2 viên amoxicilin
500mg, còn trẻ nhỏ thì chưa tính cẩn thận theo cân nặng), có nơi còn
tiếp tục dùng các kháng sinh đã bị kháng thuốc ở mức cao (xem dưới
đây). Nếu có bội nhiễm thì cách dùng kháng sinh như thế không đưa
lại hiệu quả.
Việc dùng kháng sinh dự phòng khi chưa cần thiết hoặc dùng không
đủ liều, dùng các kháng sinh đã bị kháng ở mức cao sẽ làm xuất hiện
chủng vi khuẩn kháng thuốc. ở các nước, qua nghiên cứu, người ta
cho rằng những sai sót trong việc dùng thuốc chữa viêm đường hô
hấp trên trong cộng đồng là nguyên nhân gây nên việc kháng thuốc
của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp đối với nhóm kháng sinh
beta lactam (thông thường như amoxicilin, ampicilin và thế hệ sau
như cefuroxim).
Ở nước ta chưa có nghiên cứu riêng biệt nào để xác định nguyên nhân
cụ thể nhưng theo báo cáo của "Chương trình giám sát quốc gia về

tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp" thì hầu như các
vi khuẩn đó cũng đã kháng lại các kháng sinh trên với một tỷ lệ tương
đối cao. Ví dụ Haemophilus influenzae kháng tetraciclin 79,1%,
ampicilin 41,7%, chloramphenicol 38,3%, cefuroxim 14%,
norfloxacin 3,2%. Moraxella catarrhalis kháng penicilin 55%,
tetraciclin 44,6%, ampicilin 38,1%, ciprofloxacin 10%, norfloxacin
9,1%, chloramphenicol 8% (số liệu 1999).

Một điều đáng lưu ý là có không ít trường hợp viêm họng do nhiễm
liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A streptococcus hemolitique group A
(viết tắt LCKA) dễ bị bỏ sót. Theo một nghiên cứu trước đây tại Hà
Nội, tỷ lệ viêm họng do nguyên nhân này chiếm 0,15%.

Viêm họng do LCKA thường có sốt cao đột ngột, đau họng, nhức
đầu, người mệt lả. Khám thấy họng đỏ. Hạch cổ và hạch dưới hàm
sưng to. Những triệu chứng này khác với viêm họng do virut: bệnh
diễn biến từ từ, ngứa họng mà không đau.
Tuy nhiên các triệu chứng viêm họng do LCKA không phải lúc nào
cũng xuất hiện ngay và đầy đủ nên chẩn đoán phân biệt không dễ
dàng. Ngay ở các nước tiên tiến như Canada, theo công bố của tờ
JAMA (Journal of American Medical Association), các bác sĩ gia
đình ở Calary, Alberta đã chẩn đoán nhầm giữa viêm họng do vi
khuẩn và do virut là 40%. Vì vậy muốn chẩn đoán chính xác cần làm
test nhanh hay xét nghiệm vi khuẩn.

Khi nhiễm LCKA thì cơ thể tiết ra kháng thể chống lại LCKA nhưng
kháng thể đó đồng thời gây hại cho các tế bào tim, khớp, não, mô
dưới da của chính cơ thể. Riêng đối với tế bào tim, các kháng thể
phối hợp với các tế bào limpho đã bị LCKA kích thích hoạt hóa có
khả năng gây độc cho tim, để lại di chứng là tổn thương van tim dẫn

đến suy tim.

Một yêu cầu đặt ra là phải điều trị dứt điểm, để khỏi bị các di chứng.
Quy tắc đặt ra là phải dùng kháng sinh trong vòng 8-9 ngày kể từ khi
bệnh khởi phát. Ðiều này hoàn toàn có thể làm được nếu chúng ta chú
ý, vì việc thử test (chỉ cần 20 phút) hay tốt hơn nếu có điều kiện là
nuôi cấy vi khuẩn (chỉ trong vòng 2 ngày).

Trong trường hợp viêm họng do nhiễm LCKA thì kháng sinh phải
dùng lại penicilin hay erythromycin. Với penicilin: loại tiêm mỗi
ngày trẻ dưới 30kg dùng 600.000 IU, trẻ trên 30kg dùng 1.200.000
IU; loại uống mỗi ngày trẻ dưới 30kg dùng 2 lần, mỗi lần 200.000 IU,
trẻ trên 30kg mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 400.000 IU. Mỗi đợt dùng
khoảng 10 ngày.
Với erythromycin: mỗi ngày dùng 30mg/kg thể trọng; mỗi đợt dùng
10 ngày. Azithromycin thường chỉ dùng cho người lớn. Ngày đầu
mỗi ngày 500mg, 4 ngày sau mỗi ngày 250mg. Gần đây người ta
dùng nhóm cephalosporin, (thường dùng nhất là cefuroxim), mỗi
ngày 30mg/kg thể trọng, mỗi đợt 10 ngày. Cho đến nay penicilin còn
nhạy cảm với LCKA và penicilin lại rẻ tiền nên thích hợp với mọi đối
tượng. Ðường dùng (uống hay tiêm) và liều lượng có thể thay đổi tùy
theo điều kiện cụ thể.

Viêm họng thường gặp vào mùa mưa rét. Việc chữa các bệnh này
không khó, có thể chữa ngay tại nhà, nhưng cần chú ý để khỏi xảy ra
các thiếu sót trong chẩn đoán cũng như dùng thuốc, nhằm tránh bỏ
sót trường hợp viêm họng nguy hiểm, cũng như sự kháng thuốc.
Bệnh tuy ít trường hợp nặng, nhưng khi có biểu hiện không bình
thường thì nên đến bệnh viện, trung tâm y tế khám, làm test nhanh
hay nếu điều kiện cho phép thì nuôi cấy vi khuẩn.



×