Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.03 KB, 53 trang )

i

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG

Ngành:

LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Văn Thạch
Sinh viên thực hiện : Hồ Thị Xuân Thủy
MSSV: 1411270400 Lớp: 14DLK04

TP. Hồ Chí Minh, năm 2018


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ để hoàn tất khóa luận.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Thạch đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho em trong suốt q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.


Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Luật, Trường Đại học Công
Nghệ TPHCM, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em suốt trong thời
gian học tập vừa qua.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Hồ thị Xuân Thủy; MSSV: 1411270400
Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khóa Luận Tốt
Nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại đơn vị thực tập, trên các sách báo
khoa học chun ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng qui định)
Nội dung trong Khóa Luận này do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ
quá trình nghiên cứu và thực tế và qua tham khảotừ các nguồn tài liệu, báo cáo
khác.
Nếu sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của Nhà Trường
và Pháp luật.
Sinh viên
(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

........................................


iv

BẢNG VIẾT TẮT
BLDS
BLTTDS
NTD

VADS
BTTHNHĐ

Bộ luật dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự
Người tiêu dùng
Vụ án dân sự
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng


v

MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 1
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 2
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................... 3
8. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .................................................................. 3
9. KẾT CẤU .............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG..................................................................................... 4
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ....................................................... 4
1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ................................5
1.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .................................6
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..................... 6
1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ ..................................... 9
1.3.1. Thiệt hại xảy ra ........................................................................................9
1.3.2. Hành vi trái pháp luật ...........................................................................10
1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
..........................................................................................................................11

1.3.4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ......11
1.4. Xác định thiệt hại .............................................................................. 13
1.4.1. Thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm .................................................................................................................13
1.4.2. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm .........................................................17
1.5. Phương thức giải quyết tranh chấp trong BTTHNHĐ ..................... 18
1.5.1. Thương lượng ........................................................................................18
1.5.2. Hòa giải ..................................................................................................19

1.5.3. Tòa án ....................................................................................................20


vi

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
TRONG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 21
2.1. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật trong một số trường hợp cụ
thể ............................................................................................................ 21
2.1.1. Thực trạng áp dụng quy đinh pháp luật trong Bồi thường thiệt hại do
vi phạm quyền lợi người tiêu dùng .................................................................21
2.1.2. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật BTTH do làm ô nhiễm môi
trường ...............................................................................................................28
2.1.3. Thực trạng áp dụng quy định BTTH do xâm phạm đến mồ mả .........32
2.1.4. Nguyên tắc BTTHNHĐ .........................................................................36
2.2. Một số kiến nghị ................................................................................ 38
2.2.1. Bảo vệ người tiêu dùng .........................................................................38
2.2.2. Kiến nghị về trường hợp ô nhiễm môi trường .....................................41
2.2.3. Kiến nghị về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mã .....................41
2.2.4. Kiến nghị về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ......................................43

KẾT LUẬN ............................................................................................. 43


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Pháp luật dân sự có chức năng quan trọng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể dân sự. Tài sản, nhân thân, tính mạng, sức khỏe, danh dự và uy tín
là quyền lợi cơ bản và hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Mọi người đều phải tôn
trọng và bất khả xâm phạm tới quyền và lợi ích của người khác. Trong xã hội ngày
nay, các hành vi xâm phạm quyền, đối tượng bị xâm phạm, các dạng thiệt hại là
những yếu tố thuộc chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân
sự.
BLDS năm 2015 mới được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày
01/7/2015.Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong BLDS 2015 có nhiều
điểm mới tích cực.Vì vậy tác giả muốn thơng qua đề tài để tìm hiểu kĩ hơn về
những điểm mới trong phần BTTHNHĐ được quy định trong BLDS 2015.Tuy
nhiên, chế định chỉ có thể nêu được những vấn đề khái quát về bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng. Bên cạnh đó, cần phải có hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành
kèm theo để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại ở những lĩnh vực cụ thể. Về mặt
tổng quan, các văn bản hướng dẫn về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
chúng ta hiện nay cịn thiếu nhiều. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục
nghiên cứu xây dựng, bổ sung các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài là “Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng” làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực trạng và các vấn đề
về trách bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo bộ luận dân sự sửa đổi bổ sung
2015. Kế thừa từ những bộ luật dân sự cũ, bộ luật mới ban hành sẽ có bổ sung vào

những điểm mới vì vậy cũng cần phải tìm hiểu và giải thích rõ thêm về vấn đề này.
Những vấn đề cần làm rõ bao gồm: khái niệm; đặc điểm của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng. Phân tích, đánh giá các quy đình bồi thường thiệt hại trong
một số trường hợp cụ thể. Căn sứ phát sinh và cơ sở xác định trách nhiệm bồi
thường khi có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín của người khác. Đồng thời, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định
trong bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, tìm ra những vướng mắc, bất cập trong
quy định pháp luật.Từ đó tìm ra ngun nhân, đề xuất những giải pháp, kiến nghị cụ
thể nhằm hoàn thiện và thực hiện những quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.


2

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khóa luận tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tín mạng, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác và việc áp dụng các quy
định này trong thực tiễn.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với đề tài này đã có rất nhiều bài phân tích và nghiên cứu chuyên sâu như
Luận văn thạc sĩ của tác giải Nguyễn Quỳnh Anh với đề tài “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo bộ luật dân sựu 2005” hay
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đào Thảo Ly với đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do hành vi người khác gây ra theo Pháp luật Việt Nam” hoặc đề tài “ Bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng lý luận và thực tiễn”….Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng thuộc phạm trù nghiên cứu rất rộng, đặc biệt còn thể hiện ở từng
trường hợp cụ thể khác nhau như BTTH trong trường hợp vượt q phịng vệ chính
đang; BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; BTTH do người của pháp nhân
gây ra…. Với kiến thức thực hiện khóa luận còn hạn chế nên tác giải thu hẹp phạm

