Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định tại điều 75 bộ luật hình sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM ĐỨC DŨNG

ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH
TẠI ĐIỀU 75 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI THEO QUY ĐỊNH
TẠI ĐIỀU 75 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015

Chun ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa
Học viên
: Phạm Đức Dũng
Lớp
: Cao học luật, Khóa 30



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật hình sự năm 2015” là
công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của

PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa. Nội dung tác giả nghiên cứu và soạn thảo
một cách độc lập, không sao chép. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, mọi sự tham khảo tài liệu của các tác giả nghiên cứu trước đó đều
được ghi chú và trích dẫn đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về các cam đoan nêu trên của mình.
Tác giả

Phạm Đức Dũng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS
BLHS

: Bộ luật Dân sự
: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bợ luật Tớ tụng hình sự


CTTP
HSPT

: Cấu thành tợi phạm
: Hình sự phúc thẩm

HSST
TAND

: Hình sự sơ thẩm
: Tịa án nhân dân

TANDTC
TNHS

: Tịa án nhân dân tới cao
: Trách nhiệm hình sự

TTHS
VKSND

: Tớ tụng hình sự
: Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ ĐIỀU KIỆN
CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI ........... 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân

thương mại ............................................................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại...... 6
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại ............................................................................................................ 9
1.2. Ý nghĩa của quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại ................................................................................................. 11
1.3. Cơ sở của quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại phạm tội ................................................................................. 13
1.3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 14
1.3.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 19
1.4. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về điều kiện chịu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội .................................................. 21
1.4.1. Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại...... 21
1.4.2. Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại .. 25
1.4.3. Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp
thuận của pháp nhân thương mại ....................................................................... 28
1.4.4. Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và
3 Điều 27 của Bộ luật ......................................................................................... 30
1.4.5. Mối quan hệ giữa TNHS của pháp nhân và cá nhân ............................... 31
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA PHÁP NHÂN THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC ............................... 33
2.1. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình
sự Trung Quốc .................................................................................................... 33


2.2. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình
sự Luxembourg .................................................................................................... 35
2.3. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình
sự Australia .......................................................................................................... 39
2.4. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình

sự Cơng hòa Pháp ................................................................................................ 44
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN CHỊU
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN ............................................................................................. 50
3.1. Thực tiễn áp dụng các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại ................................................................................................. 50
3.2. Cơ sở kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình
sự của pháp nhân thương mại ........................................................................... 63
3.2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 63
3.2.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 65
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chịu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại .................................................................. 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện tại, pháp nhân thương mại là một trong
những yếu tố cấu thành phát triển nền kinh tế của đất nước. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thế giới, các pháp nhân thương mại tại Việt Nam ngày càng phát triển
và từng bước hoàn thịên đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong của mình trong
nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, từ tính phức tạp của tình hình kinh tế, từ những góc
khuất của nền kinh tế thị trường đã tạo cho một số pháp nhân thương mại vì nhu cầu
có lợi của mình xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của xã hội, nhân dân, đất
nước như hành vi: huỷ hoại môi trường khi xả thải ra môi trường chưa qua xử lý, làm
ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người, sinh ra nhiều bệnh hiểm nghèo, dịch
bệnh lây lan, hay hành vi trốn thuế, đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép. Qua thực
tế thấy rằng, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội ngày càng tăng,

tính phức tạp ngày càng khó, tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Họ thực hiện vì lợi
ích của pháp nhân với những thủ đoạn tinh vi, có tổ chức gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tình hình trật tự an ninh - xã hội, nền kinh tế đất nước và đời sớng của người dân,
địi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phịng ngừa và đấu tranh.
Bợ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã được Quốc Hội
thông qua và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2018 với nhiều quy định mới so với
BLHS năm 1999, đặc biệt đã bổ sung thêm một chương mới về trách nhiệm hình sự
của pháp nhân. Chính vì vậy việc tìm hiểu các quy định mới này để thấy được các
ưu điểm cũng như bất cập, hạn chế trong các quy định TNHS của pháp nhân trong
BLHS là cần thiết.
Về thực tiễn, tình hình tội phạm ngày càng tăng về số lượng cũng như tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong đó các hành vi vi phạm pháp luật của pháp
nhân gây ra các hậu quả hết sức nghiêm trọng cho xã hội trong đó các công cụ xử lý
hành chính, dân sự dường như không đạt được những kết quả như nhà nước mong
đợi vì vậy việc truy cứu TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội là cần thiết. Tuy
nhiên một số quy định trong BLHS năm 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
vẫn còn chưa rõ ràng, cụ thể, vì vậy muốn áp dụng được các quy định này thì cần làm
rõ một số vấn đề như: pháp nhân thương mại phải chịu TNHS trong những trường
hợp nào, dựa vào học thuyết nào, cách xác định phạm vi hành vi và lỗi của pháp
nhân, trường hợp cá nhân không đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể truy cứu


2
TNHS của pháp nhân được hay không… Đặc biệt là các quy định về điều kiện chịu
TNHS của pháp nhân thương mại vẫn chưa rõ rang, còn mâu thuẫn và khó áp dụng.
Vì vậy để góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về quy định điều kiện chịu TNHS
của pháp nhân thương mại trong BLHS, làm cơ sở thống nhất trong việc áp dụng thì
việc nghiên cứu các quy định về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại
trong BLHS 2015 trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước là cần.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp

