Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.12 KB, 5 trang )

ĐIỀU KIỆN CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
CỦA PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI
Nguyễn Thị Thùy Anh
Ngành Luật Kinh tế - Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT),
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và q trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, kinh tế phát
triển nhanh chóng mang lại nhiều lợi ích to lớn, chất lượng sống của người dân được nâng lên cả về vật
chất lẫn tinh thần, nền kinh tế đất nước đang phát triển mang lại những chuyển biến tích cực về mặt văn
hóa, xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường kéo theo đó là những mặt trái, những
sai phạm trong lĩnh vực kinh tế môi trường,… gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Trong những năm
gần đây, các tổ chức kinh tế vì chạy theo lợi ích kinh tế mà bất chấp các quy định pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng, khó phục hồi cho xã hội. Vì vậy, BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã đưa chế
định TNHS của pháp nhân vào trong pháp luật hình sự Việt Nam. Để xử lý TNHS của pháp nhân thì trước
hết cần xem xét điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân.
Từ khóa: Pháp nhân, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân, TNHS đối với pháp
nhân, điều kiện chịu TNHS...

1. CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
BLHS khơng dành riêng một điều quy định về chủ thể của tội phạm mà lại lồng vào trong quy định khái
niệm về tội phạm: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
1
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện...” . Như vậy, từ quy định
trên có thể thấy chủ thể của tội phạm bao gồm cá nhân và pháp nhân thương mại. Theo pháp luật Việt
Nam, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu TNHS gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp
danh. Trong nền lý luận truyền thống của luật hình sự Việt Nam vốn chỉ coi cá nhân là chủ thể của tội
phạm. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, nguyên tắc chịu trách nhiệm hình sự chỉ là trách nhiệm của cá
nhân dựa trên yếu tố năng lực chủ thể và lỗi đã bắt đầu tồn tại.
Về năng lực chủ thể bao gồm năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Pháp nhân được coi như “người
pháp lý”, khi pháp nhân ra đời pháp luật đã trao cho pháp nhân năng lực pháp luật. Vậy còn năng lực


hành vi của pháp nhân được xác định như thế nào? Pháp nhân gống như một thực thể vơ hình, khơng
thể nhìn thấy, sờ thấy mà chỉ được biểu hiện thông qua bộ máy tổ chức, con người trong pháp nhân đó.
2
Pháp nhân khơng thể tự mình thực hiện hành vi mà chỉ có thể nhân mới có khả năng này. Liên quan đến
những lý luận truyền thống trên, các nhà soạn thảo đã khẳng định: “hiện nay, khoa học luật hình sự đã có
những bước tiến rất lớn, nên BLHS này cũng cần cập nhật cho phù hợp với xu thế chung của luật hình sự
3
trên thế giới”.

1

Điều 8 BLHS 2015
Vấn đề này sẽ trình bày rõ hơn trong phần điều kiện để truyv cứu TNHS của pháp nhân
3
Xem Ban soạn thảo BLHS (sửa đổi), “Bản thuyết minh chi tiết về dự thảo BLHS sửa đổi tháng 4/2015”
2

148


2. Điều kiện để truy cứu TNHS đối với pháp nhân thƣơng mại
Trong thuyết minh về Dự thảo BLHS sửa đổi tháng 4/2015, hồn tồn khơng đề cập đến các cơ sở lý
4
thuyết, các nhà soạn thảo xác định “nguyên tắc xử lý hình sự đối với pháp nhân” . Những “nguyên tắc”
này về sau được thể hiện chính thức trong Điều 75 của BLHS năm 2015 về điều kiện chịu trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại như sau:
1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
2. Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
3. Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương

mại;
4. Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ
luật này.

2.1. Hành vi phạm tội đƣợc thực hiện nhân danh pháp nhân thƣơng mại
Điều kiện thứ nhất "hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại” được giải thích là
"người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội dưới danh nghĩa của pháp nhân" và "người thực hiện hành vi
nhân danh pháp nhân có thế là người lãnh đạo, người điều hành pháp nhân hoặc người được pháp nhân
5
ủy quyền" .Tuy nhiên, nội hàm cụ thể của sự nhân danh này không được xác định rõ mà chỉ thông qua
biện pháp loại trừ với trường hợp “phạm tội dưới danh nghĩa của cá nhân". Điều có thể thấy rõ ràng là
nhà làm luật Việt Nam không coi vị trí hay vai trị “người đại diện hợp pháp của pháp nhân” thực hiện
6
hành vi phạm tội là điều kiện quyết định truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Như vậy, trong trường hợp
người thực hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân thương mại để thực hiện hành vi phạm tội thì tội
phạm đó được coi là do pháp nhân thương mại thực hiện.