vi và nghiên cứu về khái niệm; đặc điểm; điều kiện phát sinh của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng và việc áp dụng quy định luật trong một số trường
hợp cụ thể.
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận dựa trên những bài nghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện từ
trước và mở rộng các nội dung đã được trình bày. Ngồi ra, khác với những khóa
luận, luận văn khác, tác giả dựa trên bộ luật dân sự hiện hành là Bộ luật dân sự 2015
để tìm hiểu và trình bày thêm về nội dung và những đổi mới về quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định mới hiện hành.
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đề tài giúp chúng ta hiểu rõ hơn phạm trù trách nhiệm bồi thương thiệt hại
ngoài hơp đồng, hiểu sâu hơn về trách bồi thường thiệt hại khi có hành vi trái với
pháp luật và xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tín mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
quyền và lợi ích của cá nhân hay tổ chức khác.
Từ những liệt kê, phân tích thơng qua nghiên cứu thực tế về những quy định
của pháp luật hiện hành.Từ đó giúp người đọc nhận biết được những hạn chế của
pháp luật và những khó khăn khi áp dụng quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng ở thực tiễn.Để có những biện pháp khắc phục kịp thời và hợp lý
hoàn thiện pháp luật nước nhà.


3

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Phương pháp liệt kê.Đề tài sẽ liệt kê những quy định pháp luật hiện hành cụ
thể. Dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập tại các sách, báo, các nghiên cứu và các đề tài
có cùng nội dung liên quan đến đề tài … nhằm làm rõ các khái niệm, thuật ngữ.
Phương pháp phân tích.Từ phương pháp liệt kê các quy định pháp luật, phân
tích và lý giải cụ thể từng quy phạm pháp luật hiện hành.Nhằm tìm ra những quy
định pháp luật cịn hạn chế dựa trên tình hình phát triển thực tế của xã hội hiện nay.

Phương pháp thống kê. Từ phương pháp phân tích nói trên, sẽ thống kê lại
những quy định pháp luật còn hạn chế để làm cơ sở cho lý luận riêng của tác giả
Phương pháp suy luận diễn giải. Đây được xem là phương pháp luận của tác
giả dựa trên các dẫn chứng là dữ liệu được tham khảo từ mạng, sách, báo…
8. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, tác giả đề tài dựa trên những kiến thức và lý luận đã học cùng cơ sở
lý thuyết đã có viết cơ sở lý luận cho đề tài.
Thứ hai, tìm hiểu thực trạng những hạn chế của quy định pháp luật trong lĩnh
vực đề tài nghiên cứu, tìm hiểu những bất cập từ những hạn chế của pháp luật hiện
hành trong lĩnh vực nghiên cứu đối với thực trạng xã hội hiện nay, từ đó đưa ra
những bất cập và hạn chế cụ thể đang diễn ra.
Thứ ba, dựa trên thực tế mà đề tài nghiên cứu được, tác giả mạnh dạn đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, và khó khăn hiện tại
đang vướng mắc cùng củng cố và hoàn chỉnh pháp luật Việt Nam hiện hành trong
lĩnh vực đề tài nghiên cứu.
9. KẾT CẤU
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung khóa luận được
chia thành hai phần chính:
Chương I: Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Chương II: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp cụ thể và kiến nghị


4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG
1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống

trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung mà xã hội đặt ra, khơng thể vì lợi ích
của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một
người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính
người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả
bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại
(BTTH).Như vậy, có thể hiểu “trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm Dân sự
mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho
người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra” [1].
Theo Từ điển luật học giải thích như sau:“Bồi thường thiệt hại là hình thức
trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu
quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị
thiệt hại. Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có
hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây thiệt hại có lỗi”.
Xét về cơ sở pháp lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm dân sự, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi thỏa mãn những điều kiện
phát sinh nhất định là thiệt hại phải xảy ra; xuất hiện hành vi trái pháp luật, vi phạm
nghĩa vụ dân sự của người khác; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật và thiệt hại đã xảy ra; có lỗi của người gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại luôn mang hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây ra thiệt hại. Nghĩa vụ
của người gây ra thiệt hại là phải bù đắp, khôi phục lại trạng thái ban đầu của những
tổn thất đó
Từ những quan điểm và định nghĩa và phân tích trên, tóm lại: Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại được xem là một hình thức của trách nhiệm dân sự, xảy ra khi
một bên thực hiện một hoặc một số hành vi trái với pháp luật mà gây tổn hại đến
bên bị tác động bởi hành vi đó hoặc bên có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện
không đúng nghĩa vụ gây ra tổn hại cho bên có quyền thì phải bồi thường hoặc bù
đắp, khôi phục lại trạng thái ban đầu về những tổn thất đó.
Tuy nhiên, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh,trách nhiệm bồi thường thiệt hại
sẽ được xác định dựa trên hai cơ sở: trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cở sở hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.



5

1.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát
sinh do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ đã cam kết
trong hợp đồng. Đặc điểm của loại trách nhiệm này là giữa bên bị thiệt hại và bên
chịu trách nhiệm bồi thường tồn tại quan hệ hợp đồng và thiệt hại phát sinh từ hành
vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tồn tại giữa các
chủ thểkhơng có quan hệ hợp đồng, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi có thiệt
hại xảy ra do hành vi trái pháp luật gây nên.
Việc phân biệt rõ ràng giữa bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và bồi
thường thiệt hại trong hợp đồng có vai trò quan trọng trong đời sống thực tiễn. Trên
thực tế nếu chúng ta không phân biệt, tách biệt rõ ràng về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngồi hợp đồng thì trong việc
giải quyết tranh chấp sẽ trở nên phức tạp. Trong một số trường hợp chúng ta thường
hay nhầm lẫn giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng hoặc do dự giữa hai loại trách nhiệm này, chẳng hạn vềvấn đề bồi thường
thiệt hại khi một bên làm cho hợp đồng bịtuyên bố vô hiệu[2]. Tại khoản 4 Điều 131
(BLDS 2015) quy định “Trong trường hợp giao dịch dân sự (hợp đồng) tuyên bố bị
vô hiệu, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”, như đã biết hậu quả của giao dịch
dân sự vô hiệu là bồi thường thiệt hại đã xảy ra. Vậy việc xác định bồi thường thiệt
hại được xem là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng, hiện chưa có văn bản luật hướng dẫn hoặc giải thích cho trường hợp trên,
điều này có thể sẽ diễn ra theo lối suy nghĩ của người và cơ quan sử dụng, thi hành
pháp luật. Chẳng hạn, đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối
(Điều 127 –BLDS 2018) khi bên A và bên B (tự nhận là đại diện ủy quyền của C)

