Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu nâng cao khả năng sinh cellulase của một số chủng nấm sợi bằng xử lý chiếu xạ gamma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.62 KB, 6 trang )

Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14
Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH CELLULASE
CỦA MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI BẰNG XỬ LÝ CHIẾU XẠ GAMMA
ENHANCEMENT OF CELLULASE PRODUCTION OF SOME FILAMENTOUS FUNGI
BY GAMMA IRRADIATION
NGUYỄN THỊ THƠM, HOÀNG ĐĂNG SÁNG, TRẦN XN AN, NGUYỄN VĂN BÍNH,
HỒNG PHƯƠNG THẢO1, TRẦN MINH QUỲNH, TRẦN BĂNG DIỆP
Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, km 12, Đường 32, Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Email:
Tóm Tắt: Dịch bào tử Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC được xử lý chiếu xạ ở dải liều 100-2500 Gy trên
nguồn gamma Co-60 tại Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ bào tử nấm sống sót giảm theo liều chiếu. Liều
gây chết 90% số lượng bào tử nấm (D10) của cả hai chủng này đều khoảng 400 Gy. Số lượng bào tử sống sót của
Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC giảm tới 6,5-7,5 đơn vị Log so với đối chứng ở liều 2500 Gy. Sau chiếu xạ,
tiến hành sàng lọc trên môi trường PDA có bổ sung CMC (carboxymethyl cellulose) với chỉ thị Congo đỏ đã thu được hàng
trăm khuẩn lạc có khả năng thủy phân cellulose (HC) lớn hơn chủng ban đầu. Trong đó, các khuẩn lạc thể hiện khả năng
thủy phân cellulose cao nhất với giá trị HC tối đa thu được ở khoảng liều 700-1500 Gy. Đặc biệt, 4 thể đột biến tiềm năng
bao gồm 3 thể đột biến từ Aspergillus (TTG-700, TTG-1000 và TTG-1200) và 1 thể đột biến từ Trichoderma (VTCC1000) có hoạt tính CMCase tăng hơn 2 lần (2,25-2,48 lần) và hoạt tính FPase tăng hơn 1,8 lần (1,87-2,21 lần) so với chủng
gốc. Khả năng sinh CMCase và FPase của các thể đột biến được duy trì ổn định ít nhất sau 5 thế hệ liên tiếp, đồng thời
khơng có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và hình thái ở mỗi thế hệ. Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng cho thấy
chiếu xạ gamma là phương pháp gây tạo đột biến tiềm năng giúp tăng cường khả năng sinh cellulase ở các chủng nấm sợi.
Từ khóa: Aspergillus, bào tử, cellulase, chiếu xa gamma, đột biến, Trichoderma
Abstract: The spore suspensions of Aspergillus sp. TTG and Trichoderma sp. VTCC were irradiated at dose ranging 02500 Gy under gamma Cobalt-60 source at Ha Noi Irradiation Center. The results showed that the survival rate of fungi
decreases with the increasing dose. The radiation dose required to kill 90% of the total number of fungal spores (D10) of
these strains was about 400 Gy. The number of survival spore decreased by 6.5-7.5 Log unit at the dose of 2500 Gy. By
screening in PDA medium with the addition of CMC (carboxymethyl cellulose) and Congo red as an indicator of cellulose
degradation, hundreds of colonies with higher hydrolysis capacity’s value (HC) compared to the initial strain were
observed after irradiation. The colonies expressed the highest cellulose hydrolysis capacity with maximum HC value were
obtained at dose range of 700-1500 Gy. It is important to notice the 4 potential mutants including 3 mutants of Aspergillus
(TTG-700, TTG-1000 and TTG-1200) and 1 mutants of Trichoderma (VTCC-1000) demonstrated the higher CMCase and


FPase secretion (1.78 – 2.48 times) and (1.87 – 2.21 times), compared to the wild types. After 5 generations, the enzyme
productions of the mutants were fairly stable and there were no differences in growth rates and morphology of each
generation. The result of this study is an evidence for using gamma irradiation to improve cellulase production in
filamentous fungi.
Key words: Aspergillus, cellulase, gamma irradiation, mutant, Trichoderma, spore

