Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

TIỂU LUẬN LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.9 KB, 26 trang )

Bìa 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA/TRUNG TÂM…………………………….

TÊN ĐỀ TÀI: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG.
VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CƠNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Luật phịng, chống tham nhũng
Mã phách:………………………………….(Để trống)

TP. Hồ Chí Minh – 2022


MỞ ĐẦU
Tham nhũng là một mối đe dọa đối với sự phát triển, dân chủ và ổn định.
Tham nhũng gây nên cái nhìn sai lệch về thị trường, kìm hãm tăng trưởng
kinh tế và gây e ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tham nhũng làm giảm
chất lượng các dịch vụ cơng và gây xói mịn niềm tin của người dân vào các
quan chức, cán bộ Nhà nước. Tham nhũng cũng góp phần gây nên các thiệt
hại về mơi trường và đe dọa sức khỏe cộng đồng qua việc tạo điều kiện cho
các hành vi đổ trái phép vật liệu phế thải độc hại, sản xuất và phân phối dược
phẩm giả. Tác hại của tham nhũng đã không dừng lại ở phương diện thiệt hại
vật chất hàng ngàn tỷ đồng, hàng trăm triệu đơ-la của Nhà nước mà cịn là
một nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế – chính trị, gây mất đoàn kết nội bộ, làm
suy giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân.
Ở nước ta, từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là con đường hoàn
toàn mới mẻ. Những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ


trương, chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển.
Tuy nhiên hệ thống pháp luật vẫn thiếu đồng bộ, một số văn bản pháp quy
vừa mới ban hành đã sớm lạc hậu so với thực tiễn, tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi
dụng. Mặt khác, bước vào cơ chế mới, tâm lý nơn nóng làm giàu có mặt tích
cực là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, nhưng cũng có mặt tiêu cực là làm
cho một số người bị tha hố, đánh mất chính mình trong chủ nghĩa vị kỷ,
hưởng lạc, trong khát vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp pháp luật, đạo lý.
Bộ máy Nhà nước của chúng ta trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau chưa đủ
thời gian và kinh nghiệm để cải cách kịp thời, do đó khi bước vào thực hiện
đường lối đổi mới của Đảng trên một số mặt đã bộc lộ khơng ít khuyết điểm.
Tình hình đó cùng với hệ thống thủ tục hành chính rườm rà, bộ máy cồng
kềnh, tạo môi trường dung dưỡng cho tệ quan liêu tham nhũng. Hệ thống cơ

1


quan tư pháp, hành pháp, thanh tra, kiểm tra chất lượng và hiệu lực, hiệu quả
chưa cao.
Đảng và Nhà nước ta xác định, tham nhũng là “quốc nạn”, là một trong
những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ và coi chống tham nhũng
là nhiệm vụ thường xuyên của tổ chức Đảng và cả hệ thống chính trị, từ đó
u cầu chúng ta phải tích cực và chủ động chống tham nhũng có hiệu quả.

2


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỐNG THAM
NHŨNG
1.1 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng là bộ phận hợp thành quan
trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nét đặc sắc và nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về chống tham nhũng đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta vận dụng vào cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng trong giai
đoạn hiện nay.
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, là chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân
tộc ở thế kỷ 20, đồng thời cũng là lãnh tụ, là chiến sĩ tiên phong chống tham
nhũng – một vấn đề mang tính tồn cầu. Bởi vì hiếm có một lãnh tụ nào,
trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình lại kiên trì, liên tục và
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng như Hồ Chí Minh. Người ln lên án
nạn tham nhũng ở các chế độ thực dân, đế quốc, thuộc địa, tay sai trước kia
và cả trong chế độ mới của chúng ta. Sự thống nhất tuyệt đối giữa nói và làm,
kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và tự mình nêu tấm gương sáng nhất
về đạo đức cách mạng “cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư” đã làm nên nét
đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và trong tư tưởng chống tham
nhũng nói riêng. Tư tưởng chống tham nhũng của Người thể hiện qua những
nội dung cơ bản sau:
1.1.1 Đấu tranh, tố cáo nạn tham nhũng trong các chế độ thực dân, đế quốc,
thuộc địa và chế độ tay sai bán nước để thức tỉnh quần chúng nhân dân, tiến
hành vận động cách mạng
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi còn đi tìm đường cứu nước,
Nguyễn Ái Quốc đã viết rất nhiều bài báo, phóng sự tố cáo nạn tham nhũng
trong các loại quan chức chính quyền thực dân ở Đơng Dương, coi tham
3


