MỤC LỤC
MỞ ĐÀU.................. ..............................................
1
Chương 1. MỘT so VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO SÚC VẬT GÂY RA
’.......................................
9
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.................................... 9
1.1.1. Khái niệm “súc vật”.................................................................................................9
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.............................10
1.1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.......................... 11
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra............................. 13
1.2.1. Những đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.. 13
1.2.2. Những đặc diêm riêng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra . 15
1.3. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra..............................17
1.4. Các học thuyết pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra........ 22
1.5. Khái quát quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra..............................................................................................................................25
KÉT LUẬN CHƯƠNG 1............. ..............................................
31
Chương 2. THựC TRẠNG PHÁP LUẢT VIỆT NAM VÈ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯÒNG THIỆT HẠI DO súc VẬT GÂY RÃ........................................................... 32
2.1. Quy định pháp luật hiện hành vê trách nhiệm bôi thường thiệt hại do súc vật gây ra
?....... *....
*......
'...„....32
2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra............. 32
2.1.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra....................... 39
2.1.3. Thiệt hại được bồi thường do súc vật gây ra....................................................... 45
2.1.4. Căn cứ loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.................... 54
2.2. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra..............................................................................................................................58
2.2.1. Những ưu điểm đã đạt được.................................................................................58
2.2.2. Những hạn chế càn khắc phục.............................................................................. 59
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2.................. :...................
63
Chương 3. THỤC TIỄN THỤC HIỆN, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUÀT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỤC HIÊN PHÁP LUẬT VỀ
TRẲCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO súc VẬT GAY ra........... .’....... 64
3.1. Thực tiên thực hiện pháp luật vê trách nhiệm bôi thường thiệt hại do súc vật gây ra
’.............. ;.......
.’....................... ’.............................
’...........................64
3.2. Một sô kiên nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra....................................... 70
3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra................................................................................................................... 70
3.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra................................................................................... 74
KÉT LUẠN CHƯƠNG 3 .„„„.„......................................................................................... 76
KÉT LUẬN......................................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÃƠ.......................................................................... 78
DANH MỤC VIÉT TẮT
BLDS 2005: Bộ luật Dân sự năm 2005
BLDS 2015: BLDS 2015
BTTH: Bồi thường thiệt hại
TNBT: Trách nhiệm bồi thường
TNBTTH: Trách nhiệm bồi thường thiết hại
CSH: Chủ sở hữu
NCH: Người chiếm hữu
NS D: Ngưởi sữ dụng
MỞ ĐÀU
1. Tính câp thiêt của đê tài và tình hình nghiên cứu
Trong thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội của con người, súc vật đã
trở thành vật nuôi hoặc sản phẩm chăn nuôi phổ biến trong nhà cùa con
người, như trâu, bò, lợn, dê .... Bản chất súc vật là động vật hoang dã, mang
bản tính hung dữ nhưng đã được con người thuần hóa, kiểm sốt hoạt động,
tập tính và tuân thủ theo sự quản lý của con người. Mặc dù, con người đã
thuần hoá được súc vật nhưng xuất phát từ bản tính tự nhiên hoặc do lỗi quàn
lý của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác có liên quan, nên khi hoạt động, súc
vật có thể gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng hoặc tài săn cho chính bản
thân con người và mơi trường xung quanh. Từ những thực tế đó đã đặt ra một
vấn đề pháp lý cần xác định, đó là trách nhiệm của các chủ thể liên quan như
chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật hoặc người thứ ba trong
việc bồi thường những thiệt hại do súc vật gây ra.
Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng của chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người thứ ba, súc vật của họ
hoặc do họ quản lý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản của cá nhân
hoặc tổ chức khác. Đặc điểm pháp lý của loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
này là phát sinh theo quy định của pháp luật và là hậu quả pháp lý nằm ngoài
mong muốn của các chủ thể (chủ sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng
súc vật, người thứ ba và bên bị thiệt hại).
Chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung, bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra nói riêng là chế định xuất hiện sớm trong các quy
định pháp luật dân sự của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến Bộ luật dân sự năm
1995 được ban hành thì chế định này mới thực sự được. Đến BLDS 2005, chế
định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã phát huy tác dụng trong việc điều
1
chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đôi tượng điêu chỉnh của Bộ luật dân sự, bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong các giao dịch dân sự, góp
phần làm ổn định các quan hệ xã hội. Qua 10 năm áp dụng, bên cạnh những
thành cơng đạt được thì BLDS 2005 đã bộc lộ nhiều bất cập, cần phải sửa đổi
và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. BLDS 2015 ra đời, thay thế cho BLDS
2005 với nhiều sửa đồi, bổ sung nhất định nhàm loại bỏ những quy định còn
bất cập, hạn chế và thay thế bằng những quy định hợp lý và khả thi hơn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do súc
vật gây ra nói riêng là một trong những loại trách nhiệm gây nhiều quan điếm
trái chiều nhau về căn cứ phát sinh, mức bồi thường, .... Hơn nữa nhiều quy
định vẫn cịn mang tính "định tính" mà khơng "định lượng", cịn chung chung
mà khơng cụ thể làm cho người bị thiệt hại do súc vật gây ra với người chủ
hoặc người chiếm hữu, sử dụng súc vật gây thiệt hại khó xác định được về
mức bồi thường phù hợp đề thỏa mãn nguyện vọng của hai bên gây khó khăn
trong giải quyết tranh chấp cũng như việc áp dụng pháp luật để giải quyết các
tranh chấp đó.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu được thực hiện có liên quan đến
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, song hầu hết trong số đó
chỉ tiếp cận ở khía cạnh chung mà ít có cơng trình nghiên cứu riêng biệt, chi
tiết nên chưa chì ra được những vấn đề riêng biệt của loại trách nhiệm này.
