Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

skkn lồng ghép tư tưởng hồ chí minh trong giảng dạy lịch sử việt nam lớp 12 thpt từ 1945-1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.28 KB, 21 trang )

Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

I. MỞ ĐẦU
Hiện nay, công cuộc cải cách giáo dục ở nước ta đã và đang diễn ra một
cách mạnh mẽ. Năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực
hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng cho tất cả các mơn học Trung học phổ thơng nói
chung, mơn Lịch sử nói riêng. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng
với nội dung, kết cấu có nhiều thay đổi so với trước ở tất cả các bộ mơn khoa học
nói chung và bộ mơn khoa học lịch sử nói riêng. Nội dung Hướng dẫn thực hiện
Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử mới có nhiều thay đổi, đặc biệt là số lượng nội
dung yêu cầu kiến thức gãy gọn hơn so với trước.
Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện điều
chỉnh nội dung dạy học cấp Trung học phổ thơng nói chung và mơn Lịch sử
nói riêng, hay cịn gọi là thực hiện giảm tải nội dung chương trình giảng dạy.
Đối với mơn Lịch sử, khi thực hiện định hướng nội dung mới theo hướng giảm
tải, giáo viên có thêm thời gian thực hiện tốt hơn các kĩ năng sư phạm trong từng
tiết dạy. Trong đó, tương ứng với từng bài, nội dung, giáo viên có thêm thời gian
khai thác tốt, hiệu quả hình ảnh, lược đồ, bản đồ minh họa và tích hợp nhiều nội
dung theo định hướng phù hợp trong sách giáo khoa nhằm thiết kế một tiết dạy
học Lịch sử thêm sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Từ đó, giáo viên vận dụng
tốt các biện pháp sư phạm của mình nhằm dẫn dắt học sinh từng bước chủ động
lĩnh hội tri thức.
Trong mấy năm gần đây, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, kể chuyện về Bác, các cuộc thi viết về Bác,
hát về Bác… được sự hưởng ứng đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong cả
nước đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên, công chức nhà nước. Nhưng hiện
nay, Đảng và Nhà nước xác định cần đưa tư tưởng “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào thực tế cuộc sống để giáo dục đạo đức cho
thế hệ trẻ, hoàn thiện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa “vừa hồng vừa
chuyên”. Để thực hiện chủ trương này, nhiệm vụ được đặt lên vai ngành giáo dục,
đặc biệt là các môn học: Ngữ Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân,... mà bộ mơn Lịch


sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Ở
trường THPT, môn Lịch sử được giảng dạy theo quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước với nội dung đảm bảo cung cấp những kiến thức thực sự khách quan và
khoa học để từng bước hình thành tư tưởng, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.
Từ năm học 2010 – 2011 trở đi, việc tích hợp nội dung học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ mơn Lịch sử ở trường THPT
là bắt buộc. Năm 2013, Ban Tuyên giáo Trung ương phát động “tiếp tục đẩy
mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2013”.
Năm 2014, Ban Tuyên giáo Trung ương phát động “tiếp tục đẩy mạnh việc học

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

1

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014” với nhiều chủ đề
thiết thực.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, qua hơn ba năm giảng dạy “tích
hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong
dạy học bộ mơn Lịch sử ở trường THPT”, tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép
giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong các bài giảng môn Lịch sử là vô
cùng cần thiết nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng đạo đức cách mạng cho học
sinh THPT. Xuất phát từ thực tế đó, trong quá trình giảng dạy, vận dụng phương
pháp và nội dung mới, tơi thấy “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng
dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954” là cần thiết. Qua đó, sẽ giúp
cho học sinh thêm kính yêu, học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí

Minh-vị lãnh tụ của dân tộc. Người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp
cách mạng và đấu tranh chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với việc thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học, hay cịn gọi là
thực hiện giảm tải nội dung chương trình giảng dạy và hướng dẫn thực hiện
Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử mới hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy
học trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đổi
mới phương pháp dạy học lịch sử phải quán triệt mục tiêu mơn học, tích cực hóa
việc dạy của giáo viên và học của học sinh, thực hiện các phương pháp dạy học
nêu vấn đề, dạy học liên môn, sử dụng đồ dùng trực quan, tích hợp nội dung học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khai thác phim tư liệu... có
hiệu quả trong dạy học lịch sử.
Hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường ngày một
trở nên nan giải cho giáo viên và cán bộ quả lý vì do ảnh hưởng nhiều tác động
như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, thực dụng,... của một bộ phận học sinh. Bên
cạnh đó, một số phụ huynh tập trung mọi thời gian phát triển kinh tế nên ít quan
tâm đến con cái của mình mà chỉ phó mặc cho nhà trường. Thêm vào đó, là cơ
chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ
chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên mà xem nhẹ những môn học khác. Môn
Lịch sử được xem như là “ môn phụ” đối với suy nghĩ của một bộ phận phụ
huynh học sinh. Từ góc nhìn một bộ phận phụ huynh học sinh trong xã hội chưa
đầy đủ về bộ môn Lịch sử dẫn đến vấn đề suy thoái đạo đức trong một bộ phận
thanh thiếu niên hiện nay. Vì vậy, bộ mơn Lịch sử đóng vai trị quan trọng trong
việc giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Qua bài học lịch sử, giáo dục học
sinh lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để có được
cuộc sống tốt đẹp như ngày hơm nay. Ngoài những phương pháp dạy học truyền
thống, giáo viên dạy Lịch sử cần phải “lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh” trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác
qua từng bài học. Việc học tập và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

2

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

để học sinh THPT sau này trở thành những cơng dân có đủ phẩm chất đạo đức
trong sáng, lối sống giản dị, đức tính cần kiệm liêm chính chí cơng vơ tư, có tinh
thần yêu xã hội chủ nghĩa góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh như
Bác Hồ hằng mong ước.
Chính vì thế, việc “tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT” rất
quan trọng đối với những người đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy bộ mơn lịch
sử nói chúng, Lịch sử lớp 12 nói riêng, cho nên tơi quyết định chọn chuyên đề
“Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12
từ 1945-1954” là cần thiết. Qua đó, sẽ giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức mới
vững chắc, hiểu rõ hơn nửa cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chủ tịch, để từ đó định
hướng cho học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Bởi vì, Người từng nhắn nhủ đối với thiếu nhi: “Mong các cháu cố
gắng/Thi đua học và hành/Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tuỳ theo sức của mình/Đi
tham gia kháng chiến/Để gìn giữ hồ bình/Các cháu hãy xứng đáng/Cháu Bác
Hồ Chí Minh” và “Bác mong các cháu thật ngoan/Mai sau gìn giữ giang san
Lạc Hồng/Sao cho nổi tiếng tiên rồng/Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”... Có
thể, đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhưng hy vọng rằng chun đề này sẽ ít
nhiều góp phần vào việc “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh” trong dạy học
Lịch sử ở các trường trung học phổ thông.
III. NỘI DUNG.

1. VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY.
Hiện nay, cơng tác giảng dạy phải có sự phối hợp giữa Sách giáo khoa theo
nội dung giảm tải và Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ
Giáo Dục & Đào Tạo đối với môn Lịch sử Trung học phổ thơng nói chung và lịch
sử lớp 12 nói riêng. Điều đó, địi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp
dạy học, phải có phương pháp thích hợp trong việc sử dụng giảng dạy lồng ghép,
tích hợp kiến thức liên môn đối với mỗi bài học cụ thể. Khi thực hiện giảng dạy
theo nội dung giảm tải và Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mỗi bài học cụ thể đã
được giảm đi một số nội dung kiến thức nhất định. Vì thế, giáo viên sẽ giảm đi áp
lực về thời gian trong việc hoàn thành bài giảng của mình. Với nội dung giảng
dạy giảm tải mới như vậy, giáo viên có điều kiện về thời gian “Lồng ghép tư
tưởng Hồ Chí Minh” trong từng bài học cụ thể của Sách giáo khoa.
Trong khi đó, vẫn cịn một bộ phận giáo viên chỉ truyền thụ cho học sinh
hết nội dung của sách giáo khoa theo quy định mà ít chú trọng đến việc lồng
ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đúng mức cho học sinh lĩnh hội.
Thiết nghĩ, vấn đề dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
trong từng bài học lịch sử không phải là vấn đề mới đối với giáo viên dạy học nói
chung và giáo viên dạy học lịch sử nói riêng. Thế nhưng, vấn đề dạy lồng ghép,
tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào để phát huy tối đa hiệu
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

3

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

quả của nó là khơng đơn giản. Điều này, địi hỏi người giáo viên phải đầu tư thời

gian, công sức để xác định, phân loại từng giai đoạn thời gian, sự kiện lịch sử
cách mạng gắn liền với sự lãnh đạo của Người nhằm khai thác phù hợp với nội
dung và thời gian quy định của bài học. Bên cạnh đó, nếu vấn đề dạy lồng ghép,
tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khơng đúng mức và lạm dụng thì dễ
làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các vấn đề cơ bản, chủ
yếu, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy nhận thức của học sinh.
Tôi nhận thấy rằng, cần phải dạy lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh... trong giờ dạy lịch sử phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể. Để
làm được điều này, người giáo viên phải chú trọng tổ chức các hoạt động tự học,
cho học sinh thực hành ở lớp, ở nhà, tra cứu, sưu tầm tư liệu, hình ảnh…Có như
thế, sẽ tạo nên khơng khí hứng thú học tập, phát huy tính tích cực sáng tạo, tự
chiếm lĩnh và xử lý kiến thức mới một cách chủ động của học sinh, qua đó thay
thế dần kiểu dạy áp đặt, dạy chay như lâu nay.
2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA DẠY LỒNG GHÉP TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIỜ HỌC LỊCH SỬ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và khoa học - công nghệ, giáo
dục - đào tạo trở thành mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Trong mấy
năm gần đây, qua các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thơng, thi tuyển sinh đại học,
cao đẳng thì kết quả đạt được mơn lịch sử rất thấp. Đặc biệt năm học 2013-2014,
tỉ lệ học sinh chọn mơn thi tốt nghiệp theo hình thức mới đối với mơn lịch sử là
rất thấp, có nhiều trường không một học sinh nào chọn môn Lịch sử để thi tốt
nghiệp. Đối với trường THPT Nam Hà của chúng tơi, chỉ có 5% học sinh chọn
mơn Lịch sử thi tốt nghiệp.
Vì thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và mơn học lịch sử nói
riêng trở thành vấn đề cấp bách cho ngành giáo dục và bản thân giáo viên dạy học
lịch sử. Cho nên, việc tìm ra những biện pháp để phát huy tính tích cực, tạo sự
hứng thú, chủ động tiếp nhận tri thức của học sinh trong giờ học lịch sử luôn giữ
vai trị vơ cùng quan trọng trong chiến lược đào tạo con người xã hội chủ nghĩa
“vừa hồng vừa chuyên”.
Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa

đất và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Nên vấn
đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và chủ động hội nhập quốc tế đặt ra nhiều yếu
tố thách thức để tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy, việc học tập tư
tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc
làm hết sức ý nghĩa. Bởi vì, trong đời sống chính trị tư tương hiện nay, tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử
thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi con người xã
hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

4

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH.
Trước hết, người giáo viên giảng dạy cần phải xác định rõ, đây là dạy học
bộ môn Lịch sử, không phải dạy về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thứ nhì, việc giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung, giáo dục tư tưởng về
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng phải dựa trên cơ sở sự kiện lịch sử
cơ bản, chính xác, điển hình. Phải dựa theo “Chuẩn kiến thức, kĩ năng” và “Nội
dung giảm tải” Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành.
Thứ ba, phải biết trình bày, khai thác nội dung sự kiện cụ thể rõ ràng; nêu
kết luận khái quát sự kiện sau khi thảo luận; vận dụng sự kiện đó để tiếp nhận
kiến thức mới.
Thứ tư, bồi dưỡng kĩ năng và phát huy tính tích cực của học sinh khi học

tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người.
Thứ năm, đảm bảo ngun tắc “Học đi đơi với hành”, “nói và làm”, “nêu
gương” phải cụ thể, có kiểm tra đánh giá nhận thức.
Thứ sáu, chuẩn bị đầy đủ về tư liệu, thiết bị hình ảnh, phim ảnh... đổi mới
phương pháp giảng dạy cho học sinh nhằm để nâng cao nhận thức giáo dục.
Tuy nhiên với sự giới hạn của chuyên đề, tơi xin phép trình bày biện pháp
dạy “lồng ghép, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch
sử Việt Nam lớp 12 THPT giai đoạn từ 1945-1954.
Sử dụng phim tư liệu lịch sử cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí
Minh:
Ngày nay, sự ứng dụng khoa học – cơng nghệ vào q trình dạy học được
tiến hành phổ biến. Trong đó, việc sử dụng phim tư liệu là điều cần thiết trong
việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Phim tư liệu là một loại kênh hình rất
sinh động, học sinh có thể tập trung nhiều thao tác, mắt- thấy, tai - nghe, tư duy,
phân tích. Để làm việc này, tùy vào hồn cảnh và điều kiện của từng trường mà
giáo viên có cách sử dụng khác nhau. Qua những thước phim tư liệu lịch sử giúp
cho học sinh tái hiện sinh động, cụ thể các sự kiện lịch sử một phần hay một vấn
đề của bài học. Từ đó, học sinh dễ dàng phân tích, rút ra nhận xét, đánh giá một
cách đúng đắn, đầy đủ, khoa học về công lao của Bác qua quá trình hoạt động
cách mạng trong từng giai đoạn nói chung và giai đoạn lịch sử Việt Nam 1945
-1954 nói riêng. Qua hoạt động nhận thức này, sẽ hình thành dần nhân cách, tình
cảm, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh vì “trăm
nghe khơng bằng một thấy”.
4. LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG DẠY
LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT TỪ 1945-1954.
I. Ví dụ 1: Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-12-1946 (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ban cơ bản từ
trang 121-129).

