Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.82 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Bắc Từ Liêm
– UBND quận Bắc Từ Liêm
Người hướng dẫn: Trần Châu Giang – chuyên viên mơi trường
phịng tài ngun mơi trường quận Bắc Từ Liêm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hằng
Đơn vị học tập: Lớp DH3QM1- Trường ĐH Tài nguyên và Môi
Trường Hà Nội

Hà Nội, tháng 3 năm 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên Môi trường quận Bắc Từ Liêm
– UBND quận Bắc Từ Liêm



Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hà Nội ,tháng 3 năm 2017
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ của các thầy cô khoa
Môi Trường, lãnh đạo, cán bộ nhân viên Phòng Tài nguyên và Môi trường - UBND
Quận Bắc Từ Liêm.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị Phịng Tài ngun và Mơi
trường - UBND Quận Bắc Từ Liêm đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho e hoàn
thành báo cáo thực tập. Đặc biệt cám ơn anh Trần Châu Giang đã hướng dẫn chỉ bảo
trong quá trình thực tập của e rất nhiệt tình.
Em xin lời gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa Môi Trường - Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà nội đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Thu Hằng


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP..........................3
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP..........................................7
2.1 Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập..........................................7
2.1.1 Đối tượng thực hiện:.....................................................................................7
2.1.2 Phạm vi thực hiện:........................................................................................7
2.2 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề..............................................................7
2.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................7
2.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................7
2.2.3 Nội dung của chuyên đề...............................................................................7
2.3 Phương pháp thực hiện chuyên đề.................................................................7
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu.......................................................................7
2.3.2Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.........................................................7
2.3.3 Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo........................................................7
2.4 Cơ sở pháp lý thực hiện chuyên đề.................................................................8
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ:...............................................................9
3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội...................................................................................................................9
3.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................................9
3.1.2 Về các nguồn tài nguyên............................................................................10
3.1.3 Thực trạng môi trường...............................................................................11
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội...........................................................12
3.2.1. Về thực trạng kinh tế.................................................................................12


3.3 Hiện trạng nước mặt tại khu vực...................................................................16
3.3.1 Khái quát chung về tài nguyên nước mặt tại khu vực................................16
3.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường xung quanh ao hồ.............................17
3.3.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn và nước thải trên địa bàn quận...................18

3.4. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại 1 số phường trên địa bàn quận
Bắc Từ Liêm........................................................................................................19
3.4.1. Kết quả phân tích mẫu nước ao hồ............................................................19
3.4.2 Kết quả phân tích mẫu nước sơng..........................................................30
3.5 Biện pháp khắc phục.....................................................................................35
3.5.1 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị............................................35
3.5.2 Thực hiện công tác quản lý môi trường nước mặt.....................................36
3.5.3 Xử lý vi phạm.............................................................................................36
3.5.4 Truyền thông nâng cao nhận thức..............................................................36
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................37
4.1. Kết luận........................................................................................................37
4.2. Kiến nghị......................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................38


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5: Nhu cầu oxy sinh học
COD: Nhu cầu oxy hóa học
pH: Chỉ số xác định tính chất hóa học của nước
DO: Nhu cầu oxy hịa tan
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội................9



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước ao, hồ phường Phú
Diễn.....................................................................................................................18
Bảng 2 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mơi trường nước ao, hồ phường Tây
Tựu......................................................................................................................21
Bảng 3 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước ao hồ......................23
Bảng 4 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu mơi trường nước ao hồ phường Đơng
Ngạc.....................................................................................................................25
Bảng 5 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước ao hồ......................27
phường Cổ Nhuế 2..............................................................................................27
Bảng 6: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi trường nước sông trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm...............................................................................................30


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Biểu đồ giá trị DO phường Phú diễn (đơn vị: mg/l)...............................................19
Biểu đồ 2: Biểu đồ giá trị COD phường Phú diễn (đơn vị: mg/l).............................................20
Biểu đồ 3: Biểu đồ giá trị BOD5 phường Phú diễn (đơn vị: mg/l)............................................21
Biểu đồ 4: Biểu đồ đánh giá thông số: BOD5, COD, TSS của ao Gồ tại số 10, tổ dân phố 1,
phường Tây tựu (đơn vị: mg/l).................................................................................................23
Biểu đồ 5: Biểu đồ giá trị BOD5 phường Thượng cát(đơn vị: mg/l).........................................25
Biểu đồ 6: Biểu đồ giá trị COD phường Thượng cát (đơn vị: mg/l)........................................25
Biểu đồ 7: Biểu đồ giá trị BOD5 phường Đông ngạc (đơn vị: mg/l)........................................27
Biểu đồ 8: Biểu đồ giá trị COD phường Đông ngạc (đơn vị: mg/l).........................................27
Biểu đồ 9: Biểu đồ giá trị BOD5 phường Cổ Nhuế 2(đơn vị: mg/l).........................................29
Biểu đồ 10: Biểu đồ giá trị COD phường Cổ Nhuế 2 (đơn vị: mg/l)........................................29
Biểu đồ 11: Biểu đồ giá trị BOD5 nước sông thuộc quận Bắc Từ Liêm (đơn vị: mg/l)...........32
Biểu đồ 12: Biểu đồ giá trị COD nước sông thuộc quận Bắc Từ Liêm (đơn vị: mg/l).............33