1. MỞ ĐẦU
Cellulose là hợp chất cao phân tử được trùng hợp (polyme hóa) từ các gốc β-D-glucose bằng cầu nối
β-1-4-glucoside và là nguồn cacbon tái tạo dồi dào nhất trên thế giới [1, 2]. Cellulose có thể được chuyển
đổi thành glucose - một sản phẩm đa cơng dụng nhờ hệ enzym cellulase có hoạt tính sinh học cao [3].
Trong tự nhiên, q trình phân hủy hiếu khí cellulose chủ yếu do nấm sợi thực hiện. Phức hợp cellulase
được tiết ra bởi các vi sinh vật này bao gồm ba loại cellulase ngoại bào hòa tan: 1-4- β-endoglucanase, 1-4β-exoglucanase và β-glucosidase, chúng hoạt động hiệp đồng trên cả vùng vơ định hình và tinh thể của
cellulose trong quá trình chuyển đổi thành glucose [4, 5]. Aspergillus spp. và Trichoderma spp. là hai loài
nấm sợi có mặt trong hầu hết các loại đất và nhiều mơi trường tự nhiên. Do có khả năng tạo ra cellulase
phân hủy hiệu quả cellulose đồng thời nuôi cấy khá dễ dàng, không tốn kém nên chúng được quan tâm
nghiên cứu rộng rãi. Sinh khối có chứa enzyme ngoại bào do Aspergillus spp. và Trichoderma spp. tiết ra
có thể dễ dàng tách ra khỏi dịch lọc nuôi cấy. Nhờ đặc điểm này mà chúng có được lợi thế hơn so với vi
khuẩn trong q trình sản xuất cellulase cơng nghiệp [6].
Bức xạ gamma có thể gây đột biến bằng cách làm đứt gãy ADN, thay đổi cấu trúc của ADN hoặc
hình thành các hợp chất có hoạt tính khơng ổn định làm biến đổi ADN. Ngoài ra, gây đột biến bằng bức xạ
có nhiều ưu điểm nổi trội như phổ đột biến rộng, tần suất đột biến cao… do đó sẽ làm tăng khả năng chọn
521


Tiểu ban D3-D4: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ bức xạ
Section D3-D4: Application of nuclear techniques in agriculture, radiation technology application

được đột biến mong muốn và rút ngắn thời gian sàng lọc [7].
Để cải thiện khả năng sinh cellulase của Aspergillus spp. và Trichoderma spp., đã có nhiều nghiên
cứu tập trung vào việc gây đột biến các chủng nấm này bằng tia gamma. Nghiên cứu của Vu và cộng sự

cho thấy khả năng sinh cellulase của Aspergillus sp. đã được cải thiện bằng xử lý chiếu xạ gamma hai lần
lặp lại [8]. Chiếu xạ gamma liều 2000 Gy cũng làm tăng khả năng sinh carboxymethyl cellulase (CMCase)
và cellulase thủy phân cơ chất giấy lọc (FPase) của Aspergillus niger [9]. Shahbazi và cộng sự nhận thấy
Trichoderma reesei được chiếu tia gamma liều 250 Gy sinh ra một lượng cellulase cao hơn so với chủng
thuần ban đầu cũng như các thể đột biến bằng chiếu xạ UV. Kết quả định lượng enzyme cho thấy hoạt tính
của từng enzyme thành phần trong phức hệ cellulase ở các đột biến tạo bởi chiếu xạ gamma tăng khoảng
1,21-1,99 lần [10]. Các thể đột biến của Trichoderma reesei được chiếu tia gamma ở liều 2000 Gy tiết ra
lượng cellulase nhiều gấp 1,8 lần so với nấm không được xử lý [11].
Với mục đích sử dụng bức xạ gamma để tạo ra các chủng nấm sợi đột biến có khả năng sinh
cellulase cao, nghiên cứu này bước đầu khảo sát ảnh hưởng của bức xạ gamma tới tỷ lệ sống sót và khả
năng sinh cellulase của hai chủng nấm Aspergillus spp. và Trichoderma spp.
II. NỘI DUNG
II.1. Đối tượng và phương pháp
II.1.1. Vật liệu
Chủng Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC có khả năng sinh tổng hợp cellulase ngoại
bào cao được cung cấp bởi Bảo tàng Giống chuẩn vi sinh vật (VTCC), Viện Vi sinh và Công nghệ sinh
học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Môi trường nuôi cấy vi sinh vật: PDA (Potato Dextro Agar) do hãng Diffco cung cấp. Các hóa chất:
CMC (carboxymethyl cellulose) (Sigma), Congo Red (Sigma), Agar (Hạ long)… đều đảm bảo độ sạch
phân tích.
Mơi trường ni cấy lỏng bao gồm: 4 g KH2PO4; 13,6 g (NH4)2SO4; 0,8 g CaCl2; 0,6 g MgSO4; 0,1 g
pepton; 0,1 g cao nấm men; 1 mg FeSO4.H2O; 0,32 mg MnSO4.2H2O; 0,28 mg ZnSO4.7H2O; 0,4 mg
CoCl2.6H2O; 0,25 mg CuSO4.5H2O; 2 g CMC dẫn nước tới 1000 ml.
II.1.2. Phương pháp
II.1.2.1. Bảo quản và giữ giống
Chủng giống thuần được bảo quản theo phương pháp cấy truyền trên ống thạch nghiêng chứa môi
trường PDA, nuôi trong tủ ấm ở 28oC trong 72 giờ và được bảo quản tối đa 30 ngày ở 4oC trước khi cấy
truyền đợt tiếp theo.
II.1.2.2.Chuẩn bị dung dịch bào tử
Dung dịch bào tử được chuẩn bị theo phương pháp được mô tả bởi Darabzadeh và cộng sự (2018)

