Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG THỊ HIẾN
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

HOÀNG THỊ HIẾN
TÊN ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
MẶT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HOÀNG MAI, HÀ NỘI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành/ngành

: Khoa học môi trường

Lớp

: N01 - K46 KHMT

Khoa

: Môi trường

Khóa học


: 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương
châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập tốt ngiệp là giai đoạn cần thiết và
hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, không những củng cố lại những kiến
thức đã học mà còn vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn. Qua đó giúp
sinh viên khi ra trường hoàn thành về kiến thức, lý luận, năng lực công tác
nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Từ những cơ sở đó, được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa khoa Môi Trường trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
em được phân công về thực tập tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi
Trường với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường
nước mặt và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn quận
Hoàng Mai, Hà Nội”. Sau một thời gian thực tập tuy không dài nhưng cũng
đem lại cho em nhiều kiến thức bổ ích và cũng từ đây em đã rút ra được
những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiêp cũng là hoàn thành khóa
học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo đã
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện
tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn ban

lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi
Trường đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô giáo PGS.TS Đỗ Thị Lan đã
nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù
bản thân em có nhiều cố gắng xong do trình độ và thời gian có hạn, nên khóa
luận của em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè để khóa luận của em được hoàn
chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Hiến


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên trái đất [7] ..................................... 14
Bảng 2.2: Phân phối lượng dòng chảy/năm của các sông trên thế giới [4] .... 15
Bảng 2.3: Trữ lượng nước mặt ở các sông năm 2012 [5] ............................... 17
Bảng 3.1: Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích ....................................... 22
Bảng 4.1: Các chỉ số khí hậu trung bình trong các tháng của quận
Hoàng Mai ....................................................................................................... 28
Bảng 4.2: Phân bố diện tích các loại đất trong năm 2015 và 2016 ................. 29
Bảng 4.3. Tổng hợp hoạt động ngành du lịch Thành phố Hà Nội .................. 33
Bảng 4.4: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại khu vực Quận Hoàng Mai .................. 37
Bảng 4.5: Kết quả quan trắc và phân tích ....................................................... 38



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ quận Hoàng Mai ................................................................. 24
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện hàm lượng pH so với QCVN ............................... 38
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 so với QCVN .......................... 39
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD so với QCVN ........................... 40
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Clorua so với QCVN ......................... 41
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng so với QCVN .. 41
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Amoni so với QCVN......................... 42
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Nitrat so với QCVN .......................... 43
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Photphats so với QCVN .................... 44


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BOD
BOD5
BTNMT
BYT
COD
DO
HNO3
H2SO4
ISO
KHHGĐ
MT
NĐ - CP

NH4+
NN
NO3pH
PO43PTNT
QCVN

SO42TCVN
TSS
TT
UBND
VLXD
VSV

Nhu cầu oxy sinh hoá
Lượng oxy cần thiết của 5 ngày đầu trong nhiệt độ
20ºC
Bộ tài nguyên môi trường
Bộ y tế
Nhu cầu oxy hóa học
Oxy hòa tan trong nước
Axit nitrit
Axit sunfuaric
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
Kế hoạch hóa gia đình
Môi trường
Nghị định – Chính phủ
Amoni
Nông nghiệp
Nitrat
Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđro trong dung

dịch
Phốt phát
Phát triển nông thôn
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Sunfuaric
Tiêu chuẩn Việt Nam
Chất rắn lơ lửng
Thông Tư
Ủy Ban Nhân Dân
Vật liệu xây dựng
Vi sinh vật


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.1.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.1.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.2. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.2.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.2.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4

2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài ........................................................................ 12
2.1.3. Các tiêu chuẩn so sánh .......................................................................... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 13
2.2.1. Tài nguyên nước mặt trên thế giới ........................................................ 13
2.2.2. Tài nguyên nước của Việt Nam ............................................................ 16
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................ 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 20
3.4.2. Phương pháp điều tra thực địa .............................................................. 21


vi

3.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích ........................................ 21
3.4.4. Phương pháp thống kê xử lý số liệu...................................................... 23
3.4.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh, viết báo cáo. ...................................... 23
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai ...................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Hoàng Mai .............................................. 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 30
4.2. Hiện trạng chất lượng Môi trường nước mặt quận Hoàng Mai ............... 33
4.2.1. Tài nguyên nước mặt............................................................................. 33
4.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt......................................................... 34
4.2.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước................................................ 36
4.3. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người .............. 44