nhân thương mại theo quy định tại Điều 75 Bộ Luật hình sự năm 2015” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về khía cạnh điều kiện chịu trách nhiệm hình sự
đối với pháp nhân phạm tội, liên quan đến vấn đề này có khá là nhiều công trình,
bài viết như:
Các bài viết: Trần Văn Độ (2011), “Các học thuyết về cơ sở trách nhiệm hình
sự của pháp nhân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (06); Hoàng Thị Tuệ Phương
(2006), “Một số học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, (02); Đinh Hoàng Quang (2015), “Vấn đề quy định trách nhiệm hình
sự đối với pháp nhân trong Bợ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật, (03); Đào Trí Úc (2015), “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong
Luật hình sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (03); Nguyễn Thị Phương Hoa
(2016), “Hoàn thiện quy định về TNHS của pháp nhân thương mại phạm tội trong
BLHS năm 2015”, Tạp chí Luật học, (06); Nguyễn Ngọc Hịa (2017), “Tính thớng
nhất giữa quy định về TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015”,
Tạp chí Luật học, (03);Nguyễn Ngọc Hịa (2016), “Khái niệm tội phạm và việc quy
định TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS Việt Nam năm 2015”, Tạp chí
luật học, (02); Phan Thị Phương Hiền – Nguyễn Thị Minh Châu (2017), "Hình phạt
chính áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong Bộ luật hình sự năm
2015”, tạp chí Nhà nước và pháp luật, (02)... và một số sách chuyên khảo và công
trình nghiên cứu khác có đề cập khái quát TNHS của pháp nhân trong một số nước.
Luận văn thạc sĩ: Hoàng Thị Tuệ Phương (2006), “Trách nhiệm hình sự của
pháp nhân”, luận văn thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh; Vũ Hải Anh (2012), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân - những vấn đề lý
luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật Hà Nội…


3
Khóa luận cử nhân: Trần Thúy Kiều (2005), “Trách nhiệm hình sự của pháp

nhân - Những vấn đề lý luận”, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Luật thành phố
Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Anh Thư (2011), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân
những vấn đề lý luận”, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh; Ngơ Thị Hoàng Thơ (2013), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân một vài
vấn đề về lý luận”, khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Luật Tp.HCM; Nguyễn
Thị Thảo Trang (2013), “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, khóa luận
tốt nghiệp trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Minh Châu
(2016), “Hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội”, khóa luận tốt
nghiệp Trường Đại học Luật Tp.HCM; Nguyễn Thị Quỳnh Giao (2017), “Hình
phạt áp dụng đối với pháp nhân phạm tộitheo Luật Hình sự Việt Nam”, khóa luận
tớt nghiệp Trường Đại học Luật Tp.HCM…
Nhìn chung các công trình, bài viết được liệt kê ở trên chỉ tập trung một số
nội dung có liên quan đến TNHS của pháp nhân đồng thời chủ yếu phân tích sự cần
thiết phải quy định TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam, phân tích
những vấn đề nào cần làm rõ khi quy định vào Bộ Luật hình sự nhưng chưa có công
trình nào phân tích một cách khái quát các quy định về điều kiện chịu TNHS của
pháp nhân thương mại và so sánh với pháp luật hình sự một số nước nhằm đưa ra
các kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương
mại. Do đó, với một góc nhìn và hướng nghiên cứu mới, tác giả hy vọng sẽ góp
phần vào việc nhận thức đúng cũng như hoàn thiện các quy định về điều kiện chịu
TNHS của pháp nhân thương mại trong BLHS Việt Nam, đảm bảo việc áp dụng
thớng nhất trên thực tế.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định của Bộ luật
Hình sự, tìm ra những bất hợp lý trong quy định của luật, những hạn chế, vướng
mắc trong việc áp dụng quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM, từ đó đề xuất
những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật hình sự về điều kiện chịu TNHS của PNTM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu trên, trong luận văn này tác giả tập
trung làm rõ các vấn đề sau:


4
- Về lý luận: Phân tích khái niệm, các đặc điểm, cơ sở quy định và ý nghĩa
của các quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM.
- Về luật thực định: Phân tích các quy định về điều kiện chịu TNHS của
PNTM theo pháp luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự một số nước, nhằm
tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt, và kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Về thực tiễn áp dụng pháp luật: Phân tích án điển hình, đánh giá tổng quan
về thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM theo pháp
luật hình sự Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự và nâng cao hiệu quả
áp dụng các quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM theo pháp luật hình sự
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, quy định của pháp
luật và thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp
luật về áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật
Hình sự năm 2015 và theo pháp luật hình sự một số nước.
Luận văn nghiên cứu các vụ án điển hình trên trong 05 năm gần nhất (từ năm
2018 đến năm 2022) trong phạm vi cả nước, từ đó đưa ra đánh giá tổng quan về
việc áp dụng quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin với phép biện chứng duy vật. Bên cạnh đó đề tài cũng được nghiên cứu bởi

một số phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp để phân tích các nội dung cần nghiên
cứu và nhận thức một cách khái quát các nội dung, các vấn đề được nghiên cứu
trong đề tài.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống và khác
nhau trong các quy định về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại trong


5
Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với Bộ luật hình sự một số
nước, từ đó rút ra được những ưu điểm và nhược điểm trong các quy định của
BLHS Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu án điển hình được sử dụng để phân tích, đánh giá
tổng quan về thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện chịu TNHS của PNTM
theo pháp luật hình sự Việt Nam.
6. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Đề
tài góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và quy định về điều kiện chịu TNHS
của pháp nhân thương mại trong pháp luật hình sự, từ đó đưa ra những kiến nghị
nhằm hoàn thiện BLHS Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được
còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình công tác, học tập,
nghiên cứu cho những người có quan tâm.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm ba
chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và pháp lý về điều kiện chịu TNHS của
pháp nhân thương mại
Chương 2. Quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
trong pháp luật một số nước
Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình

sự của pháp nhân thương mại.


