Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

Luận văn Thạc sĩ đề tài: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.4 MB, 179 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

VÕ THỊ YẾN NHA

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG
NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH GIÁO DỤC HỌC
(GIÁO DỤC MẦM NON)

TRÀ VINH, NĂM 2022


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

VÕ THỊ YẾN NHA

GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG
NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN
Ngành: Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã ngành: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. BÙI THỊ VIỆT

TRÀ VINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu khoa học này là của riêng tơi. Nội dung
trình bày về các thông tin số liệu, kết quả thống kê được đưa ra trong trong luận văn là
trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Trà Vinh, ngày

tháng

năm 2022

Học viên thực hiện

Võ Thị Yến Nha

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Trà Vinh, q thầy cơ phịng sau đại học đã tạo
điều kiện để tơi có thể học tập và thực hiện luận văn trong suốt thời gian vừa qua.
Xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Bùi Thị Việt, người thầy tận tâm luôn
hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, chủ động giúp tơi khắc
phục những khó khăn đến khi hồn thành luận văn.
Tôi xin dành lời cảm ơn đến ban giám hiệu và các giáo viên các trường mầm

non, mẫu giáo đã đồng hành cùng tơi trong q trình khảo sát thực trạng và khảo sát
tính khả thi của đề tài.
Đồng thời xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Mẫu giáo Thiên Thanh đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi công tác và nghiên cứu. Các đồng nghiệp công tác tại
trường đã nhiệt tình hỗ trợ trong cơng tác chuyên môn, cùng đồng hành và hợp tác với
tôi trong suốt quá trình thử nghiệm các nội dung của đề tài.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln động viên khích
lệ tơi trong cả quá trình học tập và nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................................viii
TĨM TẮT LUẬN VĂN.........................................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................2
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.............................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................2
4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận........................................................................2
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................................3
4.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi........................................................................3
4.2.2 Phương pháp phỏng vấn.............................................................................................3
4.2.3 Phương pháp quan sát.................................................................................................4
4.2.5 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên và sản phẩm hoạt động của trẻ.............6

4.2.6 Phương pháp xử lý số liệu...........................................................................................7
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI............................................................................................7
5.1 Phạm vi nội dung............................................................................................................7
5.2 Phạm vi không gian........................................................................................................7
5.3 Phạm vi thời gian............................................................................................................7
6. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT........................................8
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC................................................................................................8
8. KẾT CẤU LUẬN VĂN.........................................................................................................8
CHƯƠNG 1...............................................................................................................................9
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU
THIÊN NHIÊN..........................................................................................................................9
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................9
1.1.1 Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi..............................................................9
1.1.2 Những cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam...............................................................15
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN............................................................................................17
1.2.1 Môi trường..................................................................................................................17
1.2.2 Ý thức bảo vệ môi trường..........................................................................................18

iii


1.2.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường..........................................................................19
1.2.4 Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên........................................................................21
1.3 LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO 4-5 TUỔI.......................................................................................................................22
1.3.1 Đặc điểm ý thức bảo vệ môi trường của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi..............................22
1.3.2 Mục đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi...............................24
1.3.3 Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi........................26
1.3.4 Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi..............................28

1.3.5 Nguyên tắc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi............................29
1.3.6 Kết quả mong đợi về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi............29
1.4 VAI TRÒ CỦA NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN TRONG GIÁO DỤC Ý
THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI................................30
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT
LIỆU THIÊN NHIÊN.............................................................................................................31
1.5.1 Nhận thức, năng lực của cán bộ quản lý..................................................................31
1.5.2 Nhận thức và năng lực của đội ngũ giáo viên..........................................................32
1.5.3 Đặc điểm nhận thức lứa tuổi và cá nhân trẻ............................................................32
1.5.4 Phối hợp với phụ huynh học sinh và cộng đồng......................................................32
1.5.5 Các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, tài chính, tài liệu hướng dẫn. .33
1.6 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO
TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN
NHIÊN......................................................................................................................................33
1.6.1 Đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường......................33
1.6.2 Đánh giá việc xây dựng môi trường giáo dục lớp học nhằm mục đích giáo dục ý
thức bảo vệ mơi trường......................................................................................................34
1.6.3 Đánh giá chất lượng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trên trẻ 4-5 tuổi...........35
CHƯƠNG 2.............................................................................................................................37
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI
THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON, MẪU GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH.
...................................................................................................................................................37
2.1 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG................................37
2.1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng.........................................................37
2.1.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng...............................................................................37