Chính vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm hồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do súc vật gây ra theo pháp luật Việt Nam hiện
hành” là cần thiết và mang lại những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2
2. Tình hình nghiên cứu đê tài
TNBTTH do súc vật gây ra là một nội dung quan trong trong chế định
TNBTTH ngồi hợp đồng. Có nhiều cơng trình khoa học của nhiều tác giả
được nghiên cứu dưới các hình thức khác nhau như:
(i) Luận văn
- Luận văn Thạc sỳ của Nguyễn Tôn (2010), Bồi thường tôn thất tinh
thần do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm
phạm, và luận văn thạc sỳ Luật học của Hoàng Phạm Hùng Cường (2017),
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe theo pháp luật dân sự
Việt Nam. Trong hai luận văn này, tác giả đưa ra được khái niệm về thiệt hại
về vật chất, thiệt hại về tinh thần và chỉ ra được các thiệt hại về vật chất và
tinh thần cụ thể trong bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Từ đó, tìm ra
những hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật Dân sự do xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ.
- Luận văn tốt nghiệp của Trần Thuý Kiều (2011), Bồi thường thiệt hại
do tài sản gây ra. Trong luận văn tốt nghiệp này, tác giả đã trình bày khái
quát về súc vật, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do súc vật gây ra, đồng
thời đưa ra thực tiễn áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
trong một sổ vụ án cụ thể.
- Luận văn thạc sỹ cùa Trần Đại Minh (2018), Pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Trong luận văn, tác giã đã đưa ra khái
niệm, đặc điểm của bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Đồng thời, phân
tích, đánh giá các quy định, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
và cơ sở để xác định mức độ thiệt hại khi súc vật gây ra thiệt hại. Ngồi ra, tác
giả cịn nghiên cứu các quy định của pháp luật, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các
quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra để tìm ra những vướng
3
măc, bât cập trong việc áp dụng quy định pháp luật đó. Từ đó, đê xuât được
những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra.
- Luận văn thạc sỹ của Lưu Thanh Hương (2020), Lồi trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng theo pháp luật Việt Nam. Trong
luận văn, tác giã đã đưa ra khái niệm lồi, ý nghĩa của Lỗi trong việc xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi họp đồng, từ đó tìm ra được các hình
thức và mức độ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
(ii) Sách chuyên khảo
- Cuốn sách của tác giả Nguyễn Mạnh Bách với nhan đề “Nghĩa vụ dân
sự trong luật dân sự Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 1998. Đây
là cơng trình nghiên cứu tổng hợp các quy định của Bộ luật dân sự năm 1995
về nghĩa vụ dân sự. Liên quan đến luận văn, cơng trình này cũng đưa ra
nhưng quan điểm về lồi trong trách nhiệm do tác động của các vật (bao gồm
cơng trình kiến trúc, cây cối, súc vật và các vật vô tri khác mà việc sử dụng
tạo ra một nguồn nguy hiểm cao độ) khi phân tích về các điều kiện phát sinh
trách nhiệm.
- Sách chuyên khảo về “Luật BTTH ngoài họp đồng Việt Nam - Bản án
và bình luận bản án”, TS Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2010.
Đây là cơng trình nghiên cứu một cách có hệ thống các bản án có liên quan
đến BTTH ngồi hợp đồng. Trong đó, tác giả phân tích, đánh giá và đưa ra
quan điểm cá nhân về một số vụ việc liên quan đến TNBTTH do súc vật gây
ra.
- Sách chuyên khảo về “TNBTTH do tái sản gây ra theo pháp luật dân
sự Việt Nam”, TS Trần Thị Huệ (chủ biên), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà
Nội - 2013. Đây là cuốn sách đã kế thừa hầu hết các nội dung trong đề tài
4
khoa học câp trường với nhan đê “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại
- Vẩn đề lý luận và thực tiễn”, bảo vệ năm 2009, do TS Tràn Thị Huệ làm chủ
nhiệm đề tài. Theo đó, đề tài bao gồm 12 chuyên đề, nghiên cứu tổng hợp các
vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm dân sự khi tài sản gây thiệt hại.
- Cuốn sách chuyên khảo về, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sán gây ra, TS Nguyễn Vãn Hợi, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội - 2020.
