Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bài giảng bản đồ địa chính và đăng ký đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.03 KB, 62 trang )

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần:
BAN ĐỒ ĐIA CHINH VÀ ĐĂNG KÝ ĐÂT ĐAI
- Mã mơn học:
QL46.3
- Số tín chỉ:
02TC
- Thuộc học kỳ: 4
- Loại môn học:
+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:

- Các học phần tiên quyết:
Lý thuyêt quy hoach đô thị;
Phap luât xây dưng;
Ban đồ và hệ thông thông tin địa
lý.
- Các mơn học kế tiếp:
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết:
24tiết
+ Làm bài tập trên lớp:
03 tiết
+ Thảo luận:
03 tiết
+ Thực hành, thực tập:
0 tiết
+ Tự học:
60 giờ


- Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học:
Bộ môn Quản lý đất đai và nhà ở
2. Mô tả nội dung học phần
- Vị trí học phần:Giang day cho sinh viên năm thứ 2, học kỳ 4, chuyên ngành
Quan lý xây dưng (Mã ngành: 302).
- Kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên:
+ Cac khai niệm cơ ban về ban đồ, binh đồ, măt căt, đôi tượng nhiêm vụ
nghiên cứu của ban đờ, ý nghĩa , tính chất và phân loai ban đồ, Cac yêu tô của
bản đồ.
+ Công tac tổ chức thành lâp và ngôn ngữ ban đồ, cac phương phap tổng quat
hoa ban đồ.
+ Ban đồ địa hinh, ban đờ địa chính, cơng tac địa chính.
+ Cac công tac tổ chức thông kê và đăng ký đất đai
3. Mục tiêu học phần
- Kiến thức:
+ Cung cấp cho sinh viên những khái niệm về bản đồ địa chính, cơ sở khoa
học bản đồ địa chính, nội dung và nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ địa chính,
phương pháp sử dụng bản đồ địa chính, vai trị của bản đồ địa chính trong cơng
tác quản lý nhà nước về đất đai.
+ Cung cấp các nội dung cơ bản, các quy định chung về đăng ký đất đai,
trình tự thủ tục đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thành phần hồ sơ địa chính và những quy định về thống kê, kiểm kê đất đai.
- Kỹ năng:


+ Có kha năng đọc hiêu, sử dụng ban đờ và ban đờ địa chính như mơt cơng
cụ bở xung cho công tac quan lý đất đai, đăng ký thông kê đất đai và cac cơng tac
quan lý địa chính về đất đai.
+ Năm được trinh tư thủ tục đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhân quyền
sử dụng đất.

4. Nội dung học phần
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ BAN ĐỜ VÀ CƠ SỞ TỐN HỌC CỦA BAN
ĐỒ (3 tiết)
1.1 Tông quan về ban đô
1.1.1 Khai niệm, phân loai ban đờ
1.1.2 Tính chất của ban đờ
1.1.3 Đơi tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của ban đờ
1.1.4 Cac nhóm u tơ của ban đồ
1.1.5 Sơ lược lịch sử phat triên ban đồ học.
1.2 Cơ sở toan hoc cua ban đô
1.2.1 Bản đồ, bình đồ, mặt cắt.
1.2.2 Khái niêm cơ bản về phép chiếu bản đồ
1.2.3 Tỷ lệ bản đồ và độ chính xác của tỷ lệ bản đồ
1.2.4 Khung bản đồ
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THÀNH LẬP VÀ NGÔN NGỮ CỦA BẢN ĐỒ (6
tiết)
2.1 Tô chưc thành lập ban đô
2.1.1 Khai niệm thành lâp ban đồ
2.1.2 Cac bươc thành lâp ban đồ
2.1.3 Cac phương phap cơ ban thành lâp ban đồ
2.2 Tổng quát hóa bản đồ
2.2.1 Khai niệm tởng quat hoa ban đờ
2.2.2 Cac yêu tô anh hương đên qua trinh tổng quat hoa ban đồ
2.2.3 Cac bươc tổng quat hoa ban đồ
2.2.4 Đăc diêm tổng quat hoa nôi dung ban đồ
2.3 Ngôn ngữ ban đô.
2.3.1 Khai niệm
2.3.2 Cac phương phap biêu hiện trên ban đồ

Thảo luận: Ngôn ngữ bản đồ, cách thức vận dụng trong các bản vẽ phục

vụ công trác quản lý đô thị - 01 tiết.

Bài tập trên lớp: sử dụng ngôn ngữ bản đồ thành lập bản đồ chuyên đề
phục vụ công tác quản lý đô thị - 3 tiết
CHƯƠNG 3: BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH (6 tiết)
3.1. Bản đồ địa hình
3.1.1.Khai niệm ban đờ địa hinh
3.1.2.Mục đích u cầu của ban đờ địa hinh
3.1.3.Nơi dung ban đồ địa hinh


3.2. Bản đồ địa chính
3.2.1.Khai niệm, đăc điêm của ban đờ địa chính
3.2.2.Mục đích u cầu của ban đờ địa chính
3.2.3.Nơi dung ban đờ địa chínhff
3.3. Địa chính
3.3.1.Khai niệm địa chính
3.3.2.Phân loai địa chính
3.3.3.Chức năng địa chính
3.3.4.Quan lý địa chính
3.3.5.Nguyên tăc quan lý địa chính

Thảo luận: sử dụng bản đồ địa hình và bản đồ địa chính trọng các bản
vẽ phục vụ công tác quản lý đô thị - 01 tiết
CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI (6 tiết)
4.1 Quy định chung về đăng ký đất đai
4.1.1 Khai niệm đăng ký.
4.1.2 Đăc điêm chung của cac loai hinh đăng ký
4.1.3 Khai niệm đăng ký đất đai
4.1.4 Đăc điêm của đăng ký quyền sử dụng đất

4.2 Trình tự thủ tục đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất
4.2.1 Trình tự thủ tục đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lần đầu
4.2.2 Trinh tư thủ tục đăng ký biên đông về sử dụng đất
4.3. Hồ sơ địa chính
4.3.1 Quy định chung
4.3.2 Lập hồ sơ địa chính
4.3.3 Chỉnh lý hồ sơ địa chính
4.4.4 Quản lý hồ sơ địa chính

Thảo luận:thực tiễn đăng ký đất đai trong công tác quản lý đô thị tại Việt
nam - 01 tiết
CHƯƠNG 5: THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI (3 tiết)
5.1 Một số vấn đề chung về thống kê đất đai
5.1.1 Vai trò và đặc điểm của đất đai
5.1.2 Yêu cầu, đặc điểm và các hình thức thống kê đất đai
5.1.3 Đối tượng và nhiệm vụ của thống kê đất đai
5.2 Phương pháp thống kê đất đai
5.2.1 Phương pháp thống kê trực tiếp
5.2.2 Phương pháp thống kê gián tiếp
5.3 Chỉ tiêu thống kê đất đai
5.3.1 Diện tích đất tự nhiên
5.3.2 Chỉ tiêu thống kê theo mục đích sử dụng
5.3.3 Chỉ tiêu theo đối tượng sử dụng, quản lý đất