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần


5

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

Đây là một bài khá dài về hình thức, rộng về nội dung và có nhiều phần tích
hợp lồng ghép “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong giảng dạy. Bài này, theo phân phối
chương trình có 2 tiết, khơng có phần giảm tải, vì vậy giáo viên phân đều lượng
thời gian cho các nội dung toàn bài.
Để thực hiện dạy lồng ghép “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong bài này, giáo
viên phải lên kế hoạch cụ thể cho học sinh nghiên cứu, soạn bài ở nhà trước theo
câu hỏi sách giáo khoa nhằm giúp các em vừa tự học, vừa tranh thủ quỹ thời gian
dơi dư để giáo viên thực hiện tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” phù hợp cho từng
nội dung.
1. Xây dựng chính quyền cách mạng thuộc phần II. Bước đầu xây dựng
chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
(SGK trang 122).
Khi giáo viên dạy mục này, cần đặt câu hỏi tư duy cho học sinh: Vì sao Bác
Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ xem “xây dựng chính quyền cách mạng” là
nhiệm vụ cấp bách hàng đầu sau cách mạng tháng Tám? Em có nhận xét gì về vai
trị của Hồ Chí Minh sau khi cách mạng tháng Tám thành cơng?
- Để trả lời cho 2 câu hỏi này, giáo viên cần chuẩn bị kĩ tư liệu và tiến hành
nhanh, không kéo dài thời gian (khoảng 8 đến 10 phút). Sau khi học sinh thảo
luận, trả lời dưới sự dẫn dắt, điều khiển hoạt động của giáo viên (câu hỏi dẫn dắt
tùy đối tượng học sinh) và chốt ý.
+ Hồ Chí Minh vốn nhận thức mọi vấn đề uyên bác trong có việc xây dựng
chính quyền cách mạng. Vì ngày 2-9-1945, Bác đọc tuyên ngôn Độc lập khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cơng hịa, trên thực tế chính phủ của nhà nước ta lúc ấy

là chính phủ lâm thời, chưa hợp pháp hợp hiến nên cần phải tiến hành tổng tuyển
cử bầu Quốc hội để thành lập chính quyền hợp pháp hợp hiến.
+ Trong bối cảnh này, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích rõ cho đồng bào:
“Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có
tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là
những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là cơng dân thì
đều có quyền đi bầu cử. Không chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, nịi giống, giai
cấp, đảng phái, hễ là cơng dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho
nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ đoàn kết”. Trước bầu
cử một ngày (tức ngày 5/1/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân đi
bỏ phiếu “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta vì ngày mai là ngày
Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân
dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình… ngày mai dân ta sẽ lựa
chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc
nước… Ngày mai, tất cả các bạn cử tri, đều phải nhớ đi bầu cử. Ngày mai, mỗi
người đều nên vui vẻ hưởng quyền lợi của một người dân độc lập, tự do”. Hồ Chí
Minh là người Việt Nam đầu tiên đặt nền móng cho nền dân chủ Việt Nam, thể
hiện tầm quan trọng người kiến tạo và bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám.
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

6

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

2. Giải quyết nạn đói thuộc phần II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách
mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính (SGK trang 123).
Khi giáo viên dạy mục này, trên cơ sở đã hướng học sinh tự học ở nhà và

tranh thủ thời gian bắt đầu nội dung tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” qua một số
mẫu chuyện: Một bữa tối của bác (thời gian khoảng 6 phút) và giáo viên đặt câu
hỏi gợi mở: Qua nội dung tìm hiểu giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng Tám,
em rút ra được điều gì?. Giáo viên cho học sinh thảo luận và chốt ý.
- Khi mới giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Chính phủ phát
động phong trào tồn dân tham gia diệt giặc đói. Hũ gạo tình thương (hũ gạo cứu
đói) ra đời và được mọi gia đình hưởng ứng; khi chuẩn bị bữa ăn, trước khi cho
gạo vào nồi nấu, người nấu tự bốc bớt một phần gạo cho vào hũ. Gạo trong hũ
được định kỳ gửi đến chính quyền cách mạng để ủng hộ (cứu đói) những người
dân thiếu đói.
- Bác cũng tự nguyện thực hiện bằng việc mỗi tuần Bác báo cho bộ phận hậu
cần cắt khẩu phần ăn không nấu, để Bác nhịn ăn một bữa, Bác thực hiện rất đều
đặn và thường nhịn ăn vào bữa trưa. Biết chuyện, nhiều đồng chí Trung ương
khuyên Bác làm như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe, Bác cười hiền hậu nói: “Mình
có đói mới hiểu nỗi khổ của người đói” và Bác kiên quyết thực hiện. Tiêu chuẩn
khẩu phần ấy hằng tháng được chuyển đến cơ sở cứu đói của địa phương.
- Năm 1946, khi dẫn đầu đồn Chính phủ của ta sang Pháp đàm phán, biết
người dân Pháp cũng cịn rất nhiều người đói khổ, kể cả những nhân viên phục vụ
nhà hàng cũng gom nhặt đồ ăn thừa của thực khách. Đồn ta được đón tiếp và
chiêu đãi trọng thị, đến bữa ăn Bác nhắc các thành viên trong đồn: “Ăn món nào
thì ăn cho hết, thấy ăn khơng hết thì nên để lại ngun món ăn đó, để cho
người đói như thế cũng là một cách tự tơn trọng mình”. Biết được thành tâm
của Bác, khơng chỉ cán bộ trong đoàn ta xúc động mà các nhân viên phục vụ của
Pháp rất cảm kích. Những việc như trên chính là đạo đức cách mạng, Bác ln
làm gương tiêu biểu nhất.
- Đất nước ta trong những năm qua đã cơ bản giúp người dân xóa được nạn
đói, giảm bớt nghèo, đây là thành tựu của toàn Đảng, toàn dân ta, các nước nghèo
khác đang phải học tập cách làm của ta. Tuy nhiên người dân ta còn nghèo, nhiều
gia đình cịn rất khó khăn, rất cần những tấm lịng thương u, chia sẻ của những
người có cuộc sống đầy đủ. Dân tộc ta có câu ngạn ngữ “Miếng khi đói bằng gói

khi no”, sự giúp đỡ, ủng hộ dành cho người nghèo rất đáng trân trọng ghi nhận,
nhưng phải thật lịng, khơng nên mang tính bố thí. Đồng thời với thực hành tiết
kiệm, phải cùng chống lãng phí, chống ở tất cả mọi nơi, mọi việc làm, mọi sinh
hoạt. Làm được như thế là góp phần giúp dân ta bớt nghèo, đó chính là hành động
học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mẫu chuyện: Một bữa ăn tối của Bác (Trích 1 trong 17 câu chuyện về Bác
Hồ) trên Internet.

