Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.5 KB, 104 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


TRẦN THỊ XUN

HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014


3

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ


TRẦN THỊ XUN

HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH
TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC
MÃ SỐ : 60 22 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS BÙI MẠNH


HÙNG

HÀ NỘI - 2014


4
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1

3
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH
HỌC TẬP PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ
MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN
11

1.1.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Thực chất học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong

11

1.2.

giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Những nhân tố quy định việc học tập phong cách làm
việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên


Chương 2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HỌC TẬP PHONG

37

CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG
DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
2.1.

PHẠM HÀ NỘI HIỆN NAY
Thực trạng học tâ ̣p phong cách làm viê ̣c Hồ Chí Minh

45

trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm
2.2.

Hà Nội hiện nay
Giải pháp học tâ ̣p phong cách làm viê ̣c Hồ Chí Minh trong

45

giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


53
82
84
91


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh được thế giới tơn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc,
Danh nhân văn hóa thế giới. Người là một nhà tư tưởng lớn của cách mạng
Việt Nam trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người không những là
tấm gương sáng ngời về tư tưởng đạo đức, về lối sống, về trí tuệ, tài năng và
nhân cách mẫu mực, mà còn là tấm gương về phong cách làm việc.
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng và vơ cùng
q giá trong tồn bộ di sản mà Người đã để lại cho dân tộc và nhân loại. Đó là
phong cách của người Việt Nam, phong cách của một con người với nhân cách
siêu việt, cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực
thước; phong cách của một lãnh tụ, một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản chân
chính, của người công dân số một Việt Nam. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh
khơng phải để cho người đời ca ngợi, sùng bái mà để mọi người noi theo và học
tập. Được hình thành từ những ngày đầu bơn ba đi tìm đường cứu nước và
phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, phong cách làm việc Hồ
Chí Minh đã trở thành tấm gương, bài học quý giá, là chuẩn mực cho việc xây
dựng phong cách giảng dạy của người giảng viên nói chung và của giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng.
Đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay là những
người tiêu biểu về trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tiêu biểu về tri thức
đạo đức và nhân cách sống. Là đội ngũ giảng viên trực tiếp ảnh hưởng đến

chất lượng đào tạo lớp giáo viên trẻ tương lai, bởi thế ngoài việc trang bị đầy
đủ tri thức khoa học, đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
hiện nay cần có phong cách làm việc khoa học. Vì thế, việc đào tạo và học tập
phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên
này là một việc làm có ý nghĩa thiết thực và bổ ích, là nhân tố trực tiếp góp


6
phần củng cố, phát triển toàn diện, hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người
giảng viên, qua đó quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác của mỗi
giảng viên, đồng thời thực hiện có chất lượng và hiệu quả Nghị quyết 03 CT/
TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”
Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động, cả khách quan và chủ quan, việc
học tập phong cách làm việc của Hồ Chí Minh cho đội ngũ giảng viên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn
còn hạn chế và những vấn đề đặt ra cần được nhận thức và khắc phục. Các
chủ thể tham gia quá trình học tập phong cách Hồ Chí Minh cịn có hạn chế
nhất định về sự phối hợp, kết hợp và phát huy trên các mặt xác định của
từng hạn chế. Trong mỗi giảng viên, việc học tập phong cách của Hồ Chí
Minh cịn những khó khăn về cách thức, biện pháp và các điều cụ thể.
Trong từng trường hợp, nhiệm vụ giữa các giảng viên, giữa các khoa, giữa
nhà trường với giáo viên còn thiếu nhịp nhàng, khoa học…
Từ những lý do trên, vấn đề: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí
Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện
nay” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các cơng trình khoa học nghiên cứu về phong cách làm việc Hồ Chí Minh
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh ln là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng trong mọi thời điểm. Việc học tập phong cách làm việc khoa học

của Người trong hoạt động của đội ngũ cán bộ giảng viên nói chung và
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay nói riêng là việc
làm hết sức cần thiết. Bởi vậy, vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ
Chí Minh đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau.