Liên quan đến Luận văn, cơng trình này đưa ra khái niệm, đặc điểm, bản chất
... đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung. Đưa ra
khái niệm, đặc điểm của súc vật, thực trạng áp dụng của pháp luật về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra. Đồng thời, có những đánh giá và quan
điểm hồn thiện về chế định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
(iii) Tạp chí
- Bài viết trên Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế của tác giả Nguyễn
Hoàng Mỹ Linh (2017), Những quy định chung về trách nhiệm hồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015. Trong bài viết
này, tác giả đã đưa ra các quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng.
- Bài viết trên tạp chí Tồ án của tác giả Ngô Thu Trang (2019), Vướng
mắc trong áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bài viết
này, tác già đã phân tích đánh giá đối với căn cứ pháp sinh trách nhiẹm bồi
thường thiệt hại ngồi họp đồng. Đồng thời, tác giả cịn phân tích, đánh giá về
thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tinh thần.
- Bài viết trên cổng thong tin điện từ Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam
của tác giả Nguyễn Văn Dũng (2018), Bùn về chế định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài họp đồng quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Theo
bài viết, tác giả so sánh các quy định về bồi thường thiệt hại của BLDS 2005
5
và BLDS 2015. Đồng thời, đưa ra một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng,
từ đó kiến nghị để hồn thiện pháp luật.
Tuy nhiên, các cơng trình này mới chỉ nghiên cứu về một khía cạnh nhỏ
mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện hoặc nghiên cứu một cách chung
chung, chưa cụ thể các quy định về BTTH do súc vật gây ra. Do đó, việc
nghiên cứu đề tài trên cơ sở các quy định của BLDS 2015 là hồn tồn cần
thiết, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Đoi tượng và phạm vỉ và mục đích nghiên cứu
3.1. Đoi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra theo pháp luật Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quy định về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo quy định của Bộ luật
dân sự năm 2015 và một số văn bản hiện hành có liên quan. Trong đó sẽ tập
trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thực
hiện pháp luật.
về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo pháp luật hiện hành,
thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra từ
trước và sau khi Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực đến nay.
về khơng gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vấn đề bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra trên lãnh thổ Việt Nam.
6
4. Mục
vụ• nghiên
cứu
• đích và nhiệm
•
CT
4.1. Mục đích nghiên cứu
Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra những bất cập của
quy định pháp luật, những vướng mắc trong q trình thực hiện pháp luật. Từ
đó đưa ra những đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra.
2
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đê tài
Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận
văn phải giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, đề cập khái quát nội dung về bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra.
Thứ hai, phân tích, đánh giá, các quy định của pháp luật dân sự về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do súc vật gây ra.
Thứ ba, nêu và phân tích thực tiên và vướng măc khi áp dụng pháp luật vê
bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra trong hoạt động xét xử, từ đó đề xuất giải
pháp, kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do súc vật gây
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư
pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu, để hoàn thành đề tài luận văn tác già sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: phương pháp
7
phân tích; phương pháp so sánh, đơi chiêu; phương pháp tông hợp; phương
pháp diễn giải, quy nạp; tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người
làm công tác thực tiễn .... để thực hiện những nội dung đã đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lý
luận trong khoa học pháp lý. Đồng thời từ việc nghiên cứu các quy định của
pháp luật, tìm hiếu thực tiễn áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra để tìm ra những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng quy
định pháp luật đó. Từ đó, đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện và thực hiện những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 2 chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra
Chương 3: Thực tiên thực hiện và một sô kiên nghị, giải pháp hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra
8
Chương 1. MỘT sô VÁN ĐÊ LÝ LUẬN VÊ TRÁCH NHIỆM BƠI
THƯỜNG THIỆT
HẠI
GÂY RA
•
• DO sủc VẬT
•
1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1.1.1. Khái niệm “súc vật”
Súc vật được hiểu là “thú nuôi trong nhà” [24], “con vật nuôi trong
nhà”[25], “súc vật nuôi trong nhà”[17,1052J, hoặc có thể hiểu một cách chung
nhất là “súc vật là những lồi vật ni trong nhà”. Tuy nhiên, vật ni có thể
là các lồi thú hoặc các lồi chim, mà súc vật là động vật thuộc lóp thú, là
“một lồi động vật có bốn chân, có vú và sinh con”[17,1270], gia cầm là
“giống vật có cánh ni trong nhà như gà, vịt, ngồng...”[17,431], Ngồi ra,
súc vật cịn được hiểu là “thú dữ được thuần hoá ...” [16,337]. Mặc dù, BLDS
2015 không đưa ra khái niệm về súc vật, nhưng đã có rất nhiều định nghĩa
khác nhau về súc vật. Nhìn chung, các cách định nghĩa này đều khẳng định
súc vật là loài thú đã được thuần dưỡng để ni ở trong nhà.