6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm, đặc điểm điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân là một vấn đề không xa lạ đới với thế
giới nhưng cịn là mợt vấn đề mới mẻ với Việt Nam. Trước khi có Bộ luật Hình
sự năm 2015, pháp luật hình sự Việt Nam chỉ thừa nhận trách nhiệm hình sự
đối với cá nhân chỉ đến khi Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017 được ban hành thì trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại
lần đầu tiên được quy định. Để đưa ra khái niệm về trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại thì không thể nào không đề cập đến khái niệm trách
nhiệm hình sự.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: “TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực
hiện hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm
trước nhà nước”1.
Quan điểm thứ hai cho rằng: “TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là
hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội
trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong
Luật hình sự do tịa án áp dụng theo mợt trình tự thủ tục nhất định” 2.
Quan điểm thứ ba: “TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa
vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện
pháp cưỡng chế của TNHS (hình phạt và biện pháp tư pháp) và mang án tích”3.


Đào Trí Úc (1993), Mơ hình lý luận về BLHS Việt Nam (phần chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.41;
Trường Đại học Luật Hà Nợi (2016), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, NXB Cơng an Nhân
dân, tr. 245.
2
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung, NXB
Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr.250.
3
Trường Đại học Luật Hà Nợi (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an Nhân Dân, Hà
Nội, tr.126.
1


7
Quan điểm thứ tư: “TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và
được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp
cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định”4.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, dựa trên các đặc điểm chung của
trách nhiệm pháp lý và đặc điểm riêng của trách nhiệm hình sự thì có thể hiểu trách
nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ
dạng trách nhiệm pháp lý nào – đó là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện một
tội phạm được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của
Nhà nước do luật Hình sự quy định đối với người phạm tội. TNHS của pháp nhân
cũng là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.
Chính vì vậy, theo tác giả: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
phạm tội là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm, thể hiện ở trách
nhiệm của pháp nhân thương mại phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác
động pháp lý bất lợi được quy định trong Luật hình sự do tịa án áp dụng theo một
trình tự thủ tục nhất định.
Đặc điểm trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

TNHS của PNTM bao gồm 5 đặc điểm cơ bản sau đây: (i) TNHS là hậu quả
của việc thực hiện tội phạm; (ii) TNHS là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất
trong các trách nhiệm pháp lý; (iii) TNHS là trách nhiệm của PNTM; (iv) TNHS
được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong Luật tố tụng hình sự và
(v) TNHS được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án.
Thứ nhất, TNHS của pháp nhân là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội
phạm, nghĩa là một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi chủ thể này thực
hiện những hành vi được coi là tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Một
là, hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại đã được thể hiện ra bên ngoài dưới
dạng hành động hoặc không hành động. Điều này có nghĩa là nếu không có hành
vi phạm tội xảy ra trên thực tế thì sẽ không có trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân. Hai là, hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại của pháp nhân thương
mại phải được quy định trong bộ luật hình sự. Tại khoản 2 Điều 2 BLHS năm
Lê Cảm (chủ biên) (2005), Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự (sách chuyên khảo), NXB Tư
Pháp, Hà Nội, tr.30.
(Trích theo: Lê Cảm (2000), Những vấn đề ý luận cơ bản về TNHS, Chuyên khảo thứ hai – Trong sách ―Các
nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật hình sự (tập III), NXB Công An nhân dân, Hà Nội, tr.120).
4


8
2015 quy định “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại
Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu TNHS”. Tuy nhiên việc xác định tội phạm
đối với pháp nhân sẽ có chút phức tạp hơn cá nhân vì việc xác định tội phạm của
pháp nhân thì phải thông qua hành vi của cá nhân và phải thỏa mãn các điều kiện
do luật quy định.
Thứ hai, TNHS của pháp nhân là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất
trong các trách nhiệm pháp lý5. Việc một chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự vì
chủ thể đó đã có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bởi họ đã xâm phạm đến những
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, chủ thể đó có thể phải chịu sự

tác động cưỡng chế như: Tòa án kết án, phải chịu hình phạt hoặc các biện pháp tư
pháp hoặc mang án tích. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của pháp nhân mà sự tác
động cưỡng chế mà pháp nhân phạm tội phải chịu có thể chỉ bao gồm hình phạt và
án tích chứ không có biện pháp tư pháp vì biện pháp tư pháp có thể được áp dụng
trong trường hợp pháp nhân thực hiện hành vi nguy hiểm nhưng chưa đủ dấu hiệu
cấu thành tội phạm.
Thứ ba, TNHS pháp nhân là trách nhiệm của chính pháp nhân phạm tội trước
nhà nước. Đặc điểm này được thể hiện ở hai khía cạnh: (i) pháp nhân thương mại
phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình và chỉ chịu trách nhiệm
hình sự đối với hành vi phạm tội của chính mình, bao gồm cả việc không được ủy
quyền cho chủ thể khác chịu trách nhiệm thay; (ii) việc chịu trách nhiệm này của
pháp nhân thương mại là trước nhà nước, chứ không phải chịu trách nhiệm trước
người bị hại hay tổ chức bị hại.
Thứ tư, TNHS của pháp nhân được xác định bằng trình tự, thủ tục được quy
định trong Luật tố tụng hình sự. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, việc xác định
trách nhiệm hình sự của pháp nhân do các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thực
hiện theo đúng các trình tự, thủ tục được quy định trong bộ luật này nhằm tránh oan
sai và đảm bảo các quyền lợi cho chủ thể thực hiện tội phạm.
Thứ năm, TNHS của pháp nhân được phản ánh trong bản án hoặc quyết định
có hiệu lực của Tịa án. Để chứng minh mợt pháp nhân thương mại là có tội hay
không thì phải thông qua một quá trình tố tụng với nhiều giai đoạn khác nhau nhưng
chỉ khi có bản án và quyết định có hiệu lực của Tịa án, thì mợt chủ thể mới chính
Khoa học pháp lý thừa nhận các dạng trách nhiệm pháp lý khác như: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm kỷ luật.
5


