Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng bằng phẫu thuật hàn xương liên thân đốt ít xâm lấn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.61 KB, 7 trang )

HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG ĐƠN TẦNG
BẰNG PHẪU THUẬT HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT ÍT XÂM LẤN
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Trần Quang Trung1
TÓM TẮT

60

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị phẫu
thuật trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng bằng phẫu
thuật hàn xương liên thân đốt ít xâm lấn tại Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu: 58 bệnh nhân phẫu
thuật trượt đốt sống đơn tầng độ 1 độ 2 tại Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2019- tháng
1/2022
Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá triệu
chứng lâm sàng như đau lưng, đau lan chân, dấu
hiệu bậc thang, đau cách hồi…vv; chẩn đốn
hình ảnh như độ trượt, tầng trượt, tình trạng hẹp
ống sống, nguyên nhân trượt…. vv; các kết quả
trong phẫu thuật như thời gian mổ, lượng mất
máu, biến chứng, tình trạng cải thiện đau sau mổ,
kết quả nắn trượt, độ liền xương sau mổ 6 và 12
tháng.
Kết quả và kết luận: Tuổi trung bình là 52,7
tuổi. Nhỏ nhất là 29 tuổi, lớn nhất là 72 tuổi.
Nam giới có 14 bệnh nhân chiếm 24,14%; nữ
chiếm ưu thế với 44 bệnh nhân chiếm 75,86%.


Triệu chứng đau lưng chiếm 100%, đau lan chân
chiếm 93,1%, Thang điểm đau với VAS lưng
trung bình là 6,53±1,61, VAS chân 6,12±1,34.
Dấu hiệu bậc thang có 18/58 bệnh nhân chiếm
31,03%. Giảm cơ lực 6 bệnh nhân chiếm10,34%,
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Trần Quang Trung
Email:
Ngày nhận bài: 5.10.2022
Ngày phản biện khoa học: 12.10.2022
Ngày duyệt bài: 31.10.2022
1

460

Rối loạn cơ tròn 2 bệnh nhân chiếm 3,45%.
Điểm mức độ hạn chế chức năng cột sống ODI ở
mức 3 tức là mức trung bình chiếm tỷ lệ cao
51,72%. Vị trí trượt đốt sống trên Xquang chủ
yếu là tầng L45 chiếm 56,9% và L5S1 chiếm
37,9%. Độ trượt I 43 bệnh nhân chiếm 74,14%
độ 2 là 25,86%. Nguyên nhân trượt do khuyết eo
có 21 bệnh nhân chiếm 36,2% và do thối hóa
63,8%. Trên cộng hưởng từ hình ảnh thối hóa
đĩa chiếm 89,66%, hẹp lỗ liên hợp chiếm 86,2%,
phì đại diện khớp chiếm 79,31%. Thời gian phẫu
thuật trung bình 162,34 phút; mất máu trung bình
160,68 ml. Thời gian ra khỏi giường sau mổ để
tập đi lại trung bình 3,41 ngày, thời gian nằm
viện trung bình 7,45 ngày. Điểm VAS sau mổ

giảm rõ rệt VAS lưng trung bình cịn 3,78
VAS chân trung bình 1,18. Giảm độ trượt trên
phim Xquang sau mổ rõ rệt với độ 0 là 42 bệnh
nhân, độ 1 còn 16 bệnh nhân. Khám lại 44 bệnh
nhân sau 1 tháng với triệu chứng đau giảm rõ
VAS lứng là 2,24±0,88 và VAS chân 1,14±0,45.
Chỉ số ODI mức 1,2 chiếm đa số 77,27%.
Xquang kiểm tra với độ ổn định của cấu trúc là
95.45%. Có 2 ca có sự di lệch nhẹ vị trí miếng
ghép.

