Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.66 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGHÀNH LUẬT DÂN SỰ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
NGỒI HỢP ĐỒNG DO HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM
BẢO CHẤT LƢỢNG GÂY THIỆT HẠI CHO
NGƢỜI TIÊU DÙNG

Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thu
0955020163
DS34B
ThS. Lê Thị Hồng Vân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
HỆ CHÍNH QUY


KHĨA 34 (KHÓA HỌC 2009 - 2013)

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
NGỒI HỢP ĐỒNG DO HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM
BẢO CHẤT LƢỢNG GÂY THIỆT HẠI CHO
NGƢỜI TIÊU DÙNG

Sinh viên thực hiện
Mã số sinh viên
Lớp
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thu
0955020163
Dân sự 34B
ThS. Lê Thị Hồng Vân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tác giả, có sự hướng dẫn
của giáo viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước đó. Tất cả
những thơng tin được sử dụng khơng phải là ý kiến của tác giả đều được trích dẫn
nguồn cụ thể trong phần danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm.
Nếu có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2013
Tác giả

Trần Thị Thu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVQLNTD

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

BLDS

Bộ luật Dân sự 2005

BTTH

Bồi thường thiệt hại

Luật CLSPHH

Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007

Hội BVNTD

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

NTD

Người tiêu dùng

TP. HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH NGỒI HỢP ĐỒNG
DO HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GÂY THIỆT HẠI
CHO NTD .......................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm chung ................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm NTD .................................................................................................7
1.1.2. Khái niệm chất lượng hàng hóa và hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng .....10
1.1.3. Khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo
chất lượng gây thiệt hại cho NTD .............................................................................13
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa khơng
đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD ..........................................................17
1.2.1. Có thiệt hại xảy ra trên thực tế .......................................................................18
1.2.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật ...............................................20
1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật ..........20
1.2.4. Lỗi....................................................................................................................21
1.3. Chủ thể chịu trách nhiệm và những trƣờng hợp khơng phải BTTH ngồi
hợp đồng do hàng hóa không đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD .......24
1.3.1. Chủ thể chịu trách nhiệm BTTH .....................................................................24
1.3.2. Những trường hợp không phải BTTH .............................................................25
1.4. Nguyên tắc BTTH ............................................................................................27
1.5. Các phƣơng thức áp dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa
khơng đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD ..............................................28

1.5.1. Thương lượng ..................................................................................................29
1.5.2. Hòa giải ...........................................................................................................29
1.5.3. Trọng tài ..........................................................................................................30
1.5.4. Tòa án..............................................................................................................31
1.6. Ý nghĩa của việc quy định về trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng
hóa khơng đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD .......................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP
ĐỒNG DO HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GÂY THIỆT
HẠI CHO NTD, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

......................................................................................................................... 35
2.1. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa khơng
đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD ..........................................................35


2.1.1. Tình hình chung về khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện của NTD ..................35
2.1.2. Thực trạng về BTTH khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây thiệt hại
cho NTD ....................................................................................................................37
2.2. Nguyên nhân của thực tiễn áp dụng trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do
hàng hóa khơng đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD..............................44
2.2.1. Khó khăn trong việc chứng minh các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường .......................................................................................................................44
2.2.2. Xác định chủ thể bồi thường và chủ thể được bồi thường ..............................48
2.2.3. Khơng đảm bảo tính cơng khai trong xử lý hành vi vi phạm ..........................49
2.2.4. Thương lượng không mang lại hiệu quả .........................................................50
2.2.5. Quy định thời hiệu khởi kiện chưa phù hợp ....................................................51
2.2.6. Hoạt động của tổ chức bảo vệ NTD chưa mang lại hiệu quả .........................52
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng do vi phạm chất lƣợng hàng hóa gây thiệt hại cho NTD ...........................53
2.3.1. Quy định cụ thể về khái niệm NTD .................................................................54

2.3.2. Quy định về yếu tố lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH khi hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng .................................................................................55
2.3.3. Mở rộng phạm vi bồi thường cho chủ thể là người thứ ba chịu thiệt hại .......57
2.3.4. Đưa ra căn cứ để xác định những thiệt hại lâu dài ........................................57
2.3.5. Mở rộng các tổ chức giám định ......................................................................58
2.3.6. Công khai trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm .......................................58
2.3.7. Quy định cụ thể về cơ chế, cách thức giải quyết tranh chấp bằng thương
lượng .........................................................................................................................59
2.3.8. Mở rộng thời hiệu khởi kiện ............................................................................59
2.3.9. Nâng cao vai trò của tổ chức BVQLNTD .......................................................61
2.3.10. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật .................................................63
KẾT LUẬN...................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của tài
“NTD Việt Nam đang phải sống trong một mơi trường khơng an tồn, quyền
và lợi ích hợp pháp bị vi phạm nghiêm trọng”1. Trong đó, vi phạm về chất lượng
hàng hóa là một vấn đề nhức nhối đang được toàn xã hội quan tâm. Gần đây, những
vụ vi phạm như: thịt sử dụng chất tạo nạc, sữa bột pha nước được ghi thành sữa
tươi, nước tương chứa chất 3 – MCPD vượt quá hàm lượng cho phép có khả năng
gây ung thư, mỹ phẩm độc hại, xăng pha Aceton, mũ bảo hiểm kém chất lượng…
đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi NTD và gây ra những hậu quả nặng nề.
Vi phạm về chất lượng hàng hóa diễn ra ở nhiều mặt hàng khác nhau, những hàng
hóa có nhu cầu càng cao thì sự vi phạm càng diễn ra phổ biến.
Trong thời kì hội nhập và phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật đã có những
bước tiến đáng kể, cùng với đó là sự phát triển về thị hiếu và nhu cầu của NTD.
Hàng hóa ngày càng đa dạng, hiện đại nhưng cũng phức tạp hơn. Nếu chỉ với kinh

nghiệm, khơng có sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật thì NTD khó có thể đánh giá
đúng giá trị, chất lượng, xuất xứ của hàng hóa. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO
(Word Trade Organization) thì sức ép cạnh tranh ngày càng diễn ra khắc nghiệt
hơn. Cạnh tranh và lợi nhuận là mong muốn của tất cả những nhà sản xuất, kinh
doanh. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của NTD, cố tình vi
phạm chất lượng hàng hóa để tận thu lợi nhuận.
Tính chất của các tranh chấp giữa NTD với thương nhân khác với các tranh
chấp dân sự thơng thường ở chỗ giữa họ có một sự mất cân bằng khá lớn. NTD bao
giờ cũng yếu thế hơn so với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Sự yếu thế này
“xuất phát từ tình trạng bất cân xứng về thơng tin, hiểu biết, trình độ khoa học kỹ
thuật, khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng, khả năng chịu rủi ro và sự am tường
pháp luật cũng như tiềm lực tài chính”2. Điều đó địi hỏi phải có một cơ chế riêng
để bảo vệ, tránh hiện tượng các nhà sản xuất, kinh doanh lợi dụng ưu thế của mình
để chèn ép và gây thiệt hại cho NTD. Luật BVQLNTD 2010 ra đời, “mang trong
mình rất nhiều quy định đặc biệt và ngoại lệ so với Luật Dân sự truyền thống”3.
Một trong những điểm “đặc biệt và ngoại lệ” nói trên là những quy định liên quan
đến trách nhiệm ngồi hợp đồng khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây thiệt
1

Tờ trình số 2640/TTr – BCT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Công thương trình Chính Phủ về dự án Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2
Nguyễn Thị Thư (2011), “Về một số quyền của người tiêu dùng theo pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (11), tr. 57.
3
Nguyễn Thị Thư, (2012), “Đặc điểm của quan hệ tiêu dùng và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10), tr. 90.