5.4 Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai
5.4.1 Đơn vị thống kê đất đai
5.4.2 Thời điểm và thời hạn báo cáo thống kê

5. Tài liệu học tập
- Giáo trình chính:
1. Giáo trình Bản đồ địa chính và đăng ký đất đai (dành cho sinh viên ngành
quản lý đô thị) do Bộ môn soạn thảo;
2. Luật đất đai, văn bản về đăng ký thống kê đất đai ;
3. Cac văn ban quy pham phap luât hiện hành về lĩnh vưc địa chính, đăng ký
đất đai và thơng kê đất đai.
- Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu Ban đồ học – Đai học Nông nghiệp Hà Nôi.
2. Tài liệu Ban đờ địa chính – Đai học Nơng nghiệp Hà Nơi.
3. Tài liệu Đăng ký thông kê đất đai – Đai học Nông nghiệp Hà Nôi.
4. Sách tham khảo về những vấn đề quản lý đô thị.
5. Thiết kế - Biên tập – Thành lập bản đồ - ĐH Mỏ địa chất.
6. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam – 2000.
7. Quy phạm: ký hiệu Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 – 1.25000, NXB Bản đồ.
8. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
6.


Phương pháp đánh giá học phần
Hình thức đánh giá học phần:
+ Tự luận: 
+ Trắc nghiệm: 
+ Hình thức khác: 

Điểm kết thúc học phần:
10/10
- Điểm quá trình:
+ Điểm chuyên cần:
1/10

+ Các nội dung kiểm tra trong quá trình thực tập:
1/10
(Kiểm tra giữa kỳ, Bài tập lớn, Tiểu luận)
- Điểm thi kết thúc học phần:
8/10
+ Điểm báo cáo tiểu luận:
3/10
+ Điểm bài thi:
5/10


CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ BAN ĐỒ VÀ CƠ SỞ TỐN HỌC CỦA
BẢN ĐỒ (3 tiết)
1.1 Tơng quan về ban đô
1.1.1 Khai niêm, phân loai ban đồ:
- Bản đồ là hình ảnh thể hiện một phần hoặc tồn bộ bề mặt trái đất hay một thiên
thể khác, dùng các ký hiệu hoặc các quy ước để mơ tả tình trạng phân bố của các
hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.
- Phân loại bản đồ:
Để thuận tiện trong việc sử dụng và bảo quản, cần tiến hành phân loại bản đồ:

Phân loại theo đối tượng thể hiện:
Bản đồ thiên văn (hành tinh, sao…)
Bản đồ địa lý chung(các yếu tố cơ bản của lãnh thổ)

Phân loại theo nội dung:
Bản đồ địa lý chung
Bản đồ chuyên đề

Phân loại theo tỷ lệ bản đồ (chia 3 nhóm)

Bản đồ tỷ lệ lớn: >= 1:100.000 (gọi là Bản đồ địa hình)
Bản đồ tỷ lệ TB: 1:100.000 đến 1:1.000.000
Bản đồ tỷ lệ nhỏ: < 1:1.000.000 (Bản đồ khái qt)

Phân loại theo mục đích sử dụng:
Bản đồ sử dụng cho một mục đích
Bản đồ sử dụng cho nhiều mục đích

Phân loại theo vị trí địa lý, lãnh thổ:
Bản đồ thế giới, bản đồ các bán cầu, bản đồ châu lục, bản đồ quốc gia, bản đồ các
vùng, bản đồ các thành phố….

Phân loại theo tính chất phụ:
Theo số mảnh, số màu…
1.1.2 Tính chất của bản đồ:


Bản đồ có 3 tính chất cơ bản:

o
Tính trực quan: Cho phép bao quát nhanh chóng một khu vực nào đó của
vùng lãnh thổ
o
Tính đo được: Đây là một tính chất quan trọng của bản đồ, liên quan đến
chặt chẽ cơ sở toán học của bản đồ, nhờ t/c này để xác định các trị số như: diện
tích, góc, khoảng cách…
o
Tính thơng tin: Là khả năng lưu trữ và truyền đạt những thông tin được thể
hiện trên Bản đồ.
1.1.3 Đôi tương, nhiêm vụ nghiên cưu cua ban đồ:

-

Bản đồ học là ngành khoa học có từ thời cổ


Lịch sử phát triển của bản đồ dựa trên các bản vẽ cổ, các sách vở viết về địa
lý Trái đất
Đối tượng nhận thức của bản đồ học là không gian cụ thể của các đối
tượng, hiện tượng thực tế khách quan và những biến đối của chúng theo thời
gian.
Bản đồ học là lĩnh vực khoa học kĩ thuật về bản đồ, về các tính chất, về
phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ.
BĐ học gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có nhiệm vụ riêng, cụ
thể:


Cơ sở lý thuyết của bản đồ



Toán bản đồ



Thiết kế và thành lập bản đồ



Biên tập và trình bày bản đồ




In Bản đồ



Sử dụng bản đồ



Công nghệ bản đồ số



Kinh tế tổ chức sản xuất bản đồ

 Tóm lại
Bản đồ học có đối tượng nhận thức là không gian cụ thể của các đối
tượng, hiện tượng thực tế khách quan.
Đối tượng của Bản đồ học là các sản phẩm bản đồ.
Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, các qui
luật phân bố và quá trình phát triển của các đối tượng, hiện tượng địa lí, và
phản ánh lên bản đồ bằng những phương pháp và ngôn ngữ đặc biệt.
1.1.4 Cac nhom yếu tô cua ban đồ:
Để thành lập BĐ cần phải nắm rõ các yếu tố hợp thành, ý nghĩa, giá trị, tác dụng
của BĐ và mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
Mỗi bản đồ đều có 3 nhóm yếu tố thể hiện:
- Nhóm về thể hiện nội dung bản đồ:
Phải thể hiện đầy đủ các thông tin về đối tượng, hiện tượng thể hiện trên BĐ (các
yếu tố cơ bản của vùng lãnh thổ)

- Nhóm về cơ sở toán học của bản đồ:
Thể hiện đầy đủ: Phép chiếu, tỷ lệ, hệ tọa độ, hệ thống phân mảnh, bố cục bản
đồ.
- Nhóm về yếu tố hỗ trợ bổ sung:
Thể hiện tính đầy đủ của bản đồ: tên BĐ, chữ giáp ranh, khung BĐ, chú thích…
1.1.5 Sơ lươc lich sử phat triên ban đồ hoc:
1. Bản đồ học thời kì Cổ đại
2. Bản đồ học thời kì Trung đại và thời kì Phục hung (TK V – XVII)