ký kết hợp đồng giữa A và C để thực hiện việc mua bán hàng hóa, sau khi hợp đồng
được ký kết bên A đã giao tiền cho B, tuy nhiên đến kỳ hạn giao hàng hóa A vẫn
chưa nhận được hàng như đã ký kết hợp đồng, khi liên lạc với phía bên C thì A phát
hiện B không phải là người đại diện theo ủy quyền của C. Trong khi đó, số hàng
hóa đó lại sử dụng để giao dịch với bên thứ ba là D. Hậu quả mà A phải gánh chịu:
số tiền đưa cho B bị mất, giao dịch hợp đồng với D không thực hiện được, A phải
chịu bồi thường cho D vì hợp đồng không thực hiện đúng thời hạn. A khởi kiện B
bồi thường những thiệt hại mà mình phả gánh chịu, vậy đây là vụ kiện địi bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng hay bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?


6

1.1.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hiện tại, vẫn chưa có một định nghĩa chính xác và nhất định dành cho trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có một số ý kiến định nghĩa chung rằng:
“Bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây
ra thiệt hại phát sinh giữa các chủ thể. Bên có hành vi trái pháp luật phải bồi
thường cho bên bị thiệt hại” [3].
Có quan điểm cho rằng: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là một
loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật
quy định xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi
thường thiệt hại do mình gây ra” [4]
Một số quan điểm khác cho rằng: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa các chủ thể mà trước đó khơng quan
hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt
hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành theo hợp đồng đã ký kết”[5].
Với cách tiếp cận và góc nhìn pháp lý khác nhau, mỗi quan điểm đều thể
hiện một nhận thức riêng biệt. Với những quan điểm thể hiện khái niệm về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên không thể bác bỏ, tất cả đều đúng

theo mỗi cách nhìn nhận tuy nhiên vẫn chưa đủ và bao quát để thể hiện tổng thể một
khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tổng hợp với những
quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm như sau:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định xâm phạm
đếntính mạng, sức khỏe, uy tín, nhân phẩm, danh dự, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác mà giữa các chủ thể trước đó khơng quan hệ hợp đồng
hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của người gây ra thiệt hại không
thuộc về nghĩa vụ thi hành theo hợp đồng đã ký kết thì phải bồi thường thiệt hại do
mình gây ra nhưng khơng trái với quy định của pháp luật”
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mang hai chức năng quan
trọng: thứ nhất, là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chủ thể có quyền lợi bị
xâm phạm. Thứ hai, là nhằm răn đe, phòng ngừa đối với những hành vi xâm phạm
và gây thiệt hại đến quyền lợi và lợi ích mà pháp luật Việt Nam bảo hộ.
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thứ nhất, là loại trách nhiệm dân sự; trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà
nước áp dụng theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe,danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích
hợp phác khác của người khác, người gây thiệt hại phải bồi thường.


7

Ngày nay mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân thủ theo những quy định
của pháp luật, pháp luật sẽ cơng nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi người.
Một khi những lợi ích này bị xâm phạm thì họ có quyền địi hỏi sự bồi thường và sự
bù đắp hợp lý.Xuất phát từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên, những quy
tắc đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là trách nhiệm
dân sự và bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ. Trách nhiệm dân sự hay còn được
xem là một loại trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ

dân sự.Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản
nhằm bồi thường và bù đắp về mặt vật chất và tinh thần của người bị thiệt hại khi
phải chịu thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Trong đó trách nhiệm bồi thường
về vật chất và tinh thần là trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế,
tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài
sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút. Người gây thiệt hại về
tinh thần đối với người khác do xâm pham đến tính mạng sức khỏe, danh dự, uy tín
của người khác thì ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một
khoản tiền cho người bị hại.
Sựkhác biệt trách nhiệm dân sự trong trách nhiệm hợp đồng khác với trách
nhiệm dân sự trong trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm hợp đồng phát sinh
khi hợp đồng không được thực hiện gây thiệt hại cho bên bị vi phạm và bên bị vi
phạm đòi bồi thường. Trách nhiệm ngoài hợp đồng phát sinh khi một người có lỗi
gây thiệt hại cho một người khác và người bị thiệt hại đòi hỏi sự bồi thường. Trách
nhiệm hợp đồng hay trách nhiệm ngoài hợp đồng giống nhau ở chỗ đều phát sinh từ
việc vi phạm nghĩa vụ, nhưng được phân biệt bởi nghĩa vụ bị vi phạm phát sinh từ
hợp đồng hoặc từ pháp luật.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xảy ra khi thỏa
mãn điều kiện sau: có thiệt hại xảy ra; hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật;
lỗi; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Để xác định việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc về trách nhiệm
của một chủ thể nào thì cũng cần phải có cơ sở hay yếu tố cơ bản để xác định trách
nhiệm bồi thường một cách hợp lý. Tuy nhiên không nhất thiết trong mọi trường
hợp đều xuất hiện bốn yếu tố này cùng một lúc. Chẳng hạn như đối với yếu tố lỗi,
không phải bất kỳ chủ thể nào có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng có lỗi, cụ
thể đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra,
trong trường hợp này chủ thể chị trách nhiệm bồi thường là pháp nhân mặc dù lỗi
gây thiệt hại không thuộc về pháp nhân. Hoặc cùng một lúc 4 yếu tố đều xuất hiện
nhưng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cụ thể đối với trường hợp
thiệt hại do tình thế cấp thiết gây ra hoặc do trường hợp bất khả kháng.