1



hại cho NTD. Đây là sự can thiệp của nhà nước nhằm “bổ sung những biện pháp
bảo vệ cần thiết (bên cạnh những biện pháp được Luật Dân sự quy định) khắc phục
những thiệt thòi mà NTD phải gánh chịu”4.
BTTH ngồi hợp đồng khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây thiệt hại
cho NTD là một chế định quan trọng. Nó khơng những có vai trị trong việc bù đắp
những tổn thất mà NTD phải gánh chịu mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của
các chủ thể sản xuất, kinh doanh, có tác dụng hạn chế sự vi phạm xảy ra. Luật
CLSPHH và Luật BVQLNTD đã có những quy định cụ thể về vấn đề này. Đặc biệt,
sự ra đời của Luật BVQLNTD với những quy định tiến bộ như: quy định trách
nhiệm BTTH khi hàng hóa có khuyết tật không phụ thuộc vào yếu tố lỗi; quy định
về chuyển nghĩa vụ chứng minh lỗi từ NTD sang cho chủ thể sản xuất, kinh doanh;
quy định về việc miễn tiền tạm ứng án phí cho NTD khi họ khởi kiện… đã tạo
nhiều thuận lợi cho NTD trong quá trình bảo vệ quyền lợi cho mình. Tuy nhiên,
việc thực hiện các quy định đó trên thực tế gặp nhiều khó khăn và khơng mang lại
hiệu quả như mong đợi. Sự thiếu thống nhất, cụ thể và không khả thi trong một số
các quy định pháp luật cộng với sự thiếu hiểu biết của NTD là một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Trách nhiệm
BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho
NTD” làm đề tài nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn
nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận và thực tiễn để làm rõ những điểm chưa hợp
lý, chưa khả thi trong pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị hồn thiện nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả BVQLNTD thơng qua chế định này.
2. Tình hình nghiên cứu
BVQLNTD là đề tài được nhiều người nghiên cứu và khai thác ở nhiều khía
cạnh khác nhau. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về pháp luật BVQLNTD, trong đó
cũng có đề cập đến trách nhiệm BTTH như đề tài “Pháp luật về BVQLNTD – Thực
trạng và một số kiến nghị hoàn thiện” của Dương Thúy Diễm (2009), đề tài “Pháp
luật về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD” của Đặng Diệu Phương

(2006). Bên cạnh đó, có những đề tài nghiên cứu ở phạm vi hẹp hơn, chỉ tập trung
vào trách nhiệm BTTH như luận văn của Lê Thị Chiêu Oanh (2008) với đề tài
“BTTH do vi phạm quyền lợi NTD” hay đề tài “BTTH do vi phạm quyền lợi NTD –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đặng Thị Thu Trang (2007), đề tài “Trách
nhiệm BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD” của Vũ Thị Ngọc Nhung (2006). Tuy
nhiên, trách nhiệm bồi thường trong các luận văn này xuất phát từ việc vi phạm
4

Lê Hồng Hạnh & Trần Thị Quang Hồng (2010), “Luật Bảo vệ người tiêu dùng có nên quy định tổ chức là
người tiêu dùng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (20), tr. 25.

2


nhiều nghĩa vụ khác nhau, phát sinh cả trong hợp đồng và ngoài hợp đồng. Các luận
văn trên đây được thực hiện khi Luật BVQLNTD chưa có hiệu lực.
Kể từ khi Luật BVQLNTD có hiệu lực thì vấn đề BVQLNTD chưa được khai
thác nhiều. Cụ thể có một số luận văn như: luận văn Thạc sĩ Luật học của Phạm Thị
Thanh Nhàn (2010) với đề tài “Pháp luật về hợp đồng theo mẫu và vấn đề
BVQLNTD”, khóa luận tốt nghiệp của Hà Thị Trà Ly (2011) với đề tài “BVQLNTD
dưới góc độ luật cạnh tranh, thực trạng và giải pháp”. Như vậy, vấn đề trách
nhiệm dân sự, cụ thể là trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa khơng đảm
bảo chất lượng thì vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu.
Trong hệ thống các bài nghiên cứu khoa học, bình luận trên tạp chí có một số
bài viết nhưng chỉ phân tích các điều luật riêng lẻ, khơng mang tính chuyên đề. Đa
số các bài viết này được thực hiện khi Luật BVQLNTD chưa có hiệu lực. Một số
bài được nghiên cứu dựa trên các quy định trong dự thảo Luật BVQLNTD. Khi
Luật này có hiệu lực thì cũng có những bài viết khác nhau nhưng chỉ phân tích trên
phương diện lý luận, xem xét tính khả thi và hợp lý của một số quy định. Các bài
nghiên cứu gắn với thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật bảo vệ NTD nói

chung và thực hiện trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng cho NTD khi hàng hóa
khơng đảm bảo chất lượng nói riêng thì chưa thấy có tác giả nào nghiên cứu.
Từ thực tiễn nghiên cứu trên, tác giả mong muốn có thể sử dụng những kiến
thức và vốn hiểu biết mà mình đã tích lũy được nghiên cứu một cách tập trung và
khái quát những vấn đề căn bản của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng khi hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho NTD. Những phân tích gắn với
thực tiễn áp dụng sẽ phản ánh những thiếu sót và những điểm chưa hợp lý của các
quy định pháp luật hiện hành. Từ đó có thể đưa ra những định hướng hồn thiện để
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến “trách nhiệm BTTH ngồi
hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho NTD”. Cụ thể
là tìm hiểu về khái niệm, căn cứ phát sinh, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường, những
trường hợp khơng phải bồi thường, nguyên tắc bồi thường và các phương thức yêu
cầu BTTH. Sau đó, đề tài sẽ làm rõ về thực trạng áp dụng những quy định pháp luật
nói trên. Từ đó, phân tích ngun nhân để chỉ ra những điểm chưa hợp lý, chưa khả
thi trong các quy định pháp luật, và đưa ra các kiến nghị để hồn thiện.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trách nhiệm khi hàng hóa không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho NTD
bao gồm nhiều trách nhiệm khác nhau, có thể “xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính,
3


hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật”5. Tuy nhiên, luận văn chỉ đề cập đến một trong những loại
trách nhiệm nói trên, đó là trách nhiệm BTTH. Luận văn cũng khơng bao qt tồn
bộ trách nhiệm này mà chỉ nghiên cứu ở khía cạnh BTTH ngồi hợp đồng. Cụ thể,
tác giả sẽ tìm hiểu những quy định có liên quan được quy định chủ yếu trong hệ
thống pháp luật dân sự, pháp luật về chất lượng hàng hóa và pháp luật về
BVQLNTD. Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng được đặt ra đối với cả hàng hóa và

dịch vụ nhưng đề tài chỉ đề cập đến trách nhiệm đối với hàng hóa.
Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ khi Luật BVQLNTD có hiệu
lực cho đến nay, giới hạn ở hoạt động tiêu dùng trong nước nên trách nhiệm BTTH
cũng chỉ đặt ra trong phạm vi này. Theo Luật hiện hành thì trong trường hợp trên,
chủ thể có nghĩa vụ bồi thường là “người sản xuất, người nhập khẩu”6, “bên thứ ba
trong việc cung cấp thơng tin về hàng hóa cho NTD”7. Tuy nhiên, trách nhiệm của
người thứ ba sẽ được giải quyết thông qua quan hệ với người sản xuất nên trong đề
tài tác giả sẽ khơng phân tích. Quan hệ trách nhiệm BTTH mà tác giả hướng đến
chủ yếu tập trung vào quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà nhập khẩu với NTD. Những
bất cập liên quan tới chế định này tồn tại trong nhiều quy định khác nhau. Tuy
nhiên, tác giả chỉ chọn những bất cập mà tác giả cho là tiêu biểu để phân tích làm
rõ. Việc nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở khía cạnh pháp lý, những vấn đề xuất phát
từ kinh tế, xã hội hay những khía cạnh khác có liên quan tới đề tài khơng nằm trong
phạm vi nghiên cứu.
5. Mục tiêu của đề tài
Với “Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng gây thiệt hại cho NTD” thì mục tiêu đặt ra cụ thể như sau:
Thứ nhất, làm rõ khái niệm “Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa
khơng đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho NTD”. Để thực hiện mục tiêu này thì
phải làm rõ các khái niệm cấu thành của nó, đó chính là tìm hiểu về khái niệm
NTD, về chất lượng hàng hóa và hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng.
Thứ hai, phân tích, làm rõ các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Vấn
đề này được giải quyết thơng qua việc phân tích các quy định trong BLDS, Luật
CLSPHH, Luật BVQLNTD. Qua quá trình phân tích, chỉ ra những điểm chưa hợp
lý, chưa khả thi của các quy định pháp luật liên quan tới chế định này.
Thứ ba, phản ánh thực trạng áp dụng trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do
chất lượng hàng hóa khơng đảm bảo gây thiệt hại cho NTD. Phân tích thực trạng để
5

Điều 66 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.

Khoản 1 Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
7
Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
6

4


rút ra những nguyên nhân xuất phát từ các quy định pháp luật dẫn đến thực trạng
nói trên.
Cuối cùng, đưa ra giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Những kiến nghị
này phải xuất phát từ thực tiễn và nguyên nhân đã phân tích trước đó. Những giải
pháp kiến nghị phải cụ thể và khả thi để có thể góp phần nghiên cứu nhằm hoàn
thiện những bất cập và thiếu sót trong hệ thống pháp luật hiện hành.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề nói trên, luận văn sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Phương pháp phân tích, giải thích: là phương pháp được sử dụng nhiều nhất và
có vai trị rất quan trọng trong việc làm rõ các quy định của pháp luật để giúp đưa
đến những hiểu biết khái quát về các quy định BVQLNTD liên quan đến chế định
BTTH ngoài hợp đồng.
Phương pháp logich pháp lý: được thể hiện ở những lập luận, suy luận, sự liên
kết từ các quy định pháp luật để thấy được sự mâu thuẫn, không thống nhất và
không rõ nghĩa của các quy định đó.
Phương pháp đánh giá: Từ nội dung của những quy định đã được phân tích,
tác giả đã đưa ra một số đánh giá ở các khía cạnh khác nhau như: tính hợp lý, tính
khả thi và hiệu quả khi áp dụng trên thực tế.
Phương pháp so sánh: là phương pháp được tác giả sử dụng để làm rõ điểm
tiến bộ của Luật BVQLNTD khi được so sánh với các quy định điều chỉnh về cùng
vấn đề đó trong Pháp lệnh BVQLNTD. Mặt khác, phương pháp này cũng hỗ trợ tác

giả trong việc so sánh Luật Việt Nam với pháp luật một số nước.
Phương pháp liệt kê: là phương pháp được sử dụng để tái hiện thực trạng về
chất lượng hàng hóa, những ảnh hưởng và thiệt hại của nó; liệt kê các văn bản có
liên quan để tiện theo dõi về vấn đề được đưa ra.
Phương pháp tổng hợp: Sau khi phân tích và đánh giá, tác giả luôn đưa ra
những kết luận về những nội dung mà mình đã phân tích để tránh sự dàn trải và nêu
rõ trọng tâm mà mình muốn thể hiện. Những kết luận này là kết quả của quá trình
tổng hợp những đặc điểm và nội dung của các vấn đề đã phân tích trước đó.
7. Kết cấu của đề tài
Khóa luận đƣợc chia thành 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa
khơng đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD.
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu khái quát về NTD và chất lượng hàng
hóa. Cụ thể, tác giả sẽ phân tích các khái niệm về NTD, về chất lượng hàng hóa và
5


hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng. Sau đó, tác giả sẽ làm rõ những vấn đề cơ bản
về cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường, những
trường hợp không phải bồi thường và nguyên tắc BTTH. Những phương thức để
NTD có thể áp dụng trách nhiệm BTTH cũng được tác giả phân tích nhằm làm rõ
trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng gây
thiệt hại cho NTD.
Chƣơng 2: Thực trạng về BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa khơng đảm
bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD, nguyên nhân và kiến nghị hoàn thiện
pháp luật.
Trong chương này, tác giả sẽ phản ánh thực tiễn áp dụng trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng do vi phạm chất lượng hàng hóa gây thiệt hại cho NTD thơng qua
việc phân tích các khiếu kiện và hoạt động giải quyết khiếu kiện về yêu cầu BTTH
liên quan đến chế định trên. Tác giả sẽ phân tích những nguyên nhân pháp lý dẫn

đến tình trạng đó và đưa ra các giải pháp kiến nghị để hoàn thiện những quy định
pháp luật đã được đề cập.