9
thức bị áp đặt trách nhiệm hình sự cho hành vi phạm tội của mình. Chính vì vậy,
thông qua bản án hay quyết định có hiệu lực, Tòa án chính thức tuyên bố một pháp

nhân thương mại là có tội và đưa ra những hậu quả pháp lý mà chủ thể này phải
gánh chịu.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại
Khái niệm về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Theo Từ điển Tiếng Việt6 thì “điều kiện” được giải thích theo hai nghĩa.
Nghĩa thứ nhất: điều kiện là cái cần phải có, cái nêu ra như một đòi hỏi, nghĩa thứ
hai là điều kiện tình hình, hoàn cảnh (điều kiện khó khăn). Từ điển Tiếng Việt của
Viện ngôn ngữ học7 thì định nghĩa, điều kiện theo ba nghĩa: thứ nhất, điều kiện là
cái cần phải có cho một cái khác có thể hoạt động hoặc có thể xảy ra, thứ hai, điều
kiện là điều nêu ra như mợt địi hỏi trước khi thực hiện mợt việc nào đó (đặt điều
kiện, ra điều kiện), thứ ba là những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc
sự xảy ra của một cái gì đó, hoàn cảnh (bay trong điều kiện thời tiết xấu, điều kiện
thuận lợi. Như vậy, dưới góc độ ngôn ngữ học, có thể hiểu “điều kiện” là: nêu ra
như mợt địi hỏi trước khi thực hiện một việc nào đó, cái cần phải có.
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) không đưa ra định
nghĩa thế nào là điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
nhưng đã quy định cụ thể các điều kiện này tại Điều 75:
Điều 75: Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các
điều kiện sau đây:
a. Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
b. Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
c. Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận
của pháp nhân thương mại;
d. Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và 3
Điều 27 của Bộ luật.
6
7


Nguyễn Văn Xô (chủ biên) (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên
Viện ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.


10
2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khơng loại trừ trách
nhiệm hình sự cá nhân”.
Như vậy, điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là
những yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra để một pháp nhân thương mại có hay khơng phải
chịu trách nhiệm hình sự.
Đặc điểm của điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Thứ nhất, điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
những là yêu cầu pháp lý bắt buộc khi truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân,
vì điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là những yêu cầu,
tiêu chuẩn đặt ra để một pháp nhân thương mại có hay không phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Thứ hai, điều kiện chịu TNHS của PNTM do luật quy định. Điều 75 BLHS
năm 2015 quy định một pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự
khi có đủ các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự. Hay nói một cách khác, thiếu bất
cứ một điều kiện nào được nêu ra ở trên thì sẽ không đủ căn cứ để truy cứu trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Thứ ba, điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được
xây dựng dựa trên hành vi phạm tội do cá nhân thực hiện. Các điều kiện chịu trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại có thể được quy định và giải thích bằng
những cách khác nhau nhưng đều thể hiện quan hệ nhất định giữa pháp nhân với cá
nhân thực hiện hành vi phạm tội và tội phạm được thực hiện. Sở dĩ các điều kiện
chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại được xây dựng trên cơ sở là
mối quan hệ giữa TNHS của pháp nhân và hành vi của cá nhân thực hiện tợi phạm
vì: pháp nhân là mợt thực thể pháp lý trừu tượng vì vậy không tự mình thực hiện
hành vi. Thông qua hành vi của cá nhân, pháp nhân hoạt động, có mục tiêu, có lợi

nhuận. Pháp nhân được lợi từ hành vi của cá nhân vì vậy pháp nhân phải chịu trách
nhiệm với những sai phạm của cá nhân.
Do vậy, khi nghiên cứu về điều kiện chịu TNHS của PNTM phải tập trung
làm rõ mối quan hệ giữa hành vi phạm tội của cá nhân với TNHS của PNTM ở
những khía cạnh sau: i) Khi nào pháp nhân phải chịu TNHS do hành vi của cá nhân
thực hiện; ii) Việc xác định TNHS của PNTM có phụ thuộc TNHS của cá nhân
không?; iii) Việc truy cứu TNHS PNTm có loại trừ TNHS của cá nhân hay không?


11
Chính vì có quan hệ đặc biệt đó mà pháp nhân thương mại phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm do cá nhân đã thực hiện.
1.2. Ý nghĩa của quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại
Thứ nhất, cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định các pháp nhân thương mại mới phải
chịu trách nhiệm hình sự, các pháp nhân khác, các tổ chức chính trị xã hội không
phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, không phải mọi pháp nhân thương mại
đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ những pháp nhân đáp ứng đủ điều kiện
chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 75 Bộ luật Hình sự băm 2015 mới phải chịu trách
nhiệm hình sự. Dựa trên điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương
mại mà có thể phân biệt một hành vi nguy hiểm cho xã hội của pháp nhân có đưa
đến kết quả pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự hay không.
Thứ hai, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhằm hoàn thiện
hệ thống pháp luật. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
là một trong những nội dung quan trọng nhất của chế định trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại bên cạnh các nội dung: phạm vi chủ thể được xác định là
pháp nhân; phạm vi các tội pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự, các chế tài đối
với pháp nhân… Xây dựng và hoàn thiện điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân
chính là việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi pháp nhân thương mại như thế nào thì

phải chịu trách nhiệm hình sự. Việc xây dựng và hoàn thiện chế định trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập
sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều cơng ước q́c tế về
phịng, chớng tợi phạm như: Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên q́c gia,
Cơng ước chớng tham nhũng, Cơng ước phịng chớng rửa tiền. Mặc dù khi tham gia
các Công ước, đặc biệt là Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (tên
tiếng Anh là Convention against Transnational Organized Crime - gọi tắt là Công
ước TOC), Việt Nam bảo lưu Điều 10 của Công ước quy định về trách nhiệm hình
sự của pháp nhân, tuy nhiên các quốc gia thành viên phải ban hành những biện pháp
cần thiết phù hợp để xác định trách nhiệm pháp lý của pháp nhân trong việc thực
hiện những hành vi phạm tội như: tham gia nhóm tội phạm có tổ chức (Điều 5); rửa