iv



2.1.3 Quy trình nghiên cứu thực trạng..............................................................................38
2.1.4 Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu thực trạng...........................................39
2.2. PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TRẠNG............................................................40
2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát.............................................................40
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn...........................................................................................41
2.2.3 Phương pháp quan sát...............................................................................................42
2.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG..........................................................................42
2.3.1 Thông tin chung về cán bộ quản lý, giáo viên tham gia khảo sát..........................42
2.3.2 Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.......................................................43
2.3.3 Thực trạng bố trí mơi trường giáo dục lớp học và sử dụng nguyên vật liệu thiên
nhiên vào môi trường giáo dục..........................................................................................48
2.3.4 Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua sử dụng nguyên vật
liệu thiên nhiên....................................................................................................................53
2.3.5 Đánh giá chung ưu điểm, hạn chế và thực trạng của địa phương 2.3.5.1 Ưu điểm
...............................................................................................................................................60
2.3.6 Thực trạng kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm
non........................................................................................................................................65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.........................................................................................................68
CHƯƠNG 3.............................................................................................................................69
ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU
THIÊN NHIÊN........................................................................................................................69
3.1 NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP........................................................................69
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN
NHIÊN......................................................................................................................................71
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về việc lập kế hoạch
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu
thiên nhiên...........................................................................................................................72

3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục bằng các nguyên vật liệu thiên
nhiên.....................................................................................................................................72
3.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông
qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở hoạt động học..............................................73
3.2.4 Biện pháp 4: Lồng ghép sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào các hoạt động
khác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.....................................73

v


3.2.5 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong các hoạt động sử dụng
nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi...74
3.3 THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN
NHIÊN......................................................................................................................................75
3.3.1 Vài nét về cơ sở giáo dục tổ chức thử nghiệm.........................................................75
3.3.2 Tổ chức thử nghiệm...................................................................................................75
3.3.2.1 Mục đích thử nghiệm............................................................................................75
3.3.2.2 Thời gian và địa điểm thử nghiệm........................................................................75
3.3.2.3. Nội dung tổ chức thử nghiệm...............................................................................76
3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM.....................................................................81
3.4.3 Đánh giá những thành công và hạn chế của các biện pháp đã đề xuất................97
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................101
1. KẾT LUẬN........................................................................................................................101
2. KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................104
PHỤ LỤC 1................................................................................................................................1

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT:
CBQL:
GDMN:
GD&ĐT:
GVMN:
KPKH:
LĐC:
LTN:
MTGD:
NVLTN:
PHHS:

Bảo vệ môi trường
Cán bộ quản lý
Giáo dục mầm non
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên mầm non
Khám phá khoa học
Lớp đối chứng
Lớp thử nghiệm
Môi trường giáo dục
Nguyên vật liệu thiên nhiên
Phụ huynh học sinh