SUMMARY
RESULTS OF TREATMENT OF
SINGLE- STAGE LUMBAR
VERTEBRAL SPONDYLOLISTHESIS
BY MINIMALLY INVASIVE
INTERVERTEBRAL FUSION
SURGERY AT HANOI MEDICAL
UNIVERSITY HOSPITAL


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Objective: To evaluate the results of surgical
treatment
of
single-stage
lumbar
spondylolisthesis with minimally invasive
intervertebral fusion surgery at Hanoi Medical

University Hospital.
Research subjects: 58 patients undergoing
single-stage spondylolisthesis surgery at the
Hanoi Medical University Hospital from January
2019 to January 2022.
Research methods: Evaluation of clinical
symptoms such as back pain, leg pain, ladder
sign, intermittent claudication…etc; diagnostic
imaging such as slippage, sliding floor, spinal
stenosis, sliding cause.... etc; surgical results
such as surgery time, blood loss, complications,
postoperative pain improvement, sliding results,
and bone healing after 6 and 12 months.
Results and conclusions: The mean age was
52.7 years old. The youngest is 29 years old, the
oldest is 72 years old. Men have 14 patients,
accounting for 24.14%; Female dominated with
44 patients, accounting for 75.86%. Back pain
accounted for 100%, leg pain accounted for
93.1%, Pain score with average back VAS was
6.53±1.61, leg VAS was 6.12±1.34. The ladder
sign has 18/58 patients, accounting for 31.03%.
Muscle loss in 6 patients accounted for 10.34%,
Round muscle disorder in 2 patients accounted
for 3.45%. Score of ODI spinal function
limitation at level 3 means that the average level
accounts for a high rate of 51.72%. The position
of spondylolisthesis on X-ray is mainly L45 floor
accounting for 56.9% and L5S1 accounting for
37.9%. The slip I 43 patients accounted for

74.14% grade 2 is 25.86%. The cause of slippage
due to waist defect had 21 patients, accounting
for 36.2% and degenerative disease in 63.8%. On
magnetic resonance imaging, disc degeneration
accounted for 89.66%, conjugated foramen
stenosis accounted for 86.2%, representative
joint hypertrophy accounted for 79.31%. The

average surgical time was 162.34 minutes;
average blood loss 160.68 ml. The average time
to get out of bed after surgery to practice walking
is 3.41 days, the average hospital stay is 7.45
days. VAS score after surgery significantly
reduced the mean back VAS to 3.78 VAS
average foot 1.18. Reduced slip on postoperative
radiographs markedly with grade 0 for 42
patients, grade 1 for 16 patients. Re-examined 44
patients after 1 month with clearly reduced pain,
VAS of 2.24±0.88 and leg VAS of 1.14±0.45.
The ODI at 1.2 accounted for the majority of
77.27%. X-ray examination with structural
stability of 95.45%. There are 2 cases with slight
displacement of graft position.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trượt đốt sống (TĐS) là sự trật ra trước
của một thân đốt sống trên thân đốt sống
khác [1], [2]. TĐS tương đối phổ biến.
Roche M.A. thấy tỷ lệ TĐS là 4,2% khi khảo
sát 4200 tử thi [3]

Phần lớn TĐS khơng có triệu chứng, đa
số các trường hợp TĐS xuất hiện triệu chứng
khi kèm tình trạng mất vững cột sống, hẹp
ống sống, chèn ép cấu trúc thần kinh như đau
lưng, đau chân, đi cách hồi, yếu chân, hội
chứng đuôi ngựa [1], [5], . Phẫu thuật TĐS
khi có triệu chứng gây hạn chế sinh hoạt,
chức năng, không đáp ứng với các phương
pháp điều trị nội khoa.
Hiện nay, ghép xương liên thân đốt qua
lỗ liên hợp kết hợp với cố định vít cuống
cung (TLIF) là phẫu thuật hiệu quả được
chọn lựa để điều trị TĐS [8]. Mục đích phẫu
thuật là giải ép thần kinh, nắn chỉnh, cố định
cột sống và ngăn ngừa bệnh tiến triển [6],
[7]. Tuy nhiên đây là phẫu thuật phức tạp
xâm lấn, tàn phá cơ rộng dẫn đến các biến
chứng và di chứng dài sau phẫu thuật.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
461


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

thuật, các phẫu thuật ít xâm lấn (MIS) với
đường vào cũng như thao tác ít gây tổn
thương cấu trúc giải phẫu nhất mà vẫn đạt
được mục tiêu điều trị đã được ra đời và
ngày càng phát triển.
Phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ

liên hợp thắt lưng (MIS- TLIF) được Foley
K.T. giới thiệu năm 2003 với hệ thống dụng
cụ chuyên dụng Sextant (Medtronic, Mỹ) .
Tại Việt Nam, phẫu thuật ít xâm lấn được Võ
Xuân Sơn thực hiện đầu tiên tại thành phố
Hồ Chí Minh năm 2009, Nguyễn Văn Thạch
tại Hà Nội năm 2010 và đến nay đã được
thực hiện ở nhiều cơ sở điều trị. Bệnh viện
Đại học Y Hà Nội áp dụng phẫu thuật MIS
TLIF từ đầu năm 2018 điều trị bệnh nhân
trượt đốt sống bước đầu cho kết quả đáng
khích lệ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 58 bệnh
nhân trượt đốt sống thắt lưng đơn tầng được
Triệu chứng cơ năng
Đau cột sống thắt lưng
Đau lan chân kiểu rễ

phẫu thuật hàn xương liên thân đốt từ tháng
1/2019 đến tháng 1/2022 với tiêu chuẩn lựa
chọn gồm: Trượt độ 1,2 theo Meyerding;
khơng có lỗng xương, điều trị nội khoa 6
tháng thất bại; chưa từng mổ vị trí đoạn cột
sống trượt …
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả hồi cứu. Với các đặc điểm như tuổi,
giới, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, kết
quả phẫu thuật, theo dõi sau mổ 1, 6 và12
tháng.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 58 bệnh nhân được phẫu thuật có
14 là nam giới và 44 là nữ giới. Tuổi trung
bình là 52,7 tuổi. Nhỏ nhất là 29 tuổi, lớn
nhất là 72 tuổi
Lâm sàng: Các triệu chứng cơ năng chủ
yếu là đau lưng, và đau lan chân, một số
bệnh nhân có các triệu chứng đau cách hồi
thần kinh

n
58
54
12
20
26

%
100%
93,1%
20,7%
34,5%
44,8%

100m
Đau cách hồi
100-500m
> 500m
Các triệu chứng đau được đánh giá bằng thang điểm đau VAS
Mức độ đau đánh giá theo VAS trước mổ

Mức độ đau (VAS)
VAS lưng [n (%)]
VAS chân [n (%)]
0-4 ( không hoặc đau nhẹ)
7
10
5-7(đau nhiều)
30
24
8-10(đau rất nhiều)
21
24
Tổng
58
58
Với điểm VAS trung bình lưng là 6,53±1,61 và chân là 6,12±1,34 đều nằm ở mức độ đau
trung bình.
Các triệu chứng khác như Dấu hiệu bậc thang có 18 bệnh nhân chiếm 31,03%
Dấu hiệu Lassege dương tính có 49 bệnh nhân chiếm 86,2%

462


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Chỉ số ODI trước phẫu thuật đánh giá mức độ giảm chức năng cột sống
ODI
Mức 1
Mức 2
Mức 3

Mức 4
Mức 5
N
n
4
16
30
8
0
58
%
6,9%
27,6%
51,7%
13.8%
0%
100%
Cận lâm sàng: Trên Xquang có 43 bệnh nhân trượt độ 1(74,14%), 15 bệnh nhân trượt độ
2 (25,86%) theo phân loại Meyreding. Có 21 bệnh nhân trượt có khuyết eo 36,2% và 37 bệnh
nhân do thối hóa 63,8%.
Vị trí trượt – tầng cột sống trượt
Vị trí TĐS
Số lượng
Tỷ lệ
L34
2
3,45%
L45
33
56,90%

L5S1
23
39,65%
Trên cộng hưởng từ: Các hình ảnh thối thương thần kinh là rách, đụng dập hoặc bị
hóa đĩa với 52 bệnh nhân chiếm 89,66% hẹp đốt nhiều
lỗ liên hợp 50 bệnh nhân chiếm 86,2%, phì
Sau mổ: Thời gian bệnh nhân rời khỏi
đại diện khớp 46 bệnh nhân chiếm 79,31%.
giường bắt đầu tập đi trung bình là 3,41
Kết quả phẫu thuật: Với thời gian phẫu ngày. Thời gian nằm viện trung bình 7,45
thuật trung bình là 162,34 phút ngắn nhất là ngày
145 phút, dài nhất là 205 phút. Lượng mất
Tình trạng đau sau mổ giảm rõ với điểm
máu trong mổ là 160,68 ml. Các biến chứng VAS lưng trung bình cịn 3,78 ±1,02; VAS
rách màng cứng, tổn thương mạch lớn, vỡ chân trung bình cịn 1,18±0,23
cuống sống là khơng có. Có 4 ca có tổn
Chụp Xquang sau mổ
Đánh giá độ chính xác của vít theo Lonstein
Vị trí của vít
Số lượng vít
Đúng tiêu chuẩn
222
Vào bờ trên cuống
6
Vượt quá bờ trước thân đốt trên phin nghiêng
4
Tổng
232
Vị trí của miếng ghép gian đốt sống
Vị trí miếng ghép