7
Cuốn “Phong cách làm việc Lêninit, phong cách Hồ Chí Minh với cán
bộ cơng đồn” của tác giả Trần Đình Quảng, PTS. Nguyễn Quốc Bảo, Nhà xuất
bản Lao động,1997 [44], đã khai thác và đưa ra những nhận định cơ bản nhất về
phong cách làm việc Lêninit, những nội dung cơ bản về phong cách làm việc Hồ
Chí Minh, và yêu cẩu đổi mới phong cách làm việc trong cán bộ cơng đồn.
Trên cơ sở phân tích những nội dung phong cách làm việc của Người, tác giả đã
đưa ra nhận định“Hồ Chí Minh - tấm gương sáng ngời về phong cách làm
việc”.
Tác phẩm “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” của Giáo sư
Đặng Xuân Kỳ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997 [24], đã nghiên
cứu, phân tích và chỉ ra bản chất của phong cách Hồ Chí Minh là hệ thống chỉnh
thể, khoa học, phát triển tuần tự theo lôgic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy)
đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện qua phong cách làm việc, phong
cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày. Trong phong cách Hồ Chí Minh,
khơng phải chỉ có những gì thuộc về dân tộc, khơng phải chỉ có truyền thống mà
cịn có cả hiện đại; khơng phải chỉ có q khứ hiện tại, mà cịn có cả tương lai.
Cơng trình: “Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công
chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Viện
khoa học tổ chức Nhà nước, do tiến sĩ Thang Văn Phúc (Chủ biên), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 1998 [43]. Đây là cuốn sách tập hợp các bài
tham luận Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Cuốn sách đã phân tích luận giải

những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn, nội dung, yêu cầu cần học tập, rèn
luyện về đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ công chức hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cơng trình: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ”, của
Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2006 [42].


8
Ở chương 2 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ”, tại điểm 4: Phong cách của
người cán bộ cách mạng, tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo, cách công tác, cách dân chủ, tác phong độc
lập suy nghĩ, nói đi đơi với làm… Những nội dung trên mới chỉ đề cập ở góc độ là
những tiêu chí của người cán bộ lãnh đạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tác phẩm: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách
làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” của Phó giáo
sư, tiến sĩ Nguyễn Thế Thắng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2010 [50], đã nghiên cứu và đưa ra quan niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về
phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý; khảo sát, đánh giá thực
trạng phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hơn 20 năm
đổi mới. Từ đó, tác giả đã đưa ra mục tiêu, phương hướng vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về phong cách làm việc vào xây dựng phong cách làm
việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.
Tác giả Đỗ Mạnh Hịa có cơng trình “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi
dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ hiện nay” [22],
trên cơ sở phân tích, luận giải quan niệm và nội dung cơ bản trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ đã chỉ ra những yêu
cầu và định hướng cơ bản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bồi dưỡng, rèn
luyện phong cách làm việc của cán bộ hiện nay. Trong đó, tác giả nhấn mạnh:
Bồi dưỡng, rèn luyện phong cách làm việc của cán bộ là tổng thể các chủ
trương, biện pháp tiến hành của cấp ủy, tổ chức đảng nhằm giáo dục, rèn

luyện, bổ sung phát triển tri thức, nâng cao phẩm chất, năng lực về phương
pháp, tác phong công tác, củng cố, phát triển hoàn thiện phong cách làm việc
của cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.
Trong cơng trình “Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh” của các tác
giả do Giáo sư, tiến sĩ Hồng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị


9
Quốc gia, Hà Nội 2002 [2], đã nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống
những nội dung cơ bản của phương pháp Hồ Chí Minh. Trong đó, các tác
giả đã chỉ những đặc trưng cốt lõi nhất của phương pháp Hồ Chí Minh, từ
đó làm sáng tỏ phương pháp khoa học của Người và những giá trị trong
phương pháp và tác phong của Người.
Ngoài ra, trên các báo, tạp chí và cơng trình khoa học đã có khá nhiều bài
viết được đăng tải bàn về phong cách làm việc Hồ Chí Minh. Các cơng trình đó đã
góp phần chỉ ra ý nghĩa, giá trị và nhiều nội dung quan trọng làm sáng tỏ về phong
cách làm việc của Người, đó là: “Học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh” của
tác giả Phan Xuân Khanh, Tạp chí Khoa học, số 5/ 2006, tr. 22 – 25 [25]; “Học tập
tác phong làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Anh Minh, Tạp
chí Cộng sản, số 2/ 2007 [28], hoặc tác phẩm “Phong cách làm việc của Hồ Chí
Minh và vấn đề đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong
giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Văn Thế, “Tác phong làm việc khoa học,
chu đáo của Bác Hồ” của tác giả Phùng Đức Thắng, v.v..
Đây là những cơ sở lý luận quan trọng và trực tiếp để đưa ra những quan niệm
về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh và việc học tập phong cách này trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan tới hoạt đô ̣ng giảng dạy của
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội hiện nay thực chất là vấn đề mới, tuy nhiên ở từng góc độ khác

nhau đã có những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Phạm Thị Thảo (2010) “Nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy của
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục
[49]. Đề tài luận án đã đề cập đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy cho
giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho phù hợp với tình hình thực tế,


10
phù hợp với nhu cầu học tập của sinh viên. Trong đó tác giả nhấn mạnh “Việc
đổi mới phương pháp giảng dạy cho giảng viên nhà trường trong tình hình thực
tế hiện nay là hết sức cần thiết, đặc biệt trong thời đại mới, khi khoa học công
nghệ đã có mặt trên giảng đường thì việc vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn
giữa phương pháp dạy học hiện đại và truyền thống trở nên cần thiết hơn bất cứ
lúc nào…”. Từ đây tác giả cũng đề ra những phướng hướng đổi mới phương
pháp giảng dạy cho phù hợp với từng chuyên ngành học của sinh viên.
Nguyễn Thị Xuân (2012) “Phát triển năng lực tư duy lôgic và giảng
dạy cho giảng viên khoa chính trị Trường Đại học Sư phạm Hà Nội”, luận
văn thạc sỹ triết học [52]. Đề tài luận văn đã bàn đến vấn đề làm thế nào để
nâng cao năng lực tư duy lôgic trong hoạt động giảng dạy của giảng viên
khoa giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời, tác giả
nhấn mạnh, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực tư duy cho giảng viên là việc
làm cần thiết và phải được triển khai nhanh trong đội ngũ giảng viên nhà
trường đặc biệt đối với giảng viên khoa giáo dục chính trị. Tác giả cũng đã đề
ra những chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện được nhiệm vụ trên, trong đó
đặc biệt nhấn mạnh vấn đề tự ý thức và rèn luyện nâng cao chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm của bản thân mỗi giảng viên.
Bài viết “Cán bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đẩy
mạnh cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác” của tác giả Nguyễn
Hồng Nhung đăng trên Tạp chí khoa học, số 05/2009 [40], đã bàn đến những
vấn đề liên quan đến cuộc vận động học tập và làm theo gương Bác của cán

bộ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trong đó tác giả nhấn mạnh
“mỗi cán bộ giảng viên đang tích cực thi đua dạy tốt, thực hiện nghiêm túc
nghĩa vụ và trách nhiệm của người giáo viên, hoàn thiện bản thân để xứng
đáng với nghề trồng người”.
Những cơng trình khoa học kể trên ở một khía cạnh nào đó đã bàn đến


11
công tác giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tuy mỗi
cơng trình mới chỉ đề cập đến một góc cạnh nhỏ song đó cũng là cơ sở cho
học viên lựa chọn vấn đề học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
Nghiên cứu về vấn đề liên quan đến hoạt động giảng dạy cho giảng
viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, về học tập phong cách làm việc Hồ
Chí Minh đã có nhiều đề tài, tuy nhiên đi sâu tìm hiểu việc học tập phong
cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội hiện nay là vấn đề còn khá mới mẻ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc học tập
phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp học tập
phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu và phân tích thực chất và những nhân tố quy định việc học
tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay
- Đề xuất những giải pháp học tập phong cách làm việc khoa học Hồ Chí

Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vấn đề học tập phong cách làm việc
Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội hiện nay.