[12]. Chủng Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC được nuối cấy điểm trên đĩa petri chứa môi
trường PDA ở 28oC. Sau 7 ngày, tiến hành gạt toàn bộ số bào tử mọc trên bề mặt đĩa vào 100 ml dung dịch
NaCl 0,9% có bổ sung Tween 80 theo tỷ lệ 1/99. Dung dịch bào tử được pha loãng sao cho mật độ tế bào
khoảng 108-109 CFU/ml.

II.1.2.3. Xử lý chiếu xạ
Các ống nghiệm vô trùng có chứa 10 ml dung dịch bào tử nấm được đem xử lý chiếu xạ trên nguồn
gamma Co-60 ở dải liều 100-2500 Gy (3 ống nghiệm lặp lại cho mỗi liều). Liều 0 Gy được coi là mẫu đối
chứng. Liều kế Gammachrome YR được sử dụng để đo liều hấp thụ.
II.1.2.4. Xác định số lượng bào tử sống sót sau chiếu xạ
Dung dịch bào tử (trước và sau chiếu xạ) được pha loãng theo dãy thập phân. 0,1 ml mẫu ở các độ
pha lỗng thích hợp và được cấy vào đĩa petri chứa môi trường PDA (3 đĩa petri/độ pha loãng). Sử dụng
522


Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14
Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14

que gạt vô trùng dàn đều dịch cấy trên bề mặt thạch. Tiến hành đếm số khuẩn lạc sau 72 giờ nuôi cấy ở
28oC và tính số lượng bào tử (Mi) trong 1 ml mẫu theo cơng thức:

Mi (CFU/ml) =
Trong đó: Ai là số khuẩn lạc trung bình/đĩa; Di là độ pha lỗng và V là thể tích dịch bào tử cấy vào
mỗi đĩa (ml).
II.1.2.5. Sàng lọc các đột biến sinh cellulase cao
Khả năng phân hủy cellulose của Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC được xác định định
tính bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch PDA có chứa 1% cơ chất CMC, 0,02% chất chỉ thị Congo
đỏ và streptomycin (50 mg/l) [6].
Sau khi chiếu xạ, dung dịch bào tử nấm ở các liều khác nhau ngay lập tức được cấy trải lên mơi
trường PDA có bổ sung CMC và congo đỏ. Đĩa sau khi cấy được ủ ở 28 oC trong 24 giờ. Sau 24 giờ nuôi

cấy, nhiệt độ ủ sẽ được nâng lên 37oC trong 3 đến 5 ngày nhằm hạn chế sự lan rộng của khuẩn lạc và thu
vòng phân giải CMC tối đa. Khả năng thủy phân cellulose được đánh giá thông qua chỉ số HC (Hydrolysis
Capacity) theo công thức