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua
sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non có vai trị quan trọng nhằm
hình thành cho trẻ kiến thức, kỹ năng, thái độ bảo vệ môi trường cần thiết. Biện pháp
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên
nhiên là biện pháp mà các trường mầm non ở các thành phố lớn đang áp dụng rộng rãi
theo các mơ hình nổi tiếng trên thế giới như: Reggio Emelia, Montessori, Steiner, High
Scope... cho thấy hiệu quả giáo dục cao, có thể dễ dàng thực hiện và nhân rộng.
Việc hệ thống hóa cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng tại các trường
mầm non, mẫu giáo tại huyện Càng Long đã làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu
thiên nhiên tại trường mẫu giáo Thiên Thanh, huyện Càng Long. Kết quả sau thử
nghiệm bước đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
Từ khóa: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; sử dụng nguyên vật liệu thiên
nhiên.
ABSTRACT
Project name: Education of awareness of environmental protection for
preschoolers at the ages of four to five through the use of natural materials
Education of environmental protection awareness for preschoolers plays a
principal role in shaping the knowledge, skills, and attitudes to safeguard the
environment necessarily. The method of educating awareness of environmental
viii



protection for preschoolers through the use of natural materials is the method that
kindergartens in metropolises have been widely applying under well-known
international models such as Reggio Emilia, Montessori, Steiner, High Scope.... which
demonstrates agreat educational impacts, and This is simple to execute and duplicate.
The systematization of the literature review, survey, and assessment of the
reality in nursery schools and kindergartens in Cang Long district has served as a basis
for proposing methods of educating awareness of environmental protection for
preschoolers aged four to five through the use of natural materials in Thien Thanh
kindergarten, Cang Long district. The outcomes of the initial study confirmed the
viability and efficacy of the techniques in enhancing the quality of education for
children.
Keywords: Education of awareness of environmental protection; the use of
natural materials.

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế giới đang trên đà phát triển không ngừng, tạo ra những cơ hội mới cũng
như thách thức cần phải trải qua. Một trong những thách thức mà con người cần phải
đối mặt đó là vấn đề ơ nhiễm mơi trường. Ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường và
bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm thay đổi nhận thức,
lối sống của mọi người dân, chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức tập huấn
nội dung giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu và giáo dục về bảo vệ môi trường
trong các cơ sở giáo dục mầm non từ ngày 30/11 đến 3/12/2021 với hơn 400 điểm cầu
trên toàn quốc với hơn 15.000 lượt truy cập trên youtube cho thấy việc nhận thức cao

về vai trị của bảo vệ mơi trường và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm
non là nhiệm vụ cần thiết, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài.
Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ mầm non có vai trị quan trọng góp
phần hình thành cho trẻ những kiến thức cơ bản về môi trường sống, nguyên nhân, tác
hại của ơ nhiễm mơi trường từ đó hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết để có thể
quan tâm, tác động đến môi trường sống hợp lý. Trẻ mầm non là những người sẽ trực
tiếp tác động đến môi trường sống cho tương lai sao này, nếu trẻ khơng có những nhận
thức đúng đắn, khơng có ý thức quan tâm bảo vệ mơi trường, thì vấn đề ơ nhiễm mơi
trường và biến đổi khí hậu sẽ trở nên nặng nề hơn, tác động ngày càng tiêu cực hơn
đến cuộc sống của con người. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non
muốn thực hiện hiệu quả đòi hỏi nhiều biện pháp giáo dục hiệu quả từ việc xác định
mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và sự
tác động hợp lý đến từ nhà giáo dục.
Trong thực tế, các trường mầm non ở các thành phố lớn hiện nay đã và đang
đưa yếu tố thiên nhiên, nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục rất nhiều theo các mơ
hình nổi tiếng trên thế giới như: Reggio Emelia, Montessori, Steiner, HighScope... Ở
các mơ hình này giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ có thể lại mang lại hiệu
quả tích cực, trẻ trợ nên gắn kết và thể hiện được tình yêu thiên nhiên, trẻ chủ động
khám phá, trải nghiệm thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường hiệu quả.
Nhưng ngược lại, các trường ở khu vực nông thôn, đặc thù yếu tố nguyên vật thiên
nhiên rất đa dạng, phong phú lại xây dựng môi trường giáo dục theo hướng tận dụng
các nguyên vật liệu là các đồ dùng đồ chơi mủ, nhựa, bitit, vải nỉ, các nguyên vật liệu
1


có yếu tố gây ơ nhiễm mơi trường, dẫn đến nhiều nội dung giáo dục về ý thức bảo vệ
môi trường lại chưa được khai thác hiệu quả. Cũng chính vì vậy khi tổ chức các hoạt
động giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường cho trẻ cịn mang tính hình thức, trẻ chủ yếu
giáo dục qua lời nói, chưa có sự quan tâm hợp lý đến mơi trường, nhận thức và các kỹ
năng về bảo vệ môi trường không cao.