2.2 Hành vi phạm tội đƣợc thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thƣơng mại
Điều kiện thứ hai “hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại” được hiểu là
mục đích của việc thực hiện hành vi phạm tội đó là mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả trong
trường hợp lợi ích của pháp nhân khơng phải là duy nhất. Ví dụ như: Giảm chi phí nộp thuế cho pháp
nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân khi thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Trường hợp thực
hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá nhân thì cũng khơng thể truy
7
cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
Có thể thấy rằng theo hai điều kiện này, hành vi phạm tội có thể được thực hiện bởi bất cứ cá nhân nào
trong pháp nhân; khơng địi hỏi rằng người đứng đầu/quản lý/ điều hành pháp nhân (hoặc người chủ)
phải là người trực tiếp thực hiện hành vi. Cách thức này không giới hạn những cá nhân cụ thể có thể quy
kết trách nhiệm sang cho pháp nhân. Tuy nhiên, nó cũng bỏ qua “sự suy xét mang tinh thận trọng” là
“trong hoàn cảnh cụ thể và với những khả năng do vị trí, thẩm quyền và trách nhiệm của một người thuộc

8
bộ phận quản lý một cơng việc nào đó của cơng ty đem lại” và do đó, dễ tạo ra sự quy kết trách nhiệm
cho pháp nhân quá rộng, không phản ánh được sự có tội của pháp nhân. Nhưng cách thức này lại tỏ ra là

4

Xem Điều 73 trong Ban soạn thảo BLHS sửa đổi, “Bản thuyết minh chi tiết về Dự thảo BLHS (sửa đổi) tháng
4/2015”
5
Viện kiểm sát nhân dân tối cao(2016) , “Tài liệu tập huấn BLHS năm 2015” Điều 75
6
Xem Viện kiểm sát nhân dân tối cao(2016), “Tài liệu tập huấn BLHS năm 2015” Điều 75
7
Xem Viện kiểm sát nhân dân tối cao(2016), “Tài liệu tập huấn BLHS năm 2015” Điều 75. Tài liệu này, tuy nhiên,cũng
không làm rõ gì thêm về nội hàm của khái niệm này. Chẳng hạn, trong”trường hợp thực hiện hành vi trên danh nghĩa
pháp nhân nhưng mang lại lợi ích cho cá nhân” thì việc”mang lại lợi ích cho cá nhân” nên được hiểu là xét trên mục
dích ban đầu của người thực hiện hành vi hay dựa trên thực tế hành vi mang lại lợi ích cho cá nhân
8
Hồng Thị Tuệ Phương (2006), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TPHCM
tr.28

149


9

phù hợp trong bối cảnh Việt Nam chỉ truy cứu TNHSCPN đối với những tội phạm mà như quan niệm của
10
các nhà luật học nước ngồi là khơng quan trọng việc chứng minh yếu tố lỗi .
Bên cạnh đó,việc sử dụng khái niệm” Nhân danh - thay vì” Đại diện” như thường dùng - là mơ hồ vì nó

khơng phản ánh rõ ràng và chắc chắn mối quan hệ giữa người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội với
pháp nhân. Nói cách khác, nếu một người khơng có thẩm quyền đại diện mà nhân danh pháp dân thực
hiện một hành vi, và pháp nhân bị buộc chịu TNHS về hành vi này, thì có vẻ như các nhà làm luật Việt
Nam đang mong muốn mở rộng phạm vị quy kết TNHS của pháp nhân rộng hơn đề xuất truyền thống của
học thuyết đồng nhất hóa. Với việc dùng khái niệm”Nhân danh” hay “Trên danh nghĩa” có thể nhà làm luật
Việt Nam đang muốn bỏ qua các tiêu chuẩn cấp bậc và chức năng mà thuyết đồng nhất hóa thường sử
11
dụng trong việc xác định người đại diện. Tuy nhiên, quy định như vậy sẽ làm cho việc xác định yếu tố
này mơ hồ và gây khó cho người áp dụng vì khơng biết dựa vào căn cứ nào đề xác định sự “Nhân danh”
này; còn nếu sự nhân danh đó là vì thiện chí cho pháp nhân dù người nhân danh khơng có vị trí hay vai
trị mang tính đại diện cho pháp nhân thì yếu tố này sẽ có vẻ như trùng lặp với yếu tố “vì lợi ích của pháp
nhân”. Nói cách khác, nếu như cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh thành công được yếu yếu thứ nhất
thì sẽ chứng minh được yếu tố thứ 2 và ngược lại.