HC =
Những khuẩn lạc có chỉ số HC lớn hơn 10% so với chỉ số HC của chủng thuần đều được coi là các
khuẩn lạc đột biến có khả năng sinh cellulase cao.
II.1.2.6. Định lượng enzym
Hoạt độ cellulase do các chủng nấm sợi sinh ra trong q trình ni cấy được định lượng theo TCVN
12104:2018 [13] bằng phương pháp DNS (axit 3,5 dinitrosalicylic). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh
giá hai loại hoạt độ enzyme endoglucanase - CMCase (thủy phân cơ chất CMC) và hoạt độ enzyme tổng
số-FPase (thủy phân giấy lọc Whatman số 1).
II.2. Kết quả và thảo luận
II.2.1. Ảnh hưởng của bức xạ gamma đến sự phát triển của nấm sợi
Tác động của bức xạ gamma tới sự phát triển của của hai chủng nấm sợi được xác định thơng qua số
khuẩn lạc sống sót trong dung dịch bào tử của 2 chủng nấm được xử lý chiếu xạ ở dải liều từ 100 đến 2500
Gy. Mối tương quan giữa Logarit số lượng bào tử nấm sống sót (CFU/ml) và liều xạ được biểu diễn trong
Hình 1. Các kết quả thu được cho thấy, khả năng sống sót của cả 2 chủng nấm bị ảnh hưởng đáng kể bởi
bức xạ gamma, số lượng bào tử sống sót giảm khi tăng liều bức xạ. Số lượng bào tử giảm mạnh trong
khoảng liều từ 100 đến 1200 Gy, ở các liều cao hơn số lượng bào tử ít có sự chênh lệch hơn.Tuy nhiên, kết
quả không cho thấy sự khác biệt đáng kể bởi tác động của bức xạ giữa Aspergillus sp. TTG và
Trichoderma sp.VTTC.
Đánh giá tác động của bức xạ gamma đối với Aspergillus niger, Ottenheim và cộng sự nhận thấy
D10 (liều gây chết 90% số lượng bào tử nấm) là 400 Gy [14] và kết quả này tương tự với giá trị D10 của
một số chủng Aspergillus được báo cáo trong các tài liệu khác nhau [15, 16]. Nghiên cứu ảnh hưởng của
chiếu xạ gamma tới đặc điểm hình thái và tính đối kháng của T. viride với nấm gây bệnh M. phaseona,
Baharvand và cộng sự nhận thấy tỷ lệ sống sót của T. viride là 9,7% ở liều chiếu 400 Gy và nhóm tác giả
đã khơng quan sát được bất cứ sự nảy mầm nào của các bào tử nấm ở liều 450 Gy [17]. Khi xác định liều
khử nhiễm một số loại nấm gây hại trên các di sản văn hóa là các loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên (giấy,
da thuộc, đồ dệt...), Laura và cộng sự nhận thấy D10 của T. viride nằm trong khoảng từ 450 đến 500 Gy

[18]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, D10 của cả hai chủng Aspergillus và Trichoderma vào khoảng 400
Gy. Tỷ lệ sống sót của Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC ở liều 500 Gy tương ứng là 0,46%
và 0,78%, trong khi số lượng bào tử sống giảm 6,5-7,5 đơn vị Log ở liều 2500 Gy. Những khác biệt trong
các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể được giải thích khi cho rằng các yếu tố như chủng giống, giai đoạn
523


Tiểu ban D3-D4: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ bức xạ
Section D3-D4: Application of nuclear techniques in agriculture, radiation technology application

sinh trưởng, nhiệt độ, bản chất của mơi trường dạng khí, thành phần hóa học của mơi trường ni cấy…
cũng như điều kiện sinh lý và khả năng tự sửa chữa của tế bào nấm đã ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng
sau chiếu xạ.

Hình 1. Mối tương quan giữa số lượng bào tử Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC
sống sót trong dịch bào tử và liều xạ

II.2.2. Nâng cao khả năng sinh cellulase của các chủng nấm sợi bằng xử lý chiếu xạ
II.2.2.1. Khả năng phân hủy cellulose (giá trị HC)
Sau khi chiếu xạ, những khuẩn lạc có chỉ số HC lớn hơn 10% so với chỉ số HC của chủng thuần
đều được coi là các khuẩn lạc kháng xạ và có khả năng sinh cellulase cao. Kết quả cho thấy, khuẩn lạc sinh
celluase xuất hiện ở tất cả các liều chiếu xạ, đồng thời số lượng khuẩn lạc có chỉ số HC cao hơn chủng
thuần là khác nhau ở mỗi liều chiếu xạ. Khả năng phân hủy cellulose ở các khuẩn lạc Aspergillus và
Trichoderma xử lý chiếu xạ liều khác nhau được trình bày trong Bảng 1. Rõ ràng, ở cả hai chủng nấm,
khoảng liều chiếu từ 700 đến 1500 Gy thu được nhiều hơn các khuẩn lạc có chỉ số HC cao hoặc có chỉ số
HC cao vượt trội so với các liều xử lý còn lại. Điều này được thể hiện rõ ở giá trị HC trung bình. Tại các
liều chiếu xạ này chúng tơi cũng thu được các khuẩn lạc có giá trị HC lớn nhất.