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

7

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

Tháng 4 năm 1946, giữa lúc đất nước đang bề bộn công việc, thì Bác vẫn
dành những thì giờ quý báu về Ninh Bình dàn xếp những vấn đề đối nội, đối
ngoại có lợi cho quốc gia. Vào khoảng ngày 10 đến 12, Bác đi qua thị xã Ninh
Bình để xuống Phát Diệm. Lúc đó tơi là quyền Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh.
Một dịp may hiếm có được đón Bác về tỉnh, nghĩ vậy, tơi mời đồng chí Uỷ viên
thư ký kiêm Phó Chủ tịch và Chánh văn phịng đến hội ý. Hai đồng chí cũng
cùng chung một ý nghĩ như tơi.
Tơi phân cơng đồng chí Phó Chủ tịch huy động nhân dân ra tập trung đón
Bác, đồng chí Chánh Văn phịng chuẩn bị cơm mời Bác, cịn tơi phụ trách việc
dọn dẹp văn phòng, chuẩn bị chỗ nghỉ và chỗ ngủ cho Bác qua đêm.
Quả như tơi dự đốn, sáu giờ chiều thì xe Bác về đến phía nam thị xã Ninh
Bình. Nhân dân đã vẫy cờ, hơ khẩu hiệu rồi ùa xuống lịng đường đón Bác. Bác ra
khỏi xe vẫy chào nhân dân. Nhân lúc đó chúng tơi mời Bác vào trụ sở Uỷ ban

hành chính tỉnh.
Trước sự nhiệt tình của nhân dân thị xã, khơng nỡ từ chối, Bác đã vào gặp
Uỷ ban hành chính tỉnh Ninh Bình.
Đến cổng cơ quan, Bác bảo đồng chí lái xe dừng lại rồi xuống đi bộ. Vừa đi
Bác vừa hỏi tình hình đời sống của nhân dân, đặc biệt đồng bào ở vùng công giáo.
Chúng tôi báo cáo với Bác về nh÷ng khó khăn trong tỉnh, một số nơi nơng dân
cịn bị đói.
Bác căn dặn chúng tơi phải chú ý đồn kết lương giáo, động viên bà con tích
cực tăng gia sản xuất để chống đói, chú ý cơng tác diệt giặc dốt, mở nhiều lớp
bình dân học vụ vào buổi trưa, buổi tối, vận động bà con đi học.
Chúng tôi mời Bác nghỉ lại cơ quan cho đỡ mệt rồi dùng bữa tối. Thực ra
bữa cơm chúng tôi chuẩn bị cho Bác khơng có gì ngồi một con gà giị luộc, nước
dấm nấu bí đao, vì lúc đó kinh phí của Uỷ ban hành chính tỉnh cũng hết sức khó
khăn.
Bác nói:
- Hàng ngàn đồng bào đang chờ Bác ngồi kia, Bác khơng thể nghỉ ở đây đó
ăn cơm được vì 9 giờ tối Bác đã có việc ở Chủ tịch phủ. Bây giờ các chú giúp
Bác: một chú ra tập hợp đồng bào vào một ngã tư rộng gần đây để Bác ra nói
chuyện với đồng bào mươi phút, một chú ra cửa hàng bánh mua cho Bác một cặp
bánh giị. Cịn các chú đi với Bác thì tranh thủ ăn cơm trước. Nói chuyện xong,
Bác ngược Hà Nội ngay cho kịp hẹn. Trong xe Bác sẽ ăn bánh vừa đỡ tốn kém,
vừa tiết kiệm được thời gian cho Bác.
Chúng tơi vâng lời Bác làm theo.
Nói chuyện với đồng bào Ninh Bình hơm đó, Bác nhấn mạnh:
- Đồng bào chú ý đồn kết lương giáo vì âm mưu của kẻ thù ln tìm cách
chia rẽ đồng bào lương giáo.
- Đồng bào tích cực tăng gia sản xuất chống giặc đói, chống giặc dốt.

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần


8

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

- Đồng bào chuẩn bị tinh thần chịu đựng gian khổ để chống giặc ngoại xâm
bảo vệ Tổ quốc.
Kết thúc, Bác hỏi:
- Đồng bào có đồng ý thực hiện ba điều tơi nêu ra không?
- Đồng ý! Đồng ý! Hồ Chủ tịch muôn năm.
Hàng ngàn nắm tay gân guốc giơ lên hưởng ứng. Tiếng hô và tiếng vỗ tay
râm ran.
Bác vẫy tay chào đồng bào rồi lên xe về Hà Nội. Xe đi được một quãng Bác
mới bắt đầu dùng “bữa ăn tối” của mình.
Qua đó, chúng ta thấy được Bác đã hết lịng “vì dân vì nước”.
3. Giải quyết nạn dốt thuộc phần II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách
mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính (SGK trang 124).
Trên cơ sở đã hướng học sinh tự học ở nhà và tranh thủ thời gian bắt đầu nội
dung tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (thời gian khoảng 6 phút). Giáo viên tùy
đối tượng học sinh, đặt câu hỏi gợi mở: Em có nhận xét gì sự quan tâm của Bác
đối với giáo dục Việt Nam? Em phải làm gì để xứng đáng con cháu Hồ Chí
Minh? Giáo viên cho học sinh thảo luận và chốt ý.
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, đất nước đứng trước mn vàn
khó khăn, thử thách, thù trong giặc ngồi điên cuồng chống phá Nhà nước độc lập
cịn non trẻ, Người đã tuyên bố với đồng bào cả nước rằng, giặc dốt cũng nguy
hại như giặc đói. Người kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ
trọng đại là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm. Trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ, ngày 3/9/1945, Người đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách hơn cả,

trong đó nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống đói.
Người nhấn mạnh, ngu dân là “Một trong những phương pháp độc ác mà bọn
thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta
mù chữ. Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần
quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến
dịch để chống nạn mù chữ”. Bác Hồ đã gửi thư đến tất cả học sinh với lời nhắn
nhủ: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
- Trong lời kêu gọi chống nạn thất học đăng trên báo Cứu quốc, số 58, ngày
4/10/1945, Người viết: “... Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc
trong lúc này là nâng cao dân trí”. Trên quan điểm ấy, Người địi hỏi “Mọi
người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng việc nước
nhà”. Người kêu gọi toàn dân diệt dốt: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho
những người chưa biết chữ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học
cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ khơng
diết thì con bảo, người ăn người làm khơng biết thì chủ nhà bảo, các người giàu
có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người khơng biết chữ ở hàng xóm láng
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

9

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

giềng; các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những
tá điền, những người làm của mình”. Người đặc biệt quan tâm tới việc học của
tầng lớp nhân dân lao động. Người cho thành lập Nha Bình dân học vụ để trơng

nom việc học của dân chúng.
Như thế, Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho giáo dục Việt Nam. Là
học sinh, khơng ngừng nổ lực học tập để thực hiện tốt một trong 5 điều Bác Hồ
dạy “Học tập tốt, lao động tốt” xứng đáng là học sinh thế hệ Hồ Chí Minh.
II. Ví dụ 2: Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946-1950) (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 ban cơ bản từ
trang 130 đến trang 138).
Để thực hiện dạy lồng ghép “Tư tưởng Hồ Chí Minh” trong bài này, giáo
viên phải lên kế hoạch cụ thể cho học sinh nghiên cứu, soạn bài ở nhà trước nhằm
giúp các em vừa tự học, vừa tranh thủ quỹ thời gian dôi dư để giáo viên thực hiện
tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” phù hợp cho từng nội dung.
- Trong bài này, theo phân phối chương trình có 2 tiết, giáo viên thực hiện
phần giảm tải nội dung sau đây:
2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài thuộc phần II. Cuộc
chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, tồn diện thuộc phần III. Chiến dịch
Việt Bắc thu-đơng năm 1947 và việc kháng chiến tồn dân, tồn diện.
- Vì đã thực hiện nội dung giảm tải nên giáo viên dành phần thời gian dơi
dư để tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” vào những nội dung phù hợp.
Nội dung cần tích hợp
2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng thuộc phần I. Kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ (SGK trang 130).
Khi giáo viên dạy mục này, cần đặt câu hỏi tư duy cho học sinh: Em có
nhận xét gì qua lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Bác?
Giáo viên có thể cho một học sinh đọc phần trích lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp của Bác (SGK trang 131), cho học sinh thảo luận, giáo
viên bổ sung, mở rộng kiến thức và chốt ý.
- Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam,
toàn thể quốc dân đồng bào đã nhất tề đứng dậy chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ
cõi đất nước trước lời hiệu triệu sục sôi hào khí “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng

sĩ”, “Bình Ngơ đại cáo”, khẳng định ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập, thống
nhất Tổ quốc với chân lý “khơng có gì quý hơn độc lập tự do”. Kế thừa hào khí
chống giặc, giữ nước trong lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt
chèo lái đưa con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh “nghìn cân treo sợi tóc”
bằng một quyết định quan trọng, một quyết định thể hiện sự lựa chọn của lịch sử
vào ngày 19/12/1946 - Ngày toàn quốc kháng chiến.

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

10

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ
chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy,
tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời
kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào
tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lịng tự hào, tự tơn dân tộc, truyền
thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu
lệnh làm sục sơi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí
“quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy
sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ
lệ”.
Trong cuộc đấu tranh chống kẻ xâm lược, khơng cịn con đường nào khác
ngoài việc dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Khi đã

buộc phải kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết động viên tồn dân
đứng lên chiến đấu:
“Khơng! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định khơng chịu làm nơ lệ”.
Hồ Chí Minh tun bố quyết tâm của nhân dân ta: “Thà hy sinh tất cả, chứ
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ”.
Kết thúc lời kêu gọi, Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin tất thắng:
“Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh,
thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
Việt Nam độc lập và thống nhất mn năm!
Kháng chiến thắng lợi mn năm!”
Có thể nói, ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 đã thể hiện sự lãnh đạo
tài tình, sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, bám sát tình hình thực
tiễn, nắm vững thời cơ, chọn đúng mặt trận chính, tính tốn thời điểm nổ súng
chính xác, biến bị động thành chủ động, tạo nên thế trận mới cho mặt trận Hà Nội
có điều kiện giam chân quân địch hai tháng, để cả nước chuyển vào kháng chiến
trường kỳ. Việc nổ súng phát động tồn quốc kháng chiến ngày 19/12 giữa Thủ
đơ là một trường hợp hiếm thấy trong lịch sử, thể hiện một nghệ thuật khởi đầu
cuộc chiến tranh cách mạng thật đúng đắn, quả cảm và sáng tạo.
2. Chiến dịch Biên Giới thu-thu đông năm 1950 thuộc phần
cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên Giới thu-Đơng năm 1950.

IV. Hồn

Để tích hợp lồng ghép “Tư tưởng Hồ Chí Minh” hiệu quả trong nội dung
kiến thức “Chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950”, giáo viên phải yêu cầu học sinh
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

11


Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

soạn bài trước ở nhà với nội dung: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của
chiến dịch. Ngoài ra, giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu bức ảnh trong sách
giáo khoa “Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên gới thu-đông 1950”
trang 136.
Trên cơ sở đã yêu cầu học sinh thực hiện theo kế hoạch giáo viên đề ra cho
nội dung tìm hiểu “Chiến dịch Biên Giới thu-đơng 1950”, giáo viên đặt câu hỏi
gợi mở: Vai trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chiến dịch Biên Giới thu-đông
1950? Học sinh thảo luận, trả lời và giáo viên kết luận, chốt ý.
Giáo viên cần cung cấp thêm một số tư liệu liên quan đến vai trò của Bác
đối với “Chiến dịch Biên Giới thu-đông 1950”:
Khi chiến dịch bắt đầu, Bác đã động viên tinh thần chiến đấu của chiến sĩ.
Ngày 16-9-1950, chiến dịch Biên giới mở màn bằng trận đánh Đông Khê tỉnh Cao
Bằng, đến trưa 18 tháng 9 kết thúc thắng lợi. Trong niềm vui lớn, Bác Hồ viết
tặng Trần Canh một bài thơ bằng chữ Hán. Theo nguyên bản tài liệu trong “Nhà
kỷ niệm Trần Canh” bài thơ này có nội dung như sau:
Huề trượng đăng cao quan trận địa
Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân
Nghĩa binh tráng khí thơn ngưu đẩu
Thệ diệt sài lang xâm lược quân.
Dịch:
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
Đọc xong bài thơ, Trần Canh rất cảm kích, vui vẻ nói với Bác Hồ: “Hồ Chủ tịch

đã hạ quyết tâm như thế, thì một mống qn Pháp cũng chạy khơng thốt!”.
Bác Hồ ra mặt trận chỉ đạo, theo dõi, động viên quân và dân ta giành thắng
lợi trong Chiến dịch Biên Giới. Mặc dù bận trăm cơng nghìn việc của một Chủ
tịch nước, nhưng do tính chất tối quan trọng của Chiến dịch Biên Giới, đầu tháng
9, Bác Hồ đã lên đường ra mặt trận để trực tiếp chỉ đạo, theo dõi và động viên các
lực lượng tham gia Chiến dịch. Việc Người ra mặt trận làm cho mọi người càng
thấm sâu ý nghĩa quan trọng của Chiến dịch sắp mở; là lời động viên mạnh mẽ
nhất, xúc động nhất lan truyền trong sâu thẳm tồn thể đội ngũ dân cơng, bộ đội
tham gia Chiến dịch. Từ Lam Sơn, Người làm việc với Tỉnh ủy Cao Bằng, sang
Quảng Uyên làm việc với Bộ chỉ huy Chiến dịch. Tại đây, ngày 10-9-1950 Bác
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

12

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

phê chuẩn quyết tâm tác chiến của Bộ chỉ huy Chiến dịch. Sau đó, Bác dự Hội
nghị cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn và đại đoàn do Bộ chỉ huy Chiến dịch triệu tập
để nghe phổ biến kế hoạch tác chiến, Người nói: “Bộ chỉ huy chiến dịch nói là
các chú họp lần cuối cùng để chuẩn bị trận đánh. Đây chưa phải là lần cuối
cùng! Chưa đánh thắng thì chưa được coi là đã chuẩn bị xong... ”. Đồng thời,
Bác mong và yêu cầu cán bộ các cấp tuyệt đối không được chủ quan, khinh địch
mà phải quán triệt và làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, nhất là liên tục củng
cố quyết tâm chiến đấu cho bộ đội trong suốt quá trình Chiến dịch. Với tác phong
theo sát bước chân chiến sĩ, ngày 13-9-1950, Bác rời Sở chỉ huy Chiến dịch đến
mặt trận Đông Khê, trực tiếp theo dõi diễn biến và chỉ đạo trận mở màn Chiến
dịch tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê tại đài quan sát Chiến dịch (ở đỉnh Ngườm