Số lượng miếng ghép
Đúng vị trí
50
1/3 sau thân đốt sống
8
Tổng
58
So sánh chiều cao liên thân đốt trước và sau mổ lúc ra viện
± SD

Tỷ lệ (%)
95,7%
2,6%
1,7%
100%
%
86,2%
13,8%
100%
P

Trước mổ
Lúc ra viện
Chiều cao LTĐ (mm)
6,33 ± 2,60
11,08 ± 0,93
<0,001
Khám lại 44 bệnh nhân sau mổ 1 tháng: Với triệu chứng đau giảm VAS lưng trung bình
cịn 2,24±0,88 và VAS chân 1,14±0,45
Tình trạng giảm chức năng cột sống được cải thiện qua thang điểm ODI

463


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Chỉ số ODI sau 1 tháng
ODI
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Mức 5
N
n
18
16
9
1
0
44
%
40,91%
36,36%
20,46%
2,27%
0%
100%
Biến chứng có 2 ca nhiễm trùng vết mổ IV. BÀN LUẬN
nông được vào viện mổ làm sạch. 1 ca có
Về tuổi: Trong bệnh lý trượt đốt sống

yếu cơ lực hơn trước mổ do trong mổ có tổn mỗi độ tuổi có nguyên nhân trượt đốt sống
thương thần kinh
khác nhau. Ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên thì
Chụp Xquang sau 1 tháng có 1 bệnh nhân thường là trượt bẩm sinh Min K. và CS
lỏng vít và 2 bệnh nhân di lệch miếng ghép (2012) nhận thấy tuổi trung bình là 17,3 tuổi.
ra sau nhưng chưa chèn ép ống sống
Một nghiên cứu khác của Lamartina C. và
Khám 36 bệnh nhân sau 6 tháng có kết CS (2009) cho thấy độ tuổi trung bình là 14,8
quả tình trạng đau lưng và đau chân giảm với tuổi. Trái lại, TĐS do khuyết eo và thối hóa
VAS lưng trung bình là 1,81±0,31 VAS chân thì thường xảy ra ở lứa tuổi lớn hơn, ở người
là 0,67±0,22
già và có xu hướng tăng theo lứa tuổi. Ghi
Chỉ số ODI sau 6 tháng với mức I, II cải nhận của Okuda S. và CS (2014), TĐS do
thiện chiếm 89,44%
khuyết eo có tuổi trung bình là 57 tuổi. Các
Chụp Xquang sau 6 tháng có sự ổn định nghiên cứu trong nước, Nguyễn Vũ nghiên
về cấu trúc, khơng có tuột miếng ghép hay cứu 90 BN chủ yếu là TĐS do khuyết eo và
vis so với phim 1 tháng sau mổ
thối hóa, tuổi trung bình là 48,02 tuổi của
Đánh giá mức độ liền xương theo Phạm Vô Kỵ là 48,85 tuổi[15], của Dương
Bridwell
Thanh Tùng[16] là 50,66 tuổi .Trong nghiên
Mức độ liền xương sau mổ 6 tháng: Tốt cứu của chúng tôi, TĐS chủ yếu do nguyên
21 bệnh nhân chiếm 55,33%, khá 9 bệnh nhân khuyết eo và thối hóa, độ tuổi trung
nhân chiếm 25%, trung bình 6 bệnh nhân bình là 52,7 tuổi. Kết quả này khá tương
chiếm 16,67%
đồng với các nghiên cứu trước ở trong và
Khám lại 21 bệnh nhân sau 1 năm với ngoài nước.
phần lớn bệnh nhân đỡ đau so với 6 tháng
Về giới: Trong nghiên cứu của chúng tơi,