Biểu đồ 13: Biểu đồ giá trị TSS nước sông thuộc quận Bắc Từ Liêm (đơn vị: mg/l)..............34


MỞ ĐẦU
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, vô cùng quý giá, là thành phần thiết yếu
đối với sự sống, tồn tại và phát triển của sinh vật trên trái đất. Ngày nay, tài nguyên
nước đang chịu sức ép nặng nề do sự biến đổi của khí hậu. Bên cạnh đó là các yếu tố
như: tốc độ tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển công nghiệp, các hoạt động phát triển
kinh tế xã là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thối và ơ nhiễm mơi trường nói
chung và mơi trường nước mặt nói riêng ngày càng thêm trầm trọng. Qúa trình đơ thị
hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh thì nhu cầ sử dụng nước ngày
càng tăng. Vì vây, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm nước đang là mối quan
tâm trên tồn cầu, đặc biệt là ơ nhiễm nước mặt. Thực tế chỉ ra rằng quốc gia nào quan
tâm đến cơng tác bảo vệ mơi trường, trong đó có việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn
nước, thường xuyên đảm bảo được nguồn nước trong sạch thì hạn chế được nhiều dịch
bệnh, chất lượng cuộc sống được nâng lên.
Việt Nam là quốc gia đang trong quá trong phát triển nhanh trong khu vực, một
trong những thách thức được đặt ra đó là vấn đế mơi trường đang bị ảnh hưởng
nghiêm trọng từ các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là môi
trường nước, cụ thể là môi trường nước mặt đang bị đe dọa ô nhiễm bởi các hoạt động
sản xuất, phát triển kinh tế,gia tăng dân số... .Việt Nam không phải là quốc gia giàu về
tài nguyên nước. Tài nguyên nước của nước ta phụ thuộc khá nhiều vào các quốc gia
có chung nguồn nước phía thượng lưu. Chất lượng nước mặt của Việt Nam đang có
chiều hướng ngày càng bị suy thối, ơ nhiễm, cạn kiệt bởi nhiều nguyên nhân. Trong
đó, sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu về nước do gia tăng chất lượng cuộc sống, đơ
thị hố cũng như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước kém hiệu quả,
thiếu bền vững đang là mối đe doa an ninh nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo
nhiều hệ luỵ khó lường.
Chất lượng các nguồn nước mặt đang suy giảm rõ rệt. Nhiều sông, hồ, kênh,
rạch ở các thành phố lớn như Hà Nội, các khu dân cư tập trung đang dần biến thành

nơi chứa các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý. Ở khu vực nơng
thơn, tình trạng ơ nhiễm môi trường nước mặt từ nguồn nước thải sinh hoạt,sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi và sản xuất cũng đang cần sự quan tâm kịp thời. Điển hình là
địa bàn khu vực quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội, môi trường nước mặt ở đây
đang bị đe dọa khá nghiêm trọng với áp lực tiếp nhận các nguồn thải sinh hoạt, cơng
nghiệp, sản xuất… Nhận thấy được tính cấp thiết với ý nghĩa thực tế nên tôi đã thực
hiện đề tài: “ Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” với mong muốn đánh giá hiện trạng chất
lượng mơi trường nước mặt của địa phương, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp
giúp cải thiện chất lượng môi trường nước mặt trong khu vực.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
Tên cơ sở thực tập: Phịng Tài ngun và Mơi trường - UBND quận Bắc Từ Liêm.
Địa chỉ: Ủy Ban Nhân Dân quận Bắc Từ Liêm, tịa nhà CT6A, khu đơ thị Kiều Mai,
đường Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội.
Chức năng: 
          Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Uỷ ban nhân dân quận quản lý Nhà nước về tài nguyên và mơi trường gồm:
đất đai, tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường, biến đổi khí hậu.
          Phịng Tài ngun và Mơi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân
quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài
ngun và Mơi trường.
Nhiệm vụ:
1. Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải
cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi
trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
cấp quận và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp quận.
5. Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ
sơ địa chính, xây dựng hệ thống thơng tin đất đai cấp quận.
6. Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương;
tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp
luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận quyết định trưng dụng đất, gia
hạn trưng dụng đất.
7. Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường,
đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa,