3. Bản đồ học thời kì cận đại ( nửa cuối TK XVII – XVIII).
4. Bản đồ học thời kì hiện đại.
1.2 Cơ sở toan hoc cua ban đô
1.2.1 Bản đồ, bình đồ, mặt cắt
Bản đồ: Bản đồ là biểu thị sự thu gọn toàn bộ mặt đất hoặc một phần rất lớn
mặt đất lên mặt phẳng theo những quy tắc tốn học nhất định
Bình đồ: Bình đồ là sự biểu thị đồng dạng thu gọn trên mặt phẳng vị trí
nằm ngang của một vùng đất ( bình đồ khơng thể biểu thị phần lớn mặt đất ), là
hình ảnh gồm các tấm ảnh không trung đã được điều chỉnh lên một mặt phẳng và
ghép lại với nhau theo một nguyên tắc nhất định.
Mặt cắt: Cắt mặt đất theo một hướng nào đó theo chiều thẳng đứng và biểu
thị nó lên giấy dưới dạng thu gọn đồng dạng – mặt cắt.
1.2.2 Khái niêm cơ bản về phép chiếu bản đồ
Hình dạng của quả đất rất phức tạp, bao gồm các đại dương và lục địa: Đại
dương chiếm 71%, lục địa chiếm 29% diện tích.
Năm 1873 nhà Vật lý học người Đức Lixtinh đã đưa ra khái niệm Geoid. “Mặt
Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh trải rộng xuyên qua các lục địa tạo
thành một mặt cong khép kín”.
Do sự phân bố vật chất trong lịng quả đất khơng đồng đều và luôn thay đổi,
hướng trọng lực ở các nơi khác nhau => hình dạng quả đất thay đổi => khơng

theo một dạng tốn học nào cả => phương diện hình học mặt Geoit phức tạp.
Việc nghiên cứu cho thấy hình dạng lý thuyết của quả đất rất gần hình Elipxoit
quay hơi dẹt ở 2 cực (hình này do quay Elip xung quanh trục nhỏ của nó tạo
thành)
Vì vậy trong thực tiễn đo đạc và Bản đồ ta lấy hình Elipxoit quay có hình dạng,
kích thước gần với Geoit nhất làm hình dạng tốn học cho quả đất Elipxoit quả
đất tổng quát.
Nhiệm vụ chủ yếu của toán bản đồ là nghiên cứu những vấn đề biểu thị bề mặt
trái đất lên mặt phẳng.
Quả địa cầu để nghiên cứu sự phân bố chung của lục địa và biển trên trái đất
Để nghiên cứu bề mặt trái đất một cách chi tiết ta phải dùng BẢN ĐỒ
Khi xây dựng bản đồ vấn đề cần thiết là phải biểu thị bề mặt của hình cầu Trái
đất lên mặt phẳng. Nhưng khơng thể trải lên mặt phẳng một bề mặt như thế được
vì khi đó việc biểu thị các yếu tố sẽ có sai lệch.
Để biểu thị Elipxoit trên mặt phẳng nhất thiết chúng ta phải sử dụng “phép chiếu
bản đồ”
“Phép chiếu bản đồ là sự biểu diễn bề mặt Elipxôid hay mặt cầu của Trái Đất
lên mặt phẳng bằng các quy tắc toán học xác định”.
Lưới KT,VT được xây dựng trong phép chiếu bản đồ gọi là Lưới chiếu bản đồ 
Đây là cơ sở để phân bố chính xác các yếu tố nội dung bản đồ.
Phương trình chung của phép chiếu Bản đồ có dạng như sau:
X = f1 (φ, λ)
Y= f2 (φ, λ)


Trong đó φ, λ là toạ độ địa lí của một điểm nào đó trên bề mặt được chiếu ; X, Y
là toạ độ vng góc, các hàm số f1 và f2 là những hàm số đơn trị và liên tục.
Bề mặt Elipxoit và mặt cầu không thể triển khai thành mặt phẳng được cho nên
biểu thị các bề mặt đó lên mặt phẳng trong bất kỳ phép chiếu nào đều có biến
dạng: biến dạng về góc, biến dạng về diện tích, và biến dạng về khoảng cách.

Nhưng có những phép chiếu khơng biến dạng về góc: Gọi là phép chiếu Đồng
góc, khơng biến dạng về diện tích: gọi là phép chiếu đồng Diện tích, khơng biến
dạng về khoảng cách : gọi là phép chiếu Đồng khoảng cách.
1.2.3 Tỷ lệ bản đồ và độ chính xác của tỷ lệ bản đồ
- Tỷ lệ chính: Mỗi một Bản đồ đều có tỷ lệ chính, đó là mức độ thu nhỏ của
Elipxoit hoặc mặt cầu Trái đất lên mặt phẳng
- Tỷ lệ riêng: Có thể lớn hơn hoặc bé hơn tỷ lệ chính, khơng phản ánh chính xác
mức độ thu nhỏ của bản đồ so với thực địa, phụ thuộc vào vị trí và hướng ở trên
bản đồ.
- Tỷ lệ bản đồ: Độ dài của đoạn thẳng đo trên thực địa khi biểu thị lên Bản đồ
đều phải thu nhỏ lại. Mực độ thu nhỏ các hình chiếu nằm ngang của các đoạn
thẳng đó được gọi là TLBĐ
- Tỷ lệ có thể biểu thị dưới 3 dạng: Tỷ lệ số, Tỷ lệ giải thích, Thước tỷ lệ.
 Độ chính xác của tỷ lệ Bản đồ:
- Thực nghiệm cho thấy rằng ở khoảng cách 25cm mắt người chỉ nhận biết giữa
2 điểm nhỏ nhất trên Bản đồ là 0,1mm. Do vậy một đoạn thẳng trên TĐ ứng với
0,1mm trên Bản đồ được coi là độ chính xác của tỷ lệ bản đồ.
1.2.4 Khung bản đồ
- Khung bản đồ gồm nhiều đường khác nhau với những nội dung và nhiệm vụ
riêng.
- Thể hiện tọa độ góc khung của bản đồ một cách chi tiết, lưới kinh tuyến, vĩ
tuyến, lưới km....
- Thể hiện tính thẩm mỹ cho tờ bản đồ.
- Ngoài khung bản đồ ghi tên, số hiệu, giải thích, ghi chú....
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THÀNH LẬP VÀ NGƠN NGỮ CỦA BẢN ĐỒ (6
tiết).
2.1 Tơ chưc thành lập ban đô
2.1.1 Khai niêm thanh lâp ban đồ
“Theo nghĩa rộng nhất, thành lập bản đồ là quá trình vận dụng ngơn ngữ bản
đồ để chuyển đổi các thông tin không gian thành thông tin bản đồ, theo mục đích

nào đó”.
2.1.2 Cac bươc thanh lâp ban đờ
- Cơng tác thành lập bản đồ bao gồm nhiều quá trình khác nhau về nội dung,
phương pháp và cách tiến hành. Địi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ với nhau.
 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ BIÊN TẬP
 XÂY DỰNG BẢN BIÊN VẼ (BĐ GĨC)
 KIỂM TRA HIỆU CHỈNH
 DUYỆT BẢN ĐỒ
• Bước 1: Công tác chuẩn bị biên tập