6


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG DO
HÀNG HĨA KHƠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
GÂY THIỆT HẠI CHO NTD
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm NTD
Ở các nước khác nhau thì khái niệm NTD cũng được quy định khác nhau.
Pháp luật Hoa kỳ bao gồm hệ thống pháp luật của liên bang và các tiểu bang. Trong
hệ thống pháp luật này tuy khơng có một đạo luật chung thống nhất để BVQLNTD
nhưng khái niệm NTD được hiểu chung “là cá nhân tham gia giao dịch với mục
đích chủ yếu vì nhu cầu cá nhân hoặc sinh hoạt hộ gia đình”8.
Trong buổi Hội thảo tổ chức tại Nhà Pháp luật Việt – Pháp vào ngày 20 và
ngày 21/4/2010 để bình luận và góp ý cho Dự thảo Luật BVQLNTD tại Việt Nam,
các chuyên gia pháp luật của Pháp cho biết khái niệm NTD trong pháp luật Pháp
“là các cá nhân nhưng không bao gồm các cá nhân khi thực hiện hành vi mua sắm
hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động có tính nghề
nghiệp cho mình”9.
Trong pháp luật Trung Quốc khơng có quy định cụ thể về khái niệm NTD.
Tuy nhiên, trong Luật này có quy định: “Trường hợp NTD vì nhu cầu tiêu dùng
sinh hoạt, mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ
sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật này. Trong trường hợp Luật này khơng quy
định thì sẽ được bảo vệ theo các quy định pháp luật khác có liên quan”10. Thông
qua quy định này chúng ta nhận thấy NTD trong pháp luật Trung Quốc được hiểu là
cá nhân mua và sử dụng hàng hóa nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt.

Như vậy, pháp luật của các nước có quy định không giống nhau về khái niệm
NTD nhưng đặc điểm chung của các hệ thống pháp luật này thì đều xem NTD là cá
nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân chứ
khơng phải vì mục đích kinh doanh, kiếm lời.
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về NTD. Theo nghĩa hẹp, NTD là các
cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích
sinh hoạt, tiêu dùng của mình. Hiểu theo nghĩa rộng, NTD bao gồm cả người mua
8

Michael L. Rustad, Everyday Law for Consumers (Paradigm Publishers, 2007) at 2.
Nhà pháp luật Việt – Pháp, Kỷ yếu Hội thảo Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội:
20&21/4/2010, tr. 6.
10
Điều 2 Pháp luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về bảo vệ các quyền và lợi ích của người tiêu dùng
1994.
9

7


hàng hoá, sử dụng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và người mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ để phục vụ cho mục đích tái sản xuất kinh doanh.11
Trong Luật BVQLNTD có quy định: “NTD là người mua, sử dụng hàng hóa,
dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”12. Theo
khái niệm này thì để trở thành NTD phải thỏa mãn hai điều kiện. Điều kiện thứ
nhất, NTD phải là người mua, sử dụng hàng hóa. Điều kiện thứ hai, điều kiện phân
định ranh giới giữa NTD và người mua đó là điều kiện về mục đích sử dụng. Người
mua hàng hóa, dịch vụ nhưng phải nhằm mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân,
gia đình, tổ chức mới được xem là NTD.
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì “tiêu dùng là dùng của cải, vật chất để phục

vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất”13. Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt ở đây có nghĩa là
NTD mua hàng hóa, dịch vụ để sử dụng cho các nhu cầu của cá nhân mình, gia đình
mình. Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt không phải là phục vụ cho việc bán lại, hoạt
động sản xuất, kinh doanh khác hoặc các hoạt động nghề nghiệp. Việc mua các sản
phẩm phục vụ tiêu dùng nhằm bán lại (ví dụ: mua bánh mì từ nhà sản xuất về để
bán lẻ) hoặc chế biến thành sản phẩm khác để bán (ví dụ: mua bánh mì từ nhà sản
xuất, thêm các gia vị, thức ăn khác tạo thành món ăn mới rồi đem bán) khơng được
coi là hàng tiêu dùng và chủ thể thực hiện chúng không phải là NTD.14
Trong khái niệm NTD nêu trên có hai vấn đề cần làm rõ. Thứ nhất, NTD bao
gồm cả cá nhân và tổ chức hay chỉ bao gồm cá nhân. Có quan điểm cho rằng chỉ
nên hiểu NTD là cá nhân. Vì trong quan hệ mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ
của tổ chức với nhà cung cấp thì vị thế và điều kiện của tổ chức tốt hơn nhiều so với
cá nhân. Vì vậy, luật khơng cần can thiệp vào quan hệ đó. Tuy nhiên, cũng có quan
điểm cho rằng nên mở rộng cách hiểu bao gồm cả tổ chức. Vì khơng phải lúc nào tổ
chức cũng có đủ năng lực để chống lại những vi phạm từ phía nhà sản xuất.15
NTD được hưởng một sự ưu tiên hơn so với những chủ thể Luật Dân sự khác
trong các giao dịch cũng như trong giải quyết tranh chấp. NTD không được đào tạo
những kiến thức về hàng hóa mà họ sử dụng, trong khi những chủ thể sản xuất, kinh
doanh lại rất thành thạo bởi họ chính là chủ thể đã làm ra một phần hoặc tồn bộ
hàng hóa đó. Mặt khác, NTD là những cá nhân đơn lẻ cịn chủ thể tạo ra hàng hóa

11

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính Phủ, Đặc san tuyên truyền pháp luật số
6/2011 chủ đề “pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”.
12
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
13
Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb. Văn hóa
thơng tin, Hà Nội, tr.1640.

14
Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nxb. Công an
nhân dân.
15
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính Phủ, Đặc san tuyên truyền pháp luật số
6/2011 chủ đề “pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”, tr.3.

8


lại là những tổ chức có kinh nghiệm và có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Luật
BVQLNTD ra đời nhằm hỗ trợ, khắc phục những hạn chế xuất phát từ sự bất cân
xứng này, bảo vệ những cá nhân yếu thế trong các giao dịch. Vì vậy, sẽ hợp lý hơn
nếu chúng ta hiểu NTD chỉ bao gồm cá nhân. Nếu tổ chức cũng được xem là NTD,
trong khi đối tượng này có tiềm lực và điều kiện kinh tế thuận lợi hơn rất nhiều so
với các cá nhân nhỏ lẻ thì sự thừa nhận nói trên sẽ tạo nên sự bất hợp lý.
Vấn đề thứ hai là mục đích tiêu dùng, sinh hoạt là mục đích gì và dựa trên căn
cứ nào để xác định. Với cá nhân thì có thể đó là việc mua hàng hóa nhằm thỏa mãn
nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại, giải trí… Nhưng nếu là tổ chức thì mục đích này được
xác định như thế nào?
Ví dụ như, trong trường hợp một công ty mua một chiếc tivi để cho nhân viên
xem nhằm mục đích giải trí sau giờ làm việc thì được xem là mục đích thương mại
hay mục đích tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh thương mại là những hoạt động trực
tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại và các hoạt động khác nhằm thúc đẩy
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại. Như vậy, hành vi mua tivi nói
trên là hành vi nhằm thúc đẩy nâng cao hoạt động kinh doanh thương mại nên
khơng được tính là vì mục đích tiêu dùng.16
Như ví dụ trên thì khó có thể coi mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức là
khơng vì hoạt động chức năng hoặc nghề nghiệp của tổ chức đó. Với cách quy định
NTD là người mua hàng hóa cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của gia đình, tổ

