Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc trẻ sốt mọc răng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.89 KB, 5 trang )




Chăm sóc trẻ sốt mọc
răng


Trẻ 6 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng sữa. Bộ răng sữa gồm 20
chiếc, 10 răng ở hàm dưới mọc đầu tiên, sau đó các răng khác sẽ
tuần tự mọc.
Như vậy từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30 trẻ có những đợt mọc răng
liên tiếp và những đợt mọc răng này thường làm trẻ bị sốt, tiêu chảy
nhẹ và có thể gây một số dấu hiệu bệnh lý khác.

Tuy nhiên, trong thời kỳ mọc răng trẻ cũng có thể bị sốt do mắc một
số bệnh nhiễm khuẩn khác chứ không phải lúc nào trẻ sốt cũng đều do
mọc răng cả. Các bậc bố mẹ cần theo dõi chu đáo và biết cách phân
biệt trẻ sốt do mọc răng hay do một bệnh khác để có biện pháp xử trí
đúng đắn, kịp thời.

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ mọc răng

Trước khi răng nhú lên 3 - 4 ngày, lợi trẻ thường bị sưng, viêm tấy đỏ,
có khi bị loét, rãi chảy nhiều. Lợi sưng đỏ làm trẻ ngứa ngáy khó chịu
ở chỗ răng sẽ nhú lên nên trẻ thường cho ngón tay hoặc bất cứ vật gì
có trong tay vào miệng để mút, gặm.

Ngoài ra để răng mọc được, lợi sẽ bị nứt ra gây đau cho trẻ, nếu
không giữ vệ sinh tốt có thể bị nhiễm khuẩn miệng. Cũng vì vậy trẻ bị
mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn, đau lợi, lười ăn, ít ngủ, nhiều trẻ bị sốt
kèm theo tiêu chảy nhẹ.



Khi thấy trẻ sốt, bố mẹ nên nhanh chóng cặp nhiệt độ cho con.
Thường trẻ chỉ sốt nhẹ khoảng gần 38 độ C, nếu trên 38 độ C phải chú
ý theo dõi cẩn thận. Trường hợp trẻ sốt nhẹ chỉ cần theo dõi, chăm sóc
trẻ cẩn thận, không cần cho uống thuốc.

Cùng với sốt nhẹ, trẻ chảy nước bọt nhiều nên thường đưa tay vào
miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm vùng lợi phía trước. Chúng ta cần chú
ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt, thường xuyên lau sạch rãi và
nước bọt của trẻ chảy ra quanh miệng bằng khăn mềm sạch. Sau khi
cho trẻ bú hoặc ăn nên nhớ làm sạch lợi trẻ. Có thể dùng một miếng
gạc hoặc vải mềm thật sạch nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau
nhẹ nhàng lợi trẻ, sau đó cho trẻ uống nước đun sôi để nguội.

Chú ý cho trẻ uống nhiều nước, nhất là đối với những trẻ bị sốt kèm
theo tiêu chảy. Điều này rất quan trọng vì sốt và tiêu chảy dễ làm cơ
thể trẻ bị mất nước. Trường hợp trẻ không uống được nước, có thể
dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng trẻ để trẻ không bị
khô môi và cũng tránh được tình trạng mất nước.

Phân biệt trẻ sốt mọc răng với sốt do những nguyên nhân khác.

Trên đây là những triệu chứng chính thường gặp đối với hầu hết các
trường hợp trẻ mọc răng. Các dấu hiệu này thường nhẹ, không có gì
đáng lo ngại, chúng thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 - 4 ngày
khi những chiếc răng mới nhú lên những triệu chứng trên cũng giảm
dần rồi hết hẳn.

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi chăm sóc trẻ thật chu
đáo. Nếu thấy trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên và đau lợi nhiều phải

đưa đi khám bệnh ngay để thầy thuốc cho dùng thuốc hạ sốt và giảm
đau. Thuốc men và liều dùng do thầy thuốc quyết định, gia đình nhất
thiết phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc, không được tùy ý mua
thuốc dùng, kể cả thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh vì có thể gây nguy
hiểm cho trẻ.

Cần chú ý mọc răng chỉ làm trẻ sốt nhẹ và đi tướt trong vài ngày, kèm
theo những dấu hiệu mọc răng như đã nói trên. Nếu thấy trẻ bị sốt cao
liên tục, nôn mửa, tiêu chảy nhiều phải nghĩ đến một bệnh khác, vì
trong nhiều trường hợp trẻ sốt là do mắc một bệnh truyền nhiễm chứ
không phải do mọc răng. Để biết chắc chắn trẻ sốt có phải do mọc
răng hay không nên đưa trẻ đi khám bệnh, vì trong giai đoạn trẻ mọc
răng người mẹ có thể nhầm lẫn giữa tình trạng trẻ sốt mọc răng và sốt
do một bệnh khác.

×