8

Ví dụ: Anh N lái xe tải chở vật liệu xây dựng cho cơng ty xây dựng B, bất ngờ
có người đang chạy xe máy là chị C đang chạy cùng chiều với xe của anh N. tuy
nhiên đang lái xe trong thời tiết xấu, mưa khá lớn, xe chị C bất ngời bị gió đẩy
mạnh và té ngay trước đầu xe của anh N, với tình thế bất ngờ anh N đã bẻ tay lái
làm cho chiếc xe của anh N bị lật. Thiệt hại xảy ra là anh N bị thương, hàng hóa của
cơng ty B đều hư hỏng, cổng nhà anh V ở ven đường bị sập. Nếu dựa theo quy định
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì anh N khơng phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại vì anh N có hành động này là muốn bảo vệ tính mạng cho chị
C. Mà tính mạng con người trong mọi trường hợp đều quan trọng hơn cả, ngay cả
pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận và bảo vệ tính mạng của con người. Vì vậy anh
N khơng cần nhất thiết có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu xảy ra
tranh chấp giữa những người bị thiệt hại về tài sản, thì việc bồi thường vẫn không
tránh khỏi, yếu tố này chỉ giúp cho anh N có thể thỏa thuận về mức tiền phải bồi
thường.
Thứ ba, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, mức bồi thường
có thể được giảm nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại quá lớn so với khả
năng kinh tế. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại
hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác thay đổi mức bồi thường
Nếu như BLDS năm 2005 nêu ra 3 nguyên tắc cơ bản về BTTH ngồi hợp
đồng, được quy định tại Điều 605 thì BLDS năm 2015 chỉ ra 5 nguyên tắc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, Điều 585
BLDS năm 2015, quy định:
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên
có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật
hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên
về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa
thuận đó khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trong trường hợp các bên không
thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng cần chú ý:
Thứ hai, thiệt hại thực tế phải được bồi thường tồn bộ, có nghĩa là khi có
yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm,… phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của
BLDS năm 2015 quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những
khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người
gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó.


9

Thứ ba, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức
bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý và thiệt hại q lớn so với khả năng
kinh tế của mình. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có
đủ hai điều kiện song song với nhau, sau đây:
(i). Do khơng có lỗi hoặc có lỗi vơ ý mà gây thiệt hại;
(ii). Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so
với hồn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ khơng thể có khả
năng bồi thường được tồn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó. Mức bồi thường thiệt hại
khơng cịn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã
hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện khơng cịn phù
hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao
động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại khơng cịn phù hợp
với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt
hại.
Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi

thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Thứ năm, bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm khơng được bồi thường nếu
thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại cho chính mình.
1.3. Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ
1.3.1. Thiệt hại xảy ra
Người bị xâm phạm không phải chứng minh thiệt hại, mà họ chỉ cần chứng
minh có việc xâm phạm tới quyền vàlợi ích hợp pháp của họ.Trong trường hợp
quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể bị xâm phạm và người này yêu cầu bồi
thường thiệt hại thì yêu cầu về thiệt hại được đặt ra. [6]
Khôngcùng quan điểm nêu trên, tác giả cho rằng chỉ khi chủ thể bị xâm phạm
vàyêu cầu bồi thường thiệt hại mà bản thân họ phải chịu thì chủ thể bị xâm phạm
cần chứng minh thiệt hại họ đã phải chịu là như thế nào. Vì khác với trách nhiệm
hình sự,khi một hành vi trái với quy định của pháp luật mặc dù không gây ra thiệt
hại gì nhưng vẫn bị xử lý theo quy định của pháp luật, thiệt hại chỉ được xem xét
trong phần tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội. Cịn đối với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì cho dù có hành vi trái pháp luật nhưng khơng
gây ra thiệt hại gì thì trách nhiệm bồi thường không được đặt ra ở đây.
Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh
dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất


10

mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lịng tin… và cần phải được
bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Tuy nhiên, thiệt hại
trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định phải là thiệt hại thực tế
cịn thiệt hại do suy đốn khơng được quy định pháp luật chấp nhận, nghĩa là thiệt
hại phải tương ứng với hành vi gây ra thiệt hại, không thể xem thiệt hại do nguyên
nhân khác tác động trở thành thiệt hại mà sự kiện có hành vi trái pháp luật gây ra.

Thiệt hại có thể tính tốn và ước lượng được trong tương lai cũng được xem là thiệt
hại thực tế. Chẳng hạn những thiệt hại liên quan đến thu hoạch hoa màu, nuôi trồng
thủy sản,….
Cần hiểu rõ rằng thiệt hại là sự giảm bớt về những lợi ích mà lẽ ra một chủ thể
được hưởng, gồm lợi ích về vật chất và lợi ích về tinh thần. Vì vậy khi phải gánh
chịu sự thiệt hại do những hành vi trái pháp luật gây ra thì những chủ thể bị xâm
phạm có quyền địi bồi thường cho những tổn thất mà họ phải gánh chịu. Nhưng để
đòi bồi thường thiệt hại cần có một số điều kiện nhất định như: sự thiệt hại phải
chắc chắn có và được xác định rõ ràng trong quan hệ bồi thường giữa người gây
thiệt hại và người chịu thiệt hại; có người gánh chịu thiệt hại.
1.3.2. Hành vi trái pháp luật
Một trong yếu tố cần quan tâm đó là hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp
luật. Hành vi trái pháp luật thông thường được thể hiện dưới dạng hành động, chủ
thể đã thực hiện hành vi trái với quy định của pháp luật. Nhưng trên thực tế ngoài
những hành vi dưới dạng hành động cịn tồn tạihành vi dưới dạng khơng hành động,
và những hành vi đó đã làm trái quy định pháp luật đã quy định như: không cứu
người trong khi có điều kiện; khơng báo cho cơ quan chức năng về hành vi trái pháp
luật;…mà những hành vi đó có gây tổn hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, uy tín,
nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác cho cá nhân, tổ chức được pháp luật
bảo vệ. “Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện
thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật”
theo 1.2 mục 1 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006hướng dẫn một số
quy định về bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Tuy nhiên rất
khó để làm rõ việc hành vi không hành động trái với quy định pháp luật thơi thì
khơng đủ cơ sở để tồn tại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cịn
cần đặt hành vi đó trong tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh khách quan khác.
Bàn về việc “phải có hành vi trái pháp luật” chúng ta sẽ nghĩ đến đó là hành
vi do con người tạo ra vì vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về con người là
hợp lý. Tuy nhiên, điểm mới mà BLDS 2015 đã thay thế cho BLDS 2005 đó là bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra, “Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu,