chức thì nên hiểu người trực tiếp sử dụng hàng hóa là NTD chứ khơng nên hiểu
người mua là NTD. Chẳng hạn, “một doanh nghiệp mua một bình nước khơng phải
để cho cơ quan uống mà để cho nhân viên trong công ty uống. Như vậy, nhân viên
là NTD chứ không nên xem tổ chức mua bình nước đó là NTD”17.
Việc quy định NTD bao gồm cả tổ chức thì sẽ làm giảm bớt ý nghĩa cũng như
lãng phí chính nguồn lực cho chính sách BVQLNTD của nhà nước. Đồng thời, nó
cũng có thể bị lạm dụng bởi chính các doanh nghiệp cũng là những tổ chức đặc thù.
Họ có thể giành lợi thế bất chính với phía bên kia bằng cách khởi kiện thơng qua
các quyền của NTD. Như vậy, xét về nhiều khía cạnh thì chúng ta nên hiểu NTD
trong Luật BVQLNTD chỉ là cá nhân, khơng bao gồm tổ chức và đó là NTD cuối
cùng. Đây cũng chính là cách hiểu xuyên suốt trong luận văn này.

16

Hà Thị Trà Ly (2011), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dưới góc độ luật cạnh tranh thực trạng và giải
pháp”, luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, tr. 7.
17
Nguyễn Thị Vân Anh & Nguyễn Văn Cương (2012), Giáo trình Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 24.

9


1.1.2. Khái niệm chất lượng hàng hóa và hàng hóa không đảm bảo chất lượng
1.1.2.1. Khái niệm chất lượng hàng hóa
Theo Luật CLSPHH thì “hàng hố là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu
dùng thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị”18. Trong khái niệm này “sản phẩm”
được hiểu “là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích
kinh doanh hoặc tiêu dùng”19. Như vậy, giữa sản phẩm và hàng hóa có một sự phân
định ranh giới. Một sản phẩm chỉ được xem là hàng hóa khi nó được đưa vào thị

trường. Việc phân biệt hàng hóa và sản phẩm là cần thiết vì “tính chất và biện pháp
quản lý đối với lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, lĩnh vực thị trường đối với sản phẩm
và hàng hóa là khác nhau”20. “Hàng hóa lưu thơng trên thị trường bao gồm: hàng
hóa trong q trình vận chuyển, trưng bày, khuyến mại và lưu giữ trong q trình
mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức cá nhân nhập
khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ”21.
Chất lượng hàng hóa là một thuộc tính gắn liền với hàng hóa. Dưới mỗi cách
tiếp cận, mỗi cách nhìn nhận riêng biệt thì chất lượng hàng hóa được hiểu theo
nhiều cách khác nhau.
Theo quan điểm của triết học, “chất” và “lượng” là hai phương diện khác
nhau của cùng một sự vật, hiện tượng hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã
hội hay tư duy. Trong đó “chất” là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan
vốn có của sự vật, hiện tượng. Đó là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành
nó, phân biệt nó với cái khác. “Lượng” dùng để chỉ tính khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng, các yếu tố cấu thành, quy mô của sự
tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.22
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thơng, “chất lượng là tổng thể những tính chất,
những thuộc tính cơ bản của sự vật… làm cho sự vật này phân biệt với sự vật
khác”.
Từ điển Kinh tế thị trường cũng định nghĩa: “chất lượng sản phẩm chỉ cơng
dụng của sản phẩm, nghĩa là thích hợp với ý định sử dụng nhất định, làm thỏa mãn
đặc tính chất lượng mà nhu cầu xã hội cần có bao gồm các đặc tính của các tính

18

Khoản 2 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Khoản 1 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
20
Phần IV Tờ trình về dự án Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa do Bộ Khoa học và cơng nghệ gửi cho
Chính Phủ ngày 14 tháng 6 năm 2006.

21
Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 26/2012/TT – BKHCN quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng
hóa lưu thơng trên thị trường.
22
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, tr. 95.
19

10


năng cơ học, vật lý, hóa học, kể cả đặc tính hình thù bề ngồi, xúc giác, màu sắc,…
và độ bền theo thời gian của các đặc tính đó”23.
Những cách định nghĩa trên đây mang tính trừu tượng, khơng đưa ra tiêu chí
cụ thể để xác định chất lượng. Nó mang tính định tính và chỉ có ý nghĩa trong
nghiên cứu lý luận. Vì vậy, khái niệm này khơng thể áp dụng trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh cũng như trong hoạt động quản lý của Nhà nước.
Theo tiêu chuẩn 8402 – 86 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO) và tiêu chuẩn số
TCVN 5814 – 94 (Tiêu chuẩn Việt Nam) thì “chất lượng là tập hợp các đặc tính
của một thực thể, đối tượng; tạo cho chúng khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã
nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Trong khái niệm này, chất lượng được xác định thông qua
khả năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu bao gồm những nhu cầu đã được nêu ra và
những nhu cầu tiềm ẩn được phát hiện trong quá trình sử dụng. Như vậy, cách hiểu
này cũng chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ, nhu cầu của mỗi cá nhân là khác nhau và
khơng có thước đo cụ thể để có thể xác định một cách chính xác. Nhu cầu của người
có thu nhập cao sẽ khác so với người có thu nhập trung bình và người có thu nhập
thấp. Với mỗi chủ thể khi lựa chọn hàng hóa nhằm mục đích sử dụng khác nhau sẽ
có những yêu cầu khác nhau và việc đáp ứng những yêu cầu đó cũng đặt ra những
tiêu chí đánh giá khơng giống nhau.
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong pháp luật Việt Nam được hiểu là: “mức

độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng u cầu trong tiêu chuẩn
cơng bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”24. Như vậy, chất lượng hàng hóa
được xác định dựa vào mức độ các đặc tính kỹ thuật của hàng hóa đáp ứng u cầu
về tiêu chuẩn kỹ thuật đã công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Đó là
các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mà hàng hố phải tn theo để
đảm bảo an tồn, vệ sinh, sức khỏe con người.
1.1.2.2. Hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
Luật CLSPHH đã cụ thể khái niệm chất lượng hàng hóa là “mức độ của các
đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp
dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”25. Như vậy, hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng chính là những hàng hóa khơng đảm bảo mức độ các đặc tính đáp ứng tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Mức độ an tồn của hàng hóa là một thuộc tính gắn liền với hàng hóa. Dựa
vào mức độ an tồn thì hàng hóa được chia làm hai loại, bao gồm: hàng hóa khơng
có khả năng gây mất an tồn (hàng hóa nhóm 1) là “hàng hóa trong điều kiện vận
23

Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức Bách Khoa (1998), Đại từ điển Kinh tế thị trường, Hà Nội.
Khoản 5 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
25
Khoản 5 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
24