12
tiền (Điều 6), tham nhũng (Điều 8), cản trở công lý (Điều 23)8. Ở Việt Nam, hành vi
tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, buôn bán người, rửa tiền, khủng bố và hành vi
tham nhũng được coi là tội phạm hình sự. Như vậy, nếu không quy định việc truy
cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại sẽ dẫn đến một mâu thuẫn thực
tiễn là: cá nhân có hành vi vi phạm này thì bị xử lý hình sự, trong khi đó pháp nhân
thì không. Điều này sẽ trở thành một lỗ hổng thực tiễn khi hành vi có tổ chức của
pháp nhân và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của pháp nhân cao hơn
nhiều so với cá nhân phạm tội. Đây là bất cập cần được khắc phục và điều này cũng
góp phần thực thi điều ước có liên quan mà nước ta là thành viên.
Hiện nay, Công ước quốc tế về chống tham nhũng có 119 nước là thành viên,
trong đó 06 nước thuộc khu vực ASEAN gồm: Singapo, Malaysia, Thái Lan,
Philipinnes, Indonesia và Campuchia đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp
nhân9. Vì vậy, nếu Việt Nam không quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân
thì có thể thực tế sẽ xảy ra tình trạng cùng với một hành vi doanh nghiệp Việt Nam
khi đi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài bị xử lý hình sự nhưng doanh nghiệp nước

ngoài đến đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính
và bồi thường thiệt hại về dân sự.
Thứ ba, bảo vệ sự phát triển và trật tự xã hội. Quy định về điều kiện chịu
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại nhằm buộc các pháp nhân có hành
vi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự qua đó bảo vệ trật tự và sự phát triển của
xã hội. Khoản 2 Điều 2 BLHS đã xác định cơ sở của trách nhiệm hình sự đối với
pháp nhân thương mại là “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được
quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Bợ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đánh dấu mốc lịch sử khi
lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận chế định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương
mại phạm tội. Quy định này ngoài ý nghĩa bảo vệ trật từ xã hợi cịn đảm bảo sự bình
đẳng của cá nhân và tổ chức trong xử lý tội phạm. Cùng hành vi phạm tội nhưng cá
nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn pháp nhân được hưởng lợi từ hành vi vi phạm
8

Article 10. Liability of legal persons
1. Each State Party shall adopt such measures as may be necessary,
con- sistent with its legal principles, to establish the liability of legal persons for participation in serious
crimes involving an organized criminal group and for the offences established in accordance with articles 5,
6, 8 and 23 of this Convention.

9
Phan Thị Phương Hiền (chủ nhiệm đề tài) (2016), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo luật Austrilia
và kinh nghiệm cho Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


13
pháp luật của pháp nhân thì không phải chịu TNHS. Điều này sẽ là “mảnh đất màu
mỡ” cho các pháp nhân vì lợi ích kinh tế mà bất chấp thực hiện các hành vi phạm tội
thông qua hành vi của nhân viên pháp nhân… “vô hình chung trở thành sự khuyến
khích cho những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của pháp nhân”.
1.3. Cơ sở của quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp

nhân thương mại phạm tội
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã trở thành một trong những chủ đề
được tranh luận nhiều nhất vào thế kỷ XX. Hiện nay nhiều nước đã chấp nhận việc
truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Mỗi quốc gia có sự ứng dụng các học
thuyết một cách đa dạng tạo ra các hình thức trách nhiệm hình sự của pháp nhân
khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…của nước mình.
Theo đó, có ba học thuyết chính được áp dụng để lý giải cho việc pháp nhân cũng
phải chịu TNHS như một cá nhân khi pháp nhân có những hành vi được coi là đã
cấu thành tội phạm. Các học thuyết này đều nhằm giải quyết các vấn đề mà các nhà
nghiên cứu thường đưa ra để cho thấy áp dụng trách nhiệm hình sự với pháp nhân là
việc không khả thi và trái với bản chất của pháp nhân và lý luận về trách nhiệm hình
sự. Như chúng ta đã biết, quy định của pháp luật hình sự về một hành vi bị coi là tội
phạm là cơ sở pháp lý của TNHS. Các quốc gia có thể quy định cấu thành tội phạm
khác nhau, nhưng có hai yếu tố quan trọng cần phải được chứng minh để có thể truy
cứu TNHS đối với một chủ thể, đó là: yếu tố hành vi phạm tội (actus reus) và yếu tố
lỗi (mens rea). “Hành vi” là những biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới
khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt những mục đích chủ định và
mong muốn và “hành vi” này phải xâm hại các quan hệ xã hội được Luật Hình sự
bảo vệ. Yếu tớ lỗi địi hỏi chủ thể phải có sự tự do về mặt ý chí và nhận thức được
hành vi của mình. Hai yếu tố này đã được chấp nhận trong lý thuyết truyền thống về
tội phạm do cá nhân thực hiện. Đối với pháp nhân lý thuyết này trở nên bất cập và
khó thuyết phục các nhà luật học vì họ cho rằng pháp nhân chỉ là “con người pháp
lý” trừu tượng nên không có biểu hiện lỗi và hành vi, hai yếu tố chỉ thuộc về cá
nhân. Nhằm chứng minh bản chất và hoạt động của pháp nhân hoàn toàn có thể bị
truy cứu TNHS khi lý giải được rằng hai yếu tố trên có tồn tại ở pháp nhân. Các nhà
luật học đã đưa ra ba học thuyết được khoa học ghi nhận để làm nền tảng lý luận
cho TNHS của pháp nhân, đó là học thuyết trách nhiệm thay thế, học thuyết đồng
nhất hóa và thuyết văn hóa pháp nhân.