Chỉ có Giáo trình Luật Dân sự (tập II) của Trường Đại học Luật Hà Nội
khẳng định súc vật là “thủ dữ được thuần hoá”. Theo quan điểm của tác giả
thì khơng nên coi súc vật là “thú dữ được thuần hố”, bởi vì: Nghiên cứu đã
chỉ ra rằng thú dữ là “các loài thú to lớn hay tấn công và ăn thịt thú khác, đôi
khi làm hại tới cả con người như: Hùm, beo, chó sói,...” Thú dữ có đặc điểm
khác biệt so với súc vật, trong đó có đặc điếm quan trọng là chưa được con
người thuần dưỡng. Cịn những lồi thú ni được ni trong nhà đều có bản
chất là “khơng dữ”, đã được con người thuần dưỡng, sống thân thiết với con
người. Do đó, chỉ nên coi súc vật là loại thú “khơng dừ”.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm súc vật như sau: “Súc
vật là những loài động vật đã được con người thuần dưỡng để trở thành những
9
vật nuôi trong nhà, sông thân thiện với con người, con người có thê điêu
khiển được hoạt động của chúng để phục vụ cho các nhu cầu của minh”.
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong đời sống hàng ngày, các thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của cơng dân, tài sản, danh dự, uy tín của tố chức có thể
xảy ra dưới nhiều tác động khác nhau, những tác động đó có thể là tác động
khách quan, có thế là những hành vi vi phạm một quy tắc xử sự, đó có thế là ý
chí của các bên tạo ra hoặc do một quy tắc xử sự do pháp luật quy định. Do
đó Nhà nước sử dụng nhiều biện pháp pháp luật để ngăn chặn hậu quả của
những tác động, quy tắc xử sự. Ví dụ: Điều 166 BLDS 2015: Quyền đòi lại tài
sàn; Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.... Như vậy,
giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại sẽ phát sinh một quan hệ pháp
luật, theo đó người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây thiệt hại phải bồi
thường những thiệt hại do bên gây thiệt hại đã gây ra. Quan hệ pháp luật đó
được gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Căn cứ vào điều kiện phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo họp đồng và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Theo đó, trách nhiệm bồi thường ngoài hợp
đồng được hiểu bằng những khái niệm như sau:
Tránh nhiệm dân sự ngoài họp đồng là trách nhiệm của người có hành
vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khoẻ, tính mạng,
các quyền nhân thân ...”[13,8];
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng là quy định của luật
dân sự nhằm bắt buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khoẻ, tính
mạng, ... cùa các chù thể khác mà gây thiệt hại phải bồi thường những thiệt
hại mà mình gây ra”[15,389].
10
Tuy nhiên, các khái niệm này đêu được xây dựng dựa trên căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều
604 BLDS 2005, trong đó nguyên nhân gây ra thiệt hại được xác định là hành
vi xâm phạm các đổi tượng được pháp luật bảo vệ. Trước thời điểm BLDS
2015 có hiệu lực, các khái niệm được đưa ra hoàn toàn phù hợp với quan
điểm lập pháp của Việt Nam; khi BLDS 2015 được thơng qua ngày 24 tháng
11 năm 2015 (có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2017) đã có sự thay đổi cơ
bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, trong đó ngun
nhân dẫn đến thiệt hại được đề cập tại Điều 584 BLDS không chỉ có hành vi
mà cịn có hoạt động của tài sản nói chung và súc vật nói riêng. Điều này cho
thấy khi BLDS 2015 có hiệu lực thi hành, các quan điểm về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ phải thay đổi cho phù hợp với quan điểm
của các nhà lập pháp. Tức là khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng khơng chỉ xây dựng trên cơ sở hành vi gây thiệt hại, mà còn phải
dựa vào trường hợp súc vật gây thiệt hại nhưng vẫn dựa trên nền tảng của
trách nhiệm của dân sự nói chung. Theo đó, khái niệm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng có thể được hiểu như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự
theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải bù đắp những tổn thất (tổn thất này có
thể là tổn thất về vật chất hoặc tổn thất về tinh thần) mà người bị thiệt hại phải
gánh chịu khi các đối tượng được pháp luật bảo về bị xâm phạm”.
1.1. ỉ. Khái niệm
trách nhiệm
bồi thường
gây ra
•
•
o thiệt
• hại
• do súc vật
• o
BTTH do súc vật gây ra cũng là một trường hợp của BTTH ngoài hợp
đồng. Tuy nhiên, khác với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài họp
đồng khác, BTTH do súc vật gây ra xảy ra không xuất phát từ hành vi của chủ
sở hữu súc vật, người chiếm hữu, sử dụng súc vật hay người thứ ba mà thông
11
qua hoạt động của súc vật và họ bị suy đốn mặc định là có lỗi trong quản lý
hoạt động của chúng. Việc gây thiệt hại của súc vật xuất phát từ nhiều yếu tố
khác nhau, như:
(i) Con người dù đã thuần hóa, kiếm sốt được hoạt động của súc vật,
nhưng súc vật vẫn mang những bản tính tự nhiên của động vật hoang dã, do
con người thiếu ý thức trong quản lý hoạt động của súc vật, chúng có thể gây
thiệt hại. Ví dụ: Trâu, bị đến thời kỳ động dục thường hay có động thái nhảy
cuồng, khi đói chúng thường ăn rau cở mà chúng gặp, chó ni khi sinh con
thường hay dữ tính để bảo vệ con.... Vi vậy, con người không quản lý chặt
chẽ súc vật thì có thể sẽ gây thiệt hại cho người khác;
(ii) Sự quản lý của con người với súc vật thông qua các phương thức và
công cụ quản lý khác nhau. Ờ Việt Nam, hình thức chăn ni mang tính chất
quang cảnh (chăn ni trong phạm vi gia đình, thả rơng...) còn phổ biến. Do
vậy, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng súc vật trong trường hợp có
sự lơi lỏng hoặc khó quản lý hoạt động của súc vật dẫn tới súc vật gây thiệt
hại cho chủ thể khác.