nhũng là hiện tượng bản chất của chế độ này, Người viết: “Trong cái xứ này,
do thiếu sót hay nói đúng hơn do ý định của Chính phủ, nên đâu đâu từ trên
xuống dưới cũng đều có nạn tham nhũng mua quan bán tước”
Trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại Paris

năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã dành hẳn một chương để viết về nạn tham
nhũng trong bộ máy cai trị, của những kẻ tự xưng là “quan phụ mẫu” của dân.
Người vạch ra các thủ đoạn phung phí tiền của dân cho việc tham quan, triển
lãm, tiếp khách, giải trí, mua sắm biệt thự, xe cộ, các thủ đoạn rút tiền từ việc
nhận thầu các cơng trình xây dựng, làm đường, khai man để rút tiền công quỹ,
chi tiêu sử dụng cho riêng mình. Tệ tham ơ cùng các thủ đoạn bóc lột làm cho
gánh nặng thuế khoá đè lên vai người dân thuộc địa. Trong bài báo “Văn minh
Pháp ở Đông Dương” viết bằng tiếng Đức, đăng trên tập san Inprekorr, số 17
(1927), với bút danh A.P, Người đã tố cáo sự thối nát của thực dân Pháp qua
thú nhận của tờ L' Impartial của Pháp ở Đông Dương rằng viên thống đốc Cô
nhắc đã phạm một loạt hành động tham nhũng.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong bài “Công lý của Mỹ” đăng trên báo
Cứu quốc, số 1877, ngày 06/08/1951, ký bút danh Đ.X. Người tố cáo chế độ
xã hội Mỹ nhân danh công lý, tự do, dân chủ, nhân quyền, nhưng “Quốc hội
Mỹ đã thừa nhận những tổ chức chính trị, kinh tế, tài chính, pháp luật, báo
chí của Mỹ thông đồng với lũ trộm cướp để ăn hối lộ và để trị những công
nhân và công chức giác ngộ. Và vì vậy nên Mỹ khơng trị những bọn trộm
cướp đó”.
Đó chỉ là những ví dụ điển hình cho thấy các chế độ thực dân, đế quốc, thuộc
địa, tay sai đều bị Hồ Chí Minh vạch trần bản chất tham nhũng, thối nát,
nhằm mục đích thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh đánh đổ
những chế độ đó, xây dựng chế độ mới, tốt đẹp hơn.
1.1.2 Đấu tranh chống tham nhũng trong lòng chế độ mới
4


Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tiếp đến kháng chiến
chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rồi xây dựng Chủ nghĩa Xã
hội, Hồ Chí Minh không lúc nào lơi lỏng cuộc đấu tranh chống tệ tham nhũng
ngay trong lòng chế độ mới mà Người đã sáng lập nên. Có điều, mục tiêu đấu

tranh khơng phải là để xoá bỏ chế độ mới mà để xây dựng, củng cố, hồn
thiện nó. Bởi vì tham nhũng, thối nát khơng phải là bản chất của chế độ mới,
nó chỉ là một tệ nạn nguy hiểm, một biểu hiện cao độ của sự thoái hoá, biến
chất trong một bộ phận cán bộ, cơng chức trong bộ máy Nhà nước.
Chính quyền cách mạng non trẻ ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra
căn bệnh hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ làm cho những người có chức
quyền dễ bị tha hố biến chất, khơng cịn là “đầy tớ của nhân dân”, làm cho
dân mất niềm tin và bất bình. Hơn một tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc
lập, trong thư gửi cho ủy ban các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đã vạch ra và
cảnh báo một số hành vi tham nhũng mà công chức Nhà nước dễ mắc phải,
đó là tham ơ của cơng, đục khoét của dân, nhận hối lộ và mắc một số sai
phạm khác như: làm việc trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu
ngạo, bè phái quan liêu, địa phương chủ nghĩa, hẹp hòi, quân phiệt, v.v....
Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước
cũng như trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đều khơng quên nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng. Tổng
hợp các bài báo, bài nói chuyện tại các hội nghị, hoặc thư gửi các đồn thể,
địa phương, các ngành, giới, có thể thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập một
cách khá cơ bản, toàn diện các vấn đề chống tham nhũng.
1.1.2.1 Khái niệm và tính chất xấu xa, nguy hại của nạn tham nhũng:
Người thường dùng từ tham ô (hoặc nhũng lạm) và hay gắn với tệ quan liêu,
lãng phí. Theo Người, “Tham ơ là lợi dụng quyền hành hoặc chức trách để
ăn cắp của cơng; lãng phí là làm tốn kém hao tổn một cách vơ ích. Tham ô là
5