- Quá trình xây dựng bản đồ bắt đầu từ quá trình biên tập -> là Nội dung quan
trọng đặt cơ sở để xây dựng bản đồ ở các công đoạn sau -> phải xây dựng ĐC
chung cho bản đồ
- Kế hoạch biên tập bản đồ phải giải quyết các vấn đề về Nội dung, phương
pháp biểu thị, quy trình thành lập
 Những vấn đề chung
• Tên bản đồ
• Mục đích và u cầu thành lập bản đồ
• Tỷ lệ của bản đồ
• Hình thức trình bày
• Đặc điểm khu vực thành lập bản đồ
 Cơ sở toán học và bố cục của bản đồ
• Nội dung của bản đồ
• Phép chiếu, lưới chiếu, sai số biến dạng
• Yếu tố hỗ trợ bổ sung
• Nội dung thể hiện
 Phương pháp biểu thị và nội dung bản đồ
• Cơ sở địa lý chung
• Nội dung các thành phần biểu thị chính

• Phương pháp biểu thị ( Ký hiệu, màu sắc, chữ và các yếu tố khác)
 Nguồn tài liệu để thành lập bản đồ
Giá trị sử dụng, tính hiện đại, sự chính xác, đảm bảo phù hợp…phụ thuộc chặt
chẽ vào chất lượng của nguồn tài liệu: gồm Tư liệu bản đồ, văn bản, số liệu thống
kê…
Quy trình kỹ thuật khi Xây dựng bản đồ: Số lượng, phương pháp xây dụng,
kiểm tra…
• Bước 2: Xây dựng bản biên vẽ
- Biên vẽ bản đồ là q trình lựa chọn và chuyển đổi thơng tin từ các dạng tài
liệu khác nhau sang dạng đồ hoạ và định vị chúng lên bề mặt bản đồ theo các quy
tắc của bản đồ học (cơ sở toán học, phương pháp biên vẽ, phương pháp tổng quát
hoá, phương pháp ký hiệu, và trình bày) và tuân theo các quy định của bản thiết
kế kỹ thuật (hoặc bản kế hoạch biên tập) đã được duyệt.
- Sản phẩm của quá trình biên vẽ có thể là: Bản tác giả, Bản gốc biên vẽ, Bản
gốc biên - thanh vẽ, Bản gốc thanh vẽ
Bản tác giả: là bản vẽ do cơ quan hoặc người chủ của bản đồ (tác
giả) thành lập, phản ánh nội dung chuyên đề và phương pháp thể hiện nội dung
đó đúng như các quy định trong bản thiết kế kỹ thuật, nhưng chất lượng đồ hoạ
có thể chưa cao, là hình ảnh của bản đồ chính thức sắp in ra, được dùng để trình
duyệt, xin xuất bản, và để chỉ dẫn các quá trình kỹ thuật tiếp theo như biên vẽ,
thanh vẽ, chế bản.
Bản gốc biên vẽ: là bản vẽ đầy đủ toàn bộ nội dung của bản đồ (nội dung
chính cũng như nội dung phụ và mọi chi tiết cần thiết) theo đúng quy định kỹ
thuật (về vị trí, hình dạng, kích thước ký hiệu, tiêu chuẩn tổng qt hố và mối
quan hệ về vị trí giữa các ký hiệu) nhưng màu sắc của bản vẽ thì có thể quy định


khác với màu chính thức sẽ in ra vì lí do đảm bảo các điều kiện kỹ thuật của khâu
chụp ảnh và chế bản.
Ví dụ: màu lơ khơng bắt ánh sáng khi chụp ảnh, do đó các ký hiệu sau này sẽ

in màu lơ thì trên bản gốc biên vẽ phải dùng màu khác – thường là màu lục. Bản
biên vẽ có ý nghĩa là một mơ hình nội dung đúng đắn của bản đồ tương lai, tiếp
theo sẽ được vẽ lại với chất lượng cao (thanh vẽ).
Bản gốc biên - thanh vẽ (còn gọi là bản gốc liên biên): là kết quả của quá
trình biên vẽ chất lượng cao với nét vẽ và màu vẽ được thực hiện theo đúng tiêu
chuẩn của quá trình làm bản gốc thanh vẽ.
Trong công nghệ truyền thống trường hợp này được áp dụng khi cơng việc
biên vẽ khơng q khó khăn phức tạp, nội dung của bản đồ không quá dày đặc.
Phương án này cũng thường được áp dụng khi thành lập các bản đồ chuyên đề
khi đã có một bản tác giả tốt.
Bản gốc thanh vẽ: là bản vẽ sạch, chất lượng đồ hoạ cao (không cạo sửa,
không gai nét, vẽ và chữ ghi chú đúng kích thước), vẽ bằng một màu đen đậm.
Đây là những tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo cho q trình chế bản và in bản đồ.
• Bước 3: Kiểm tra hiệu chỉnh
Đối soát các yếu tố thể hiện trên bản vẽ và yêu cầu thành lập bản đồ để từ đó hiệu
chỉnh, bổ sung để hồn thiện lần cuối trước khi tiến hành in ấn bản đồ.