12
Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến hoạt động học tâ ̣p
phong cách làm việc Hồ Chí Minh của đội ngũ giảng viên hiện đang cơng tác
giảng dạy tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Thời gian khảo sát: Tháng 4/ 2014, tại 7 khoa của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng các phương pháp: phân tích tổng hợp, so sánh - thống kê, phương pháp lôgic - lịch sử, đối chiếu, phương
pháp trao đổi trực tiếp.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa lý luận: Đưa ra những quan niệm và nội dung học tập phong
cách làm việc của Hồ Chí Minh, những nhân tố quy định việc học tập phong
cách Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những giải pháp học tập phong cách
làm việc Hồ Chí Minh trong giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Đồng
thời, từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các trường Đại học Sư phạm, học viện
ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể tiến hành đổi mới phương pháp, nội
dung, chương trình, tích cực học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên nhà trường.
7. Kết cấu luận văn

Luận văn kết cấu gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


13
Chương 1
THỰC CHẤT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ QUY ĐỊNH HỌC TẬP PHONG
CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY CỦA
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
1.1. Thực chất học tập phong cách làm việc Hồ Chí Minh trong
giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.1.1. Quan niêm
̣ về phong cách làm việc của Hồ Chí Minh
Khái niệm phong cách
Khái niệm phong cách được bàn đến từ lâu ở cả phương Đông và
phương Tây. Xung quanh vấn đề phong cách có nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo từ điển bách khoa Viê ̣t Nam “Phong cách là những đă ̣c điểm
riêng, đô ̣c đáo, thể hiê ̣n cách thức của từng nhà văn trong viê ̣c sử dụng ngôn
ngữ văn học. Phong cách của cá nhân nhà văn có tác dụng thể hiê ̣n tính tư
tưởng và nghê ̣ thuâ ̣t của tác phẩm” [21, tr. 474]. Theo Từ điển Tiếng viê ̣t của
Viê ̣n Ngôn ngữ học “Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm
viê ̣c, hoạt đô ̣ng, xử sự tạo nên cái riêng của mô ̣t con người, mô ̣t loại người nào
đó” [ 51, tr. 782]. Hoặc có thể xác định: “Phong cách là vẻ riêng trong lối sống,
làm việc của một người, hay hạng người nào đó” [54, tr. 1261]. Phong cách
được thể hiện cụ thể qua vẻ riêng trong lối sống của chủ thể: Phong cách sống,
phong cách lãnh đạo, phong cách làm việc, phong cách giao tiếp.
Khi xem xét phong cách của con người phải có cách nhìn tồn diện và
biện chứng, phải xem xét trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đa dạng
và phong phú mà người đó tham gia. Hồ Chí Minh cũng từng nói: Muốn đánh
giá một con người khơng phải chỉ căn cứ vào người đó nói và viết như thế

nào, mà quan trọng là phải xem người đó làm thế nào, khơng phải làm một
việc, quan hệ với một người mà ngược lại với nhiều người và làm nhiều việc
khác nhau trong hiện tại và cả trong quá khứ.


14
Hầu hết các quan điểm cho rằng: Phong cách là cách làm việc, ứng xử
của mỗi người, là toàn bộ những nét riêng biệt tạo nên đặc trưng của một chủ
thể xác định. Trong đó có phong cách riêng theo nghĩa hẹp như phong cách
một nghệ sỹ, là những đă ̣c điểm có tính hê ̣ thống về tư tưởng và nghê ̣ thuâ ̣t,
những đă ̣c trưng thẩm mỹ ổn định về nơ ̣i dung và hình thức thể hiê ̣n, tạo nên
những giá trị đô ̣c đáo của mô ̣t nghê ̣ sỹ. Theo cách hiểu này, phong cách chỉ
giới hạn trong giới văn nghê ̣ sĩ thuô ̣c lĩnh vực văn học nghê ̣ thuâ ̣t.
Như vậy, từ những cách tiếp cận trên ta có thể đi đến xác định về
phong cách là những đă ̣c điểm riêng về lề lối, cách thức, phong thái, phong đô ̣
và phẩm cách ổn định của mô ̣t chủ thể, xác định.
Từ việc nghiên cứu về phong cách chung, đi đến phong cách cụ thể
của một người, ta có:
Phong cách Hồ Chí Minh là biểu hiện cụ thể của phong cách, tạo nên sắc
thái riêng của nhân cách, tính bền vững, ổn định trong lối sống của Người; Là
một hệ thống chỉnh thể, gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo lơgích đi từ suy
nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện qua
phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày.
Là một con người, trước hết, phong cách Hồ Chí Minh cũng có những
đặc điểm chung của phong cách con người, phong cách của người Việt Nam.
Mỗi con người là một cái riêng, cái đơn nhất trong mối quan hệ với cái chung
của cả loài người. Phong cách Hồ Chí Minh, do đó cũng có những đặc điểm
riêng biệt, độc đáo.
Hồ Chí Minh là một người đã đi đến và sinh sống ở nhiều nơi, hoạt
động trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều cương vị, chức vụ khác nhau nên