14
1.3.1. Cơ sở lý luận
- Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability)
Học thuyết trách nhiệm thay thế là sự kế thừa khái niệm trách nhiệm thay thế
trong lĩnh vực luật dân sự10. Học thuyết này được áp dụng trong Luật Hình sự liên
bang Mỹ, luật hình sự Anh và một số nước khác. Học thuyết trách nhiệm thay thế là
kiểu học thuyết áp đặt trách nhiệm lên người đứng đầu hoặc những người chủ về
hành vi của những người làm công hoặc làm đại lý11. Để áp dụng trách nhiệm hình
sự đới với tổ chức, pháp nhân theo học thuyết này cần phải: Xác định người làm
công hoặc đại lý có hành vi cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật; “áp
đặt” trách nhiệm hình sự của các cá nhân đó lên tổ chức, pháp nhân dựa trên mối
quan hệ pháp lý giữa họ trên cơ sở quy định của pháp luật về đại lý hoặc người làm
công. Nói cách khác, tổ chức phải chịu TNHS về hành vi phạm tội do đại lý hay
người làm công thực hiện12 vì những lý do sau:
Thứ nhất, người làm công, người làm đại lý phải làm các công việc mà tổ
chức, công ty giao; phải chấp hành nội quy, quy định mà tổ chức đề ra vì vậy hành
vi phạm tội mà người làm công thực hiện dựa trên cơ sở là lợi ích của công ty, tổ
chức. Những người khởi xướng học thuyết này cho rằng, trong kinh doanh chủ của
công ty được hưởng những lợi ích kinh tế do hoạt động kinh doanh đem lại thì đồng
thời cũng phải chịu rủi ro tương ứng, người làm công gây ra hành vi phạm tội cũng
là một loại rủi ro mà người làm chủ công ty phải chịu trách nhiệm13.
Thứ hai, việc buộc pháp nhân chịu những hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội
của người làm công, người làm đại lý gây ra (như: bồi thường thiệt hại, hình phạt,
khắc phục hậu quả…) sẽ có tính hiệu quả hơn so với khả năng tài chính của cá nhân.
Thứ ba, việc buộc pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm
tội của người làm công, người làm đại lý thực hiện góp phần phòng ngừa hành vi vi
phạm pháp luật của nhân viên, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý, kiểm soát
nhân viên, địi hỏi nhân viên thực hiện các hoạt đợng phù hợp pháp luật.
Hoàng Thị Tuệ Phương (2006), “Một số học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, Tạp chí Khoa
học pháp lý.

11
Nguyễn Minh Đức (2012), “Mới quan hệ giữa các quan điểm về tội phạm với vấn đề hoàn thiện pháp luật
hình sự”, Tạp chí Tịa án nhân dân, kỳ 1 tháng 6, 1-9.
12
Trần Văn Độ (2011), “Các học thuyết về cơ sở trách nhiệm hình sự của pháp nhân”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, sớ 6.
13
Hoàng Thị Tuệ Phương (2006), tlđd (10).
10


15
Tuy nhiên trách nhiệm này chỉ có thể đặt ra khi có đủ hai điều kiện:
Một là, giữa pháp nhân với nhân viên thực hiện hành vi phạm pháp phải tồn
tại mối quan hệ phụ thuộc (trong đó một bên có quyền quản lý, điều hành và một
bên là người làm công phải thực hiện những công việc mà bên quản lý giao cho và
phải tuân thủ những quy định pháp nhân đề ra).
Hai là, nhân viên thực hiện hành vi phạm pháp vì lợi ích pháp nhân.
Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, học thuyết này có nhược điểm là:
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm pháp của mọi nhân viên
không phân biệt cấp bậc, chức vụ chỉ cần thỏa mãn hai điều kiện nêu trên. Bên cạnh
đó, học thuyết này được các quốc gia như Anh, Mỹ áp dụng được với những tội
phạm không cần chứng minh yếu tố lỗi.
- Học thuyết đồng nhất hóa (Identification doctrine)
Sự phát triển quan trọng của nguyên tắc trách nhiệm hình sự của pháp nhân
được đánh dấu với sự hình thành của học thuyết đồng nhất hoá (identification
doctrine). Tư tưởng chính của học thuyết thể hiện ở chỗ học thuyết này coi hành vi
và lỗi của những người quản lý (chỉ đạo, điều hành) pháp nhân như chính là hành
vi, lỗi của pháp nhân14. Do đó, khi nhân viên quản lý của công ty thực hiện hành vi
phạm tội thì đồng thời hành vi đó cũng được coi là hành vi phạm tội của công ty.

Thuyết đồng nhất có nguồn gốc xuất phát từ vụ án “Lennard’s carrying Company
Ltd v. Asiatic Petroleum Company Ltd” năm 191515 do Thượng Nghị viện Anh đưa
ra phán quyết.
Nội dung của học thuyết đồng nhất hoá là sự “đồng nhất” giữa hành vi, lỗi
của các cá nhân của một pháp nhân (người quản lý, người lãnh đạo, điều hành) và
hành vi, lỗi của pháp nhân. Pháp nhân được hưởng lợi từ những quyết định, hành
động của người quản lý, điều hành của pháp nhân thì nó cũng phải chịu trách nhiệm
từ những quyết định, hành động đó của người đứng đầu pháp nhân. Chính nội dung
này của học thuyết đồng nhất hoá đã trả lời được câu hỏi mà các nhà làm luật luôn
trăn trở khi muốn truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân – khi pháp nhân là
một cơ quan trừu tượng pháp lý, không thể có suy nghĩ, ý chí và hành động nên
không thể có lỗi. Chính vì vậy, khi người quản lý, lãnh đạo của pháp nhân – nhân
14
15

Trần Văn Độ (2011), tlđd (12), tr43.
Trịnh Q́c Toản (2011), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Q́c gia.