11


chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, khơng gây hại cho
người, động vật, thực vật, tài sản, mơi trường”26. Hàng hóa có khả năng gây mất an
tồn (hàng hóa nhóm 2) là “hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo
quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người,

động vật, thực vật, tài sản, mơi trường”27. Đối với hàng hóa nhóm 1 việc quản lý
chất lượng dựa trên cơ sở tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Tiêu
chuẩn này là sự cam kết của các chủ thể sản xuất, kinh doanh đối với NTD và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về chất lượng hàng hóa. Những tiêu chuẩn trên đây
khơng được trái với các quy chuẩn do cơ quan nhà nước đã ban hành. “Hàng hóa
nhóm 2 được quản lý chất lượng trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất
công bố áp dụng”28.
Luật CLSPHH cũng đưa ra khái niệm “hàng hóa có khuyết tật”. Cụ thể, tại
Khoản 7 Điều 10 Luật này có nhắc tới trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa có
khuyết tật. Nhưng ngay dưới khoản này, các nhà làm luật lại đặt ra trách nhiệm khi
hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng. Theo quy định tại Điều 62 Luật CLSPHH, quy
định các trường hợp không phải BTTH về chất lượng hàng hóa thì có cả những
trường hợp hàng hóa có khuyết tật. Thêm vào đó, Luật BVQLNTD quy định nghĩa
vụ quan trọng của tổ chức, cá nhân kinh doanh, đó là “trách nhiệm thu hồi hàng
hóa có khuyết tật”29 và “trách nhiệm BTTH đối với hàng hóa có khuyết tật”30.
Luật BVQLNTD có định nghĩa: “Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa khơng
đảm bảo an tồn cho NTD, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài
sản của NTD, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn
hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời
điểm hàng hóa được cung cấp cho NTD, bao gồm:
Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;
Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ q trình sản xuất, chế biến, vận
chuyển, lưu giữ;
Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an tồn trong q trình sử dụng nhưng
khơng có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho NTD”31.
Từ khái niệm trên có thể thấy tiêu chí để xác định hàng hóa có khuyết tật
chính là tính an tồn của hàng hóa. Một hàng hóa có khuyết tật tức là hàng hóa đó
26


Khoản 3 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
Khoản 4 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
28
Khoản 1 Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
29
Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
30
Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
31
Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
27

12


khơng đảm bảo an tồn. Như vậy, hàng hóa có khuyết tật và hàng hóa khơng đảm
bảo chất lượng là hai khái niệm khác nhau. Theo như khái niệm chất lượng hàng
hóa đã phân tích trên đây thì một hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng là hàng hóa
khơng đảm bảo mức độ các đặc tính đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật công bố áp dụng
và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc không đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật khơng đồng nghĩa với việc hàng hóa đó khơng đảm bảo an tồn. Tùy vào từng
trường hợp mà tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật không chỉ đáp ứng u cầu an tồn
mà nó cịn đáp ứng những cam kết tự nguyện khác của chủ thể sản xuất, kinh doanh
hàng hóa. Vì vậy, sẽ có những trường hợp hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
(khơng đáp ứng các đặc tính kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn) nhưng vẫn
đảm bảo an tồn.
Hàng hóa có khuyết tật khơng chỉ là những hàng hóa khơng đảm bảo an tồn,
có khả năng gây thiệt hại do các chủ thể sản xuất, kinh doanh không đáp ứng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng) mà cịn bao gồm
cả những hàng hóa đáp ứng các điều kiện trên nhưng do những nguyên nhân khác

từ quá trình vận chuyển, lưu giữ hay sự không đầy đủ trong hướng dẫn, cảnh báo…
mà dẫn đến khơng đảm bảo an tồn.
1.1.3. Khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo
chất lượng gây thiệt hại cho NTD
1.1.3.1. Khái niệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Theo cách hiểu thông thường trong Từ điển Tiếng Việt, “trách nhiệm là phần
việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải đảm bảo làm trịn, nếu kết
quả khơng tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”32.
Dưới góc độ pháp lý thì trách nhiệm pháp lý cũng có nhiều quan điểm khác
nhau. Có quan điểm cho rằng “trách nhiệm pháp lý bao gồm hai loại là trách nhiệm
pháp lý theo nghĩa tích cực và trách nhiệm pháp lý theo nghĩa tiêu cực”33. Tuy
nhiên, cũng có ý kiến cho rằng trách nhiệm pháp lý chủ yếu được hiểu theo nghĩa
tiêu cực, theo đó: “trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu quả pháp
lý bất lợi do có hành vi vi phạm pháp luật”34. Trách nhiệm Dân sự là một loại trách
nhiệm pháp lý, “là biện pháp chế tài do vi phạm pháp luật, nó gây cho những người

32

Hồng Phê – chủ biên (1996), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng & Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà
Nẵng, tr. 985.
33
Lê Vương Long – chủ biên (2008), Trách nhiệm pháp lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở nước ta
hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 9.
34
Nguyễn Thị Hồi (2010), Những nội dung căn bản của môn học lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư
pháp, Hà nội, tr. 455.

13



vi phạm những hậu quả tiêu cực dưới hình thức bị tước đoạt quyền dân sự hoặc là
bổ sung hay đưa ra nghĩa vụ dân sự mới”35.
“BTTH là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt
hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về
tinh thần cho bên bị thiệt hại”36. Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết cũng cho rằng trách
nhiệm BTTH là một dạng trách nhiệm pháp lý tiêu cực, theo đó: “trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng là quy định của Luật Dân sự nhằm buộc người có hành vi
xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản và các
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại phải bồi thường những
thiệt hại do mình gây ra”37.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
là một một dạng trách nhiệm pháp lý, cụ thể là trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm này
đặt ra cho những chủ thể có hành vi xâm hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại
phải bồi thường cho những thiệt hại mà họ đã gây ra.
1.1.3.2. Trách nhiệm khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
Khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng thì phát sinh nhiều loại trách nhiệm
khác nhau. Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể sản xuất kinh doanh, luật quy
định trách nhiệm mà các chủ thể phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ về đảm bảo
chất lượng hàng hóa. Theo Điều 66 Luật CLSPHH thì tùy theo chủ thể vi phạm là
cá nhân hay tổ chức và mức độ vi phạm mà có các trách nhiệm khác nhau, có thể bị
xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, và BTTH nếu có
thiệt hại xảy ra.
Trong phần Chương II Luật CLSPHH quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Trong đó, trách nhiệm của
người sản xuất bao gồm: kịp thời ngừng sản xuất, thơng báo cho các bên liên quan
và có biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm thu hồi hàng hóa khơng đảm bảo
chất lượng; trách nhiệm tiêu hủy nếu thuộc trường hợp bắt buộc tiêu hủy; trách
nhiệm BTTH. Đối với người nhập khẩu thì trách nhiệm đó bao gồm: kịp thời ngừng
nhập khẩu, thông báo cho các bên liên quan và có biện pháp khắc phục hậu quả; tái

xuất hàng hóa nhập khẩu; tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu; thu hồi, xử lý hàng hóa;
BTTH. Người xuất khẩu cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa và chịu
trách nhiệm về hậu quả của việc tiêu hủy hàng hóa theo quy định của pháp luật. Đối
35

Phạm Kim Anh (2009), “Trách nhiệm dân sự và chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ
luật Dân sự 2005, thực trạng và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (06), tr. 4.
36
Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb. Bách khoa & Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 84.
37
Phan Hữu Thư & Lê Thu Hà (2007), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.466.