đặc điểm nổi bật trong phong cách của Người là phong cách luôn đi cùng với
những hoạt động hết sức đa dạng và phong phú. Đó là phong cách của một
người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, một lãnh tụ thiên tài của Đảng và


15
dân tộc ta, một chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế. Phong cách của Người cịn là phong cách của một nhà chính trị, một nhà
ngoại giao, một trí thức uyên bác… Nhưng bên cạnh đó, chúng ta lại bắt gặp
ở Người một phong cách hết sức bình dị, như một người nơng dân trên đồng
ruộng, một người công nhân trong nhà máy, như một chiến sỹ trên mặt trận,
như một ông Ké ở Việt Bắc, như một người cha, người anh trong gia đình.
Đây là nét đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh.
Phong cách của Người là sự kết hợp Đông - Tây, nó khơng chỉ bao hàm
cả truyền thống mà cả hiện đại, khơng chỉ có q khứ và hiện tại mà cịn có cả
tương lai. Vì vậy, khi tiếp xúc với Người, dù là người phương Đông hay
người phương Tây đều cảm thấy gần gũi. Phong cách Hồ Chí Minh, dù mang
tính cách của người phương Đơng, phương Tây, mang tính nhân loại nhưng
lại rất Việt Nam - phong cách ấy cũng có những điểm giống với Lênin, Găng
- đi, Oa – Sinh - Tơn; một Lênin phương Đông, một Găng - đi, Mác - xít, một
Oa – Sinh - Tơn Việt Nam nhưng lại rất Hồ Chí Minh.
Phong cách Hồ Chí Minh phản ảnh phẩm chất cao đẹp của người chiến
sỹ yêu nước và quốc tế lỗi lạc, mà thủy chung, Người đã cống hiến hết cả
cuộc đời cho cách mạng, cho lợi ích giai cấp và nhân dân, tổ quốc và nhân
loại. Và chính từ phẩm chất cao đẹp đó, Người đã tự xây cho mình một phong
cách làm việc mà Đảng ta hết sức trân trọng và đưa phong cách Hồ chí Minh làm
mẫu mực, là ngọn đuốc soi sáng cho các thế hệ noi theo. Hồ Chí Minh đã ra đi
nhưng phong cách của Người vẫn là ngọn đuốc sáng và cần được thắp sáng hơn
trong mọi hoạt động và hành trang của mỗi con người Việt Nam nói chung, mỗi
cán bộ, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng.

Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, bắt đầu từ suy
nghĩ (phong cách tư duy) đến hoạt động thực tiễn (phong cách làm việc,
phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử), và cuối cùng là sinh hoạt thường
ngày (phong cách sinh hoạt).