Cuông, núi Báo Đông). Khi trận đánh gặp khó khăn, Người đã đồng ý với đề nghị
của Bộ chỉ huy Chiến dịch cho các đơn vị tạm lui ra ngoài rút kinh nghiệm, chấn
chỉnh lại đội hình, củng cố thêm quyết tâm và chỉ thị: dù khó khăn đến đâu cũng
kiên quyết khắc phục đánh cho kỳ thắng trận đầu.
Ngay sau chiến thắng Đông Khê, Bác Hồ và Bộ chỉ huy Chiến dịch nhận
định: có thể địch sẽ chiếm lại Đơng Khê để đón quân ở Cao Bằng rút lui. Do vậy,
ý đồ tác chiến của ta là “nhử thú dữ vào tròng” để “khép vòng lưới thép” tiêu diệt
chúng. Đúng như dự kiến của ta, Bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương quyết định
rút lực lượng đồn trú ở thị xã Cao Bằng do Sác-tông chỉ huy về Đông Khê theo
Đường số 4; đồng thời, sử dụng binh đoàn cơ động do Lơ Pa-giơ chỉ huy từ Thất
Khê lên chiếm lại Đông Khê làm bàn đạp đón cánh quân từ Cao Bằng về. Cuộc
chiến đấu vây đánh binh đoàn Lơ Pa-giơ diễn ra quyết liệt từ ngày 2-10 ở các khu
vực Khâu Áng, Khâu Lng, Nà Mục, Xn Hồ..., phía Tây Nam Đông Khê.
Trong thư gửi các chiến sĩ ngày 6-10-1950, Bác Hồ nhấn mạnh: “Hiện nay tình
hình rất có lợi cho ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu diệt địch cho kỳ hết để
giành lấy toàn thắng. Bác theo dõi cuộc chiến đấu anh dũng của các chú từng
giờ”. Như được tiếp thêm sức mạnh, bộ đội ta nhất tề xông lên tiêu diệt địch. Đến
chiều ngày 8-10-1950, Lơ Pa-giơ cùng Ban tham mưu và tàn quân địch bị bắt
gọn. Khi binh đoàn Lơ Pa-giơ bị tiêu diệt về căn bản, có cán bộ thương bộ đội quá
mệt, đề nghị xin nghỉ một ngày để lấy lại sức rồi sẽ đánh tiếp binh đồn Sác-tơng.
Để khơng lỡ thời cơ diệt địch, Bác Hồ liền viết thư cho cán bộ, chiến sĩ trong
chiến dịch: “Từ ngày kháng chiến đến nay, trận này là trận đầu tiên bộ đội ta
đánh vận động liên tiếp ln mấy ngày. Đó là một cuộc thử thách lớn. Các chú
khơng quản mệt nhọc, đói rét, chỉ ra sức thi đua giết địch... Các chú đã hoàn
thành bảy phần mười cuộc thử thách một cách dũng cảm. Các chú cố gắng mà
tiêu diệt nốt binh đoàn Sác-tông nhé. Bác và Tổng Tư lệnh đã ra lệnh khao các
chú một bữa thịt”. Nhận được thư Bác, quân ta vô cùng phấn khởi, quên hết mệt
nhọc, nô nức tiến công địch ở các khu vực Bản Bẹ, Bản Ca, điểm cao 477... Đến
17 giờ ngày 7-10-1950, phần lớn binh đồn Sác-tơng bị tiêu diệt và bắt làm tù
binh, trong đó có Sác-tơng cùng Ban tham mưu và tên Tỉnh trưởng Cao Bằng. Tác

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

13

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

động dây chuyền sau khi hai binh đồn Lơ Pa-giơ và Sác-tơng bị tiêu diệt đã lan
nhanh, sâu rộng hơn dự kiến. Địch ở Thất Khê hoang mang, dao động tột độ và
tháo chạy; chớp thời cơ, bộ đội ta truy kích và giải phóng Na Sầm. Hoảng sợ
trước thất bại nặng nề, mấy ngày sau địch tự động rút bỏ Đồng Đăng, Lạng Sơn,
Lộc Bình, An Châu và Đình Lập (Lạng Sơn).
Như vậy, sau 29 ngày đêm chiến đấu liên tục (từ ngày 16-9 đến ngày 14-10),
chiến dịch Biên Giới kết thúc thắng lợi. Ta đã đánh và tiêu diệt gần 10 tiểu đồn
địch, loại khỏi vịng chiến đấu 8.296 tên, bắt được toàn bộ ban chỉ huy hai binh
đoàn Lơ Pa-giơ, Sác-tông và đồn Đông Khê; thu trên 3.000 tấn vũ khí, phương
tiện chiến tranh của địch; giải phóng hồn tồn khu vực biên giới từ Cao Bằng
đến Đình Lập.
Giáo viên chốt ý: Nhờ sự theo dõi sát sao, chỉ huy trực tiếp, động viên kịp
thời của Bác là “chất xúc tác” cho thắng lợi của chiến dịch Biên Giới thu-đông
1950. Với chiến thắng này, Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bước
sang giai đoạn mới, quân đội ta đã trưởng thành từ kinh nghiệm chiến đấu và làm
thay đổi cục diện trên chiến trường thuận lợi cho ta. Cuộc kháng của ta từ thế giữ
gìn, xây dựng lực lượng sang thế chủ động tiến công Pháp trên chiến trường.
Ngược lại, Pháp từ thế chủ động chuyển sang thế bị động đối phó với ta trên chiến
trường và báo hiệu sự thất bại toàn diện của Pháp đối với sự ngoan cố tái xâm
lượt nước ta.
III. Ví dụ 3: Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp

kết thúc (1953-1954) sách giáo khoa từ trang 145 đến trang 156.
Khi dạy bài này, giáo viên thực hiện nội dung giảm tải sau:
Mục 1. Hội
nghị Giơnevơ thuộc phần III. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hịa bình ở Đơng Dương (Sách giáo khoa trang 153, 154).
Khi dạy bài này, giáo viên sử dụng thời gian dôi dư từ phần giảm tải
khoảng 7 đến 10 phút để tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” qua nội dung Chiến
dịch Điện Biên Phủ.
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (19531954) nặng về kiến thức, nhiều về thời gian chi tiết. Vì thế, để thực hiện tích hợp
“Tư tưởng Hồ Chí Minh” qua bài này, giáo viên yêu cầu học sinh soạn bài, hệ
thống hóa kiến thức theo câu hỏi sách giáo khoa.
Để thực hiện được nội dung tích hợp “Tư tưởng Hồ Chí Minh” qua mục 2.
Chiến dịch lịch sử Điện Biên phủ (1954), giáo viên cần cung cấp thêm những tư
liệu ngoài sách giáo khoa về sự chỉ đạo, theo dõi, quan tâm sát sao của Bác đối
với suốt thời gian diễn ra chiến dịch, để từ đó học sinh thêm kính yếu vị lãnh tụ
tài ba của dân tộc “văn võ song toàn”. Đồng thời, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở
cho học sinh suy nghĩ, trả lời: Em có nhận xét gì về vai trị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954? Sau đó, giáo viên chốt
ý.