Việc tận dụng chính yếu tố thiên nhiên từ các nguyên vật liệu sẵn có từ địa
phương được áp dụng không chỉ mang lại nhiều hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ mơi
trường với trẻ, Mà cịn tác động đến thay đổi suy nghĩ của giáo viên trong sử dụng các
nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi, vừa mang tính tiết kiệm, vừa góp phần giảm ơ
nhiễm mơi trường và có thể thay đổi các phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ hiệu quả. Đồng thời việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên ở địa
phương có thể tạo được sự quan tâm hợp tác, hỗ trợ nguyên vật liệu từ phụ huynh và
cộng đồng tiến tới xây dựng môi trường giáo dục gần gũi, thân thiện với môi trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên
nhiên”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất và thử nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các nguyên vật liệu thiên
nhiên.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 45 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
(2) Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
(3). Đề xuất và thử nghiệm tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các nguyên vật liệu
thiên nhiên.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên cứu, các của Việt nam và
các nước trên thế giới, tài liệu chuyên ngành, hệ thống thành các nội dung chính của
đề tài: Lịch sử nghiên cứu; Các khái niệm công cụ về giáo dục ý thức bảo vệ môi
2



trường, sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên; Lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ 4-5 tuổi; Vai trò của sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên để giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên;
Tiêu chí đánh giá việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử
dụng nguyên vật liệu thiên nhiên. Từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài nghiên
cứu.
4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
4.2.1.1 Khảo sát cán bộ quản lý
- Thu thập thơng tin từ phía cán bộ quản lý ở một số trường mẫu giáo về thực
trạng quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên. Tính khả thi của các biện pháp giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên
nhiên.
- Đối tượng khảo sát: 34 cán bộ quản lý tại 16 trường mầm non, mẫu giáo công
lập trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu khảo sát ý kiến cán bộ quản lý về thực trạng (Phụ lục 1);
Phiếu khảo sát tính khả thi của đề tài (Phụ lục 2). Sử dụng trên Google From.
4.2.1.2 Khảo sát giáo viên
- Thu thập thơng tin từ phía giáo viên ở một số trường mẫu giáo về thực trạng
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu
thiên nhiên. Tính khả thi của các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Đối tượng khảo sát: 137 GV dạy trẻ 4 - 5 tuổi tại 16 trường mầm non, mẫu
giáo trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu khảo sát ý kiến GV về thực trạng (Phụ lục 3); Phiếu khảo sát
tính khả thi của đề tài (Phụ lục 2). Sử dụng trên Google From.
4.2.2 Phương pháp phỏng vấn
4.2.2.1 Phỏng vấn cán bộ quản lý

- Làm rõ một số thông tin đã trả lời trong phiếu khảo sát, Tìm hiểu những khó
khăn trong cơng tác chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông
3