trước VAS lưng trung bình là 1,52±0,34 TĐS xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam với tỷ lệ
VAS chân là 0,67±0,22. Điểm ODI sau 12 nam trên nữ là 1/3,14. Nghiên cứu của
tháng có cải thiện với mức I, II chiếm Nguyễn Vũ cũng có cùng nhận định với
95,24%
chúng tôi, tỷ lệ nam trên nữ là 1/2,33 nghiên
Độ liền xương trên Xquang: 18 bệnh cứu của Phạm Vô Kỵ tủy lệ nam/nữ là 1/1,7
nhân liền tốt chiếm 85,71%
của Dương Thanh Tùng nam/nữ là 1/1,36 .
Kết quả điều trị sau mổ 12 tháng theo Andersen T. và CS (2013) cho thấy TĐS do
MacNab
thối hóa có tỷ lệ nữ giới nhiều hơn nam giới
Kết quả điều trị TĐS thắt lưng 1 tầng [17]. Có thể giải thích cho tình trạng bệnh
bằng phẫu thuật hàn xương liên thân đơt ít nhân trượt đốt sống là nữ thường cao hơn có
xâm lấn cho kết quả tốt và rất tốt đạt 95,24% thể do tình trạng lao động nơng nghiệp nặng
và 4,67% đạt kết quả khá sau 12 tháng phẫu ở phụ nữ Việt Nam.
thuật.
Triệu chứng cơ năng
464


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 521 - THÁNG 12 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022

Đau lưng mãn tính, đau theo rễ và đau
cách hồi thần kinh là những triệu chứng cơ
năng rất thường gặp nhưng không đặc hiệu
trong bệnh lý TĐS thắt lưng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết
bệnh nhân có đau lưng và đau xuống chân
với tỷ lệ 100% đau lưng và 93,1% đau rễ TK.
Kết quả này cũng tương đồng các kết quả

nghiên cứu của tác giả Nguyễn Vũ, Phạm Vô
Kỵ, Phan Trọng Hậu, Dương Thanh Tùng.
Mức độ đau với điểm VAS trung bình
lưng là 6,53±1,61 và chân là 6,12±1,34 đều
nằm ở mức độ đau nhiều. Kết quả này cũng
tương đồng với kết quả của các tác giả khác
như Nguyễn Vũ [28] có điểm VAS lưng
trung bình là 6,62 ± 1,35, VAS chân trung
bình là 6,02 ± 1,53. Phạm Vô Kỵ ghi nhận
điểm đau trung bình ở lưng là 6,98 ± 0,78, ở
chân là 7,24 ± 1,07
Vị trí trượt đốt sống chủ yếu ở tầng thấp
thắt lưng là L45 và L5S1 chiểm tổng 96,55%
đây là vùng cột sống động, chịu lực nặng
nhất nên thường xuất hiện thối hóa, gãy eo
gây trượt. Nghiên cứu của Phạm Vơ Kỵ
trong 62 bn 2 vị trí này cũng chiếm tỷ lệ cao
là 96,8%, nghiên cứu, của Dương Thanh
Tùng trong 38 bn nghiên cứu thì 100% là
trượt ở 2 vị trí này.
Trên Xquang tỷ lệ trượt đốt sống do thối
hóa không khuyết eo chiếm tỷ lệ cao hơn
trượt do khuyết eo với tỷ lệ 1,76/1. Tỷ lệ này
tác giả Dương Thanh Tùng là 2,65/1. Độ
trượt có 43 bệnh nhân trượt độ 1chiếm
74,14% và 15 bệnh nhân trượt độ 2 chiếm
25,86%
Trên cộng hưởng từ cho ta những hình
ảnh rõ nét về thối hóa đĩa đệm, hẹp ống
sống, hẹp lỗ liên hợp và phì đại diện khớp

những hình ảnh trên giúp phẫu thuật viên dự
kiến cách thức tiếp cận từ việc bên đặt ống
nong, nhận định khớp phì đại, cách phá

khớp, giải phóng dây chằng vàng, lỗ liên hợp
và mức độ giải ép sang bên đối diện.
Đánh giá kết quả trong mổ: Thời gian
phẫu thuật trung bình là 162,34 phút, với
lượng mất máu trung bình là 160,68 ml. Một
số tác giả khác cũng có kết quả nghiên cứu
tương tự. MIS TLIF là phẫu thuật nhỏ nên sẽ
phải mất nhiều thời gian cho việc xác định
chính xác vị trí rạch da và đặt ống nong, thao
tác trên phẫu trường nhỏ cần phải người có
kinh nghiệm sử dụng kính vi phẫu cũng như
các thao tác chính xác. Các bước trong phẫu
thuật MIS cũng nhiều hơn mổ mở thường
quy, xong việc hạn chế mất máu là đáng kể
do việc cắt cơ là rất ít. Nên việc phải truyền
máu trong phẫu thuật ít xâm lấn gần như
khơng có.
Bàn về các biến chứng trong mổ, nghiên
cứu cho thấy biến chứng rách màng cứng, vỡ
cuống là khơng có, có 4 ca có tổn thương
thần kinh do gây đụng dập, gặm Kerison vào
dễ hay đốt phải dễ. Những trường hợp này là
những ca đầu tiên trong khi mới áp dụng kỹ
thuật và la những ca khó về giải phẫu trong
mổ.
Kết quả sau mổ cho sự cải thiện vê lâm