(iii) Dưới tác động của môi trường, điều kiện sống, bệnh dịch mà động
vật có những động thái gây thiệt hại trái với bản tính tự nhiên của nó như trâu
bị mắc bệnh điên, chó dại...
Việc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hoặc người thứ ba đế súc
vật gây thiệt hại là lồi suy đoán mặc định cho đến khi có bằng chứng ngược
lại nhàm nâng cao trách nhiệm quản lý của họ đổi với súc vật. về nguyên tắc,
khi súc vật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho các chủ thể thì
họ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Việc suy đoán lỗi sẽ không áp
dụng trong trường hợp, súc vật gây thiệt hại do lồi hoàn toàn thuộc về người
chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật hoặc của chính người bị thiệt hại.
12
Như vậy, TNBTTH do súc vật gây ra được định nghĩa như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là trách nhiệm dân
sự ngoài hợp đồng của chủ thê có quyền và nghĩa vụ liên quan khi họ đê súc
vật thuộc quyền sở hữu, quản lý của họ hoặc chịu sự tác động của họ mà gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho người khác.
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây
ra
1.2.1. Nhũng
điếm chung
bồi thường
O đặc
•
o của trách nhiệm
•
o thiệt
• hại
•
ngồi họp đồng
Thứ nhất, là một loại trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi họp đồng nói chung là trách
nhiệm của người phải bồi thường đối với người được bồi thường (những chủ
thế pháp luật dân sự) mà không phải trách nhiệm của người gây thiệt hại với
Nhà nước (Việc xác định thiệt hại, chủ thể bồi thường, nguyên tắc, năng lực
bồi thường, ... được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự hay quy phạm pháp luật
hành chính).
Thứ hai, là trách nhiệm mang tính tài sản (trách nhiệm vật chất)
Thiệt hại thực tế xảy ra có thế thiệt hại về tài sản, sức khoẻ, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín, nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường
không phải chịu một sự tổn thất tưong tự mà luôn xác định bằng một phần tài
sản nhất định để bồi thường, người phải bồi thường chỉ phải chịu tổn thất về
tài sản.
Thứ ba, là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu
về nguyên tắc, các bên có thể thoả thuận về phương thức bồi thường
bằng tiền, bằng hiện vật, phải thực hiện một công việc ... Tuy nhiên, việc bồi
13
thường dù có được thực hiện băng một phương thức nào đi chăng nữa thì
cũng hướng tơi việc bù đắp những thiệt hại mà người bị thiệt hại phải gánh
chịu. Có thể hiểu là người có trách nhiệm bồi thường phải bù đắp những thiệt
hại được tính tốn bằng một lượng tài sản nhất định.
Thứ tư, chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra
Thực tế nhiều loại trách nhiệm phát sinh ngay khi có hành vi vi phạm
xảy ra, cho dù hành vi đó chưa gây ra hậu quả (ví dụ trách nhiệm hình sự).
Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài họp đồng chỉ phát sinh nếu
đã có thiệt hại đổi với một chủ thể nhất định. Tức là sự vi phạm phải gây ra
thiệt hại cho người bị vi phạm. Điều đó cho thấy vai trị quan trọng của thiệt
hại trong việc xác định các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu hành vi trái pháp luật đã được thực hiện mà
khơng có thiệt hại thực tế xảy ra thì mục đích bù đắp tổn thất sẽ khơng được
đặt ra.
Thứ năm, được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế
Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ln được cụ thể hố bằng
các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận (chuyển giao
tài sản, thực hiện một công việc để bù đắp tổn thất ...). Tức là trong quan hệ
đó, bên phải thực hiện nghĩa vụ (bên phải bồi thường) là bên phải gánh chịu
những bất lợi, cịn bên có quyền (bên được bồi thường) sẽ được hưởng những
lợi ích mà bên kia mang lại. Sự đối lập nhau về lợi ích có thể khiến cho bên
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của
mình. Để bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bên bị thiệt hại, việc áp dụng
các biện pháp cưỡng chế sẽ được đặt ra để ngăn chặn tình trạng này.