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

14

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

Tài liệu giáo viên cần bổ sung thêm về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí

Minh đối với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954:
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu” là trang sử vàng chói lọi trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt
Nam nói chung và của nhân dân các nước thuộc địa trên toàn thế giới ở thế kỷ 20
nói chung. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm lên sự kiện lịch sử
trọng đại ấy là sự chỉ đạo sáng suốt và đúng đắn về phương hướng tác chiến cùng
sự động viên quân dân rất kịp thời của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Với đường lối kháng chiến “tồn dân, tồn diện và lâu dài”, từ 1946 đến
1953 quân dân ta đã dần giành thế chủ động trên khắp các chiến trường và khắp
các mặt trận, đẩy quân Pháp rơi vào thế bị động. Mùa hè năm 1953, tướng Na-va
được Chính phủ Pháp cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội tại Đông Dương, mang
theo “Kế hoạch quân sự Na-va” hy vọng trong vòng 18 tháng giành được một
thắng lợi quyết định về quân sự để làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có “danh
dự” cho nước Pháp. Kế hoạch Na-va thể hiện sự ngoan cố và liều lĩnh của thực
dân Pháp với ảo vọng “chuyển bại thành thắng” trong một thời gian tương đối
ngắn. Trước tình hình đó, tháng 9-1953, Bộ Chính trị đã họp bàn kế hoạch quân
sự Đơng – Xn 1953-1954 mà qua đó, vai trị quan trọng của lãnh tụ Hồ Chí
Minh càng được thể hiện một cách nổi bật trong việc xác định đường lối, phương
châm chiến lược: “Bác ngồi họp cùng chúng tôi với nét mặt chăm chú mà bình
thản. Qua nhiều năm ở gần Bác, chúng tôi đã biết, cứ những khi con thuyền cách
mạng gặp sóng to gió lớn là lúc Bác tỏ ra bình tĩnh nhất. Bác lúc nào cũng nhìn
tình hình cách mạng bằng cái nhìn xa, rộng, rất lạc quan, đầy tin tưởng ở tương
lai. Bác không bao giờ để lộ ra một niềm vui bồng bột cũng như một sự lo âu quá
đáng. Đúng là một con người đã được lị lửa đấu tranh cách mạng tơi luyện
thành thép” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Vài hồi ức về Điện Biên Phủ, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1977). Bác kết thúc hội nghị bằng một ý kiến vắn:
“Tổng quân ủy phải có một kế hoạch lâu dài về mọi mặt để đối phó với kẻ địch
trên chiến trường tồn quốc, sau đó phải có một kế hoạch đẩy mạnh những hoạt
động du kích tại đồng bằng Bắc Bộ. Cần đề phòng địch đánh ra vùng tự do ở

những nơi đang tiến hành cải cách ruộng đất. Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc
làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay
khơng thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải
thiên biến vạn hóa”… “Chúng tơi đều nhận thấy, mỗi lần cuộc họp đã đi đến
quyết định, khi nêu lại quyết định đó cho mọi người, bao giờ Bác cũng truyền
thêm cho chúng tôi một quyết tâm sắt đá”… (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Sđd).
Thực hiện kế hoạch mà Bộ Chính trị đã đề ra, quân đội ta lần lượt thực hiện
các đồn tiến cơng chiến lược trên các chiến trường Đông Dương, buộc thực dân
Pháp phải co cụm cố thủ trong thung lũng Điện Biên Phủ. Ngày 6-12-1953, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị đã thông qua phương án mở Chiến dịch Điện
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

15

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

Biên Phủ của Tổng quân ủy. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được chỉ định trực tiếp
làm Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch.
Ngày 5-1-1954, Bác trao lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” cho Đại tướng
Võ Nguyên Giáp để vừa động viên, thể hiện niềm tin của Người đối với quân dân
trên mặt trận Điện Biên Phủ, đồng thời thể hiện sự quyết tâm giành chiến thắng
của toàn Đảng, toàn quân và dân ta trong chiến dịch quan trọng này.
Ngày trước khi lên đường ra mặt trận, tại thủ đơ kháng chiến đóng ở Tân
Trào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tới chào Bác Hồ. Bác Hồ hỏi Đại tướng:
Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại khơng?. Đại tướng trả
lời: Các đồng chí Tổng Tham mưu phó, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đều
đã có mặt trên đó. Sẽ tổ chức cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh để chỉ đạo

chiến trường toàn quốc, kể cả bộ đội tình nguyện ở Lào và Campuchia. Anh
Nguyễn Chí Thanh và anh Văn Tiến Dũng ở lại khu căn cứ, phụ trách mặt trận
đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ trở ngại là ở xa khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó
xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị. Nghe vậy, Bác Hồ nói luôn với Đại tướng:
Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng qn tại ngoại". Trao cho chú tồn quyền. Có
vấn đề gì khó khăn bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ
quyết định, rồi báo cáo sau. Khi chia tay, Bác Hồ nhắc Đại tướng:Trận này rất
quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không
đánh.
Trước khi cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ bước vào trận quyết
chiến chiến lược rất quan trọng và đầy khó khăn này, ngày 10-3-1954, Hồ Chủ
tịch đã gửi thư để động viên và giao nhiệm vụ cao cả cho toàn thể bộ đội tại mặt
trận Điện Biên Phủ: “Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn,
khó khăn, nhưng rất vinh quang… Bác tin chắc rằng các chú sẽ phát huy thắng
lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm trịn nhiệm vụ vẻ vang
sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân
xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to! Bác hôn các chú!...”
Ngày 15-3-1954, Bác lại gửi điện khen ngợi động viên cán bộ, chiến sĩ mặt
trận. Bức điện nhấn mạnh: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân
đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”.
Ngày 17-3-1954, sau khi quân ta đã tiêu diệt ba vị trí Him Lam, Đồi Đội
Lập và Bản Kéo, Hồ Chủ tịch đã có bức điện khen cán bộ, chiến sĩ đại đoàn pháo
binh 351, đại đoàn bộ binh 312 cùng toàn thể bộ đội Điện Biên Phủ. Đồng thời
một lần nữa Người khẳng định ý nghĩa quan trọng của chiến dịch cũng như
việc dồn tất cả sức người, sức của để giành được chiến thắng: “Tồn dân,
tồn Đảng và Chính phủ nhất định đem tồn lực chi viện cho chiến dịch Điện
Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến
dịch”.
Ngày 22-3-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cử bác sĩ Vũ Đình Tụng (Bộ
trưởng Bộ Thương binh) và Giáo sư Tôn Thất Tùng (Thứ trưởng Bộ Y tế) trực