qua sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên; tìm hiểu nguyên nhân thực trạng. Hướng
chỉ đạo giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường. Tìm hiểu thực trạng địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: Một số cán bộ quản lý cần làm rõ thông tin khảo sát tại
16 trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu phỏng vấn dành cho cán bộ quản lý (Phụ lục 4).
4.2.2.2 Phỏng vấn giáo viên
- Làm rõ một số thông tin đã trả lời trong phiếu khảo sát, khai thác các thơng tin
liên quan, tìm hiểu ngun nhân thực trạng. Nhận định của giáo viên về thực trạng tại
địa phương.
- Đối tượng phỏng vấn: Một số giáo viên cần làm rõ thông tin khảo sát tại 16
trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long.
- Công cụ: Phiếu phỏng vấn dành cho giáo viên (Phụ lục 5).
4.2.2.3 Trò chuyện với trẻ
- Trò chuyện với trẻ 4-5 tuổi để tìm hiểu nhận thức của trẻ, các kỹ năng trẻ đã
có về ý thức bảo vệ mơi trường, đánh giá mức độ phát triển ý thức bảo vệ môi trường
của trẻ
- Đối tượng: 60 trẻ 4-5 tuổi tại lớp Chồi 1, Chồi 2 của Trường Mẫu giáo Thiên
Thanh, huyện Càng Long.
- Công cụ: Bảng tổng hợp các tiêu chí và mức độ đánh giá trẻ (Phụ lục 6), Phiếu
trò chuyện với trẻ (Phụ lục 7), Bảng tổng hợp kết quả đánh giá trẻ (Phụ lục 8),
4.2.3 Phương pháp quan sát
- Thu Thu thập thông tin về thực trạng mơi trường giáo dục lớp học có sử dụng
các nguyên vật liệu thiên nhiên để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
tại các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh thập
thông tin về thực trạng môi trường giáo dục có sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên

để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi.
- Địa điểm: Tại 17 lớp Chồi tại 16 trường mầm non, mẫu giáo tiến hành khảo
sát.
- Công cụ: Phiếu quan sát môi trường lớp học (Phụ lục 9).

4


4.2.4 Phương pháp thử nghiệm
4.2.4.1 Thử nghiệm “Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non về việc lập kế
hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên
vật liệu thiên nhiên”
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả việc xác định cơ sở lý luận của đề tài áp
dụng vào thực tế xây dựng kế hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5
tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên góp phần nâng cao nhận thức cho
giáo viên mầm non.
- Đối tượng thử nghiệm: 02 giáo viên dạy lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo
Thiên Thanh, huyện Càng Long.
- Công cụ: Thời gian tiến hành các biện pháp thử nghiệm (Phụ lục 10); Kế
hoạch giáo dục ý thức bảo vệ môi trường (Phụ lục 11).
4.2.4.2 Thử nghiệm xây dựng môi trường giáo dục bằng nguyên vật liệu thiên
nhiên
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
trẻ thông qua xây dựng môi trường giáo dục:
+ Thiết kế, trang trí các các góc chơi bằng ngun vật liệu thiên nhiên.
+ Làm đồ dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên
- Địa điểm thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm tại lớp Chồi 2 tại Trường mẫu
giáo Thiên Thanh, huyện Càng Long.
- Công cụ: Sơ đồ thiết kế khu vực hoạt động lớp Chồi 2 (Phụ lục 12). Hình ảnh
sản phẩm thử nghiệm xây dựng mơi trường giáo dục (Phụ lục 13).

4.2.4.3 Thử nghiệm Tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi
thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở hoạt động học
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
trẻ thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở 01 hoạt động học cụ thể tạo hình
Con Bướm bằng nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Đối tượng: 30 trẻ lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh.
- Công cụ: Kế hoạch tổ chức hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 14). Hình ảnh trẻ
tham gia hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 15). Bảng ghi chép kết quả tham gia hoạt
động của trẻ (Phụ lục 16).

5


4.2.4.4 Thử nghiệm “Lồng ghép sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào các
hoạt động khác nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi”
Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào các hoạt động khác của trẻ 4-5 tuổi:
+ Hoạt động vui chơi: Hoạt động góc với môi trường lớp học sử dụng nguyên
vật liệu thiên nhiên.
+ Hoạt động trải nghiệm: Làm chậu hoa từ ống tre và hoa sân trường.
+ Hoạt động lao động: Phân loại và tái chế rác sân trường.
+ Hoạt động lễ hội: Làm trang phục thời trang từ thiên nhiên.
- Đối tượng: 30 trẻ lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh.
- Công cụ: Kế hoạch tổ chức hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 14). Hình ảnh trẻ
tham gia hoạt động thử nghiệm (Phụ lục 15), Bảng ghi chép kết quả tham gia hoạt
động của trẻ (Phụ lục 16), Bảng tổng hợp kết quả hoạt động của trẻ (Phụ lục 17).
4.2.4.5 Thử nghiệm “Phối hợp với phụ huynh học sinh trong các hoạt động sử
dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5
tuổi”
- Thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho

trẻ thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên với phối hợp phụ huynh học sinh
trong giáo dục trẻ và hỗ trợ nguyên vật liệu thiên nhiên.
- Đối tượng: Phụ huynh của 30 trẻ lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên
Thanh, huyện Càng Long.
- Công cụ: Bảng ghi chép hỗ trợ của phụ huynh học sinh (Phụ lục 18). Hình ảnh
phụ huynh tham gia hỗ trợ làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu thiên nhiên (Phụ lục 19).
4.2.5 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ giáo viên và sản phẩm hoạt động của
trẻ
Tổng hợp hồ sơ giáo viên về kế hoạch hoạt độnng và sản phẩm hoạt động của
trẻ 4-5 tuổi sau 01 hoạt động và 04 hoạt động (Hoạt động chơi, trải nghiệm, lao động,
lễ hội) đã thử nghiệm, để đánh giá mức độ phát triển ý thức bảo vệ môi trường của trẻ.
- Đối tượng: 30 trẻ 4-5 tuổi tại lớp Chồi 2 của Trường Mẫu giáo Thiên Thanh,
huyện Càng Long.
- Cơng cụ: Bảng tổng hợp các tiêu chí và mức độ đánh giá trẻ (Phụ lục 6), Bảng
tổng hợp kết quả đánh giá trẻ (Phụ lục 8), Bảng ghi chép kết quả tham gia hoạt động
của trẻ (Phụ lục 16), Bảng tổng hợp kết quả tham gia hoạt động của trẻ (Phụ lục 17).
6


4.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu từ phiếu khảo sát ý kiến bằng phiếu hỏi: Tiến hành phiếu khảo
sát và thu thập số liệu khảo sát giáo viên, cán bộ quản lý bằng Google Form dưới dạng
bảng tính Excel và các biểu đồ thống kê.
- Xử lý số liệu phỏng vấn: Mã hóa mẫu phỏng vấn như sau: Giáo viên tham gia
phỏng vấn được mã hóa theo thứ tự từ Giáo viên 1 đến Giáo viên 137; cán bộ quản lý
tham gia trả lời phỏng vấn được mã hóa theo thứ tự từ cán bộ quản lý 1 đến cán bộ
quản lý 34). Thống kê số liệu về mức độ phát triển về ý thức bảo vệ mơi trường của trẻ
4-5 tuổi qua bảng tính Excel.
-Xử lý số liệu quan sát: Các thông tin ghi nhận qua buổi quan sát sẽ được mô tả,
ghi lại một cách ngắn gọn và ghi hình nếu các đối tượng quan sát cho phép.

- Xử lý số liệu phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ: Đánh giá kết quả trẻ đạt
được dựa trên 12 tiêu chí đánh giá, ghi phiếu ghi chép kết quả hoạt động của trẻ và
tổng hợp kết quả qua bảng tính Excel.
- Xử lý số liệu khảo sát tính khả thi sau thử nghiệm: Tiến hành khảo sát và thu
thập số liệu khảo sát giáo viên, cán bộ quản lý bằng Google Form dưới dạng bảng tính
Excel.
5. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
5.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.
5.2 Phạm vi không gian
- Phạm vi khảo sát thực trạng và và đánh giá tính khả thi các biện pháp: 137
giáo viên (dạy trẻ 4 -5 tuổi), 34 cán bộ quản lý và 17 môi trường giáo dục (Lớp 4-5
tuổi) tại 16 trường mầm non, mẫu giáo công lập trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh
Trà Vinh (Trường mẫu giáo Thiên Thanh 02 lớp).
- Thử nghiệm: Môi trường giáo dục tại lớp Chồi 2, 02 giáo viên, 60 trẻ 4-5 tuổi
02 lớp Chồi và phụ huynh học sinh lớp Chồi 2 tại Trường mẫu giáo Thiên Thanh,
huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
5.3 Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 15/03/2022 đến hết tháng 8/2022.