14
Thứ sáu, phát sinh giữa chủ thê chưa từng có quan hệ hợp đông hoặc
đã cỏ quan hệ họp đồng nhưng thiệt hại xảy ra khơng có liên quan đến những
thoả thuận trong hợp đồng
Đây là những đặc điếm quan trọng để phân biệt trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Trong khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ln phát sinh
giữa các chủ thể đã có quan hệ hợp đồng với nhau, và thiệt hại xảy ra luôn là
hậu quả cúa sự vi phạm các thoả thuận trong hợp đồng, thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại hoàn toàn ngược lại. Thiệt hại xảy ra là
hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật hoặc sự kiện tài sản gây thiệt
hại trái pháp luật, chứ khơng có bất kì sự liên quan nào đến các thoả thuận
trong họp đồng, kể cả trong trường hợp các bên đã hoặc đang có quan hệ hợp
đồng với nhau.
1.2.2. Những đặc điểm riêng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
súc vật gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là một dạng của
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên cũng mang những đặc
điểm chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi họp đồng như đã phân
tích tại phần 1.2.1. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật
gây ra. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cũng có
những đặc điểm riêng biệt sau.
Thứ nhất: Hoạt động của súc vật là nguyên nhân gây ra thiệt hại
Hiện nay có 02 luồng ý kiến khác nhau về vấn đề súc vật gây thiệt hại.
Ý kiến thứ nhất cho rằng khi súc vật gây thiệt hại vần tồn tại hành vi trái pháp
luật của chủ sở hữu hoặc các chủ thể khác, và hành vi trái pháp luật này có thể
tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động, đó mới là nguyên nhân
15
dân đên thiệt hại xảy ra. Y kiên thứ hai (cũng là quan diêm của tác giả) cho
ràng súc vật khi gây thiệt hại có thế tồn tại hành vi trái pháp luật của chủ sở
hữu hoặc chủ thể khác, nhung hành vi này không phải là nguyên nhân dẫn
đến thiệt hại, mà chỉ là hành vi liên quan đến hoạt động của súc vật và thiệt
hại xảy ra không phải là kết quả tất yếu của hành vi quản lý súc vật. Có
trường họp súc vật gây ra thiệt hại, có trường hợp khơng gây ra thiệt hại. Vì
vậy, có thề thấy thiệt hại xảy ra là hậu quả của sự hoạt động của súc vật, tức là
không tồn tại hành vi gây thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao chiếm
hữu, sử dụng súc vật.
Thứ hai, lỗi không phải là một trong các điều kiện phát sinh bồi thường
thiệt hại ngoài họp đồng
Đối với trường họp súc vật gây thiệt hại, người bị thiệt hại không cần
phải chứng minh lỗi của chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử
dụng súc vật. Thực tế cho thấy, lồi là yếu tố gắn liền với hành vi trái pháp luật
và có ý thức của con người. Do đó, khi súc vật gây thiệt hại thì bản thân súc
vật khơng thể coi là một hành vi có ý thức. Tuy nhiên, điều này cũng không
thể khẳng định khi súc vật gây thiệt hại cũng khơng có lỗi của bất kỳ một chủ
thể nào. Bởi vì, sự tồn tại và hoạt động của súc vật luôn nằm trong sự quản lý
của chủ sở hữu hoặc một chủ thể nhất định. Mặc dù, người quản lý súc vật
khơng có hành vi gây ra thiệt hại, nhưng việc súc vật thuộc sự quản lý của họ
gây thiệt hại thì mặc nhiên xác định là họ có lồi trong quản lý
Thứ ba, về cơ sở xác định chủ thê chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khi súc vật gây thiệt hại, việc xác định chủ thể bồi thường không chỉ
dựa trên cơ sở hành vi trái pháp luật mà còn dựa vào nguyên tắc hưởng lợi và
gánh chịu rủi ro do súc vật mang lại. Do đó, khi xác định chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra, chúng ta không chỉ căn cứ vào
16
độ tuôi, khả năng nhận thức và năng lực vê súc vật của chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người sử dụng súc vật tại thời điểm súc vật gây thiệt hại, mà cịn
phải căn cứ vào viẹc chủ thể có được hưởng lợi ích và các quyền năng đối với
súc vật hay không.
Thứ tư, chủ thề trách nhiệm bồi thường có thế xác định theo thoủ thuận
Đối với trường hợp súc vật gây thiệt hại, việc xác định chủ thề chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về cơ bản do pháp luật quy định. Theo đó,
người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu, người được
chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng súc vật, hay các chủ thể
khác đều được quy định một cách cụ thể trong từng trường họp. tuy nhiên,
trong một số trường hợp nhất định, việc xác định chù thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra lại phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên.
1.3. Băn chất cùa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây
ra
Thực tế, trách nhiệm dân sự có thể phát sinh từ sự vi phạm các thỏa
thuận trong hợp đồng (trách nhiệm dân sự theo hợp đồng), hoặc phát sinh từ
hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà không liên quan đến các thỏa
thuận trong họp đồng (trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng). Nghĩa là, về
nguyên tắc chung, một chủ thế chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự nếu có sự vi
phạm thỏa thuận hoặc vi phạm quy định của pháp luật xảy ra trên thực tế.