lấy của công làm của tư, là gian lận, tham lam, là không tôn trọng của công,
là không thương tiếc tiền gạo, mồ hôi nước mắt của đồng bào kiếm ra, do
xương máu của chiến sĩ làm ra. Đứng về phía cán bộ mà nói, tham ơ là ăn
cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít

mà khai nhiều, lợi dụng của chung, của Chính phủ làm quỹ riêng cho địa
phương mình, đơn vị mình cũng là tham ơ. Người cịn cho rằng, tham ơ cịn
là “ăn cắp thì giờ của Chính phủ, của nhân dân, vì nhân dân đã trả lương
cho mình mà khơng làm việc tốt”; “Tham ơ là trộm cướp. Lãng phí tuy khơng
lấy của cơng đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính
phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ơ”; Người lên án “Tham ô là hành động
xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội, nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng
nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo
đức cách mạng của cán bộ và công nhân”. Người coi bọn tham nhũng là “kẻ
địch”, là “giặc nội xâm”, hoặc ngang hàng với “kẻ phản quốc”.
1.1.2.2 Về nguyên nhân, nguồn gốc và điều kiện phát sinh tham nhũng:
Về khách quan:
Nguồn gốc xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng, tham ơ, lãng phí là căn bệnh “tứ
chứng nan y” của mọi nhà nước. Dù Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư bản
hay Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa… nếu khơng có sự giáo dục sâu sắc và mọi
hoạt động của Nhà nước không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân
dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ơ, lãng phí. Những người có chức có
quyền, dù to hay nhỏ đều có điều kiện để tham nhũng.
Về chủ quan:
Do cán bộ, cơng chức “vì thiếu đạo đức cách mạng, vì cá nhân chủ nghĩa mà
sinh tham ơ”, Người cịn chỉ ra rằng, có tham ơ, lãng phí là vì bệnh quan liêu.
Bệnh quan liêu là chỗ gieo hạt, vun trồng cho tham ơ, lãng phí nảy nở. Tham
ơ, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó
6


là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó khơng mang gươm, mang súng và nằm trong
các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong
sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta; phá hoại đạo đức cách mạng cần kiệm
liêm chính… Nó là một thứ giặc trong lịng, “giặc nội xâm”… Vì vậy, “chống

tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh
giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”.
Tham ơ, lãng phí cịn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hố và trình độ tổ
chức, quản lý của Nhà nước còn yếu kém. Cho nên muốn chống tham ơ, lãng
phí, cần phải nâng cao trình độ của cán bộ, công chức cả về phẩm chất đạo
đức và văn hoá cũng như năng lực tổ chức, quản lý Nhà nước.
1.1.2.3 Các biện pháp, “phƣơng thuốc” chống tham nhũng:
Từ những nguyên nhân cơ bản trên, Người nêu ra các biện pháp chống tham
nhũng (và thường gắn với quan liêu, lãng phí) một cách tồn diện, đồng bộ,
thống nhất, từ các biện pháp chính trị đến kinh tế, tư tưởng đến tổ chức, tuyên
truyền, giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế, bắt buộc theo pháp luật.
Một là, muốn chống tham ô, lãng phí, quan liêu, trước hết và quan trọng nhất
là phải chống chủ nghĩa cá nhân, vì nó là thứ vi trùng rất độc, là kẻ thù nguy
hiểm gây ra mọi sai lầm, tội lỗi. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân
trong mỗi cán bộ, Đảng viên, trong bộ máy của Đảng, Nhà nước thì Đảng
mới thực sự trong sạch và vững mạnh. Đảng phải thực hành kỷ luật nghiêm
minh, Nhà nước phải có các thể chế, luật pháp cụ thể, rõ ràng; phải biết dựa
vào quần chúng đấu tranh, phê bình, giáo dục và xử lý nghiêm minh những
cán bộ, Đảng viên mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa, tham ơ, lãng phí gây nguy hại
cho Đảng, cho Nhà nước, cho nhân dân. Như thế, Đảng, Nhà nước mới thật
sự trong sạch, vững mạnh, mới giành được sự tin yêu thực sự của nhân dân.
Hai là, phải thực hành dân chủ, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân,
phải biết dựa vào dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân chủ là thế nào? Là
7


dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, ủy viên này
khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là làm
quan cách mạng. Thực hiện dân chủ là cái chìa khố vạn năng có thể giải
quyết mọi khó khăn”. Người nhấn mạnh, chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều

tham gia vào công tác quản lý, thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mới có thể chống tham ơ,
lãng phí, quan liêu một cách tích cực, có hiệu quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi người dân phải biết phát huy quyền làm chủ
của mình, Người nói “Quan tham vì dân dại”, vì vậy, dân phải biết quyền hạn
của mình, phải biết kiểm sốt cán bộ, để giúp cán bộ thực hành chữ liêm. Nếu
nhà bị mất cắp, mất trộm thì hơ hốn lên và cả xóm, cả làng đuổi bắt kẻ trộm.
Khi của công bị mất cắp, mất trộm thì mọi người đều có trách nhiệm vạch
mặt kẻ gian và đưa nó ra trước pháp luật vì mọi người đều có trách nhiệm giữ
gìn của cơng… Của công, của Nhà nước là bất khả xâm phạm, tham ô của
công tức là xâm phạm đến lợi ích của nhân dân, tức là kẻ địch. Cán bộ phải
thi đua thực hành liêm khiết. Dùng cách thật thà tự phê bình và phê bình để
tẩy trừ những thói tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu để cùng nhau tiến bộ.
Ba là, khơng ngừng hồn thiện bộ máy quản lý Nhà nước, đào tạo, bồi dưỡng
và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức. Trên cở sở đó, xây dựng
được bộ máy quản lý Nhà nước gọn nhẹ, có hiệu lực, thể hiện và thực hiện
trên thực tế quyền lực của nhân dân (bằng đầy đủ các cơ chế, chính sách, luật
pháp), chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; thực hiện dân chủ hố, cơng
khai hố và minh bạch. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo xây
dựng đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, thực sự là “công bộc” của nhân
dân; chăm lo xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bản thân Người là
tấm gương sáng nhất về đạo đức cách mạng “cần kiệm liêm chính, chí cơng
vơ tư”, lời nói đi đơi với việc làm.

8


Hồ Chủ tịch là lãnh tụ có “lịng nhân ái mênh mơng” dành cho tồn Đảng,
tồn dân, tồn qn, cho mỗi con người, nhưng Người cũng thể hiện tinh
thần, thái độ kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham

nhũng. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua những “đêm trắng” suy nghĩ đã
quyết định y án tử hình đối với viên Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục
Qn nhu vì đã tham ơ lớn tiền của qn đội, ăn chơi sa đọa, trong khi toàn
dân, toàn quân đang gian khổ hy sinh kháng chiến chống thực dân Pháp. Vụ
án này là bài học lịch sử nhưng còn mang tính thời sự nóng hổi trong tình
hình hiện nay.

9


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THAM NHŨNG Ở NƢỚC TA
2.1 Thực trạng của tham nhũng ở Việt Nam
Những kết quả đạt được từ việc đổi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản lý
kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật
và hội nhập quốc tế tạo ra tiền đề quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đạt được, công
cuộc đổi mới đất nước đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, trong đó có tệ
tham nhũng.
Tham nhũng thực ra khơng phải chuyện mới lạ ở Việt Nam, trong thời chiến
chúng ta cũng đã từng có, từng xử nhiều vụ tham nhũng lớn. Tuy nhiên, kể từ
thời kỳ đổi mới, nền kinh tế xã hội nước ta có những bước phát triển mạnh
mẽ thì cũng đồng thời với một sự đánh đổi là tham nhũng xảy ra nhiều hơn
với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Tham nhũng có ở mọi nơi, mọi lúc,
nó len lõi đến mọi ngõ ngách, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giảm uy tín
của Đảng và Nhà nước, cản trở công cuộc phát triển đất nước của chúng ta. Ở
nhà thấy tham nhũng (tin tức trên báo chí, ti-vi), ra đường gặp tham nhũng,
vào bệnh viện, đến trường học, đến cơ quan công quyền... đâu đâu cũng có
thể chứng kiến tham nhũng. Đó là những vụ nhỏ lẻ, cịn có những vụ rút ruột
cơng trình xây dựng (được cho là thất thốt trung bình từ 30 – 40%), mua sắm

trang thiết bị, những vụ tham nhũng theo “mơ hình tập đồn"… mà các vụ
được phát hiện càng về sau cứ “lớn nhất từ trước đến nay”. Tham nhũng xuất
hiện trong mọi khâu, mọi lĩnh vực, ở mọi ngành, mọi cấp. Từ các cơ quan
quản lý, các đơn vị hành chính sự nghiệp tới các doanh nghiệp nhà nước, hiệp
hội, tổ chức... Tham nhũng không loại trừ các cơ quan bảo vệ pháp luật (tòa
án, viện kiểm sát, quân đội, cảnh sát...) và thậm chí ngay cả ở cơ quan chống
tham nhũng.