người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp


11

thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này” (khoản 3 Điều 584-BLDS
2005). Vì chỉ có con người mới có hành vi để thực hiện đúng hoặc sai với quy định
pháp luật, cong đối với tài sản của con người là đồ vật là thứ vô tri vơ giác, vì vậy
khơng thể xuất hiện hành vi để tự chủ và làm trái với quy đinh pháp luật. Điều này
chứng minh rằng không phải mọi trường hợp bồi thường thiệt hại nào cũng cần phải
có hành vi trái pháp luật gây ra.
1.3.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Thiệt hại có xảy ra, có hành vi trái pháp luật cũng không thể khẳng định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được đặt ra. Cần xác định mối liên hệ giữa
hai yếu tố này, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và
ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp
luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ
tất yếu, có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu
của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra
chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
1.3.4. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trong thực tiễn bất cứ chủ thể nào cũng có thể gây thiệt hại gồm: cơ quan
Nhà nước, cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác nhưng khơng phải đối tượng nào
cũng có đầy đủ năng lực để thực hiện trách nhiệm bồi thường. Việc bồi thường đa
phần phải do chủ thể có “năng lực bồi thường” và chính họ là đối tượng phải tham
gia vào nghĩa vụ đó mặc dù họ khơng có hành vi gây thiệt hại hay nói cách khác là
hành vi gây thiệt hại có thể khơng do chính chủ thể bồi thường thực hiện. Chẳng
hạn như những trường hợp: bồi thường thiệt do người của pháp nhân gây ra; bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra; bồi thường thiệt hại do người dưới mười
lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Tuy nhiên, để bảo đảm nguyên

tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời cho người chịu thiệt hại, những nhà làm luật luôn
phải xem xét đến những yếu tố khác để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại được đảm
bảo tính hợp lý, như đối với trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
người của pháp nhân gây ra, tuy rằng pháp nhân khơng có hành vi gây thiệt hại
nhưng trong q trình thực hiện cơng việc được giao mà người của pháp nhân gây
thiệt hại thì pháp nhân phải bồi thường vì những người này thực hiện cơng việc của
pháp nhân, nhân danh pháp nhân thực hiện công việc đó vì lợi ích của pháp nhân
nên pháp nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Sau khi bồi thường thiệt hại
cho bên bị thiệt hại, pháp nhân có thể căn cứ vào mức độ lỗi của người trực tiếp gây
ra thiệt hại, hoàn trả một khoản tiền theo quy định pháp luật (nghĩa vụ bồi hoàn).
BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường của cá nhân nhưng
lại không quy định về năng lực chịu trách bồi thường của các chủ thể khác (pháp


12

nhân, cơ quan nhà nước, chủ thể khác), vì vậy những chủ thể trên khi phải thực hiện
nghĩa vụ bồi thường sẽ được xem là chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứ
khơng phải chủ thể có năng lực chịu bồi thường thiệt hại. Đối với chủ thể là cá
nhân, BLDS có quy định về năng lực và hành vi dân sự của cá nhân như sau:
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà cịn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà
con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường
phần cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải
bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ
phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người

giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người
được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng đủ tài sản để bồi thường thì người giám
hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được
mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi
thường.
Điểm mới cơ bản mà BLDS 2015 đã thay đổi so với BLDS 2005 về các yếu tố
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng đó là đã loại bỏ yếu tố lỗi,
nếu như trong BLDS 2005, yếu tố lỗi (kể cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý) được sử dụng
như là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng thì trong
BLDS 2015, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH đầu tiên lại là hành vi xâm phạm
của người gây thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Rõ ràng, BLDS 2015 đã thay đổi quy
định theo hướng người bị thiệt hại khơng có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây
thiệt hại nữa, họ chỉ cần xác định được hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại là
đã có thể yêu cầu bồi thường.
Yếu tố lỗi khơng cịn là yếu tố phải có trong điều kiện phát sinh trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể, đối với trường hợp tài sản gây ra thiệt
hại, ở đây lỗi không thể đặt ra vì lỗi sẽ gắn với hành vi có ý thức của con người mà
hoạt động của tài sản khơng phải là hành vi có ý thức, việc người sở hữu và người
chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại do không quản lý đối với tài sản của họ đang sử
dụng và khai thác. Hoặc trong trường hợp cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện,
trường học, pháp nhân khác bồi thường thiệt hại do người chưa đủ mười lăm tuổi,