14


với người bán hàng thì phải kịp thời ngừng bán, thông tin cho người sản xuất, người
nhập khẩu và người mua; hợp tác với người sản xuất, người nhập khẩu thu hồi, xử
lý hàng hóa, BTTH. Luật BVQLNTD cũng quy định về trách nhiệm khi hàng hóa
có khuyết tật trong đó có nghĩa vụ “thu hồi hàng hóa có khuyết tật”38 và nghĩa vụ
“BTTH do hàng hóa có khuyết tật”39.
Như vậy, trách nhiệm BTTH là một trong số những trách nhiệm đặt ra khi
hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng. Là hậu quả pháp lý bất lợi được áp dụng đối
với cá nhân, tổ chức kinh doanh có hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD mà cụ thể
là sự vi phạm về chất lượng hàng hóa.
1.1.3.3. Trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng gây thiệt hại cho NTD
Trách nhiệm khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng có thể là trách nhiệm
trong hợp đồng nhưng cũng có thể là trách nhiệm phát sinh ngoài hợp đồng. Quan
hệ giữa NTD (người mua và sử dụng hàng hóa) và người bán hàng là quan hệ trong
hợp đồng. Vì NTD này trực tiếp giao dịch với người bán hàng và có được hàng hóa

thơng qua kênh giao dịch nói trên. Giữa NTD và người bán hàng có tồn tại hợp
đồng mua bán. Trong đó, có những thỏa thuận cụ thể về chất lượng hàng hóa và
phạm vi trách nhiệm của các bên khi có sự vi phạm xảy ra. Vì vậy, trách nhiệm của
người bán hàng với NTD về chất lượng hàng hóa sẽ do hợp đồng điều chỉnh. Tuy
nhiên, nếu thiệt hại phát sinh không liên quan đến hợp đồng hoặc NTD là người sử
dụng hàng hóa mà khơng phải là người trực tiếp mua thì giữa NTD này với người
bán hàng khơng có quan hệ hợp đồng. Khi đó, trách nhiệm bồi thường giữa người
bán hàng và NTD cũng có thể là trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng.
Ví dụ như: chị A mua một suất gà đông lạnh ở siêu thị B về để chế biến thức
ăn. Khi mang gà về nhà, chị phát hiện con gà này đã hết hạn sử dụng và có những
dấu hiệu bị hư hỏng. Giả sử sau đó chị mang con gà đến siêu thị khiếu nại thì khi đó
trách nhiệm giữa chị và siêu thị B là trách nhiệm phát sinh trong hợp đồng. Đó là
nghĩa vụ thay thế, đổi hàng hóa khác đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nếu trong
trường hợp chị A không biết và đã chế biến con gà này cho gia đình ăn. Sau khi ăn
thì chị và những người trong gia đình bị ngộ độc và phải nhập viện để điều trị.
Những thiệt hại mà chị và gia đình chị phải gánh chịu đã làm phát sinh trách nhiệm
BTTH của siêu thị B. Đây là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Những thành viên
khác trong gia đình chị A cũng là người chịu thiệt hại. Các chủ thể này không trực
tiếp giao dịch với siêu thị B, giữa họ và siêu thị khơng hề tồn tại bất kì một hợp
đồng mua bán nào nhưng họ chính là NTD bị thiệt hại xuất phát từ việc sử dụng
38
39

Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

15


hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng. Vì vậy, trách nhiệm của siêu thị với những

người này là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Chúng ta thấy rằng, khi gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì dù hai bên có
quan hệ hợp đồng hay khơng thì thực tiễn xét xử đều áp dụng trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng. Bởi lẽ, “Sự an toàn về thân thể xét theo bản chất của nó khơng thể
là đối tượng của hợp đồng. Người ta không thể ký kết với nhau về sự an tồn thân
thể vì chẳng ai bảo đảm được điều đó”40. Như vậy, dù cho có tồn tại hợp đồng
nhưng thiệt hại xảy ra liên quan tới tính mạng, sức khỏe thì đó là thiệt hại phát sinh
ngồi hợp đồng. “Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát
sinh giữa các chủ thể mà trước đó khơng có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ
hợp đồng nhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành
hợp đồng đã ký kết”41.
Để bảo vệ NTD, BLDS đã ghi nhận trách nhiệm trong trường hợp thiệt hại
phát sinh ngồi hợp đồng. Theo đó, “cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất,
kinh doanh khơng bảo đảm chất lượng hàng hố mà gây thiệt hại cho NTD thì phải
bồi thường”42. Luật CLSPHH cũng quy định về trách nhiệm BTTH liên quan đến
chất lượng hàng hóa. Cụ thể: “người sản xuất, người nhập khẩu phải BTTH cho
người bán hàng hoặc NTD khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất,
người nhập khẩu khơng bảo đảm chất lượng hàng hóa”43. “Người bán hàng phải
BTTTH cho người mua, NTD trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người
bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa”44.
Như vậy, trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng theo pháp luật Dân sự và pháp luật về Chất lượng hàng hóa là trách nhiệm
của “người sản xuất, người nhập khẩu”45, “người bán hàng”46 phải BTTH cho
NTD khi các chủ thể này có lỗi gây ra thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của
NTD xuất phát từ hàng hóa không đảm bảo chất lượng do những chủ thể trên cung
cấp.
Luật BVQLNTD ra đời với việc quy định về trách nhiệm BTTH khi hàng hóa
có khuyết tật. Cụ thể, “tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm BTTH
40


Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tập bài giảng pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr. 332.
41
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tập bài giảng về hợp đồng và bồi thường thiệt hại người
hợp đồng, tài liệu lưu hành nội bộ, tr.333.
42
Điều 630 Bộ luật Dân sự 2005.
43
Khoản 1 Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
44
Khoản 2 Điều 61 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
45
Chủ thể khơng trực tiếp giao dịch với người tiêu dùng nhưng tạo nên sự xuất hiện của hàng hóa trên thị
trường, giữa hai chủ thể này với người tiêu dùng không hề tồn tại hợp đồng, trách nhiệm phát sinh trên cơ sở
các quy định của pháp luật.
46
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của người bán hàng phát sinh khi thiệt hại phát sinh
không nằm trong thỏa thuận của hợp đồng.