Minh chứng cho điều này, chúng ta có thể đề cập tới rất nhiều các quy định
pháp luật có liên quan như: (i) quy định về nguyên tắc chịu trách nhiệm dân
sự tại Điều 7 BLDS 2005 cũng như khoản 5 Điều 3 BLDS 2015; (ii) quy định
về trách nhiệm dân sự từ Điều 302 đến 308 BLDS 2005 cũng như Điều 351
đến Điều 364 BLDS 2015; (iii) quy định về căn cứ phát sinh TNBTTH tại
Điều 604 BLDS 2005 cũng như Điều 584 BLDS 2015; ... Nếu căn cứ vào
17
những quy định này có thê thây, khơng thê có trách nhiệm dân sự tơn tại mà
khơng có sự vi phạm xảy ra. Có nghĩa, trách nhiệm dân sự giống như hệ quả
tất yếu của sự vi phạm hay là việc chủ thể phải gánh chịu một hậu quả bất lợi
từ sự vi phạm của mình.
Pháp luật được tạo ra là nhằm mục đích bảo vệ con người, bảo vệ sự
công bằng mà tất cả mọi người sống trong xã hội đều được hưởng và pháp
luật quy định cho con người các quyền lợi và bâo đâm cho các quyền lợi đó
được thực thi một cách tốt nhất. Một trong các quyền quan trọng mà pháp luật
của tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới bảo vệ đó là quyền sở hữu
tài sản. Theo đó, CSH có quyền thực hiện mọi hành vi mà pháp luật cho phép
để hiện thực hóa các quyền năng của mình, nhàm đạt được những lợi ích
mong muốn. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền sở hữu không được xâm phạm
đến quyền lợi của các chủ thể khác.
Ớ nước ta, ngay từ thời kì đầu thành lập, nguyên tắc thực hiện quyền sở
hữu đã được thể hiện một cách rõ ràng thông qua quy định tại Điều 12 sắc
lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 97/SL ngày 22 tháng
5 năm 1950: “Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền
sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi cùa
nhân dân”.
Đến năm 1995, Bộ luật dân sự đầu tiên được ban hành, nguyên tắc này
tiếp tục được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể hon. Theo đó, Điều 178 Bộ
luật dân sự năm 1995 quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu như
sau: “CSH được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản,
nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi
ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
18
Năm 2005,J Bộ• luật
dân sự• thứ hai được
ban hành trên cơ sở sự• kê thừa
•
•
có sửa đổi, bố sung các quy định trong Bộ luật dân sự năm 1995. Trong đó,
nguyên tắc thực hiện quyền sớ hữu tiếp tục được ghi nhận như một nguyên
tắc cơ bản nhất trong chế định tài sản và quyền sở hữu. Điều 165 BLDS 2005
quy định: “CSH được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài
săn nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà
nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
BLDS 2015 được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, nguyên tắc
xác lập, thực hiện quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 160 và vẫn kế
thừa hầu như hoàn toàn quy định trong BLDS 2005. Theo đó, “CSH được
thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được
trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Ngồi ra, BLDS 2015 cịn có sự bổ sung so với BLDS 2005 đó là nguyên tắc
xác lập và thực hiện các quyền khác đối với tài sản của các chủ thể không
phải là CSH[2J.
Không chỉ quy định cụ thế trong các văn bản pháp luật chuyên ngành,
mà nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu cũng được quy định một cách gián tiếp
trong các bản hiến pháp như một nguyên tắc hiến định; ví dụ: Hiến pháp năm
2013 được ban hành cũng gián tiếp quy định nguyên tắc này như: “Quyền
công dân không tách rời nghĩa vụ công dân”[l] hay “Việc thực hiện quyền
con người, quyền công dân khơng được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”[l].
Việc quy định các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu là cần thiết, bởi
vì một sự bất cẩn dù là nhở nhất của CSH, người được giao chiếm hữu, sử
dụng tài sản cũng có thể xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
19
khác. Mà theo nguyên tăc thực hiện quyên sở hữu, khi CSH, người được giao
chiếm hữu, sử dụng thực hiện quyền sở hữu thì phải đảm bảo khơng xâm
phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Điều đó có nghĩa là
song song với các quyền lợi được hưởng, CSH, người được giao chiếm hữu,
sử dụng cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ tương ứng mà pháp luật quy định.
Neu CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng vi phạm các quy định pháp
luật về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà dẫn đến thiệt hại xảy ra với
các chủ thể khác thì phải bồi thường. Mặc dù, sự vi phạm được nói đến ở đây
không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, nhưng nó lại là cơ sở có tính
thực tế nhất để quy trách nhiệm cho CSH, người được giao chiếm hữu, sử
dụng tài sản hoặc những chủ thể khác có liên quan. Tuy nhiên trong đời sổng
hang ngày có nhiều trường hợp, mà sự hoạt động của tài sản nằm ngồi sự
kiểm sốt của con người. Nghĩa là, mặc dù CSH, NCH, sử dụng tài sản đã
thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhưng vẫn
không thế ngăn chặn hết các nguy cơ tài sản gây ra thiệt hại cho chủ thế khác
(con người hoặc môi trường xung quanh). Trong những trường hợp này, CSH,
NCH, NSD tài sản được coi là khơng có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Tức là
không tồn tại sự vi phạm của CSH, NCH, NSD tài sản trong việc quản lý tài
sản.