16
Nét đặc sắc nhất trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tinh thần độc
lập, tự chủ, sáng tạo. Độc lập là không lệ thuộc, không bắt chước, không theo
đuôi. Tự chủ là sẵn sàng từ bỏ những cái cũ đã qua thực tiễn kiểm nghiệm là
sai, những cái cũ lạc hậu, lỗi thời, những cái cũ đã đúng trước kia nhưng nay
khơng cịn phù hợp, để tiến tới đề xuất những cái mới có thể trả lời được
những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Cái sáng tạo ở Hồ Chí Minh là cái
mới phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, cũng như phù
hợp với quy luật phát triển chung của xã hội.
Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rất
phong phú, mà nội dung chủ yếu là: tác phong quần chúng; tác phong tập thể
- dân chủ; tác phong khoa học. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kết
hợp hài hịa cái dân gian, đời thường với cái hàn lâm, bác học, cái cổ điển
truyền thống với cái hiện đại, giữa duy tình phương Đông với duy lý phương
Tây và nhất quán trong diễn đạt. Đặc trưng cơ bản trong cách nói, cách viết
của Hồ Chí Minh là: chân thực, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, giản dị, dễ
hiểu, đi thẳng vào vấn đề, không màu mè, lắt léo, quanh co. Phong cách ứng
xử Hồ Chí Minh thực sự là phong cách ứng xử văn hóa, mà đặc trưng cơ bản
là: Đối với nhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em thì tự nhiên, bình dị, cởi mở,
chân tình, vừa chủ động linh hoạt lại vừa ân cần, tế nhị, bình dị, tự nhiên đến
mức hồn nhiên, làm cho bất cứ ai được gặp Người đều thấy khơng khí chan
hịa, ấm cúng, thoải mái, không e ngại, sợ sệt, không cảm thấy sự cách biệt
giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa vĩ nhân với bình dân. Phong cách sinh hoạt
Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân

dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đó là sự giản dị, thanh đạm, thanh
cao trong sinh hoạt hằng ngày; đó là cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp,
yêu lao động, rất quý trọng thời gian, chẳng có ham muốn danh lợi riêng cho
mình; đó là tình thương yêu con người quyện với tình yêu thiên nhiên tạo nên
tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung động
say mê của một tâm hồn nghệ sĩ.


17
Cuộc đời Hồ Chí Minh khơng cần đến bất cứ sự trang sức nào, Người
không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà cảnh sống của Người
là xuất phát từ một triết lý nhân sinh là lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy
chừng mực đức độ làm chuẩn; lấy trong sạch thanh cao làm vui; lấy gắn bó
con người, thiên nhiên làm niềm say mê vơ tận. Vì vậy, mà phong cách Hồ
Chí Minh đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho
mọi người phấn đấu học tập và làm theo. Ở phong cách Người chúng ta cần
học tập rất nhiều, nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến phong cách làm việc
Hồ Chí Minh, một phong cách làm việc cho mọi công việc được thông suốt,
được mọi người kính nể, u q và tơn trọng.
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là tập hợp những tác phong của
Người trong hoạt động công việc hàng ngày, trong hoạt động cách mạng,
trong mối quan hệ với những người xung quanh. Tất cả những tác phong ấy
tạo nên phong cách làm việc đặc trưng của Hồ Chí Minh.
Khi nghiên cứu bất cứ một nội dung nào trong hệ thống phong cách của
Người ta đều thấy toát lên tinh thần nhân văn cao cả và sự sâu sắc trong
thực tiễn cuộc sống, đặc biệt phong cách làm việc của Người đã để lại
những giá trị to lớn cho mỗi cán bộ đảng viên và thế hệ giảng viên hôm
nay. Trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, lãnh tụ tối cao của cả dân
tộc, Người đã có một phong cách làm việc mẫu mực để tiến hành công tác
và thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, giải quyết đúng đắn và thỏa đáng các

mối quan hệ quần chúng, với cấp dưới, với những người bạn chiến đấu gần
gũi, với các vị phụ lão nhân sĩ, đại diện các tôn giáo dân tộc… Người
không dựa vào quyền lực để buộc mọi người phục tùng mà thuyết phục con
người bằng một phong cách làm việc vừa có tính ngun tắc khoa học cao,
vừa có tình nhân ái bao la của một tấm lịng nhân hậu. Phong cách làm việc
của Hồ Chí Minh khơng phải chỉ tác động đến nhận thức mà còn cảm hóa
cả trái tim con người. Qua phong cách làm việc của Hồ Chí Minh, mọi