13

người mất năng lực hành vi dân sự gây ra; pháp nhân, cá nhân bồi thường do người
của pháp nhân và cá nhân gây ra. Lỗi chỉ được xem là tình tiết để xác định trách
nhiệm và mức độ phải bồi thường hay có thể nói yếu tố này hiện tại có thể xem là

tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thiệt hại để tăng hoặc giảm mức bồi thường thiệt
hại.
1.4. Xác định thiệt hại
Tại khoản 1 Điều 584 BLDS quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác”
Xem xét điều khoản trên, có thể nhận thấy rõ mối quan hệ giữa hành vi trái
pháp luật và việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản
của pháp nhân (dưới đây gọi là “quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”) với “thiệt
hại”. Đồng thời, thiệt hại được xác định để bồi thường phải cân bằng với “quyền và
lợi ích bị xâm phạm” và phải đủ để khôi phục được quyền và lợi ích đó. Thiệt hại là
một giá trị trừu tượng và việc bồi thường trên thực tế thì khơng thể thực hiện đối với
một giá trị trừu tượng nên phải hữu hình hóa thiệt hại bằng những thiệt hại cụ thể
quy ra bằng tiền để bồi thường, thiệt hại này gọi là thiệt hại cụ thể.Dù vậy, bản chất
của thiệt hại cũng không bị biến dạng và nó vẫn phải được cân đong bằng quyền và
lợi ích bị xâm phạm. Do đó, việc bồi thường phải bảo đảm nguyên tắc bồi thường
đầy đủ và thực tế sao cho có khả năng khơi phục được ngun trạng quyền và lợi
ích hợp pháp đã bị xâm phạm.Với ý nghĩa đó, thiệt hại được phân loại thành thiệt
hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần,nếu như chủ thể bị xâm phạm là pháp nhân
thì đây khơng hẳn là thiệt hại về tinh thần mà là hư tổn về uy tín trong q trình
kinh doanh nên được có cách gọi khác là “thiệt hại vơ hình” vì nếu xét về tinh thần
ta sẽ hiểu rằng “Tinh thần là tổng thể những ý nghĩ , tình cảm, thái độ cho hành
động, quyết định và trạng thái của con người” [7], rõ ràng từ định nghĩa ta thấy chỉ
có con người mới tồn tại những yếu tố trên, còn riêng với pháp nhân chỉ có thể xem
là một chủ thể đặc biệt được gián tiếp sử dụng bởi con người với mục đích cụ thể
xây dựng. Từ phân tích có thể phân chia thiệt hại thành những thiệt hại cơ bản sau:
1.4.1. Thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm

Điểm chung giữa những thiệt hại này là đều chịu thiệt hại về mặt tài sản vật
chất lẫn thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về mặt vật chất là những thiệt hại có thể đo
lường bằng một đơn vị cụ thể như chi phí mai tán, chi phí chăm sóc sức khỏe; chi
phí tổn thất khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị giảm sút. Thiệt hại về mặt tinh


14

thần là thiệt hại thì khơng thể lấy một đơn vị đo lường nào để tính tốn, vì vậy việc
thỏa thuận giữa các bên về mức bồi thường phần lớn được khuyến khích thực hiện.
Thiệt hại do sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm
Sức khỏe, tính mạng của con người là vô giá không thể đo lường với một đại
lượng nhất định nào cả nên khơng thể nào tính tốn thành tiền mà chỉ tính tốn
những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe bao gồm:
tiền thuê phương tiện đưa đón người bị thiệt hại đi cấp cứu, chi phí điều trị (chi phí
kiểm tra bằng các thiệt bị y tế: X quang, xét nghiệm, mổ, truyền máy, vật lý trị
liệu,…), chi phí mua thuốc, chi phí bồi dưỡng sức khỏe theo chị định của bác sĩ; các
chi phí thực tế, cần thiết cho người bị thiệt hại.
Chi phí cho chức năng bị mất, bị giảm sút, tức trước khi sức khỏe bị xâm
phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế nhưng do sức khỏe bị xâm phạm và
đang trong quá trình điều trị và hồi phục vì vậy họ khơng hưởng được hoặc bị giảm
sút khoản thu nhập đáng ra họ phải được nhận. Chính nguyên nhân trên người gây
thiệt hại phải bồi thường khoản thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút đó. Thu nhập thực
tế của người bị thiệt hại cần phải được xác định rõ ràng để đảm bảo công bằng cho
cả hai bên, tuy nhiên vẫn chưa có nghị định hay thông tư hay văn bản hướng dẫn
mới hướng dẫn cụ thể, vì vậy chúng ta vẫn dựa theo quy định của nghị định
03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định

từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức
lương, tiền cơng của tháng liền kề trước khi người đó bị xâm phạm sức khỏe nhân
với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng
tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức
thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các
tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định
khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế,
nhưng khơng ổn định và khơng thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung
bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại.


15

Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và
chưa có thu nhập thực tế thì khơng được bồi thường theo quy định bồi thường theo
quy định bồi thường do chức năng bị mất hay giảm sút.
Ngồi chi phí dành cho người bị thiệt hại, người thiệt hại cịn phải bỏ ra chi
phí hợp lý và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc trực tiếp cho người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải
có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại.Cần chú ý, khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với
thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền u cầu Tịa án hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Mức bồi thường thiệt
hại khơng cịn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh
tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện khơng
cịn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả
năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại khơng cịn

phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người
gây thiệt hại. Và việc chứng minh về việc bồi thường thì hai bên phải nộp đơn yêu
cầu và chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình cho cơ qua Nhà nước giải quyết.
Về chi phí khi tính mạng bi xâm hại sẽ được xem như trường hợp thiệt hại về
sức khỏe bị xâm hại.Riêng chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm các khoản tiền
mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, hương nến và các khoản
chi phí khác phục vụ cho việc chơn cất.Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà
bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết; khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh
thần của những người thân thích của người bị thiệt hại.
Như vậy, về cơ bản, việc xác định thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của Bộ
luật dân sự năm 2015 tương tự như việc xác định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe
quy định tại Điều 609 và Điều 610 của Bộ luật dân sự năm 2005. Nhưng trong Bộ
luật dân sự năm 2015 đã có quy định mới mang tính tiến bộ hơn và khắc phục được
tồn tại, hạn chế của Bộ luật dân sự năm 2005, đó là:
Một là, Bộ luật dân sự năm 2015 đã nâng mức bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm khơng q năm mươi lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; mức bồi thường tổn thất tinh thần tối đa
cho mỗi người có tính mạng bị xâm phạm khơng q một trăm lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định. Việc xác định rõ mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho “mỗi
người” là hợp lý, đặc biệt là đối với tổn thất tinh thần trong trường hợp tính mạng bị
xâm phạm vì trong trường hợp này người được bồi đắp là người thân thích của
người bị thiệt hại về tính mạng, có thể một người thiệt hại về tính mạng sẽ có nhiều
người thân thích, điều này sẽ nhằm tránh tranh cãi cho các cơ quan có thẩm quyền