Neu chỉ dựa vào nguyên tắc xác lập và thực hiện quyền sở hữu cũng
như các quyền khác đối với tài sản như đã nói ở trên thì CSH, NCH, NSD tài
sàn khơng phải BTTH cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, có thể coi thiệt hại
xảy ra trong trường hợp này chính là rủi ro mà tài sản mang lại. Neu đem vấn
đề lợi ích ra so sánh thì chúng ta thấy CSH, NCH, NSD tài sản đã được quyền
khai thác công dụng và hưởng các lợi ích mà tài sản mang lại. Trong khi đó,
người bị thiệt hại khơng được hưởng bất kỳ lợi ích gì từ tài sản đó. Nếu người
bị thiệt hại khơng được hưởng bất kỳ lợi ích gì từ tài sản lại phải gánh chịu
20
những rủi ro do tài sản mang lại trong khi CSH, NCH, NSD tài sản được
hưởng lợi ích do tài sản mang lại không phải gánh chịu rủi ro là điều hết sức
vô lý và không phù hợp với lẽ công bằng mà các hệ thống pháp luật đều
hướng tới. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như bảo
đảm sự công bằng giữa các chủ thể trong việc hưởng lợi ích từ tài sản và gánh
chịu những thiệt hại mà tài sản mang lại, CSH, NCH, NSD tài sàn phải BTTH
ngay cả khi không có lồi.
Qua những phân tích ở trên cho thấy, bàn chất của TNBTTH do súc vật
gây ra là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu do sự vi phạm các
quy định pháp luật về quản lý súc vật hoặc do họ là người được hưởng các lợi
ích mà súc vật mang lại nhàm đảm bảo sự cân bằng giữa những giá trị mà
hoạt động của súc vật mang lại với thiệt hại mà nó gây ra[9,25J.
Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy
động sản và động sản có thế là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong
tương lai.”.
Vật: .... Những vật khơng cơ định vị trí trên đât (như bàn, ghê, xe máy,
tàu thuyền...); những vật không do đất sinh ra (như súc vật, chim muông, thú
rừng...); những vật đã tách rời khởi đất (như mùa màng đã thu hoạch, khoáng
sản đã khai thác...) đều được xem là động sản.[8,92], Vậy, súc vật là tài sản,
nên bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng chính
là bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Bản chât của trách nhiệm bôi thường thiệt hại do súc vật gây ra là hậu
quả bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu do sự vi phạm các quy định pháp
luật về quản lý súc vật hoặc do họ là người được hưởng các lợi ích mà súc vật
21
mang lại nhàm đảm bảo sự cân bằng giữa những giá trị mà hoạt động của súc
vật mang lại với thiệt hại mà nó gây ra.
1.4. Các học thuyêt pháp lý vê trách nhiệm bôi thường thiệt hại do
súc vật gây ra
Trong khoa học pháp lý thế giới, có nhiều học thuyết về TNBTTH
ngồi hợp đồng được hình thành, phát triển qua nhiều thời kì lịch sử khác
nhau. Trong đó, có hai học thuyết điển hình vẫn cịn tồn tại trong khoa học
pháp lý dân sự hiện đại, đó là học thuyết cổ điển (quan điểm cổ điển) và học
thuyết trách nhiệm khách quan (quan điểm trách nhiệm khách quan; hay còn
gọi là lý thuyết rủi ro).
Những người theo thuyết cổ điển cho ràng, “cần phải có một sự quá
thất (có lỗi) mới có trách nhiệm dân sự”[ 12,481], Theo học thuyết này, người
bị thiệt hại do súc vật gây ra muốn được bồi thường thì phải chứng minh lỗi
của CSH, người được giao chiếm hữu, sử dụng súc vật. Những tư tưởng trong
học thuyết này còn tồn tại cho đến tận ngày nay và được cụ thể hóa trong
nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, trong đó có Việt Nam (Căn cứ quy
định tại Điều 604 BLDS 2005). Tuy nhiên, học thuyết này có những hạn chế
mà nếu không khắc phục được sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người bị thiệt hại. Ví dụ, trong trường hợp, có hành vi gây thiệt hại xảy
ra, nhưng người bị thiệt hại không thể chứng minh được lồi của người gây
thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra mà không do lồi của một chủ thể nào. Do đó,
“nếu buộc nạn nhân phải dẫn chứng lồi, tức là gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi
thường của nạn nhân”[6,242]. Mặt khác, quan điểm lập pháp trong BLDS
2015 chống lại quan điểm cổ điển này, theo quy định tại Điều 584 BLDS
2015, TNBTTH do hành vi hay do súc vật gây ra đều không phụ thuộc vào
điều kiện lỗi, tức là người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh có thiệt hại xảy ra,
22