sàng là rõ nét với thang điểm đau giảm từ
mức đau nhiều xuống mức đau nhẹ. Đây là
kết quả của việc thực hiện phẫu thuật ít cắt
cơ giúp bệnh nhân có thể vận động sớm mà
không đau. Thời gian bệnh nhân có thể ra
khỏi giường để tập đi lại chỉ là 3,41 ngày.
Thới gian nằm viện trung bình là 7,45 ngày.
Đây là số ngày bệnh nhân được chăm sóc về
vết mổ, tập phục hồi chức năng đến khi có
thể tự đi lại tốt trước khi ra viên. Chúng tôi
nhận thấy đa phần những bệnh nhân trẻ tuổi
thì phục hồi nhanh và ra viên sớm, cịn lại số
đơng là bệnh nhân lớn tuổi phục hồi chậm
hơn, một phần cũng là do tâm lý lo lắng nên
muốn nằm viện lâu hơn.
465


HỘI NGHỊ PHẪU THUẬT THẦN KINH VIỆT NAM LẦN THỨ 21

Đánh giá lâm sàng sau khám lại đều thấy
có sự cải thiện chức năng qua đánh gái điểm
ODI, tình trạng đau giảm qua điểm VAS
Kết quả chụp phim lại sau mổ qua các
mốc thời gian đều cho kết quả tốt vê sự ổn
định cũng như độ liền xương tốt.
V. KẾT LUẬN
Với 58 bệnh nhân trượt đốt sống đơn
tầng được phẫu thuật bằng phương pháp hàn
xương liên thân đốt ít xâm lấn từ 1/2019 đến

1/2022 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho
kết quả tốt về việc cải thiện chức năng cột
sống, giảm đau rõ rệt so với trước mổ cũng
như sự ổn định cấu trúc hàn xương qua các
quang thời gian 6 tháng, 1 năm. Đây là phẫu
thuật tiên tiến, là sự lựa chọn tốt cho các
bệnh nhân bị bệnh lý trượt đốt sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Greenberg M.S. (2016). Spine and Spinal
Cord. In: Handbook of Neurosurgery, Eighth
edition, New York, Thieme, 1098 - 1099.
2. Kelft
E.V.
(2016).
Degenerative
Spondylolisthesis. In: Surgery of the Spine
and Spinal Cord. A Neurosurgical Approach,
Switzerland, Springer, 509 - 512.

466

3. Roche M.A., Rowe G.G. (1951). The
incidence of separate neural arch and
coincident bone variations: a survey of 4,200
skeskeletons. Anat Rec, 109: 233 – 52.
4. Fredrickson F., Baker D., McHolick WJ.,
et al. (1984). The natural history of
spondylolysis and spondylolisthesis. J Bone
Joint Surg Am, 66: 699 – 707.
5. Standaert C.J., Herring S.A. (2000).

Spondylolysis: a critical review. Br J Sports
Med, 34: 415 – 422.
6. Errico T., Blondel B., Xavier S., et al.
(2012). Management of Degenerative
Lumbar Stenosis and Spondylolisthesis. In:
Schmidek & Sweet operative neurosurgical
techniques: indications, methods, and results,
6th ed, Philadelphia, Esevier Saunders, 1891
- 1899.
7. Hari A., Krishna M., Rajagandhi S., et al.
(2016). Minimally invasive transforaminal
lumbar interbody fusion - indications and
clinical experience. Neurol India, 444-454.
8. Halm H., Schneider M., Hackenberg L., et
al. (2005). Transforaminal lumbar interbody
fusion: a safe technique with satisfactory
three to five year results. Eur Spine J, 14:
551 – 558.



×