Bước 4: Duyệt bản đồ
Cơng nhận sản phẩm bản đồ, Bản đồ đáp ứng các yêu cầu mục đích thành lập…
2.1.3 Cac phương phap cơ ban thanh lâp ban đồ
 Phương pháp đo đạc trực tiếp
Khi thành lập các bản đồ tỷ lệ lớn, địi hỏi phải xác định chính xác vị trí của
các đối tượng trên mặt đất, đồng thời khơng có một nguồn thơng tin tài liệu nào
khác đáp ứng các yêu cầu của bản đồ cần thành lập thì người ta phải thu thập
thơng tin ngun thuỷ trực tiếp ngoài thực địa.
Các phương pháp trắc địa được biết đến từ lâu để đo vẽ chi tiết các đối tượng
mặt đất gồm có: phương pháp bàn đạc và phương pháp toàn đạc.
Phương pháp bàn đạc: trong phương pháp này người ta sử dụng một tấm
bảng gỗ phẳng có gắn giấy vẽ, và máy bàn đạc được đặt trên mặt giấy. Trong khi
đo đạc ngoài trời, người đo đồng thời vẽ các hình ảnh đo được lên giấy vẽ bằng

các dụng cụ vẽ như thước đo độ, thước kẻ thẳng (gắn với máy đo), com pa, bút
chì,...
Phương pháp tồn đạc: Phương pháp này sử dụng máy toàn đạc để đo góc và
cạnh. Khi đo ở ngồi trời, tồn bộ các kết quả đo (bao gồm các giá trị góc và
chiều dài cạnh cùng các thơng tin thuộc tính) đều được ghi vào sổ đo, đồng thời
trong sổ cũng vẽ sơ hoạ để ghi nhớ các điểm cần nối với nhau.
 Phương pháp ảnh hàng không
Phương pháp ảnh hàng không cũng nhằm mục đích thu thập thơng tin ngun
thuỷ, nhưng thông qua sản phẩm trung gian là ảnh hàng không (ảnh chụp từ máy
bay).
Phương pháp này ưu việt hơn phương pháp đo vẽ trực tiếp từ thực địa do khắc
phục được những khó khăn của sản xuất trong điều kiện dã ngoại, cùng một lúc
đo vẽ được một vùng rộng lớn, và rút ngắn thời hạn sản xuất. Độ chính xác đo vẽ
bản đồ phụ thuộc vào tỷ lệ ảnh chụp.


Ảnh hàng không chủ yếu được dùng để thành lập bản đồ địa hình (tỷ lệ từ
1:2.000 đến 1:50.000), ngồi ra còn dùng để thành lập một số bản đồ mang tính
chất chuyên ngành tỷ lệ lớn, như bản đồ địa chính, bản đồ lâm nghiệp.
 Phương pháp viễn thám
Trong phương pháp viễn thám, tính chất quang học về phản xạ và hấp thụ của
vật trong các phổ sóng điện từ là yếu tố đầu tiên được chú trọng phân tích nhằm
nhận dạng đối tượng để thành lập bản đồ.
Các ảnh viễn thám được chia làm hai loại chính là ảnh chụp (camera) và ảnh
quét (scan). Dạng ảnh chụp điển hình từ vũ trụ là ảnh COSMOS của Nga, dạng
ảnh quét khá phổ biến trên thế giới là ảnh LANDSAT của Trung tâm NASA
(Hoa Kỳ).
Thơng tin viễn thám có đặc điểm là được thu nhận tức thời, thường kỳ, phủ
trên diện rộng, cung cấp nhiều tham số nhận dạng đối tượng khác nhau, và có độ
chính xác và tính khái quát hoá phù hợp với các độ phân giải khác nhau. Do đó

nó được ứng dụng rất có hiệu quả trong thành lập các loại bản đồ chuyên đề
không hạn chế, và trong hiện chỉnh bản đồ địa hình.
 Phương pháp biên vẽ từ tài liệu bản đồ
Là phương pháp thành lập bản đồ từ các bản đồ đã được thành lập, do các bản
đồ đó có đầy đủ thơng tin và đảm bảo các yêu cầu về thông tin (độ chính xác,
tính chất thời gian, độ tin cây, …).
Hầu hết các bản đồ tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ, các đồ giáo khoa, bản đồ
chuyên đề các loại trong atlat được thành lập bằng phương pháp này.
Để thành lập bản đồ, thông thường người ta lấy những bản đồ có tỷ lệ lớn hơn,
chụp thu để biên vẽ thành bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn cùng thể loại, như ta thường gặp
khi thành lập các bản đồ địa lí chung.
Bản đồ tài liệu được dùng làm gốc để biên vẽ phải có tỷ lệ lớn hơn nhưng
khơng quá lớn so với tỷ lệ của bản đồ cần thành lập (thông thường yêu cầu không
lớn quá 3 lần).
Phương pháp này được áp dụng khi các bản đồ cần thành lập có nội dung đơn
giản, như trong trường hợp thành lập các bản đồ giáo khoa, du lịch, quảng cáo.
Bản đồ tài liệu gốc phải là những bản đồ mang tính tra cứu.
Các bản đồ dùng làm tài liệu gốc để biên vẽ ngoài yêu cầu về nội dung phải
đảm bảo tính đầy đủ thơng tin, độ chính xác và tính thời gian đáp ứng u cầu,
cịn phải đảm bảo chất lượng đồ hoạ cao đảm bảo khả năng chụp thu, nắn chỉnh
hình học về đúng kích thước, và dễ dàng khai thác thông tin.
Thành lập bản đồ bằng phương pháp biên vẽ hiện nay được thực hiện bằng hai
dạng công nghệ: công nghệ truyền thống, và công nghệ số.
Công nghệ truyền thống:
- Chụp ảnh tài liệu gốc ở tỷ lệ của bản đồ cần thành lập, được phim âm, từ đó
chế bản lam trên giấy vẽ chất lượng cao.
- Chuẩn bị đế vẽ, chuyển các điểm khống chế trắc địa, điểm góc khung, điểm
lưới toạ độ, dựa vào các điểm này để nắn chỉnh và ghép dán lam vẽ thành một
nền vẽ hoàn chỉnh của bản biên vẽ.
- Lần lượt biên vẽ, đồng thời tổng quát hoá các đối tượng nội dung của bản đồ

và ghi chú.
- Kiểm tra và sửa chữa lỗi, hoàn thành bản gốc biên vẽ.


- Thanh vẽ, chế bản và in bản đồ.
Công nghệ số:
Trong công nghệ số cũng phân biệt hai phương án: một là phương án kết hợp
giữa công nghệ truyền thống và công nghệ số, hai là phương án thuần tuý công
nghệ số.
Hai phương án này chỉ khác nhau ở chỗ: Trong phương án thứ nhất thì việc
biên vẽ được người biên vẽ thực hiện thủ cơng bên ngồi máy tính. Phương án
này được áp dụng khi việc biên vẽ có nhiều khó khăn phức tạp, và người biên vẽ
chưa có kinh nghiệm biên vẽ trên máy. Trong phương án thứ hai thì việc biên vẽ
được thực hiện trên màn hình máy tính theo tương tác người - máy.
 Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê được áp dụng riêng cho thể loại bản đồ chun đề có
nguồn thơng tin chủ yếu là các số liệu thống kê.
Phương pháp này có một phần giống và một phần khác với phương pháp biên
vẽ từ bản đồ.
Phần giống nhau là sự biên vẽ nền cơ sở địa lí cho một bản đồ chuyên đề, khác
nhau ở dữ liệu chuyên đề được biên tập theo một số phương pháp ký hiệu phù
hợp.
Các phương pháp thường được áp dụng là: phương pháp đồ giải, phương pháp
biểu đồ, phương pháp biểu đồ định vị, phương pháp chấm điểm.
2.2 Tổng qt hóa bản đồ
2.2.1 Khai niêm tơng quat hoa ban đờ
Khái niệm: Tổng qt hóa là một trong 3 đặc điểm cơ bản của bản đồ ( bản
chất của Bản đồ là khả năng bao quát và nghiên cứu trực tiếp 1 không gian nhất
định.)
- Trên bề mặt khơng gian nhất định có nhiều đối tượng chi tiết về Tự nhiên –