4.4. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm .............................. 45
4.4.1. Giải pháp quy hoạch, quản lý................................................................ 45
4.4.2. Giải pháp khoa học - kỹ thuật ............................................................... 47
4.4.3. Giải pháp giáo dục truyền thông ........................................................... 47
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 49
5.1. Kết luận .................................................................................................... 49
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 52


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm qua Thành phố Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể
trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, công tác bảo vệ môi trường cũng đã có
những chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố.
Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía đông nam thành phố Hà
Nội, có diện tích tự nhiên là 4.104,1 ha (41 km²) với tổng số dân là 365.759
người. Với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phường được hình thành
trên cơ sở toàn bộ 9 xã và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì, cùng
với 5 phường của quận Hai Bà Trưng. Quận Hoàng Mai có đường giao thông
thuỷ trên sông Hồng. Quận có các đường giao thông quan trọng đi qua gồm:
Quốc lộ 1A, đường vành đai 2,5, đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ, đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, cầu Thanh Trì. Bên cạnh đó,
Quận Hoàng Mai là quận có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng
mạnh nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị
như Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, … cùng hàng loạt
chung cư trên đường Lĩnh Nam, đường Tam Trinh, đường Pháp Vân, đường
Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, …

Môi trường nước mặt quận Hoàng Mai được cung cấp chủ yếu do lượng
mưa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận. Lượng mưa trung bình trong năm
khá lớn, nhưng phân bố không đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lượng
mưa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực, trong khi mùa
đông lượng nước cung cấp không đủ. Bên cạnh đó, hệ thống sông Tô Lịch,
sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu cùng hệ thống hồ đầm lớn như Yên Sở,
Linh Đàm, Định Công có chức năng tiêu thoát nước nhưng do lượng nước
thải của thành phố hầu hết chưa được xử lý nên hiện đang ô nhiễm, không sử
dụng được cho sản xuất.


2

Nước là một phần tất yếu của cuộc sống. chúng ta không thể sống nếu
không có nước, vì nó cung cấp cho mọi hoạt động sống của con người trong
sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa, tưới tiêu…
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do sự phát triển nhanh của nhiều
ngành kinh tế, chất lượng môi trường, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh
cảnh tự nhiên và đa dạng sinh học đã và đang bị xuống cấp. Với mức tăng
trưởng dự kiến của các ngành kinh tế trong tương lai và cùng với sự phát triển
của đô thị hóa, hiện trạng môi trường của quận Hoàng Mai đặc biệt là môi
trường nước sẽ có nguy cơ bị suy thoái trong tương lai.
Việc đánh giá chất lượng nước mặt thường xuyên, nắm bắt tình hình chất
lượng nước mặt hiện tại để có biện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý
các nguồn gây ô nhiễm, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới
tiêu cho người dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt và đề xuất giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội” dưới sự hướng dẫn
của cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Lan nhằm điều tra, đánh giá hiện trạng môi

trường nước mặt quận Hoàng Mai và đề xuất giải pháp có tính khả thi phù
hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của quận Hoàng Mai.
1.1.1. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn quận Hoàng Mai
- Đề xuất biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt, giữ
gìn vệ sinh, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường, đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường của quận Hoàng Mai.
1.1.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thu thập số liệu đánh giá chính xác, khách quan.
- Thu thập mẫu, phân tích mẫu theo đúng quy đinh.
- Số liệu phân tích khách quan, trung thực.


3

- So sánh, phân tích số liệu theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp, kiến nghị phải có tính khả thi thực tế phù hợp
với điều kiện tự nhiên của địa phương.
1.2.

Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Tạo cho em cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, cách thức tiếp
cận và thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra
những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
1.2.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần đánh giá chất lượng nước các hồ sông trên địa bạn quận

Hoàng Mai, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý
phù hợp cho từng mục đích sử dụng.
- Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các
biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng nước mặt
quận Hoàng Mai.
- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho cộng đồng dân cư.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Khái quát chung về nước
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động
nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt
động trên đều cần nước ngọt.
97% nước trên Trái đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng
gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các
cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm,
và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.[16]
Nước còn đưa vào cơ thể con người nhiều nguyên tố cần thiết cho sự
sống như iốt (I), sắt (Fe), Flo(F), kẽm (Zn), đồng (Cu)…Tuy nhiên nước bẩn
cũng có thể đưa vào cơ thể nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nước bẩn chứa
nhiều các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg), thạch tín (Asen), thuốc
trừ sâu, các hóa chất gây ung thư khác. Do đó, nước dung cho cuộc sống phải
đủ về số lượng và đảm bảo an toàn chất lượng. Con người cần phải biết xử lý

các nguồn cung cấp nước để đảm bảo an toàn về chất lượng cho mọi nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất công, nông nghiệp cho chính mình, đồng thời giải quyết
hậu quả của chính mình.[8]
- Khái niệm nước mặt
Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại
dương, sông, suối, ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt chịu
ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế
của con người, nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường


5

bị thay đổi, khả năng hồ phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường
có mưa.[11]
* Ý nghĩa của nước:
 Nước cung cấp vào hoạt động sản xuất đảm bảo an ninh lương thục
cho xã hội: Nước tưới tiêu, nước làm ruộng…
 Nước tạo ra năng lượng điện để cung cấp cho hoạt động nền kinh tế
thông qua việc sử dụng động lực hay năng lượng dòng chảy của các con sông
qàm quay các tuốc bin nước và máy phát điện, đây là nguồn năng lượng sạch
và chiếm 20% lượng điện của Thế giới, đồng thời hạn chế được giá thành
nhiên liệu vầ chi phí nhận công.
 Làm ổn định địa tầng.[13]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với sự sống của sinh vật,
đang ngày càng giảm chất lượng do chính hoạt động nhiều mặt của con người
gây ra. Khoa học kỹ thuật phát triển đã thúc đẩy quá trình sản xuất ra của cải
vật chất thỏa mãn nhu cầu của con người. Song song với việc tạo ra của cải
vật chất thì một lượng chất thải cũng được hình thành. Các chất thải này được
thải vào sông, suối, ao, hồ, biển, vào đất, không khí. Vì vậy, trong nước có

thành phần của các loại chất thải làm cho nước không còn sạch nữa, giá trị sử
dụng suy giảm và người ta nói rằng nước bị ô nhiễm.
Ô nhiễm nước không chỉ là vẫn đề mĩ quan mà nó còn gây ra những hậu
quả nghiêm trọng về kinh tế, sức khỏe con người và về vệ sinh môi trường. Ô
nhiễm nước được hiểu là:
Theo Luật BVMT 2014 đã định nghĩa: Ô nhiễm nước là sự thay đối
thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng
khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống
con người và sinh vật.


6

Hay, Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển,
nước ngầm,…bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây
hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Theo Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là
sự biến đổi nói chung do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông
nghiệp, cho động vật nuôi và các loại hoang dã”.[3]
- Nguồn gốc gây ô nhiễm nước
Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên hay nhân tạo.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió
bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết
của chúng.
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Từ sinh hoạt, từ các hoạt động
công nghiệp.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm là:
+ Giảm độ pH của nước ngọt do bị ô nhiễm bởi: H2SO4, HNO3 từ khí
quyển, tăng hàm Lượng SO42- và NO3- trong nước.

+ Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng
đi vào môi trường nước cùng với chất thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
+ Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy
bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu…)
+ Giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy
hóa có liên quan với quá trình Eutrophication các nguồn chứa nước và khoáng
các hợp chất hữu cơ..
+ Tăng hàm lượng các ion trong nước trước hết là NO3-, PO43-,…
+ Giảm độ trong của nước: tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước
tự nhiên do các nguyên tố đồng vị phóng xạ.[8]


7

2.1.1.2. Vai trò của nước
Nước là tài nguyên, vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật
trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít
nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp.
Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 70%
trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn
đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước.
Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất
mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều
hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể
nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào
nước.[14]
Không chỉ góp phần lớn làm thay đổi diện mạo và phát triển thế giới tự
nhiên, nước còn có ảnh hưởng và mối liên hệ chặt chẽ đối với đời sống xã
hội, con người. Nó là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên
hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội: từ nông nghiệp, công nghiệp, du lịch đến

các vấn đề về sức khỏe.
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối
0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng
xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng
nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).[14]
- Đối với nông nghiệp: Nước cần thiết cho cả chăn nuôi lẫn trồng trọt.
Thiếu nước, các loài cây trồng,vật nuôi không thể phát triển được. Bên cạnh