2


ứng phó và khắc phục sự cố mơi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi
trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất
các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch
trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa
dạng sinh học trên địa bàn.
8. Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm sốt các lồi sinh vật ngoại lai
xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm,
hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức
thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái,

loài và nguồn gen.
9. Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt
tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra
việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.
10. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ơ nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và
tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.
11. Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước theo thẩm quyền.
12. Giúp Ủy ban nhân dân quận giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động
khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá
nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.
13. Giúp Ủy ban nhân dân cấp quận thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa
khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia
cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn quận.
15. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên
đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường .
16. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp
luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham
nhũng, lãng phí về tài ngun và mơi trường theo quy định của pháp luật và phân công
của Ủy ban nhân dân cấp quận.
17. Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục
vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
18. Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi

3


chính phủ trong lĩnh vực tài ngun và mơi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân

dân cấp quận.
19. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và
môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban
nhân dân phường.
20. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân quận và Sở Tài nguyên và
Môi trường.
21. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công
chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,
đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động
thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy
ban nhân dân cấp quận.
22. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp
luật.
23. Giúp Ủy ban nhân dân quận quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ cơng trong
lĩnh vực tài ngun và môi trường theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân quận giao hoặc theo quy định
của pháp luật.
Tổ chức và biên chế
1. Phịng Tài ngun và Mơi trường có Trưởng phịng, khơng q 02 Phó Trưởng
phịng và các cơng chức chun mơn nghiệp vụ.
Trưởng phịng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận và trước pháp luật về tồn bộ hoạt động của Phịng.
Các Phó Trưởng phịng giúp Trưởng phịng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân cơng.
Việc bổ nhiệm Trưởng phịng và Phó Trưởng phịng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
quận quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm,
cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phịng
và Phó Trưởng phịng thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Biên chế công chức của Phịng Tài ngun và Mơi trường được giao trên cơ sở vị trí
việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế

4


cơng chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của quận được cấp có thẩm quyền
giao.
3. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch cơng chức
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Phịng Tài ngun và Mơi trường xây
dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật bảo đảm thực hiện
nhiệm vụ được giao

Thông tin liên hệ:
1. Email:
2. SĐT cơ quan: (04).32242120
3. Cơ cấu tổ chức:

Trưởng phịng: Nguyễn Thị Kim Oanh

Phó trưởng phịng: Vũ Qúy Dương

Nhân viên

Phó trưởng phịng: Nguyễn Văn Cơng

Nhân viên

Nhân viên


5

Nhân viên


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1 Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập
2.1.1 Đối tượng thực hiện:
Môi trường nước mặt bao gồm: ao, hồ, sông đoạn chảy qua địa bàn quận Bắc
Từ Liêm.
2.1.2 Phạm vi thực hiện:
- Về không gian: trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
- Về thời gian: từ ngày 26/12/2016 đến ngày 5/3/2017
2.2 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
2.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt ,từ đó đề xuất giải pháp
giúp cải thiện chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm góp phần bảo vệ
mơi trường và phát triển bền vững.
2.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn bao
gồm các ao, hồ, sông. Đánh giá đặc điểm, các nguồn gây ô nhiễm, nguồn phát sinh tại
khu vực..
- Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương.
2.2.3 Nội dung của chuyên đề
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt tại địa phương.
- Đề xuất 1 số giải pháp khắc phục, nhằm cải thiện môi trường nước mặt tốt
hơn.
2.3 Phương pháp thực hiện chuyên đề
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như: Báo cáo điều kiện tự nhiên, báo

cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận Bắc Từ Liêm năm 2016, hiện
trạng rác thải sinh hoạt, công tác thu gom, vận chuyển
- Tìm hiểu qua sách báo, mạng internet…..
2.3.2Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Tổng hợp tất cả các số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
- Xử lý số liệu bằng Excel
2.3.3 Phương pháp tổng hợp và viết báo cáo

6


Tổng hợp những tài liệu liên quan đến nội dung chuyên đề, sắp xếp tài liệu. Tiến
hành viết báo cáo.
2.4 Cơ sở pháp lý thực hiện chuyên đề
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 quy định về hoạt động bảo vệ mơi
trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền, nghĩa vụ
và trách nhiệm cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường.
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây
ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định 80/2014/ NĐ-CP ngày 9/8/2016 của chính phủ về việc quy định chi
tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ mơi trường.
- Nghị định của chính phủ số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 quy định cụ thể
về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng Tài nguyên nước, xả nước thải vài
nguồn.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 hướng dẫn thi hành Nghị
định 149/2004/NĐ-CP.