Kinh tế - Xã hội mà không thể biểu diễn lên Bản đồ hết được => cần tiến hành
phân loại, lựa chọn…
- Tổng quát hóa bản đồ là sự lựa chọn cái chính, chủ yếu theo nội dung phù
hợp với mục đích, tỷ lệ, nội dung và đặc điểm khu vực thành lập Bản đồ.
2.2.2 Cac yếu tô anh hương đến qua trinh tông quat hoa ban đờ
- Mục đích sử dụng bản đồ
- Đề tài bản đồ
- Tỷ lệ bản đồ
- Đặc điểm địa lý của khu vực
- Nguồn tài liệu để thành lập bản đồ
- Sau cùng Tổng qt hóa cịn bị chi phối đến sự lựa chọn phương pháp biểu thị
(thực tế mỗi phương pháp phản ánh những đặc điểm riêng khác nhau)
2.2.3 Cac bươc tơng quat hoa ban đờ
• Tổng qt hóa ngơn ngữ bản đồ
• Tổng qt hóa khơng gian bản đồ
• Tổng qt hóa nội dung bản đồ
2.2.4 Đăc diêm tơng quat hoa nơi dung ban đờ
- Tổng qt hóa theo đặc điểm của đối tượng
- Ngoại hình


- Đặc trưng về Số lượng, Chất lượng
- Lựa chọn đối tượng
- Tổng quát hóa đối tượng có sự phân bố khác nhau.
2.3 Ngôn ngữ ban đô.
2.3.1 Khai niêm
Ngôn ngữ của khoa học bản đồ hay nói ngắn gọn là ngôn ngữ bản đồ là các hệ
thống ký hiệu đặc thù, nhờ nó biểu thị được đối tượng nhận thức của khoa học
bản đồ - không gian cụ thể của các đối tượng và hiện tượng trong hiện thực
khách quan và sự thay đổi của nó theo thời gian.

2.3.1 Cac phương phap biêu hiên trên ban đồ
 Phương pháp ký hiệu
Phương pháp kí hiệu điểm được xem như một phương pháp biểu hiện bản đồ
đặc biệt, được sử dụng để thể hiện những đối tượng có sự phân bố theo từng
điểm cụ thể, riêng biệt hoặc các đối tượng chiếm một diện tích nhỏ mà khi biểu
thị các kí hiệu khơng theo tỉ lệ bản đồ.
Nói một cách khái qt, là phương pháp kí hiệu điểm để thể hiện những đối
tượng, hiện tượng được định vị theo các điểm.
Ví dụ, thể hiện các mốc giới, các cây to đứng riêng biệt, các mốc chỉ đường...
trên các bản đồ địa hình hoặc nhà máy, các trung tâm công nghiệp, dân cư các thị
xã, thành phố, v.v... trên các bản đồ tỉ lệ nhỏ.
Hình thức biểu thị của phương pháp là dùng các kí hiệu đặt ở đúng vị trí của
đối tượng. Các kí hiệu đó có thể là kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng
hình.
Phương pháp kí hiệu khơng những thể hiện chính xác sự phân bố (định vị) của
các đối tượng biểu hiện mà cịn có khả năng phản ánh được các đặc trưng về số
lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực của chúng.
Các đặc trưng này được phản ánh thơng qua hình dạng, kích thước, màu sắc
của kí hiệu.
a.

Biểu hiện chất lượng đối tượng

Chất lượng đối tượng có thể được thể hiện bằng hình dạng và màu sắc của các
kí hiệu.
Hình dạng kí hiệu có thể là:
Dạng hình học: Ví dụ hình vng cho than đá, hình chữ nhật cho đồng,
hình tam giác cho sắt, hình trịn cho các trung tâm cơng nghiệp....
Dạng chữ viết: như C cho than, Cu cho đồng, Fe cho sắt ...
Dạng các kí hiệu tượng hình hoặc tượng trưng: như ngơi sao cho nhà máy

điện,v.v..
Trong ba dạng kí hiệu này, kí hiệu hình học có nhiều ưu điểm: dễ vẽ, phản ánh
chính xác vị trí phân bố, dễ ứng dụng cơng nghệ hiện đại và có khả năng nêu
được nhiều đặc trưng của đối tượng.
Kí hiệu tượng hình, tượng trưng có tính trực quan cao, dễ nhận biết đối
tượng, nhưng khó vẽ, khó thể hiện định lượng, sự chính xác địa lí hạn chế, khó


áp dụng công nghệ tiên tiến, nên thường chỉ được thể hiện ở các bản đồ mang
tính quảng bá như bản đồ du lịch và bản đồ giáo khoa cấp Tiểu học phù hợp với
đối tượng sử dụng.
Màu sắc được dùng phổ biến để nêu đặc trưng chất lượng do có độ tương
phản cao, dễ nhận biết, phân biệt.
Ví dụ màu đỏ cho cơng nghiệp cơ khí, màu vàng cho công nghiệp thực
phẩm, màu nâu cho công nghiệp xây dựng, v.v... (*)
Sự sử dụng hình dạng hay màu sắc của các kí hiệu để phản ánh chất lượng
hiện tượng, đối tượng, tuỳ thuộc vào từng trường hợp, từng bản đồ và thói quen
truyền thống.
Những bản đồ khống sản thường sử dụng dạng kí hiệu hình học để thể
hiện các loại khống sản, cịn ở các bản đồ kinh tế cơng nghiệp, các ngành sản
xuất công nghiệp khác nhau lại được phản ánh phổ biến qua màu sắc.
Nói chung hai hình thức này thường được sử dụng kết hợp, nhất là đối với
những bản đồ có nhiều nội dung, thể hiện nhiều loại đối tượng và nhiều khía
cạnh của đối tượng.
b. Biểu hiện số lượng đối tượng
Ở phương pháp kí hiệu, số lượng đối tượng được biểu hiện thơng qua kích
thước kí hiệu. Mối tương quan này có thể theo những sự xác định toán học khác
nhau
Sự xác định toán học có thể theo tính khả ước tuyệt đối hoặc theo tính khả ước
tương đối.