7


6. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
6.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
6.2 Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên vào giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
trẻ 4-5 tuổi.

6.3 Đối tượng khảo sát
137 giáo viên mầm non của 95 lớp có trẻ 4-5 tuổi, 34 cán bộ quản lý tại 16
trường mầm non, mẫu giáo trong huyện Càng Long. 60 trẻ 02 lớp Chồi, trường mẫu
giáo Thiên Thanh, xã Đại Phúc, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi sẽ được
nâng cao nếu nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên có hiệu quả và tính
khả thi, hợp lí, phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm phát triển của trẻ.
8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu trúc
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên
Chương 2: Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thông
qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở một số trường mầm non, mẫu giáo trên địa
bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Đề xuất và thử nghiệm biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ 4-5 tuổi thông qua sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên.

8


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA SỬ
DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU THIÊN NHIÊN
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Những cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1.1 Giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường

Nền tảng cho một chương trình giáo dục về mơi trường, diễn ra từ cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20. Jean Jacques Rouseau (1712-1778) nhà triết học, văn học, nhà soạn
nhạc người Pháp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tổng thể của các tư tưởng kinh tế,
chính trị và giáo dục hiện đại. Trong quyển sách: Emile ou de leducation - Emile hay
là về giáo dục, ông cho thấy bảng tính tự nhiên và giáo dục “Mọi thứ từ bàn tay tạo
hóa mà ra đều tốt; mọi thứ đều suy đồi biến chất trong bàn tay con người” . Rousseau
chủ trương sứ mạng của giáo dục không phải là đào tạo con người cho xã hội, mà là
làm cho cái “thiên chân” trong con người có thể được phát huy tối đa, sự cần thiết của
giáo dục là giúp con người về với trật tự tự nhiên tự nhiên và bảo vệ thế giới tự nhiên.
Lập lại triết lý của Rouseau là Jean Louis Rodolphe Agassiz (1807 – 1873), nhà
cổ sinh vật học, địa chất học, có nhiều sáng tạo trong nghiên cứu tự nhiên của trái đất.
Ông đã đưa ra nhiều lý thuyết về tự nhiên: Études sur les glaciers – Nghiên cứu về kỹ
băng hà, bao gồm nhiều lập luận về kỷ băng hà, sự tan chảy của các tác băng, tác động
của con người đến tự nhiên, biển đổi tự nhiên mà còn và nhiều đóng góp quan trọng
đến sự phân tích biến đổi khí hậu và nguyên nhân nước biển tăng. Đây cũng là hai học
giả đặt nền móng ban đầu cho giáo dục bảo vệ môi trường trên thế giới.
Wilbur Samuel Jackman (1855 - 1907) là một nhà giáo dục người Mỹ và là một
trong những người khởi xướng phong trào nghiên cứu thiên nhiên. Quyển sách
“Nature study for the common schools”- Nghiên cứu thiên nhiên cho các trường học,
là một trong những quyển sách với nội dung định hướng cho người học tìm hiểu về
thiên nhiên, các tác động của con người đến thiên nhiên. Đây cũng là cơ sở để đưa
giáo dục bảo vệ môi trường vào trong giáo dục.
Trong quyển sách “Environmental Education: Perspectives, Challenges and
Opportunities - Giáo dục Môi trường: Quan điểm, Thách thức và Cơ hội” của David
E. Pinn (2017), ông đã đưa ra quan điểm: Giáo dục môi trường với các công cụ giảng
9




×