16

khi “xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần chỉ tính một lần với tất cả những
người bị xâm phạm tính mạng hay tính riêng với từng người” [8].
Hai là, Bộ luật dân sự năm 2015 xác định thiệt hại do xâm phạm tính mạng

bao gồm cả “thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”, do đó sẽ khắc phục, hạn chế được
tình trạng thương tâm hiện nay trong một số vụ án tai nạn dẫn đến sức khỏe, tính
mạng của cá nhân bị tổn hại như tai nạn giao thơng, tài xế cố tình đâm chết nạn
nhân để mức bồi thường ít hơn so với việc xâm phạm sức khỏe của nạn nhân. Bởi vì
theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp
gây thiệt hại về sức khỏe khi xác định thiệt hại lớn hơn xác định thiệt hại về tính
mạng. Bởi khi gây thiệt hại về sức khỏe người chịu trách nhiệm bồi thường sẽ phải
chịu cả trách nhiệm cứu chữa, hồi phục sức khỏe, chăm sóc, chi phí bồi thường ni
sống cho nạn nhân mất khả năng lao động.
Có thể nói, quy định về chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm về sức
khỏe, tính mạng con người đã tương đối toàn diện và dần được hồn thiện hơn trong
q trình xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, đây là một chế định mà khi triển khai thực
hiện trên thực tế lại rất khó khả thi do đa số các vụ việc bồi thường thiệt hại do xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, người có nghĩa vụ thường phải chịu đồng thời cả hai
trách nhiệm: Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Việc phải chịu trách
nhiệm hình sự với hình phạt tù giam thì đồng nghĩa với việc người có nghĩa vụ bị
hạn chế về khả năng có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho
người bị hại. Trong thực tế, ngay cả khi ra tù người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
cũng rất khó có khả năng xin được việc làm có thu nhập tốt để thực hiện nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại của mình. Đặc biệt, trong trường hợp người có nghĩa vụ bị
tuyên án tù chung thân hoặc tử hình thì gần như việc tuyên án thực hiện trách nhiệm
dân sự về bồi thường thiệt hại thường chỉ mang tính hình thức mà khơng có khả
năng thực hiện. Đây cũng là một trong những điểm đặc thù của vụ việc bồi thường
thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe khiến cho người bị thiệt hại thường chịu
phần thiệt thòi rất lớn.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại gồm: chi phí thu hồi những ấn
phẩm có nội dung xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể bị thiệt
hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh sự trong sạch về danh
sự, uy tín, nhân phẩm bị xâm hại; chi phí cải chính các phương tiện truyền thơng

thơng tin đại chúng; chi phí tổ chức công khai xin lỗi,….
Thu nhập nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
Đối với cá nhân: nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà
người bị xâm phạm có thu nhập thực tế nhưng vì danh dự, nhân phẩm, uy tín bị bơi


17

làm ảnh hưởng đến thu nhập của họ thì người xâm phạm phải thực hiện công việc
hạn chế, khắc phục thiệt hại về khoản thu nhập bị giảm thiểu và bị mất của người bị
xâm phạm. Chẳng hạn, anh A là một tác giả viết sách khá nổi tiếng, số lượng sách
A bán ra qua từng năm doanh thu luôn tăng đều, B cảm thấy ganh ghét vì sách của
mình viết ra số lượng người mua không đạt hiệu quả. Vì vậy B đã lên trang mạng xã
hội bơi nhọ A, nói rằng A đạo văn và đặt điều về nhân cách của A không xứng đáng
là một nhà văn. Vì vấn đề trên số lượng người u thích đọc sách của A bị giảm sút
nặng nề ảnh hưởng đến doanh thu bán sách hàng năm của A. Vậy khi A đã chứng
minh sự trong sạch danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì B phải bồi thường cho
A những chi phí mà A đã thực hiện chứng minh, bồi thường về doanh thu mà A bị
giảm sút, và cả về tinh thần mà A phải chịu trong khoản thời gian bị bơi nhọ danh
dự, uy tín, nhân phẩm.
Đối với tổ chức, đặc biệt là tổ chức kinh doanh thì chỉ có thể đánh giá về uy
tín bị xâm phạm dẫn đến doanh thu của công ty bị ảnh hưởng. Vậy chi phí bồi
thường ở đây là chi phí về khoản doanh thu mà tổ chức kinh doanh bị mất và giảm
sút trong quá trình bị xâm phạm, chi phí chứng minh về uy tín của tổ chức kinh
doanh, chi phí về việc ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh khác (ký kết hợp
đồng, xuất khẩu sản phẩm,…).
1.4.2. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Theo quy định pháp luật trong BLDS 2015, cụ thể Điều 589. Thiệt hại do tài
sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút;
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
4. Thiệt hại khác do luật quy định.
Như vậy để tính tốn tồn bộ số thiệt hại trên thường phải dùng nhiều tiêu
chuẩn khác nhau như số lượng, chất lượng, tính chất của tài sản và giá cả của tài sản
bị thiệt hại.Trong những tiêu chuẩn nói trên, giá cả khơng phải là tiêu chuẩn duy
nhất nhưng lại mang tính chủ yếu để xác định mức độ thiệt hại xảy ra.Trong mọi
trường hợp, nhất là tài sản khơng cịn hoặc đã hư hỏng thì nhất thiết phải dùng giá
cả để tính tốn thiệt hại thành một số tiền thì mới có cơ sở để giải quyết vấn đề bồi
thường.Vấn đề đặt ra ở đây là việc chọn giá cả sao cho phù hợp, vì giá bao gồm giá
được xác định bởi Nhà nước và giá được xác định theo thị trường, không thể tùy
tiện lựa chọn mà phải đạt yêu cầu phản ánh chính xác số thiệt hại thực tế của người
chịu thiệt hại, nên sẽ có hai trường hợp xảy ra:


