Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.09 KB, 4 trang )
Viêm họng và việc sử dụng các
dung dịch súc miệng
Việc điều trị viêm họng bằng thuốc kháng sinh đặc hiệu,
chống viêm, chống phù nề kết hợp với các dụng dịch súc
miệng hiện nay thường được các bác sĩ chỉ định thường
xuyên hơn trong dự phòng các bệnh đường miệng như
viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, nấm họng,
nấm thanh quản, viêm quanh răng...
Các dung dịch súc miệng thường dùng:
- Dung dịch thông thường như nước muối súc miệng: Một
số ít người quan niệm nước muối nồng độ cao (càng mặn)
việc sát khuẩn càng tốt và nước muối để lâu ít vẩn đục.
Điều đó chỉ đúng một phần. Chúng ta phải hiểu rằng cơ thể
luôn ở trạng thái pH trung tính, nên nồng độ các dung dịch
súc miệng có pH ở dạng toan hoặc kiềm đều không phù
hợp rất dễ gây tổn thương các tế bào. Vì vậy chúng ta sử
dụng dung dịch nước muối ở nồng độ tương đương nồng độ
của cơ thể là phù hợp có tác dụng vừa bảo vệ lớp tế bào
niêm mạc họng vừa có tác dụng sát khuẩn. Nồng độ phù
hợp tương đương nồng độ NaCl 0,9% (tương đương nước
canh). Nên được dùng vệ sinh răng miệng sau đánh răng
buổi tối, buổi sáng.
- Dung dịch betadin nồng độ 7mg iod tương đương 7%:
Khi vào cơ thể, iod được giải phóng iod từ từ nên có tác
dụng sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Dung dịch
betadin súc miệng có nồng độ khác với dung dịch sát khuẩn
ngoài da có nồng độ cao hơn (10% iod) hoặc dung dịch
betadin dùng cho vệ sinh phụ nữ có nồng độ khác với dung
dịch đường miệng, nên việc sử dụng betadin súc miệng cần