2.3 Hành vi phạm tội đƣợc thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp
nhân thƣơng mại
Trong khi ở 2 điều kiện đầu nhà làm luật có khuynh hướng mở rộng cơ hội để truy cứu TNHS đói với
pháp nhân, điều kiện thứ 3 cho thấy khuynh hướng ngược lại. Trong yếu tố “có sự chỉ đạo, điều hành
hoặc chấp thuận của pháp nhân” sự chỉ đạo, điều hành sẽ phải gắn với hành động của những cá nhân có
vai trị quản lý hay những cơ quan hợp nhất nhất định; tức là có mối quan hệ giữa các vị trí/ thẩm quyền
quản lí điều hành của pháp nhân với hành vi phạm tội như 1 yếu tố bắt buộc để truy cứu TNHS của pháp
nhân; hay sự “chấp thuận” - yếu tố vừa có vẻ liên quan đến sự chỉ đạo điều hành cụ thể của các cá nhân/
nhóm cá nhân, có vai trị quản lí, vừa có vẻ được phản ánh thơng qua văn hóa, chính sách chung của
pháp nhân. Sự giải thích chính thức trong tài liệu tập huấn cho thấy phạm vi xử lí bị thu hẹp hơn khi mà
chỉ coi những trường hợp “người đứng đầu pháp nhận hoặc ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức
được hành vi của người thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận
12
cho người đó thực hiện hành vi”. Như vậy việc chứng minh ”Lỗi” của pháp nhân sẽ bao gồm chứng
minh sự nhận thức được của người lãnh đạo của pháp nhân với hành vi của người thực hiện, và sự cố ý
qua việc chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận. Trong khi cố gắng đảm bảo được việc duy trì các

nguyên tắc truyền thống trong luật hình sự như nguyên tắc lỗi - quy trình chứng minh này rõ ràng sẽ gây
khó rất nhiều cơ quan tiến hành tố tụng. Quy trình này cũng sẽ khó cho việc quy định TNHS của pháp
nhân đạt được những yêu cầu thực tiễn của việc xây dựng chế định này như đã đề cập ở phần đầu.
Điều kiện thứ 3 này cũng thu hẹp cơ hội truy cứu TNHS của pháp nhân khi chỉ đề cập đến sự liên quan
của pháp nhân đền hành vi phạm tội của cá nhân dưới hình thức được biểu lộ ra bên ngồi - và có lẽ sẽ
phải thể hiện ra bằng những cách thức nhất định, như bằng văn bản. Trong khi đó, những biểu hiện của
mối liên quan thơng qua các hình thức ít mang tính biểu lộ hơn, như hiểu ngầm, ngụ ý hay làm ngơ để
cho hành vi phạm tội được thực hiện - yếu tố mà rất nhiều nước xử lí TNHS của pháp nhân quan tâm đến
- không được nhà làm luật Việt Nam ghi nhận.
Quan điểm của nhà làm luật Việt Nam trong coi việc xác định hành vi phạm tội của cá nhân - trong đó bao
gồm chứng minh yếu tố lỗi là tiên quyết cho việc chứng minh TNHS của pháp nhân là khá mơ hồ. Cụ thể
9

Xem Điều 76 BLHS năm 2015 về”Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại”.
PGS. TS.Nguyễn Thị Phương Hoa - TS. Phan Anh Tuấn, Bình luận khoa học những điểm mới của bộ luật hình sự
năm 2015( sửa đổi bổ sung năm 2017)
11
Hoàng Thị Tuệ Phương(2016), “một số ý kiến về quy định về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân thương mại theo
điều 75 BLHS năm 2015” , hội thảo khoa Luật hình sự góp ý luật sửa đội bổ sung một số điều của BLHS năm
2015,đại học luật TPHCM(Tháng 9) tr.29
12
Điều kiện thứ 3 được xác định trong tài liệu hướng dẫn BLHS năm 2015 là “Căn cứ phản ánh dấu hiệu “lỗi” của
pháp nhân thông qua việc đánh giá ý thức chủ quan của người đứng đầu, ban lãnh đạo pháp nhân. Xem Viện kiểm
sát nhân danh tối cao(2016) ”Tài liệu tập huấn BLHS 2015” Điều 75
10