Nếu như kích thước kí hiệu biến đổi tương ứng với số lượng cụ thể của từng đối
tượng, là sự biểu hiện theo khả ước tuyệt đối. Tính khả ước này cho sự chính xác
tốn học cao. Thơng qua kí hiệu có thể xác định được số lượng của từng đối
tượng ở mỗi điểm cụ thể.
Nếu theo tính khả ước tương đối, đặc tính số lượng của đối tượng khơng cịn
được biểu hiện theo sự xác định toán học. Lúc này số lượng của các đối tượng,
hiện tượng chỉ mang tính khái niệm như lớn, trung bình, nhỏ.
Sự khả ước tương đối cho độ chính xác tốn học về mặt định lượng của các đối
tượng là rất thấp, vì thế rất ít được sử dụng đối với các bản đồ nghiên cứu, nhưng
lại được dùng khá phổ biến ở các bản đồ giáo khoa treo tường cấp phổ thông
hoặc các bản đồ tuyên truyền, cổ dộng.
Sự lựa chọn kích thước cơ sở cho các kí hiệu cũng như các thang kí hiệu phải
được lựa chọn trên cơ sở đặc trưng số lượng của các đối tượng, hiện tượng biểu
hiện. (*)
c. Biểu hiện cấu trúc của đối tượng
Trong nhiều trường hợp, ở cùng một địa điểm có nhiều đối tượng đồng loại hoặc
chỉ một đối tượng nhưng muốn biểu hiện nhiều nhiều khía cạnh nội dung của
chúng, nếu thể hiện mỗi khía cạnh hoặc mỗi thành phần bằng một kí hiệu riêng lẻ
sẽ rất phức tạp và khó bảo đảm được tính chính xác địa lí.
Ví dụ: như một khu cơng nghiệp gồm nhiều xí nghiệp cơng nghiệp, một điểm dân
cư có nhiều dân tộc cùng chung sống, v.v...,
Vấn đề này thường được giải quyết theo các hướng:


 Nếu các đối tượng là đồng loại hoặc là các thành phần của một đối tượng
thì kết hợp chúng trong một kí hiệu có tổng lượng chung.
Trong kí hiệu đó chia ra các phần theo tỉ lệ tương ứng được đặc trưng bằng màu
sắc hoặc các nét chải khác nhau được gọi là kí hiệu cấu trúc. Với kí hiệu hình
trịn, sẽ được chia thành các hình quạt, nếu kí hiệu là hình vng được chia thành
các ơ vng.

 Nếu các đối tượng là khác loại, tính chất và các chỉ số khó hợp nhất được,
hoặc muốn nâng cao tính trực quan và trong điều kiện bản đồ cho phép (bản đồ tỉ
lệ lớn, bản đồ giáo khoa treo tường), có thể thể hiện kí hiệu cho từng đối tượng
riêng lẻ trong một kí hiệu hình trịn chung ở điểm tương ứng.
d. Biểu hiện động lực của đối tượng
 Ngoài sự biểu hiện số lượng, chất lượng và cấu trúc, phương pháp kí hiệu
cịn có khả năng phản ánh sự biến động (động lực) của các đối tượng, hiện tượng
được hoạ đồ trong quá trình phát triển ở những thời điểm nhất định.
 Ví dụ dân số của các điểm quần cư ở hai thời điểm tổng điều tra dân số, giá
trị sản lượng công nghiệp của các trung tâm cơng nghiệp ở một số năm nào đó,
v.v...
 Động lực phát triển này, được thể hiện bằng các “kí hiệu tăng trưởng”, tức
là dùng một hệ thống các kí hiệu có kích thước khác nhau tương ứng với số
lượng của đối tượng ở thời điểm biểu hiện đặt chồng lên nhau.
Nói tóm lại: “Phương pháp kí hiệu điểm là một phương pháp biểu hiện bản đồ
có tính địa lí rất cao, cho phép phản ánh sự phân bố các đối tượng, hiện tượng
hoạ đồ chính xác đến từng điểm cụ thể và có khả năng biểu hiện được tất cả các
đặc trưng về số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực của đối tượng một cách
chi tiết, rõ ràng”.


Phương pháp ký hiệu dạng đường

“Phương pháp kí hiệu dạng đường (phương pháp tuyến tính) là phương pháp
biểu hiện có dạng đường thẳng, được dùng để truyền đạt các đối tượng địa lí
phân bố theo những đường nhất định, chạy dài theo tuyến, mà chiều rộng của
chúng khi thể hiện lên bản đồ không theo tỉ lệ bản đồ, như đường giao thơng,
sơng ngịi, v.v... Cũng có thể phản ánh những đối tượng mà theo cách hiểu hình
học, chúng được xem như những đường thẳng”.
Ví dụ: các đường chia nước, các đường đứt gãy kiến tạo, mạng lưới điện,

thông tin liên lạc, đường bờ biển, ranh giới hành chính, v.v...
Đơi khi các kí hiệu đường cũng được dùng để nhấn mạnh những hướng của
các đối tượng phân bố theo diện nhưng có dạng chạy dài, ví dụ các hướng chủ
yếu của các dải núi, thường thấy trên các bản đồ sơn văn.
Phương pháp kí hiệu đường có khả năng phản ánh các đặc điểm hình dạng, chất
lượng, số lượng, động lực của đối tượng.
Các đối tượng phân bố theo đường có dạng ngoại hình rất đa dạng, đặc biệt là
những đối tượng tự nhiên như các đường bờ biển, các sơng ngịi tự nhiên. Bằng


kí hiệu đường, phương pháp kí hiệu đường vẫn có thể phản ánh trung thực những
đặc điểm ấy.
Ví dụ các kiểu bờ biển có nguồn gốc hình thành khác nhau (bờ biển frio, bờ biển
bồi tụ…), sơng ngịi tự nhiên với những cơng trình thuỷ lợi nhân tạo,v.v…


Phương pháp biểu đồ định vị

Những hịên tượng phân bố liên tục hoặc bao phủ trên một diện tích rất lớn
và có sự biến đổi theo chu kì với những tần xuất nhất định để biểu hiện chúng
trên bản đồ, người ta sử dụng phương pháp Biểu đồ định vị.
“Phương pháp Biểu đồ định vị là phương pháp dùng các biểu đồ đặt
ở những điểm đặc trưng nhất định trên bản đồ để phản ánh những hiện tượng
phân bố toàn bộ hoặc trên diện rộng nhưng có sự biến động theo mùa và có tính
chất chu kì như nhiệt độ, mưa, gió, v.v… nhằm nêu lên những đặc trưng như tiến
trình, tần xuất, cường độ, xác suất của hiện tượng”.
Ví dụ như tiến trình nhiệt độ khơng khí, lượng mưa các tháng trong
năm, hướng gió, tần xuất và tốc độ gió, sự phân bố tổng lượng dịng chảy hàng
năm của sơng ngịi, v.v..
Các biểu đồ biểu thị sự biến động về lượng của các hiện tượng theo

thời gian, có thể được thể hiện với các hệ toạ độ và các dạng biểu đồ khác nhau.

