Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88 KB, 3 trang )

Nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản

Vùng gò đồi Quảng Trị có lợi thế về đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. Hơn nữa, những
năm qua, phong trào chăn nuôi thâm canh bằng cách trồng cỏ nuôi bò cũng phát triển
mạnh trong nông dân đưa lại hiệu quả kinh tế khá. Các chương trình phát triển chăn nuôi
ở tỉnh, huyện đã hỗ trợ cho nông dân khá nhiều về kỹ thuật và kinh phí để cải tạo đàn bò
nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò lấy thịt.
Tuy nhiên, để chăn nuôi bò trên địa bàn đạt hiệu quả cao và phát triển mạnh hơn, đưa giá
trị ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh thì
không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng đàn bò lấy thịt mà còn phải chú trọng nâng cao
hiệu quả chăn nuôi bò cái sinh sản, bởi đây là một trong những yếu tố làm tăng đàn
nhanh và cũng góp phần quyết định nâng cao chất lượng đàn.
Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu là làm sao để bò cái sinh sản con giống tốt,
đồng thời cũng cần chú trọng số lượng bê con mà bò mẹ đẻ ra, tức là phải làm sao để bò
cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh.
Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc chăm sóc bò mẹ phát triển tốt, phải rút ngắn
khoảng cách giữa các lứa đẻ đảm bảo sao cho bò mẹ đẻ mỗi năm một lứa là hợp lý. Nếu
không có biện pháp chăm sóc tốt thì giai đoạn từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa lứa
kế tiếp bị kéo dài. Vì vậy, nông dân cần chú ý chăm sóc và phát hiện bò cái động dục
sớm để giai đoạn từ khi đẻ đến khi phối giống có chửa lứa kế tiếp chỉ kéo dài khoảng 2 -
3 tháng.
Bò cái trước, trong và sau khi đẻ cần phải được chăm sóc cẩn thận. Vào giai đoạn trước
khi đẻ 2 tháng và ngay sau khi đẻ, nuôi dưỡng bò cái hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh
dưỡng của gia súc. Chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ như: vệ sinh chuồng đẻ sạch sẽ,
bảo đảm các điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt, dự phòng những tai biến trong khi sinh. Sau
khi bò đẻ nên dùng dung dịch Rivanol 1 - 2% hoặc dung dịch Lugol để thụt rửa tử cung.
Trong trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục, cần can thiệp và
điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản của bò cái. Ngoài việc
chăm sóc tốt bò cái, nông dân cần chú ý phát hiện động dục kịp thời cho bò để tiến hành
phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo vào thời điểm thích hợp.
Do vậy, để phát hiện chính xác bò cái động dục và thực hiện phối tinh hiệu quả, nông dân


cần có sổ ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi con bò như tuổi; ngày đẻ lần cuối; lần đẻ
cuối có diễn ra bình thường không; ngày, tháng động dục Quan sát để phát hiện động
dục 2 - 3 lần/ngày, thả bò cái ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để dễ dàng quan sát các
dấu hiệu động dục. Có thể sử dụng biện pháp hỗ trợ phát hiện động dục như sờ nắn qua
trực tràng.
Tiến hành phối giống trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo cho bò cái đạt tỉ lệ thụ thai cao. Sử
dụng những con đực giống tốt rồi thả chung với đàn bò cái. Đực giống trong đàn đảm bảo
tỷ lệ 1/20 - 25. Bò đực giống phải được nuôi dưỡng tốt để tạo ra bê con được tốt. Nếu thụ
tinh nhân tạo thì khi phát hiện thấy bò động dục báo ngay cho dẫn tinh viên để phối giống
kịp thời.
Trong thụ tinh nhân tạo cần chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt để phối giống và
thụ tinh đúng kỹ thuật. Các thao tác chuẩn bị thụ tinh nhân tạo phải tiến hành trong bóng
râm và tránh tia nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tinh. Phải tiến hành phối tinh trong điều
kiện yên tĩnh, không gây tác động thô bạo cho bò cái. Thời điểm phối tinh thích hợp nhất
là vào nửa thứ hai của thời gian động dục.
Thông thường người chăn nuôi tiến hành quan sát các dấu hiệu động dục 2 lần/ngày, nếu
thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối vào lúc chiều tối, còn nếu thấy động dục vào
buổi tối thì phối vào sáng sớm ngày hôm sau (có thể tiến hành phối tinh lặp lại, 12 giờ
sau lần phối thứ nhất).
Trong trường hợp có một số con bò cái động dục sớm sau khi đẻ, nhưng cũng không nên
phối tinh sớm trước 2 tháng sau đẻ vì tỷ lệ thụ thai thường thấp gây tốn kém chi phí thụ
tinh, tốt nhất là phải để cho bò cái phục hồi sức khỏe sau khi sinh trên 2 tháng mới phối
giống lứa tiếp theo.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đồng thời quản lý tốt trong chăn nuôi bò cái là yếu tố tốt
nhất để tăng đàn nhanh và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
TRẦN THẢO HIỀN - Báo Quảng Trị, 22/12/2010

×