16
danh pháp nhân để thực hiện tội phạm thì đồng thời hành vi đó cũng được coi là
hành vi phạm tội của pháp nhân. Một điểm tiến bộ của học thuyết trách nhiệm đồng
nhất hoá so với học thuyết trách nhiệm thay thế là pháp nhân sẽ phải chịu trách
nhiệm cho những hành vi phạm tội khi một người đại diện, người lãnh đạo của pháp
nhân thực hiện một cách có lỗi. Hay nói cách khác, học thuyết trách nhiệm đồng
nhất hoá cho phép truy cứu TNHS của pháp nhân đối với những tội phạm cần
chứng minh yếu tố lỗi – điều mà học thuyết trách nhiệm thay thế chưa làm được.
Học thuyết đồng nhất hố có mợt q trình dài phát triển và tồn taị ở nhiều
dạng khác nhau như thuyết alter ego (cái tôi thứ hai), thuyết organic (thuyết tổ
chức), thuyết trách nhiệm trực tiếp của chính công ty… Tuy nhiên các dạng này đều

có đặc điểm chung là:
Thứ nhất, hành vi phạm tội phải do người hay cơ quan đại diện của pháp
nhân thực hiện như: nhân viên cao cấp, người có quyền hành (Ban giám đốc, Tổng
giám đốc, Hội đồng quản trị…).
Thứ hai, hành vi phạm tội phải được thực hiện vì lợi ích của công ty. Điều
kiện này được đưa ra để loại trừ các trường hợp người đại diện, người lãnh đạo của
pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích cá nhân thì khơng thể “đồng hố”
với hành vi của pháp nhân được.
Mặc dù học thuyết trách nhiệm đồng nhất hoá được coi là “sự tiến bộ vượt
bậc” so với học thuyết trách nhiệm thay thế trong việc truy cứu TNHS của pháp
nhân khi đã thu hẹp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội của pháp nhân - Chỉ hành
động phạm tội những người lãnh đạo, quản lý của pháp nhân mới có thể “đồng nhất
hoá” với hành vi phạm tội của pháp nhân. Nhưng đây cũng chính là nhược điểm của
học thuyết này khi đặt nó trước sự đa dạng của các hình thức pháp nhân, tổ chức,
công ty. Học thuyết trách nhiệm đồng nhất hố khơng đưa ra bất cứ một quy tắc nào
cho việc xác định thế nào là người đại diện, người đứng đầu hoặc tiêu chuẩn của
một bộ máy quản lý, điều này gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm hình sự
của pháp nhân thương mại phạm tội. Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho
rằng, chính học thuyết này cũng tạo ra một phạm vi rất hẹp cho việc xử lý hình sự
hành vi của pháp nhân vì chỉ có những người thoả mãn điều kiện của nhân viên
quản trị cao cấp mới có thể dẫn đến TNHS của pháp nhân cịn nhân viên bình
thường của pháp nhân thì khơng16. Điều này có thể dẫn đến tình trạng lách luật, bỏ
16

Hoàng Thị Tuệ Phương (2006), tlđd (10).


17
sót tội phạm khi pháp nhân lợi dụng các quy định của pháp luật để thực hiện những
hành vi vi phạm pháp luật.

- Học thuyết hệ thống/văn hóa pháp nhân (Systerms/Culture Theory)
Cả hai lý thuyết ban đầu đều có ưu và nhược điểm của chúng. Lý thuyết chịu
trách nhiệm thay thế thì q rợng cịn lý thuyết trách nhiệm đồng nhất hoá thì lại
quá hẹp để phù hợp với thực tế tổ chức ngày nay. Các công ty là một cấu trúc rất
phức tạp với các quy trình ra quyết định tập thể, trong đó nhiều người khác với các
quan chức cấp cao nhất đều tham gia. Vì vậy, khi tội phạm doanh nghiệp xảy ra
thường rất khó xác định cá nhân sai phạm. Công ty càng lớn thì càng có nhiều khả
năng tránh được trách nhiệm pháp lý theo lý thuyết đồng nhất hố. Vì cơng ty có thể
bị trừng phạt vì những tội ác của nhân viên cấp dưới của mình mặc dù nhân viên đó
đã hành động vi phạm pháp luật và công ty đã làm mọi thứ trong khả năng của mình
để ngăn chặn nhân viên hoặc đại lý của mình hành động bất hợp pháp, công ty thực
tế không có cách nào để tự bảo vệ mình . Hơn nữa, một tập đoàn lớn cuối cùng
khơng thể ngừng phạm tợi, vì khơng thể kiểm sốt hành vi và suy nghĩ của từng
nhân viên. Do đó, ở một mức độ nào đó, trách nhiệm hình sự của các tập đoàn là
một vấn đề không công bằng và không có tác dụng răn đe thích hợp 17. Kết quả
nghịch lý là một lý thuyết quá hẹp để có hiệu quả trong khi lý thuyết kia quá rộng
để có thể công bằng đã khiến các học giả và nhà lập pháp phải tìm cách thứ ba. Hà
Lan có thể được xem là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này. Năm 1976, cơ quan
lập pháp Hà Lan đã thay đổi mục 51 của Bộ luật Hình sự thành quy định rõ ràng và
đơn giản rằng tất cả các hành vi phạm tội đều có thể được thực hiện bởi các thể
nhân và pháp nhân18. Luật mới dựa trên ý tưởng rằng một công ty là một thực thể
độc lập và có thể tự mình phạm tội. Học thuyết này không xác định chính xác hành
vi của những người nào là hành vi của tập đoàn, nhưng một hành động do một thể
nhân thực hiện có thể được coi là hành động của một công ty khi được chứng minh
bởi bối cảnh xã hội có liên quan. Theo luật mới, một pháp nhân cũng phải chịu trách
nhiệm pháp lý đối với các tội phạm của bất kỳ nhân viên nào. hành động trong
phạm vi thực tế hoặc rõ ràng của công việc của mình nếu công ty cho phép hoặc
cho phép hành vi phạm tội một cách rõ ràng, ngầm hoặc ngụ ý. Sự ủy quyền hoặc
sự cho phép có thể tự thể hiện trong văn hóa doanh nghiệp đã định hướng, khuyến
17