Các biểu đồ “Hoa hồng” (dạng hoa) thường được dùng để biểu thị hướng
gió, tần xuất, tốc độ gió diễn ra trong năm. Các biểu đồ “Hoa hồng” có thể được
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thơng thường là dạng tia xuất phát từ
tâm: Hướng của tia chỉ hướng gió tính theo phần trăm (%), độ dài của tia chỉ tần
xuất hướng gió, màu sắc các tia chỉ tốc độ trung bình của hướng gió tính bằng
m/giây và tâm hoa hồng chỉ thời gian lặng gió (phần trăm).




Phương pháp chấm điểm

“Phương pháp chấm điểm là phương pháp biểu hiện bản đồ được
sử dụng để thể hiện đặc điểm các đối tượng, hiện tượng phân bố phân tán theo
các cụm, các khối”
Ví dụ: như dân số của các nơi quần cư nông thôn, lượng đàn gia súc
của các nơi chăn thả, diện tích các khu vực đất canh tác, v.v....
Phương pháp chấm điểm được thể hiện bằng những điểm chấm (có
thể là những vịng trịn rất nhỏ) có trọng số nhất định đặt theo các lãnh thổ phân
bố của hiện tượng.
Với phương pháp này, trên bản đồ được thể hiện bằng nhiều điểm
chấm. Các điểm chấm này có thể phân bố đều trên lãnh thổ hoặc phân bố theo vị
trí của đối tượng.
Phương pháp chấm điểm chủ yếu đưa ra số lượng hiện tượng. Số
lượng hiện tượng được xác định thông qua số lượng các điểm chấm mang những
trọng số.
Công thức chung để xác định số lượng là:
Q = Pn

Trong đó: Q là số lượng hiện tượng
P là trọng số của điểm chấm
n là số lượng điểm chấm
Ở phương pháp chấm điểm, vấn đề quan trọng nhất là việc lựa chọn “trọng
số” của điểm chấm, tức là qui định số lượng của hiện tượng cho mỗi điểm chấm
sao cho hợp lí, phù hợp với sự phân bố của hiện tượng trên bản đồ. (*)
Sự lựa chọn trọng số các điểm chấm có ảnh hưởng đến mức độ sai số giữa số
lượng thực của đối tượng và số lượng được biểu hiện trên bản đồ.


Về nguyên tắc, mỗi điểm chấm được qui định một giá trị về lượng (trọng
số) nhất định, điểm chấm có trọng số càng lớn, sai số về lượng giữa thực tế và
bản đồ càng lớn.
Vì thế, sự lựa chọn trọng số các điểm chấm không thể theo ý muốn chủ
quan, mà phải căn cứ vào sự phân bố số lượng của đối tượng ở các địa điểm khác
nhau của lãnh thổ có sự đồng đều hay chênh lệch như thế nào, vào tỉ lệ bản đồ và
vào mức độ yêu cầu chính xác đến đâu.
Phương pháp chấm điểm cịn có khả năng biểu hiện chất lượng, cấu trúc và động
lực của đối tượng, hiện tượng
Chất lượng của đối tượng thường được phản ánh qua màu sắc của điểm chấm
và hình thức điểm chấm thể hiện động lực của đối tượng.



Phương pháp đường đẳng trị

“Các đường đẳng trị (chữ Hilap “usos” có ý nghĩa bằng nhau, đồng nhất) là
những đường cong mềm mại nối các điểm có cùng một trị số số lượng trên bản
đồ. Chỉ số số lượng này đặc trưng cho hiện tượng hoạ đồ”.



Các đường đẳng trị có tính cổ điển là các đường bình độ hoặc các đường đẳng
cao trên bản đồ địa hình - những đường cong nối các điểm có cùng độ cao trên
bản đồ.
Ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi trong các bản đồ khí hậu, bản đồ từ
trường, bản đồ địa chấn, bản đồ địa hình ..., là những bản đồ mà các hiện tượng
được biểu hiện có sự phân bố rộng lớn liên tục và biến thiên từ từ trong khơng
gian.
Chính vì thế phương pháp đường đẳng trị được sử dụng chủ yếu và phổ biến
trên các bản đồ thể hiện các hiện tượng có sự phổ biến toàn bộ, liên tục trên lãnh
thổ và biến đổi từ từ về lượng từ nơi này đến nơi khác, khơng có những biến đổi
đột biến, đứt qng hoặc nhảy vọt.
Tuỳ thuộc vào đối tượng được thể hiện, mà các đường đẳng trị có tên gọi khác
nhau như đường đẳng cao (đường bình độ), đường đẳng nhiệt, đường đẳng áp,
đường đẳng mưa, đường đẳng từ thiên (góc lệch từ trường), v...v...
Các đường đẳng trị cho phép người sử dụng bản đồ có thể xác định được số
lượng của đối tượng ở những điểm bất kì trên bản đồ nằm ngoài các đường đẳng
trị bằng phương pháp nội suy và thơng qua khoảng cách giữa các đường đẳng trị,
có thể biết được biên độ biến thiên (gradien) của hiện tượng.
Cụ thể là trên các bản đồ địa hình, dựa vào các đường bình độ, có thể xác định
độ cao của mọi địa điểm trên bản đồ, xác định được độ dốc địa hình và các dạng
địa hình khác nhau. (*)

Đây là một ưu thế mà không một phương pháp biểu hiện địa hình nào có được.
Vì thế phương pháp các đường đẳng trị được sử dụng phổ biến trên các bản đồ
địa hình, và bản đồ khí hậu.


Để nâng cao tính trực quan và nhấn mạnh thêm các đặc trưng số lượng, trên cơ
sở các đường đẳng trị, có thể kết hợp thêm nền màu.

Các nền màu khác nhau giữa hệ thống các đường đẳng trị không những cho ta dễ
nhận biết được đặc tính về lượng của đối tượng mà thơng qua đó cịn nhận thức
và phân biệt được đặc tính về chất của đối tượng.
Ví dụ, ở bản đồ nhiệt thế giới, với nền màu khác nhau giữa các đường đẳng nhiệt
00, 100, 200, 300... có thể nhận biết được một cách dễ dàng các đới khí hậu.



×