18

Nếu tài sản thuộc loại hàng hóa bán tự do trên thị trường thì giá trị của tài
sản là giá thị trường.
Nếu tài sản thuộc loại được quản lý bởi giá Nhà nước thì phải tính tốn thiệt
hại theo quy định giá của Nhà nước
Tuy nhiên, khi xác định thiệt hại và tính đến giá trị tài sản bị thiệt hại cần
quan tâm đến tỷ lệ hao mòn của tài sản trước khi xảy ra thiệt hại, một tài sản mới
toanh khác với tài sản đã qua sử dụng.Hoặc trường hợp tài sản bị hư hỏng, thì thiệt
hại được xác định trong trong trường hợp này là những chi phí đã bỏ ra để sữa chữa,
khơi phục lại tình trạng của tài sản và những thiệt hại do giảm giá trị của tài
sản.Ngồi ra cịn có lợi ích gắn liền với việc khai thác, sử dụng và những chi phí
nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
1.5. Phương thức giải quyết tranh chấp trong BTTHNHĐ

Tùy theo trường hợp và sự lựa chọn cách giải quyết khác nhau của người bị
thiệt hại và người gây thiệt hại, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm có ba
phương thức là: thương lượng; hịa giải và khởi kiện tại Tòa án
1.5.1. Thương lượng
Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp, trong đó các bên tranh
chấp đưa ra giải pháp và cách giải quyết đồng thời thể hiện thiện ý thỏa hiệp với
nhau để giải quyết bất đồng trong tranh chấp mà không cần sự can thiệp bất kỳ của
người thứ ba.
Uư điểm: Nhà nước và pháp luật đều mong muốn và khuyến khích áp dụng
phương thức giải quyết này, phương thức vừa đảm bảo sự tôn trọng thỏa thuận của
các bên, vừa giúp cho các bớt được một phần kinh phí và thời gian trong việc giải
quyết bồi thường, trong quá trình thương lượng mức bồi thường cũng đảm bảo phù
hợp kinh tế, thu nhập của các bên, khơng địi hỏi thủ tục pháp lý phức tạp, vừa đảm
bảo tình trạng kiện tụng, tăng số lượng vụ án giải quyết trong các cơ quan Nhà nước
giải quyết.
Nhược điểm: Việc kết quả của sự thương lượng phụ thuộc vào thái độ thực
hiện của các bên, vì phương thức này phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên và
khơng mang tính pháp lý bắt buộc nên việc đảm bảo thực hiện là khơng có. Nhiều
trường hợp thiếu thiện chí trong việc thực hiện thỏa thuận bồi thường giữa hại bên,
sẽ tìm mọi cách trì hoãn, kéo dài thương lượng nhằm kéo dài cho đến hết thời gian
khởi kiện.Đồng thời phương thức này chỉ thường áp dụng trong các trường hợp
thiệt hại nhỏ, đa phần là đối với những thiệt hại về tài sản với giá trị không lớn nên
phương thức này không được phổ biến.


19

1.5.2. Hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp mà có sự tham gia của người
thứ ba độc lập, đóng vai trị là người trung gian, hỗ trợ cho các bên tìm ra giải pháp,

cách giải quyết thỏa đáng hơn. Trong trường hợp bồi thường thiệt hạ ngoài hợp
đồng, người trung gian đa phần là người hoặc cơ quan Nhà nước (ủy ban nhân dân
xã, phường; cơ quan giải quyết khiếu nại, Tòa án…) hoặc tổ chức, cá nhân khác
(hịa giải viên…) có vai trị phù hợp đối với thỏa thuận bồi thường thiệt hại.
Phân loại: Hình thức hòa giải được phân thành hai loại là hòa giải ngồi tố
tụng và hịa giải trong tố tụng:
Một là, hịa giải ngoài tố tụng là việc một trong các bên hoặc cả hai bên tìm
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết hoặc mời một tổ chức, cá nhân
đứng ra làm trung gian tiến hành đàm phán, thương lượng nhằm chấm dứt tranh
chấp. Việc hòagiải phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, thiện chí, khơng ép
buộc, khơng lừa dối.Tuy nhiên, mỗi tranh chấp lại có những yêu cầu khác nhau phụ
thuộc vào bối cảnh và luật chuyên ngành quy định việc hòa giải các bên tham
gia.Chẳng hạn, trong trường hợp tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá
nhân kinh doanh. Việc hòa giải phải thỏa mãn các nguyên tắc hòa giải được quy
định tại Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: bảo đảm khách quan,
trung thực, thiện chí, khơng được ép buộc, lừa dối, tổ chức, cá nhân tiến hành hòa
giải, các bên tham gia hịa giải phải bảo đảm bí mật thơng tin liên quan đến việc hịa
giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tổ
chức có thẩm quyền thành lập, giải thể hòa giải gồm: cơ quan quản lý nhà nước bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng (Bộ công thương – cục quản lý cạnh tranh; ủy ban
nhân dân các cấp); Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng (Hội tổ chức và
bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam – Vinatas,….).
Ưu điểm: Do có bên thứ ba làm trung gian hòa giải nên mức độ thành công
cao hơn so với thương lượng.
Nhược điểm: Quyết định vẫn có thể bị thay đổi, độ thành cơng vẫn chưa
được đảm bảo; có thể mất khoản chi phí khi mời bên thứ ba làm người hòa giải.
Hai là, hòa giải trong tố tụng là hòa giải được tiến hành tại tòa án hay trọng
tàikhi các cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên có tranh chấp.
Hòa giải tại Tòa án sẽ được tiến hành trước khi xét xử sơ thẩm vụ án theo các
Điều205 BLTTDS thì tại phiên tịa sơ thẩm trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải
quyết vụ án, trừ những vụ án không được hịa giải hoặc khơng tiến hành hịa giải
được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết
theo thủ tục rút gọn. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết
VADS thì tồ án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Như vậy,


×