150


hơn trong khi nhà làm luật không tiên liệu về khả năng không đủ cơ sở truy cứu TNHS của cá nhân

nhưng vẫn có thể truy cứu TNHS của pháp nhân, tài liệu tập huấn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ghi
nhận.
Trong trường hợp phát hiện tội phạm xảy ra mà ban đầu mới xác định được TNHS của pháp nhân, thì
khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với pháp nhân phạm tội, sau đó tiếp tục điều tra, làm rõ để xử lí hình sự
cá nhân liên quan - người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, để bảo đảm việc xử lí TNHS đối với cá
nhân, pháp nhân được toàn diện, triệt để, tránh bỏ lọt tội phạm, người và pháp nhân phạm tội.
Như vậy, không rõ là trong trường hợp không thể chứng minh hành vi của cá nhân đủ dấu hiệu cấu thành
13
tội phạm thì việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân sẽ ra sao . Thêm vào đó, giải thích của viện kiểm sát
nhân danh tối cao tiếp tục (làm khó) khi cho rằng đối với người đứng đầu pháp nhân nếu những người
này đều biết và thống nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội
danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho rằng trong số họ có người
khơng biết hoặc phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ không phải chịu trách nhiệm chung tội danh
với pháp nhân”. Điều này sẽ không thể thực hiện được trong thực tế nếu khơng có những cấu thành tội
phạm độc lập cho tội phạm của pháp nhân và các cá nhận đứng đầu. Trên thực tế, nhà làm luật cũng
không xây dựng các cấu thành tội phạm độc lập cho các tội phạm do pháp nhân thực hiện. TNHS của
pháp nhân áp dụng tại các quốc gia khác hướng đến những trường hợp mà do cơ cấu phức tạp của công
ty, việc chứng minh cá nhân phạm tội là khó khăn. Trong khi đó, Việt Nam khi chỉ áp dụng TNHS của
pháp nhân cho những trường hợp chứng minh được hành vi của cá nhân và quy kết được hành vi đó cho
pháp nhân, tức là chỉ hiệu quả khi hành vi phạm tội có liên quan đến các pháp nhân có quy mơ nhỏ.
Một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến TNHS của pháp nhân mà các quy định
trong Bộ luật hình sự năm 2015 khơng đề cập đến đó là việc quy kết hoặc gán hoặc xác định TNHS của
pháp nhân thông qua hành vi của cá nhân sẽ được tiến hành như thế nào. Tuy nhiên, theo cách thức đã
được ghi nhận ở điều 75 BLHS năm 2015 thì trước khi chứng minh TNHS của pháp nhân, sẽ phải có
bước đầu là chứng minh đã có hành vi cấu thành tội phạm của cá nhân - có thể là do 1 hay nhiều cá nhận
thực hiện trong các dấu hiệu cấu thành tội phạm cơ bản của một tội phạm do cá nhận thực hiện đối với
trường hợp chứng minh tội phạm do pháp nhân thực hiện, chỉ cần chứng minh được đã có hành vi, hậu
quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó có thể do 1 hoặc nhiều cá nhân liên quan đến
pháp nhân thương mại thực hiện, và khả năng “quy kết” các yếu tố khách quan đó cho pháp nhân theo
điều 75 BLHS năm 2015; sự nhận thức của cá nhân đối với hành vi và hậu quả đó chỉ có vai trị quyết