18
người đến với Đảng, tiếp nhận sự lãnh đạo của Đảng khơng phải chỉ bằng
lý trí mà cịn bằng tình cảm sâu sắc của chính mình.
Phong cách làm việc của Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung phong
phú và cơ bản sau:
Thứ nhất, phong cách quần chúng, nêu gương cho quần chúng
Đây là một nội dung quan trọng hàng đầu trong phong cách làm việc
Hồ Chí Minh.Với phong cách làm việc quần chúng bình dị, đến với mọi
người bằng tất cả sự chân thành, yêu thương quý trọng, không gây sự xa cách,
phân biệt của Người như có sức hút kỳ lạ, làm cho quần chúng đến với Người
không chút e ngại, cũng bình dị, tự nhiên như họ vẫn sống hàng ngày. Đã có
rất nhiều mẩu chuyện, những hình ảnh rất bình dị của Người trong bộ áo
chàm màu nâu khi đến với nhân dân, có hình ảnh Bác xắn quần lội xuống
ruộng cùng đồng bào của mình, có hình ảnh của Bác bế những em thơ vào
lịng… được nhân dân lưu giữ và kính trọng. Đó là cách để tất cả mọi người
đều cảm thấy Bác là một người thân, một người anh, người cha của mình.
Đối với người cán bộ, đảng viên, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự gần
gũi, sâu sát quần chúng của người cán bộ cách mạng là hết sức cần thiết, nhờ
đó mà cán bộ, đảng viên mới không mắc bệnh chủ quan, khơng quan liêu, đại
khái, ham chuộng hình thức. Người nhiều lần nhấn mạnh: sâu sát quần chúng
là biểu hiện quan trọng nhất của phong cách làm việc xã hội chủ nghĩa, nó đối

lập với lề lối làm việc quan liêu, hống hách, cửa quyền của bọn quan lại cai trị
dưới thời của chế độ cũ. Khi có dịp về thăm địa phương, nhà máy, công
trường, Người thường không báo trước là mình đi. Người thường xuống ngay
hiện trường sản xuất, làm việc của người lao động, thăm nơi ăn, chốn ở, nhà
kho nhà bếp, khu vệ sinh, giếng nước, sau đó mới có buổi làm việc với lãnh
đạo địa phương, đơn vị.
Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên khi thấy cách tổ chức và cách làm
nào không phù hợp với quần chúng thì phải có gan kịp thời đề nghị lên cấp


19
trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Người nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm
việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc
nào khơng phù hợp với quần chúng, thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên
để bỏ đi hoặc sửa lại...” [34, tr. 247]. Cách nào hợp với quần chúng, quần
chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra. Người
từng căn dặn đội ngũ cán bộ phải luôn sâu sát quần chúng, xuất phát từ
quần chúng để rèn luyện, điều chỉnh tác phong, phương pháp làm việc;
phải luôn luôn chống thói làm việc tuỳ tiện, chủ quan, coi thường quần
chúng. Những căn bệnh này phá hoại mối quan hệ giữa cán bộ với quần
chúng, làm cho quần chúng mất lòng tin, chán ghét cán bộ.
Người nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải hiểu sâu sắc đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước là điều quan trọng, nhưng quan
trọng hơn là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu được rõ
ràng những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước chính là đem lại lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái
làm cho kỳ được. Để làm được như vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn sâu
sát quần chúng để học cách nói, cách viết, cách làm sao cho phù hợp với quần
chúng và quan trọng hơn đó là biết giải quyết những vấn đề thiết thực có liên
quan cụ thể tới đời sống của quần chúng, đó mới là một người cán bộ thực sự

sâu sát quần chúng, thực sự hiểu dân, u dân, kính trọng dân.
Với niềm tin và lịng “nhân ái” bao la đối với quần chúng, Người thâm
nhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ quần chúng.
Người nói “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân
ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới u ta, kính
ta” [34, tr 235]. Người tuyệt đối yêu cầu cần quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
Người nhấn mạnh: Tham ô, tham nhũng là tội ác. Phải tẩy sạch nó để tiến
hành cần, kiệm, liêm, chính. Đó là những biểu hiện cơ bản về phong cách