7



CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ:
3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội.
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a) Về địa giới hành chính
Bắc Từ Liêm là một là một quận mới thành lập của thành phố Hà Nội theo Nghị
quyết 132/ND-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ, trên cơ sở tồn bộ diện tích và dân
số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn,
Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Phương;
98,90 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (phần phía Bắc
Quốc lộ 32) thuộc huyện Từ Liêm cũ. Quận có quy mơ diện tích 4.335,34 ha, có giới
hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đơng Anh;
- Phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm;
- Phía Đơng giáp quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ;
- Phía Tây giáp huyện Hồi Đức, huyện Đan Phượng.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

8


b) Về địa hình, địa mạo
Quận nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, có địa hình tương đối bằng
phẳng và màu mỡ, có nhiều sơng hồ chảy qua. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc Đơng Nam, cao độ trung bình 6,0m - 6,5m; Khu vực có địa hình cao nhất tập trung ở
phía Bắc dọc theo sơng Hồng, cao từ 8m - 11m; Khu vực có địa hình thấp nhất là những
ơ trũng, hồ, đầm và vùng phía Nam của Quận.
Đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Tuy nhiên, đất đai phần lớn là đất
phù sa mới nên cường độ chịu tải của đất kém, khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu

hạ tầng đòi hỏi phải đầu tư xử lý nền móng.
c) Về khí hậu
Quận nằm trong khu vực khí hậu chung của thành phố, chịu ảnh hưởng của chế
độ gió mùa nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Một năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình
năm vào khoảng 24oC; lượng mưa trung bình năm là 1.600mm - 1.800mm; độ ẩm
khơng khí cao, trung bình khoảng 82%.
d) Về thủy văn
Trên địa bàn Quận có hệ thống sơng ngịi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng
của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo, đây là ba tuyến thốt nước
chủ yếu của Quận. Ngồi ra Quận cịn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt
quan trọng vào mùa khô.
3.1.2 Về các nguồn tài nguyên
a)Về tài nguyên đất
Đất đai của Quận được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sơng Hồng,
bao gồm 5 loại chính: Đất phù sa sơng Hồng được bồi đắp hàng năm (Phb); đất phù sa
sông Hồng không được bồi hàng năm, không lây, không loang lổ (Ph); đất phù sa
khơng được bồi hàng năm, có tầng loang lổ (Ph1); đất phù sa sơng Hồng khơng được
bồi hàng năm có tầng glây (Phg); đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm,
úng nước (Phn). Đất đai của Quận đều có nguồn gốc phù sa, hàm lượng các chất dinh
dưỡng trong đất khá cao phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển đa
dạng hố nơng nghiệp với nhiều sản phẩm có ưu thế phục vụ đơ thị.
b)Về tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nguồn tài nguyên nước mặt của quận khá phong phú, được
cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Pheo, kênh Cầu Đá... Đây là các đường dẫn
tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt

9



của dân cư. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng là
nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của người dân trong khu vực.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, gồm 3 tầng: Tầng 1: có độ
sâu trung bình 13,5m, nước có độ nhạt mềm đến hơi cứng, chứa Bicacbonatcanxi, có
hàm lượng sắt cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 0.42-0.93 mg/l; tầng 2: có độ sâu trung
bình 12,4 m, nước có thành phần Bicacbonatnatri, hàm lượng sắt từ 2,16-17,25 mg/l;
tầng 3: có độ sâu trung bình 40 - 50m, nguồn nước dồi dào, sử dụng để khai thác với
quy mơ cơng nghiệp. Tổng độ khống hóa từ 0,25 - 0,65g/l, thành phần hóa học chủ
yếu là Cacbonat – Clorua – Natri – Canxi. Hàm lượng sắt từ 0,42 – 47,4 mg/l; Hàm
lượng Mangan từ 0,028 – 0,075 mg/l; Hàm Lượng NH4 từ 0,1 – 1,45 mg/l.
c)Về tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu phân bố trên địa bàn Quận là cát và sỏi với khối
lượng khá lớn, có thể khai thác cho nhu cầu xây dựng. Tuy nhiên, việc khai thác này
cần phải cẩn trọng để tránh gây xáo động đến dòng chảy và gây ra nguy cơ về lở bờ,
sụt đê. Ngồi ra, Quận cịn có một số ít khối lượng than bùn non phân bố ở những khu
hồ, đầm. Khối lượng này hiện không cịn nhiều và khơng có giá trị kinh tế cao.
d)Về tài nguyên nhân văn
Quận Bắc Từ Liêm là mảnh đất văn hiến, giàu bản sắc dân tộc, người dân trong
Quận có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, yêu nước và cách mạng. Trong
thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của các cấp Ủy, Đảng, chính
quyền, tồn Đảng, tồn qn và tồn dân Quận đã phát huy truyền thống đoàn kết, ý chí tự
lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh
tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an tồn xã hội. Ngày nay, phát huy những lợi thế
có sẵn, Đảng bộ và nhân dân quận Bắc Từ Liêm luôn vững vàng đi lên để thực hiện
thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đây vừa là mục tiêu,
vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và
phát triển.
3.1.3 Thực trạng môi trường
Theo số liệu kiểm tra (báo cáo hiện trang môi trường 2016) cho thấy, khối lượng
bụi lắng hiện có là 190,6 tấn/km2/năm, cao gấp 2 lần nồng độ cho phép bụi lắng

(96/tấn/km2/năm). Kết quả này được đánh giá là ô nhiễm vừa; Nồng độ bụi lơ lửng trong
khơng khí ở mức 0,2 – 0,3 mg/m3 và có xu hướng tăng vượt chỉ tiêu cho phép.
Hệ thống nước mặt: hiện nay, nước sông Hồng có độ đục lớn, hàm lượng chất lơ
lửng cao. Sông Nhuệ chịu lượng chất thải từ các nhánh sông Tơ Lịch, sơng Kim Ngưu,
sơng Lừ, sơng Sét, trung bình một ngày đêm là 2.592.000 m 3 và chịu nhiều nguồn nước

10


thải khác phát sinh từ khu dân cư, du lịch, nhà hàng, các cơ sở y tế,cơ sở công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Theo Tổng cục đo lường Việt Nam, hiện nay giá trị COD của con
sông này đã vượt 7- 8 lần, BOD5 vượt 7 lần, giá trị Coliform cao hơn TCVN 5942-1995
(loại B); Chất lượng nước kém, nước màu đen, váng, nhiều cặn lắng và có mùi tanh.
Hệ thống nước ngầm: hiện tại ở một số khu vực phía Nam của Quận có chứa
hàm lượng Amoni cao hơn giới hạn ô nhiễm nước dưới đất (3mg/l); tầng chứa nước QH
cao hơn tầng PQ, nước bị nhiễm bẩn từ tầng trên xuống tầng dưới.
Về rác thải và xử lý rác thải: hiện tại, cơ quan đảm nhiệm việc thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn của Quận là Đội vệ sinh môi trường đô thị thuộc Công ty
Cổ phần vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội đảm nhiệm, chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các loại hình dịch vụ vệ sinh mơi trường cơng cộng như thu gom và vận chuyển
rác thải hàng ngày, khai thông cống rãnh thoát nước thải, nước mưa và các dịch vụ vệ
sinh công cộng khác.
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.2.1. Về thực trạng kinh tế
3.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong năm qua kinh
tế của Quận đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về
nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các
trường học, bệnh viện, cơng trình văn hố... được cũng cố và phát triển; đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân khơng ngừng được cải thiện.

Tình hình kinh tế trên địa bàn Quận nhìn chung giữ ổn định và hoàn thành kế
hoạch đề ra. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế vẫn đạt được mức tăng so với năm
trước. Tổng giá trị sản xuất chung các ngành năm 2014 ước đạt 15.132 tỷ đồng, tăng
14% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm 2014. Cơ cấu Công nghiệp - xây dựng
chiếm tỷ trọng: 73,6%; Thương mại dịch vụ: 22%; Nông nghiệp: 4,4%.
3.2.1.2. Thực trạng phát triển các khu vực kinh tế
a) Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá cố định năm 1994) ước đạt
11.343 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch năm. Trong đó, giá trị
sản x́t ngành cơng nghiệp ước đạt 7.094 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Giá trị
sản xuất hoạt động xây dựng ước đạt 4.249 tỷ đồng tăng 16% so với cùng kỳ.
b) Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

11



×