Stessens (1994), page 509; see also Allens Arthur Robinson (2008), pages 64-65.
Trịnh Quốc Toản (2003), “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Hà Lan”, Tạp chí Kiểm
sát, sớ 5.
18


18
khích, dung túng hoặc dẫn đến hành vi vi phạm; và ngay cả khi không tạo ra và duy
trì văn hóa tuân thủ19.
Văn hoá pháp nhân được hiểu là “thái độ, chính sách, nội quy, trật tự quản lý
hay tiến hành các hoạt động được pháp nhân duy trì” 20. Văn hố pháp nhân được
thể hiện qua các yếu tớ là:
- Nhân viên quản lý cấp cao của tổ chức, pháp nhân trao cho một người hay
một số người nào đó quyền để thực hiện hành vi cấu thành tội phạm.
- Người làm công, người làm đại lý hoặc nhân viên của pháp nhân đã thực
hiện hành vi phạm tội vì tin tưởng rằng nhân viên quản lý cấp cao của tổ chức, pháp
nhân sẽ cho phép hoặc chấp nhận những hành vi như vậy.
Như vậy, để truy cứu TNHS của pháp nhân cần phải có ba điều kiện:
Thứ nhất, có hành vi phạm tội của nhân viên tổ chức, công ty.
Thứ hai, Nhân viên đó thực hiện hành vi phạm tội trong phạm vi chức năng,
thẩm quyền được giao hoặc uỷ qùn.
Thứ ba, thơng qua văn hố của tổ chức, pháp nhân thấy rằng: nhân viên thực
hiện hành vi vi phạm trên cơ sở nhận thức được rằng tổ chức, pháp nhân đã chỉ đạo,
ủng hộ, hay không phản đối hành vi mà họ thực hiện hoặc có lỗi là đã không tạo ra và
duy trì một kiểu văn hố địi hỏi sự tn thủ pháp luật trong phạm vi tổ chức, công ty.
So với học thuyết đồng nhất hố thì học thuyết hệ thớng/văn hố pháp nhân
có thể truy cứu TNHS của pháp nhân đối với hành vi vi phạm pháp luật mà bất cứ
nhân viên nào có thể thực hiện chứ không riêng gì lãnh đạo cấp cao chỉ cần chứng
minh hành vi phạm tội của nhân viên đó được uỷ quyền hoặc văn hoá pháp nhân

cho phép làm vậy.
Nhược điểm của thuyết hệ thớng/văn hố pháp nhân là: Văn hố pháp nhân
rất rợng, vừa trừu tượng, nó có thể rõ ràng như là nội quy hoặc mơ hồ như chính
sách, thái độ của pháp nhân chính vì vậy việc chứng minh văn hoá pháp nhân có
lien quan đến hành vi phạm tội là vấn đề không hề đơn giản.
Một công ty hành động không đúng có thể có hai nền văn hóa, một nền văn
hóa để trình bày với các cơ quan nhà nước khi cần thiết và một nền văn hóa khác
19
20

CAN- Liability of legal persons 2015
Criminal Code Act of Australia, 1995.


19
trong cuộc sống thực. Việc chứng minh văn hóa trên giấy tờ không phải là văn hóa
“thực” của công ty có thể khó như chứng minh sự tham gia của ban quản lý vào tội
phạm21. Do đó, có lý do để nghi ngờ rằng, trên thực tế, mô hình văn hoá pháp nhân
có thể hiệu quả hơn đáng kể so với mơ hình trách nhiệm đồng nhất hố.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhất là hoạt động kinh tế trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các công ty với quy mô, cấu trúc và hoạt động ngày
càng phức tạp ra đời đã tạo ra nhiều thách thức cho pháp luật. Bên cạnh những lợi
ích to lớn mà các công ty này đem đến cho xã hội thì những hậu quả tiêu cực được
coi như mặt trái của kinh tế thị trường như: cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu,
gian lận thương mại, ô nhiễm môi trường… gây nên những hậu quả nghiêm trọng
cho xã hội. Những hậu quả đó không do bất cứ cá nhân nào gây nên mà do tổ chức,
pháp nhân thương mại, tập đoàn kinh tế thực hiện. Có thể kể tên những sự kiện như:
Vụ Vedan Việt Nam xả nước thải ra sông Thị Vải gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ
đồng, sự cố tràn dầu của tàu Neptune Aries (Singapo) ngày 03/10/1994 tại cảng Cát

Lát gây thiệt hại ước tính 20.000.000 USD, vụ kinh doanh trái phép của tập đoàn
Vinashin... gây thiệt hại đặc biệt lớn cho nền kinh tế cũng như đời sống xã hội của
nước ta.
Thứ nhất, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, nếu
quy đinh loại trách nhiệm này cho pháp nhân sẽ nâng cao ý thức tôn trọng và tuân
theo pháp luật hình sự, đồng thời có tác dụng răn đe đối với các pháp nhân khác.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, tổ chức, pháp nhân vi phạm pháp luật có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính, bị buộc chấm dứt
hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại. Cán bộ, công chức phạm tội trong khi thi
hành công vụ hoặc liên quan đến công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại; cịn người phạm tợi thì chỉ có trách nhiệm
hoàn trả lại một phần hoặc toàn bợ sớ tiền bồi thường đó22. Cịn đới với tổ chức,
pháp nhân chỉ là bị đơn dân sự mà không thể là bị cáo nên ngoài trách nhiệm bồi
thường ngoài hợp đồng, tổ chức, cá nhân đó không chịu bất kỳ biện pháp cưỡng chế
nào khác. Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý hành chính dường như là không đủ sức
răn đe so với những lợi ích kinh tế trái pháp mà pháp nhân thông qua hành vi phạm
21
22

CAN- Liability of legal persons 2015
Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2015.


×