A


B

Hình 2. Các khuẩn lạc với vòng phân giải CMC bao quanh ở liều 1000 Gy trên môi trường sàng lọc PDA có chỉ thị Congo
đỏ (A- Các khuẩn lạc Aspergillus sp. TTG; B- Các khuẩn lạc Trichoderma sp.VTCC).
Bảng 1. Khả năng phân hủy cellulose ở các khuẩn lạc Aspergillus và Trichoderma xử lý chiếu xạ liều khác nhau
Khả năng phân hủy cellulose (Giá trị HC)

Liều xạ (Gy)

Aspergillus sp. TTG

Trichoderma sp. VTCC

Thuần

1,82

1,74

300

2,01 ± 0,06

1,95 ± 0,10

524


Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ 14
Proceedings of Vietnam conference on nuclear science and technology VINANST-14


500

2,06 ± 0,02

1,94 ± 0,05

700

2,17 ± 0,08

2,05 ± 0,09

1000

2,43 ± 0,12

2,21 ± 0,11

1200

2,39 ± 0,10

2,17 ± 0,09

1500

2,32 ± 0,04

2,06 ± 0,14


2000

2,11 ± 0,09

2,01 ± 0,07

2500

2,07 ± 0,10

1,95 ± 0,02

II.2.2.2. Hoạt độ enzyme
Những khuẩn lạc có giá trị HC lớn hơn 10% so với chủng thuần sẽ được nuôi cấy riêng rẽ để chọn
những khuẩn lạc có giá trị HC cao nhất. Sau q trình sàng lọc này, 4 thể đột biến tiềm năng bao gồm 3 thể
đột biến của Aspergillus sp. TTG (TTG-700, TTG-1000 và TTG-1200) và 1 thể đột biến nấm Trichoderma
sp. VTCC (VTCC-1000) có giá trị HC cao nhất đã được lựa chọn từ hàng trăm khuẩn lạc chiếu xạ.
Vòng thủy phân CMC, hoạt độ CMCase và FPase của các thể đột biến được trình bày trong Hình 3
và Bảng 2.

Aspergillus sp. TTG

TTG-1000

Trichoderma sp. VTCC

VTCC-1000

Hình 3. Vịng phân giải CMC của chủng thuần và các thể đột biến tiềm năng sau nuôi cấy 28 oC trong 2 ngày

và ủ ở 37oC trong 5 ngày
Bảng 2. Hoạt độ CMCase và FPase của các thể đột biến tiềm năng
CMCase

Aspergillus sp. TTG
TTG-700
TTG-1000
TTG-1200
Trichoderma sp. VTCC

1,324±0,041
2,979±0,123
3,137±0,051
3,071±0,114
1,107±0,042

VTCC-1000

2,753±0,091

2,48

Chủng nấm

Aspergi
llus
spp.
Trichod
erma
spp.


FPase
Tăng so
với
chủng
thuần
(lần)
2,25
2,37
2,32
-

Hoạt độ
(U/ml)

Hoạt độ (U/ml)

Tăng so với
chủng thuần
(lần)

0,254±0,011
0,503±0,016
0,561±0,014
0,521±0.009
0,195±0,007

1,98
2,21
2,05

-

0,365±0,010

1,87

Một số nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của bức xạ tia gamma trong việc tạo ra các đột biến sinh
tổng hợp cellulase cao ở Aspergillus spp. và Trichoderma spp. [8 - 11]. Trong nghiên cứu này, một số thể
đột biến tiềm năng có hoạt tính CMCase tăng hơn 2 lần (2,25-2,48 lần) và hoạt tính FPase tăng hơn 1,8 lần
(1,87-2,21 lần) so với chủng gốc đã được sàng lọc ở khoảng liều 700-1500 Gy.
Đánh giá tính bền của các thể đột biến sau chiếu xạ bằng việc cấy truyền liên tiếp trên đĩa PDA. Sau
5 thế hệ, hoạt độ CMCase và FPase vẫn khá ổn định với hệ số biến động không q 5%, đồng thời khơng
có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng và hình thái của mỗi thế hệ (số liệu khơng được trình bày trong báo
cáo này).
525


Tiểu ban D3-D4: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ bức xạ
Section D3-D4: Application of nuclear techniques in agriculture, radiation technology application

III. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sống sót của hai chủng nấm sợi Aspergillus sp. TTG và Trichoderma sp. VTCC giảm dần theo
sự tăng dần liều chiếu. D10 của cả hai chủng nấm là khoảng 400 Gy và số lượng bào tử giảm 6,5-7,5 đơn vị
Log ở liều 2500 Gy. Khoảng liều 700-1500 Gy là phù hợp để sàng lọc các chủng sau chiếu xạ có khả năng
sinh cellulase cao. Sau chiếu xạ, đã sàng lọc được 04 khuẩn lạc có khả năng sinh cellulase cao vượt trội.
Hoạt độ CMCase và FPase của các khuẩn lạc này cao hơn chủng thuần tương ứng là 2,25-2,48 lần và 1,872,21 lần và ổn định ít nhất sau 5 thế hệ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy bức xạ gamma là tác nhân hiệu
quả trong việc nâng cao khả năng sinh cellulase ở các chủng nấm sợi.
*Nghiên cứu được thực hiện từ nguồn kinh phí do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp theo đề
tài ĐTCB.01/ 18/TTCX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Gardner KH, Blackwell J (1974) The structure of native cellulose. Biopolymers 13: 1975-2001
[2] Jarvis M (2003) Cellulose stacks up. Nature, 426 (6967): 611–612.
[3] Gupta P, Samant K, Sahu A (2012) Isolation of cellulose- degrading bacteria and determination of their cellulolytic
potential. Int J Microbiol 6: 1-5.
[4] Henrissat B (1994) Cellulases and their interaction with cellulose. Cellulose 1: 169–196.
[5] Wang FXJ, Chen S, Qiu W, Yu Z, Zhao H, Xing X, Li H (2011) Strain improvement for enhanced production of
cellulase in Trichoderma viride. Appl Biochem Microbiol 47 (1): 53-58.
[6] Miklaszewska B, Macko D, Kłosowski G, Mikulski D (2016) Application of semi-quantitative and quantitative
methods for the selection of cellulolytic filamentous fungi isolated from pulp mill materials. Bio Technologia 97 (3):
169-178.
[7] Hoe PCK, Rahim KA, Saud HM (2016) A review on microbial mutagenesis through gamma irradiation for
agricultural applications. Jurnal Sains Nuklear Malaysia 28(2): 20-29.
[8] Vu VH, Pham TA, Kim (2009) Fungal strain improvement for cellulase production using repeated and sequential
mutagenesis. Mycobiol 37(4): 267-271.
[9] Mostafa AA (2014) Effect of gamma irradiation on Aspergillus niger DNA and production of cellulase enzymes. J
American Sci 10(5):152-160.
[10] Shahbazi S, Ispareh K, Karimi M, Askari H, Ebrahimi M A (2014) Gamma and UV radiation induced mutagenesis in
Trichoderma reesei to enhance cellulases enzyme activity. Intl J Farm & Alli Sci 3(5): 543-554.
[11] Masao T, Noboru K, Isao K (1987) Effects of gamma-ray irradiation on cellulase secretion of Trichoderma reesei.
Ferment Technol 65 (6): 703-705.
[12] Darabzadeh N, Hamidi-Esfahani Z, Hejazi P (2018) Improvement of cellulase production and its characteristics by
inducing mutation on Trichoderma reesei 2414 under solid state fermentation on rice by-products. Appl Food
Biotechnol 5 (1): 11-18.
[13] TCVN 12104: 2018, Xác định hoạt độ xenlulaza trong vi sinh vật phân giải xenlulo, 2018.
[14] Ottenheim C, Werner KA, Zimmermann W, Wu JC (2015) Improved endoxylanase production and colony
morphology of Aspergillus niger DSM 26641 by γ-ray induced mutagenesis. Biochem Engin J 94: 9-14.
[15] Blank G and Corrigan D (1995) Comparision of resistance of fungal spore to gamma and electron beam radiation. Int.
J. Food Microbiol 26: 269-277.
[16] Saleh YG, Mayo MS, Ahearn DG (1988) Resistance of some common fungito gamma irradiation. Appl Environ
Microbiol 54(8): 2134-2135.

[17] Baharvad A, Shahbazi S, Afsharmanesh H, Ebrahimi MA, Askari H (2014) Investigation of gamma irradiation on
morphological characteristics and antagonist potential of Trichoderma viride against M.phaseolina. Int J Farm & Alli
Sci: 1157-1164.
[18] Laura T, Florina LZ, Mioara A, Mihaela E, Mihai C, Alexandru A, Mihalis C, Ovidui I, Rodica IS (2014)
Radioresistance of biodegradation fungi and its importance in establishing the decontamination dose. ICAMS 20145th International Conference on Advanced Materials and Systems.

526



×