8

đó, trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.
Trong công tác thủy lợi, ngoài hệ thống tưới tiêu còn có tác dụng chống lũ,
cải tạo đất…
- Đối với công nghiệp: Mức độ sử dụng nước trong các ngành công
nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu
công nghiệp như than, thép, giấy…đều cần một trữ lượng nước rất lớn.
- Đối với du lịch: Du lịch đường sông, du lịch biển đang ngày càng phát
triển.Đặc biệt ở một nước nhiệt đới có nhiều sông hồ và đường bờ biển dài
hàng ngàn kilomet như ở nước ta.
- Đối với giao thông: Là một trong những con đường tiềm năng và chiến
lược, giao thông đường thủy mà cụ thể là đường sông và đường biển có ý
nghĩa lớn, quyết định nhiều vấn đề không chỉ là kinh tế mà còn là văn hóa,
chính trị, xã hội của một quốc gia.
- Đối với sức khỏe và đời sống sinh hoạt của con người: Nước đóng một

vai trò vô cùng quan trọng. Nếu vì lý do nào đó mà thiếu nước sẽ vô tình gây
ảnh hưởng nghiêm trọng lên cơ thể. Con người có thể thiếu ăn, thiếu ngủ,
thiếu mặc nhưng không thể nào thiếu nước sạch. Đây là nguồn tài nguyên cần
thiết và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Thiếu nước
sạch, các vấn đề về y tế cũng sẽ nảy sinh.
Vừa là một nguồn tài nguyên vô giá của thế giới tự nhiên, vừa là nhân tố
quan trọng của đời sống xã hội. Nước thực sự đang ngày càng được con người
đánh giá đúng mức tầm quan trọng và vô giá của nó.[13]
2.1.1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến môi trường
 Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”.[5]


9

 Chức năng của môi trường
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chưa đựng các chất phế thải do con người trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
 Tiêu chuẩn môi trường
Theo khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu
chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường

xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu
cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố
dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường.[6]
Vì vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình
khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản
lý và tiềm lực kinh tế- xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ
thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
Những quy định chung:
- Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển
và ven biển, nước thải…..
- Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải( các chất thải)vv…
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác,sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.


10

- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa
dạng sinh học.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích
lịch sử, văn hóa.
- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v…[15]
2.1.1.4. Các chỉ tiêu hóa lý
- Trị số pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh
hưởng đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như
tính ăn mòn, hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết tủa tạo

bông, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh
chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong kỹ thuật môi trường.
pH là một chỉ số xác định tính chất hoá học của nước cấp và nước thải.
pH ảnh hưởng đến vị của nước, ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt ảnh
hưởng đến hệ men tiêu hoá.
- Oxy hòa tan (DO)
DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh
vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự
hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong
nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt
độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO
thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một
chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Chất rắn lơ lửng là các hạt rắn vô cơ hoặc hữu cơ lơ lửng trong nước như
khoáng sét, bùn, bụi quặng, vi khuẩn, tảo... Sự có mặt của chất lơ lửng trong


11

nước mặt do hoạt động xói mòn, nước chảy tràn làm mặt nước bị đục, thay
đổi màu sắc và các tính chất khác. Chất rắn lơ lửng bao gồm các chất rắn
không tan lơ lửng (SS), chất keo và hòa tan.
Chất rắn lơ lửng có kích thước hạt ≥ 10-4 mm có thể lắng và không lắng
được (dạng keo)
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa): Là lượng oxy cần
thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu
chuẩn về nhiệt độ và thời gian

Để Oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở
20oC. Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi Oxy hoá 5 ngày, ký
hiệu BOD5. Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxy hoá.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn chất hữu cơ và một phần
nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hóa có trong nước thải. Chỉ tiêu nhu cầu sinh
hóa BOD5 không đủ để phản ánh khả năng oxy hóa các chất hữu cơ khó bị
oxy hóa và các chất vô cơ có thể bị oxy hóa có trong nước thải, nhất là nước
thải công nghiệp. Vì vậy, cần phải xác định nhu cầu oxy hóa học để oxy hóa
hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải
- Nitrat (NO3-): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa
nitơ trong nước thải
- Phosphate (PO43-):
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân
hóa và thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng
phosphate phát triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.
- Amoni (NH4+): Amoni là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện
của amoni trong nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy
hữu cơ do các vi sinh vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất


12

thường dùng trong khâu khử trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng
các hóa chất diệt khuẩn chloramines nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo
dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu chuyển trong các đường ống dẫn.
2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài
-

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã


hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Luật Tài nguyên nước số: 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
26/12/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Nghị định số 124/2011/NĐ - CP ngày 28/12/2011 của Chính Phủ về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Quyết định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Y
tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường.
- Ngày 17/06/2009 Bộ Y tế đã ra Thông tư số 04/2009/TT-BYT ban
hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống” kí hiệu là
QCVN 01:2009/BYT
- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
- TCVN 6663-1:2011 ( ISO 5667-1: 2006 ) - Chất lượng nước - Lấy
mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu
- TCVN 6663-3:2008 ( ISO 5667-3:2003 ) - Chất lượng nước - Lấy
mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý.


13

- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667 -6: 2005) - Chất lượng nước - Lấy

mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
2.1.3. Các tiêu chuẩn so sánh
Để đánh giá chính xác chất lượng nước, tùy theo từng mục đích sử dụng
loại nước mà có những tiêu chuẩn, quy chuẩn khác nhau. Cụ thể trong khóa
luận sử dụng các quy chuẩn để đánh giá chất lượng nước:
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt
- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
- QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tài nguyên nước mặt trên thế giới
Vấn đề về Tài nguyên Nước được thực hiện trong tổ chức Liên Hợp
Quốc, các chương trình và các quỹ có vai trò đáng kể trong việc giải quyết
mối quan tâm tới nước ngọt của toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới
năm 2017 về vấn đề phát triển bền vững và bắt đầu thiên niên kỷ của Tài
nguyên Nước đã đặt mục tiêu phát triển và hỗ trợ các nước thành viên để đạt
được các mục tiêu và các chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường. Công
việc của tổ chức bao gồm tất cảc các khía cạnh của nguồn nước ngọt bao gồm
cả tài nguyên nước và các dòng chảy sông ngòi, nước ngầm và nước biển [9].
Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3,
tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và
thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong
băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước
trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối


14

0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng

xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng
nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho
sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp).[14]
Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên trái đất [7]

Nguồn
nước

Thể tích
nước tính
bằng km3

Thể tích
nước tính
bằng dặm
khối

Phần
Phần
trăm của
trăm của
tổng
nước ngọt
lượng
nước

Đại dương,
1.338.000.000 321.000.000
biển và vịnh
Đỉnh núi

băng, sông băng
24.064.000
5.773.000
và vùng tuyết
phủ vĩnh cửu
Nước ngầm:
23.400.000
5.614.000
Ngọt
10.530.000
2.526.000
Mặn
12.870.000
3.088.000
Độ ẩm đất
16.500
3.959
Băng chìm
và băng tồn tại
300.000
71.790
vĩnh cửu
Các hồ:
176.400
42.320
Ngọt
91.000
21.830
Mặn
85.400

20.490
Khí quyển
12.900
3,095
Nước đầm
11.470
2.752
lầy
Sông
2.120
509
Nước sinh
1.120
269
học
Tổng số
1.386.000.000 332.500.000
Như vậy nước trên bề mặt trái đất tồn tại trên

-

96,5

68,7

1,74

30,1
0,05


1,7
0,76
0,94
0,001

0,86

0,022

0,26
0,04

0,013
0,007
0,006
0,001

0,03

0,0008

0,006

0,0002

0,003

0,0001

100

biển và đại dương là

nhiều nhất, chiến tới 97,2%. [7]
Về lượng nước ngọt trên thế giới được phân bố ở các dạng như băng đá,
trong sông hồ, nước ngầm.