16


trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính
mạng, sức khỏe, tài sản của NTD, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó khơng biết hoặc
khơng có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật”47. Như vậy, theo Luật này thì lỗi
khơng phải là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Cụ thể là, chủ thể kinh
doanh vẫn phải bồi thường ngay cả trường hợp khơng có lỗi.
Tóm lại, NTD là khái niệm dùng để chỉ cá nhân mua, sử dụng hàng hóa khơng
nhằm mục đích kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Chất lượng hàng hóa là mức độ đặc
tính của hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cơng bố áp dụng và quy chuẩn kỹ

thuật tương ứng. Một hàng hóa được xem là khơng đảm bảo chất lượng khi hàng
hóa đó khơng đảm bảo mức độ các đặc tính đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn nói
trên. Khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng và gây thiệt hại cho NTD thì làm phát
sinh các trách nhiệm. Đây có thể là trách nhiệm trong hợp đồng và cũng có thể là
trách nhiệm phát sinh ngồi hợp đồng. Trong đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa với NTD. Trách
nhiệm này phát sinh khi có thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe của NTD do
hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng mà các chủ thể trên đã cung cấp gây ra.
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng do hàng hóa khơng
đảm bảo chất lƣợng gây thiệt hại cho NTD
Như đã phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng trách nhiệm BTTH khi hàng
hóa khơng đảm bảo chất lượng được quy định trong nhiều văn bản khác nhau.
BLDS đã ghi nhận về trách nhiệm BTTH khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
tại Điều 630 buộc các chủ thể sản xuất, kinh doanh phải bồi thường cho NTD khi
khơng đảm bảo chất lượng hàng hố mà gây thiệt hại. Luật CLSPHH với Điều 61
đã quy định về nghĩa vụ BTTH của người sản xuất, người nhập khẩu, người bán
hàng khi những chủ thể này có lỗi làm cho hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng.
Luật BVQLNTD với quy định tại Điều 23 quy định trách nhiệm BTTH khi hàng
hóa có khuyết tật đã một lần nữa ghi nhận và bổ sung để hoàn thiện chế định này.
BLDS đã ghi nhận trường hợp BTTH khi hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng
gây thiệt hại cho NTD là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm BTTH ngồi hợp
đồng. Đây là trách nhiệm dân sự, vì vậy các căn cứ phát sinh trách nhiệm này cũng
được BLDS ghi nhận. Nó khơng được quy định trực tiếp nhưng được hiểu cụ thể
thông qua quy định chung về cơ sở phát sinh trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng.
Theo đó, “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì
47

Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.


17


phải bồi thường”48. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP hướng
dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về BTTH ngồi hợp đồng thì trách nhiệm
này chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:
1.2.1. Có thiệt hại xảy ra trên thực tế
“Thiệt hại là sự giảm sút về lợi ích vật chất của người bị thiệt hại mà họ đã có
hoặc sự mất mát lợi ích vật chất mà chắc chắn họ sẽ có, tức là lợi nhuận chắc chắn
sẽ thu được”49. “Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm BTTH bởi mục đích của
việc áp dụng trách nhiệm là khơi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do
đó khơng có thiệt hại thì khơng đặt vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều
kiện khác”50. Theo hướng dẫn của Nghị quyết 03/2006/NQ – HĐTP và quy định
của Luật CLSPHH thì những thiệt hại được bồi thường bao gồm thiệt hại về vật
chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Cụ thể, những thiệt hại được bồi thường
bao gồm:
“Thiệt hại về giá trị hàng hóa, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại”51.
Đây là thiệt hại trực tiếp phát sinh từ việc mua và sử dụng hàng hóa khơng
đảm bảo chất lượng. NTD phải trả một giá trị vật chất nhất định để có được hàng
hóa và họ mong đợi sẽ được thỏa mãn nhu cầu đặt ra. Tuy nhiên, điều này không
đạt được khi hàng hóa đã mua khơng đảm bảo chất lượng. NTD phải bỏ ra một
khoản chi phí để sửa chữa hay thậm chí là thay thế hàng hóa đó và đây chính là
những thiệt hại thực tế và trước hết mà NTD được bồi thường.
Không chỉ là thiệt hại từ chính hàng hóa đã mua mà kể cả những thiệt hại đối
với tài sản khác bị hư hỏng, bị hủy hoại khi sử dụng hàng hóa khơng đảm bảo chất
lượng cũng được bồi thường. Ví dụ một chiếc đèn bàn không đảm bảo chất lượng bị
bốc cháy khi đang sử dụng đã làm cho chiếc máy tính đặt kế bên bị hư hại. Khi đó,
thiệt hại được bồi thường khơng chỉ là giá trị chiếc đèn bàn mà bao gồm cả chiếc
máy tính.

“Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người”52.
Khi sử dụng hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng thì khơng những nhu cầu
khơng được đáp ứng mà nó cịn mang lại những hệ quả khơng mong muốn. Nó có
thể tác động xấu tới sức khỏe và thậm chí là tính mạng của NTD. Thiệt hại về sức
khỏe bao gồm:

48

Khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005.
Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 tập II, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr.702.
50
Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr. 262.
51
Khoản 1 Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
52
Khoản 2 Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
49

18


“Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức
năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và khơng thể xác định được thì áp dụng
mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và

cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại”53.
Khi bị tổn hại về sức khỏe thì NTD sẽ phải gánh chịu tổn thất về tinh thần phát
sinh từ thiệt hại này. Pháp luật quy định ngồi khoản tiền bồi thường nói trên, người
xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp
tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận được thì mức tối đa khơng quá ba
mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.54
“Trong trường hợp sử dụng hàng hóa mà tính mạng bị xâm phạm thì khoản
thiệt hại được bồi thường khơng phải là số tiền bồi thường cho tính mạng của người
đã chết mà là khoản tiền do gia đình nạn nhân phải bỏ ra và số tiền mà những
người được nạn nhân cấp dưỡng sẽ nhận được”55. Nó bao gồm: “Chi phí hợp lý
cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí
hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng”56. Cũng giống như trường hợp bị xâm phạm về sức khỏe, việc
tính mạng bị xâm phạm cũng gây nên những tổn thất về tinh thần. Cụ thể, nó tạo
nên những mất mát, đau thương cho những người thân thích của người đã mất. Mức
bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được
thì mức tối đa là không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định.57
“Thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác hàng hóa, tài sản”58.
NTD lựa chọn hàng hóa nhằm những mục đích sử dụng khác nhau và khi mục
đích này khơng đạt được sẽ kéo theo những thiệt hại nhất định. Phần lợi ích bị mất
đi, bị giảm sút khi sử dụng hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng là thiệt hại thực tế
mà NTD phải gánh chịu. Thiệt hại này tính tốn được dựa trên sự so sánh với lợi ích
mà NTD đã nhận được khi sử dụng sản phẩm trước đó, hay cũng có thể so sánh với
53

Khoản 1 Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005.
Khoản 2 Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005.
55

Hoàng Thế Liên – chủ biên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 tập III, Nxb. Chính trị quốc
gia, tr. 722.
56
Khoản 1 Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005.
57
Khoản 2 Điều 610 Bộ luật Dân sự 2005.
58
Khoản 3 Điều 60 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007.
54

19


×