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

16

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

tiếp làm công tác thương binh tại mặt trận Điện Biên Phủ. Việc bổ sung những
bác sĩ giỏi hàng đầu của ngành y tế nước ta lúc bấy giờ phục vụ chiến dịch, cho
thấy Bác đặc biệt quan tâm đến chiến trường Điện Biên Phủ nói chung và tính
mạng, sức khỏe của bộ đội nói riêng…
Trước tình cảm của Bác, cán bộ chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ đã
khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, lập cơng xuất sắc: Tiêu
diệt hồn tồn Tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ, phất cao lá cờ “Quyết chiến
Quyết thắng” trên nóc hầm Đờ Cát vào 5 giờ 30 phút, chiều ngày 7-5-1954. Trong
niềm vui chiến thắng ấy, Bác đã gửi thư khen ngợi quân đội và nhân dân tại mặt
trận Điện Biên Phủ. Đồng thời, Người dũng đã chỉ ra nguy cơ chiến tranh còn kéo
dài bởi đế quốc Mỹ đang lăm le can thiệp vào Việt Nam: “Thắng lợi tuy lớn
nhưng mới là bước đầu. Bất kỳ cuộc đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng
đều phải đấu tranh trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hồn tồn…”.
Giáo viên chốt ý:
Hình ảnh Bác cùng quan điểm, tư tưởng cách mạng của Người mãi mãi là
ánh sáng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân và dân ta giành những thắng lợi
quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau…
IV.KẾT QUẢ CỤ THỂ:
Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12
THPT từ 1945-1954 trong học kỳ I năm học 2013-2014 đạt kết quả như sau:
Bảng khảo sát so sánh kết quả học tập (bài kiểm tra 15 phút học kì I) của 3

lớp 12C5, 12C6, 12C8 (năm học 2012-2013), khơng có lồng ghép tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954 và
học sinh 3 lớp 12C1, 12C2, 12C3 trường THPT Nam Hà (năm học 2013-2014),
có lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12
THPT từ 1919-1945.
- Nội dung kiểm tra 15 phút lần 2 học kỉ I năm học 2013-2014
+ Chủ đề: Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-91945 đến trước ngày 19-12-1946
+ Câu hỏi: Tình hình đất nước “ngàn cân treo sợi tóc” được Chủ tịch Hồ
Chí Minh giải quyết như thế nào sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
Năm học
Bài kiểm Số
Điểm kiểm tra
tra
HS
0 1 2 3 4
5
6
7 8 9
10
kiểm
tra
2012-2013 15 phút 135
1 1 7 11 17 13 20 30 20 10 5
2013-2014 15 phút 133
/
/
/
/
3
5

10 15 35 40 25
Qua so sánh bảng số liệu bài kiểm tra 15 phút học kì I năm học 2012-2013,
khi chưa dạy lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt
Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954, thì số học sinh dưới trung bình là 27% và trên
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

17

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

trung bình là 73% của năm học 2012-2013. Kết quả của bài kiểm tra 15 phút học
kì I năm học 2013-2014, dạy lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy
Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954, điểm dưới trung bình là 2.26%
và trên trung bình là 97,74 % è Số học sinh trung bình, khá, giỏi đều tăng, số
học học sinh yếu, kém giảm rõ rệt.
Ngồi ra, tơi còn dạy ở 3 lớp 12A, 12B, 12C trường THCS-THPT Song
ngữ Lạc Hồng; ở 2 lớp trường THPTTT Nguyễn Khuyến; ở 2 lớp 12A7, 12A8,
trường THPTTT Trần Đại Nghĩa, học sinh đều trả lời là dễ hiểu, thích thú và nắm
bài dễ hơn khi tiết học không dạy lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng
dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954. Trên 98,9 % học sinh cảm
động, trân trọng trước sự hy sinh suốt cả cuộc đời cho tổ quốc, cho cách mạng
giải phóng dân tộc Việt Nam của Bác. Mỗi em học sinh nói riêng, dân tộc Việt
Nam nói chung mãi mãi nhớ ơn vị cha già dân tộc đã tìm ra con đường độc lập
cho Việt Nam tươi đẹp hôm nay.
Khi bản thân tôi đem cách sử dụng đồ dùng trực quan này trong giảng dạy
trao đổi với đồng nghiệp trong tổ đặc biệt với giáo viên dạy cùng khối thì nhận
được sự ủng hộ, nhất trí phổ biến cách dạy trên và đã rút kinh nghiệm sau mỗi

chương. Qua dạy lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử
Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954, người dạy và người học đều thấy tiết học
nhẹ nhàng hơn, học sinh hứng thú tham gia vào quá trình nhận thức nên dễ nhớ
bài hơn so với cách học khơ khan máy móc trước đây.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao trong việc dạy lồng ghép tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954 trong
các tiết học, giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp, lựa chọn tranh ảnh, tư
liệu, phim tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh cụ thể, rõ nét
thì mới thu được kết quả cao nhất.
V. KẾT LUẬN:
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc lồng ghép
tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ
1945-1954 là một u cầu cấp bách. Do đó, địi hỏi mỗi người giáo viên dạy lịch
sử cần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ mơn, phát huy tính tích cực, tạo sự hứng
thú học tập cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bộ môn Lịch sử.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ mà tôi rút ra được trong quá trình giảng
dạy thực tế nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong q
thầy cơ, bạn bè đồng nghiệp nhiệt thành đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn.
Biên Hòa, ngày 15/5/2014

Giáo viên thực hiện
Lê Quang Cần
Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

18

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014



Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU: …………………………………………………………..
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ..................................................................
III. NỘI DUNG: ...................................................................................
1. VẤN ĐỀ LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY: ....................................................
2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA DẠY LỒNG
GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIỜ
HỌC LỊCH SỬ: ………………………………………………………
3. CÁC BIỆN PHÁP DẠY LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG ĐẠO
ĐỨC HỒ CHÍ MINH: ………………………………………………..
4. LỒNG GHÉP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIẢNG
DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 THPT TỪ 1945-1954:
…………………………………………………………………………
IV. KẾT QUẢ CỤ THỂ: ……………………………………………...
V.KẾT LUẬN:………………………………………………………...
VI. MỤC LỤC: ……………………………………………………….
VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO: …………………………………….....

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

19

Trang 1
2
3
3
4

5
5
17
18
19
20

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Chinh, Hồi tưởng, lưu tại Viện Lịch sử Đảng
2. Võ Nguyên Giáp, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam,
Nxb CTQG, H, 2000
3. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nhà xuất bản CTQG, 1993, tập 1
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, 1995, tập 1
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, 1995, tập 2
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, 1995, tập 3
7. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, 1996, tập 7
8. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12. Nxb Giáo dục, tái bản 2011
9. Sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến, thức kĩ năng môn Lịch sử lớp 12, Nxb
Giáo dục, 2010
10. />option=com_content&task=view&id=969&Itemid=69
11. />Source=/chuyende&Category=N%E1%BB%99i+dung+t%C6%B0+t
%C6%B0%E1%BB%9Fng+H%E1%BB%93+Ch
%C3%AD+Minh&ItemID=172&Mode=1
12. />13. />14. />option=com_content&task=view&Itemid=33&id=272
15. />16. />co_id=30651&cn_id=38622

17. />18. />co_id=28340666&cn_id=457200
19. />co_id=30596&cn_id=52816
20. />21. />22. />option=com_content&task=view&Itemid=33&id=372

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

20

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014


Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy Lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT từ 1945-1954

Giáo viên thực hiện: Lê Quang Cần

21

Trường THPT Nam Hà - Năm 2014



×