15

Sự phân phối khối lượng dòng chảy/năm của các sông trên thế giới được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Phân phối lượng dòng chảy/năm của các sông trên thế giới [4]
Các miền của đất Diện tích
liền
(1000 km2)

Khối lượng
dòng
chảy năm (km3)
37.000

Lớp dòng
chảy năm
(mm)
249

Toàn đất liền
148.811
Các miền rìa đất
116.778

36.300
310
liền
Trong đó:
Sườn đại Tây
67.359
21.300
316
Dương
Sườn Thái Bình
49.419
15.000
304
Dương
Các miền không
lưu
32.033
700
21
thông của đất liền
(Nguồn: Ngô Thị Hồng Liên, Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt quận
Cầu Giấy - Hà Nội, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội)
Về tổng quan, có thể thấy rằng lượng nước mà con người trực tiếp có thể
sử dụng cho sinh hoạt và các quá trình sản xuất hiện nay là không lớn. Tuy
nhiên, nhu cầu sử dụng nước trên thế giới ngày càng gia tăng, hơn nữa sự biến
đổi khí hậu toàn cầu đã và đang dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước. Những
nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm
2025, 2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% lượng nước hiện
nay, trong đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ước tính trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ rõ

rệt (BOD > 6,5mg/l; COD > 44mg/l); 5% số dòng sông có nồng độ DO thấp
(<55% bão hòa); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD
khoảng 3 mg/l, COD khoảng 18 mg/l). Khoảng 10% số con sông trên thế giới
có nồng độ nitrat rất cao (9 – 25mg/l), vượt nhiều so với tiêu chuẩn nước
uống của WHO(10mg/l). Khoảng 10% các con sông có nồng độ phốt pho từ


16

0,2 – 2mg/l, cao hơn khoảng 20 - 200 lần so với các con sông không bị ô
nhiễm. Hiện nay trên Thế giới có khoảng 30 – 40 hồ chứa bị phú dưỡng.
Một trong những vấn đề ô nhiễm nước phổ biến hiện nay là do sự có mặt
của các kim loại nặng: Nguồn chủ yếu đưa kim loại nặng vào nước là từ các
mỏ khai thác các ngành công nghiệp có sử dụng kim loại nặng và các bãi
chôn lấp chất thải công nghiệp.
Vấn đề ô nhiễm nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. có đến
hơn 1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng
nước sạch và 1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là các vấn
đề quan trọng nhất vì ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người là rất lớn.
Ô nhiễm nước là nhân tố chính gây ra hơn 900 triệu trường hợp mắc bệnh ỉa
chảy và gây ra cái chết cho hiwn 2 triệu trẻ em hàng năm: khoảng 2 triệu
người bị mắc bệnh sán màng và khoảng 900 triệu người bị mắc bệnh giun
nước. Như vậy, nguồn nưics mặt của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nghiêm
trọng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.[17]
2.2.2. Tài nguyên nước của Việt Nam
Nước ta có 108 lưu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tương đối lớn
(chiều dài từ 10km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lưu vực
lớn hơn 10.000km2), bao gồm: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang
- Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng
Nai và sông Cửu Long. Tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng

830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ nước ngoài,
chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng
nước bình quân đầu người trên 9.000 m3/năm. Nước dưới đất cũng có tổng trữ
lượng tiềm năng khoảng 63 tỷ m3/năm, phân bố ở 26 đơn vị chứa nước lớn,
nhưng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây
Nguyên. [11]


17

Sông ngòi Việt Nam có thể chia làm 3 nhóm, cụ thể được thể hiện trong
Bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Trữ lượng nước mặt ở các sông năm 2012 [5]
Nhóm
sông

Diện tích lưu vực (km2)
Toàn bộ

Trong
nước

Ngoài
nước

Tổng lượng nước
(km3/năm)
Toàn Trong Ngoài
bộ
nước nước


Nhóm 1:Thượng
nguồn nằm
45.705
43.725
1.980
38,75
trong lãnh thổ
Nhóm 2: Trung
và hạ lưu nằm
1.060.400 199.230 861.170 761,90
trong lãnh thổ
Việt Nam
Nhóm 3: Các
sông nằm trong 55.602
55.602
66,50
lãnh thổ
Tổng cộng
298.557
882,15
Cả nước
330.000
853.80
(Nguồn: Bộ NN và PTNT)

38,17

1,68


189,62 524,28

66,50
293,39 535,96
317,90 535,96

Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ra bằng khoảng
847km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507km3 (chiếm 60%) và
dòng chảy nội địa là 340km3 (chiếm 40%). Nếu xét chung trên cả nước thì tài
nguyên nước mặt nước ta chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy trên cả
Thế giới trong khí đó đất liền nước ta chiếm khoảng 1,35% của Thế giới. Tuy
nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi
mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều
trong năm) và còn phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông và các
vùng.[5]
Về hồ chứa, có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn
(dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy
hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Trong đó, có
khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nước; khoảng


×