định xem liệu các cá nhân đó có phải chịu TNHS cùng với pháp nhân hay không; cũng như các dấu hiệu
về nhân thân của cá nhân như: đã bị xử phạt hành chính, đã bị kết án... chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm sẽ phải chứng minh độc lập giữa cá nhân và pháp nhân, không thể gán dấu hiệu thuộc về cá nhân
sang cho pháp nhân như vậy, nhà làm luật Việt Nam mặc dù đến nay không xây dựng các cấu thành tội
phạm do pháp nhận thực hiện sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể về việc chứng minh hay quy kết các
14
dấu hiệu cấu thành tội phạm của 33 tội quy định tại Điều 76 của BLHS năm 2015 trường hợp có vẻ sẽ
đơn giản hơn nếu các yếu tố cấu thành tội phạm được thực hiện hoàn toàn bởi 1 cá nhân. Tuy nhiên,
khơng chắc chắn rằng quy định này có thể áp dụng được trường hợp có nhiều có nhân tham gia vào việc
thực hiện hành vi phạm tội và mỗi cá nhân chỉ thực hiện 1 phần của các yếu tố khách quan hoặc chủ
quan của tội phạm cần chứng minh; trong khi đây chính là một trong những động lực của việc quy định
TNHS của pháp nhân tại Việt Nam. Và trường hợp sau được bao gồm thì sẽ phải có những cách thức cụ
thể cho việc chứng minh tội phạm rất khác biệt với lí thuyết của luật hình sự truyền thống của Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng từ cách thức quy định ở điều 75 BLHS năm 2015 có thể liên tưởng đến một cách thức
trực tiếp xác định TNHS của pháp nhân mà không thông qua sự quy kết từ hành vi cũng như lỗi của cá
nhân. Đó là cách thức coi tập thể là có khả năng chịu trách nhiệm cho những hành vi phạm tội thực hiên

13

Xem thêm các bình luận trong Nguyễn Thị Phương Hoa(2016), hoàn thiện quy định về TNHS của pháp nhân
thương mại), tạp chí luật học , số đặc biệt luật hình sự năm 2015, tr.31
14
PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- TS. Phan Anh Tuấn, Bình luận khoa học những điểm mới của bộ luật hình sự
năm 2015( sửa đổi bổ sung năm 2017)

151


15


trong quyền hạn của nó hoặc thơng qua ý chí và hành vi tập thể của những cổ đông hoặc người có
quyền lợi trực tiếp cấp cao hoặc thơng qua hệ thống và văn hóa khơng tổ chức của pháp nhân. Để có thể
truy cứu TNHS của pháp nhân theo cách thức này, các quốc gia đều đòi hỏi một mức độ nào đó sự liên
quan giữa hành vi phạm tội và các mục tiêu hoạt động của pháp nhân, bất kể là sự liên quan được tạo ra
thông qua sự đề cập đến phạm vi quyền hạn/trách nhiệm của cá nhân người thực hiện hành vi vi phạm,
những lợi ích mà pháp nhân nhận được, hay những lợi nhuận thực tế hoặc tiềm năng cho pháp nhân.

3. KẾT LUẬN
Từ những phân tích nêu trên đã phần nào làm rõ được các điều kiện để pháp nhân thương mại chịu trách
nhiệm hình sự. Từ đó, phần nào giuso các nhà làm luật có thêm một số ý kiến để tham khảo và hồn
thiện các chế định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Bộ luật Hình sự 2015 số 100/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

[2]

Nguyễn Thị Phương Hoa(2016), hoàn thiện quy định về TNHS của pháp nhân thương mại), tạp chí
luật học , số đặc biệt luật hình sự năm 2015

[3]

Hồng Thị Tuệ Phương (2006), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Luật TPHCM

[4]

Hoàng Thị Tuệ Phương(2016), “một số ý kiến về quy định về điều kiện chịu TNHS của pháp nhân

thương mại theo điều 75 BLHS năm 2015” , hội thảo khoa Luật hình sự góp ý luật sửa đội bổ sung
một số điều của BLHS năm 2015,đại học luật TPHCM(Tháng 9)

[5]

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- TS. Phan Anh Tuấn, Bình luận khoa học những điểm mới của
bộ luật hình sự năm 2015( sửa đổi bổ sung năm 2017

[6]

Viện kiểm sát nhân danh tối cao(2016) ”Tài liệu tập huấn BLHS 2015”

[7]

Ban soạn thảo BLHS sử đổi bổ sung, “Bản thuyết minh chi tiết về Dự thảo BLHS sửa đổi tháng
4/2015

[8]

/>
[9]

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, ĐH Luật Hà Nội

[10]

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), ĐH Luật TP Hồ Chí Minh

15


PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa- TS. Phan Anh Tuấn, Bình luận khoa học những điểm mới của bộ luật hình sự
năm 2015( sửa đổi bổ sung năm 2017) tr.116

152



×