20
quần chúng và những lời dạy về phong cách quần chúng của Người. Phong
cách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng dễ dàng hoà nhập với nhau trong sự
đồng cảm sâu sắc nhất. Nhờ vậy, mọi người có thể nói hết những suy nghĩ,
trăn trở của mình cịn Người thì lắng nghe để có thể hiểu được nhịp đập của
cuộc sống xung quanh.
Về phong cách nêu gương cho quần chúng, theo Hồ Chí Minh, trước
hết phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường
xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ tư, nói phải đi
đơi với làm. Cần nêu gương trên cả ba mối quan hệ đối với mình, đối với
người, đối với việc. Đối với mình phải khơng tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo
mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi
điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với
người, ln giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đồn kết, thật thà, không dối
trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào phải
giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư).
Triết lý sâu xa của Hồ Chí Minh là, cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc đều do
mồ hôi, nước mắt của dân mà ra, nên chúng ta phải đền bù xứng đáng cho
dân. Cán bộ, đảng viên phải xơng xáo, nhiệt tình, sâu sát nhân dân, gương
mẫu và dám chịu trách nhiệm trước dân cả về lời nói và việc làm; phải ln

quyết tâm, bền bỉ, chịu đựng gian khổ, quan tâm và tìm mọi cách giải quyết
kịp thời, hiệu quả những nhu cầu mà dân đặt ra, kể cả chấp nhận sự hy sinh để
bảo vệ dân, phấn đấu vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng đạo đức
ấy đã tạo nên một phong cách nêu gương, tự giác gương mẫu của Hồ Chí
Minh, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc, đời tư trong
sáng, cuộc sống riêng giản dị, người mà cả cuộc đời là một tấm gương lớn
cho các thế hệ con cháu mãi mãi noi theo.
Hồ Chí Minh cịn địi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu
trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để


21
quần chúng noi theo. Thực tế cho thấy, nếu một cán bộ, đảng viên “nói một
đằng, làm một nẻo” thì trước con mắt của nhân dân, họ khơng cịn là chiến sỹ
tiên phong nữa, họ tuyên truyền chẳng ai nghe nữa. Và thực chất, họ đã tự
tước mất vai trò của người lãnh đạo.
Người rất coi trọng việc xây dựng làng, xã, huyện, tỉnh kiểu mẫu, những
“người tốt, việc tốt”. Từ những nhân tố mới làm gương mẫu nhân rộng ra, dấy
lên phong trào thi đua học tập làm theo, tạo nên khí thế cách mạng hào hùng
trong lao động sản xuất, chiến đấu, công tác… rộng khắp trong cả nước.
Thứ hai, phong cách làm việc tập thể, dân chủ
Với tác phong làm việc tập thể và dân chủ, gắn bó với tập thể, tơn trọng
tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể - tinh thần ấy càng thấm sâu vào suy
nghĩ và hành động của Người. Trước khi quyết định một công việc hệ trọng,
Người đều hỏi lại cẩn thận và chu đáo những người đã giúp mình. Tất cả
những ai đã được Bác giao việc đều cảm nhận sâu sắc điều đó.
Người vẫn thường nói: Khơng một người nào có thể hiểu được mọi thứ,
làm được hết mọi việc, ngay đến anh hùng, lãnh tụ cũng vậy: “Đem so với
cơng việc của cả lồi người trên thế giới thì những người đại anh hùng xưa
nay cũng chẳng qua làm trịn một bổn phận mà thơi” [34, tr. 256]. Từ đó,

chúng ta có thể hiểu được rằng cái thông minh của người phụ trách, sức mạnh
của lãnh đạo khơng phải chỉ là những điều mình tự nghĩ ra, hay tự mình làm
lấy mà chính là chỗ biết phát huy, tổng hợp được cái thông minh và sức mạnh
của nhiều người, của tập thể. Sự tổng hợp đó được nâng cao, được biến đổi về
chất bởi cái thông minh của người phụ trách, người lãnh đạo, để thăng hoa,
tạo thành một cấp số nhân khơng thể có được ở bất cứ một người riêng lẻ nào.
Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể,
tơn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát
huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và hoàn thành tốt nhiệm



×