10


Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành nhiều chính sách, pháp luật về vấn đề này, bên cạnh đó đã tham gia tích
cực các diễn đàn quốc tế về phịng, chống tham nhũng. Sau khi Luật phịng,
chống tham nhũng có hiệu lực đã tác động đến nhận thức và hành động của
các cấp các ngành trong việc đấu tranh chống tham nhũng và tạo ra bước
chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến khá
phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư
xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản
nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột
lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham
nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức
chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ.
2.2 Đặc điểm của tham nhũng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình
diện: chính trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thống… và đặc biệt là bằng
công cụ của tội phạm học để ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ của
tham nhũng.
Thứ nhất, chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền hạn

làm việc trong bộ máy Nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp
từ Trung ương đến địa phương, cán bộ Đảng và các đồn thể.
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ
quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với
cơng vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng qui định của pháp luật,
gây thiệt hại chung cho lợi ích của Nhà nước, xã hội và cơng dân.
Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi
cho bản thân, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm.
11


Về bản chất, tham nhũng là một hiện tượng xã hội phản ánh các yếu tố chính
trị, kinh tế, văn hoá, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia;
tham nhũng bao gồm những hành vi nguy hiểm ở mức độ cao cho xã hội, nhà
nước và nhân dân. Hậu quả do tham nhũng gây ra cực kỳ lớn cho xã hội, hậu
quả này không chỉ phải là những thiệt hại về vật chất với nhiều tỷ đồng, mà
điều quan trọng hơn, nó làm tha hố một bộ phận của cán bộ, công chức của
bộ máy Nhà nước, trong tổ chức Đảng và các đoàn thể xã hội, làm xói mịn
lịng tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước, gây nên sự bất bình, ốn thán
trong nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội, làm giảm hiệu lực
quản lý của Nhà nước, đe doạ sự tồn vong của quốc gia dân tộc.
Tham nhũng là tệ nạn mang tính chất tồn cầu, tuy nhiên không phải ở bất kỳ
nơi nào trên thế giới biểu hiện, tính chất, phạm vi của tham nhũng cũng giống
nhau mà ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau do đặc điểm về kinh tế, chính
trị, xã hội khác nhau. Qua nghiên cứu, có thể thấy được tham nhũng ở Việt
Nam có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về tính chất của tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
chưa ở mức đặc biệt nghiêm trọng so với khu vực và thế giới. Khi nói đến
tính chất của hành vi vi phạm hoặc hành vi phạm tội, người ta thường xác
định ở mức độ gây ra thiệt hại của hành vi (thiệt hại về vật chất và phi vật

chất) và quan hệ xã hội được bảo vệ bị hành vi đó xâm hại. Xét cả trên hai
bình diện này thì tham nhũng ở Việt Nam chưa đến mức trầm trọng như tham
nhũng ở một số nước trên thế giới bởi những lý do sau:
-

Theo thống kê và báo cáo của các cơ quan có trách nhiệm đấu tranh

chống tham nhũng thì những thiệt hại về vật chất do tham nhũng gây ra ít hơn
rất nhiều so với những thiệt hại do các loại vi phạm khác gây ra, hàng năm
thiệt hại do tham nhũng gây ra khoảng vài trăm tỷ đồng trong khi đó thiệt hại
do những vi phạm và tội phạm khác gây ra là hàng trăm nghìn tỷ đồng.

12


- Chưa có tham nhũng chính trị ở Việt Nam với những biểu hiện như
đầu cơ chính trị, bn bán chức quyền trong bộ máy cơ quan Nhà nước... vì
thế tham nhũng chưa xâm hại đến sự tồn tại của chế độ, đến nền độc lập và
chủ quyền quốc gia của dân tộc. Đồng thời tham nhũng ở Việt Nam chưa có
nguy cơ gây khủng hoảng nền kinh tế, chính trị và xã hội.
Lâu nay ở Việt Nam, khi đánh giá tham nhũng thường theo quan điểm của cơ
quan điều tra, thường lấy số lượng các vụ án kinh tế để chứng minh nạn tham
nhũng. Do vậy, những con số về thiệt hại do tham nhũng của các cơ quan có
trách nhiệm chưa đúng với bản chất của tham nhũng nên cách nhìn nhận và
đánh giá đó chưa chuẩn xác vì: các bị can, bị cáo về kinh tế, khơng phải tất cả
họ đều bị xét xử về tội tham nhũng mà phần nhiều họ bị chịu trách nhiệm về
hành vi thiếu trách nhiệm hoặc cố ý làm trái… tội phạm khơng có động cơ vụ
lợi hoặc khơng do lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi. Các cán bộ bị kỷ
luật hành chính liên quan đến các vụ án cũng là do phải chịu trách nhiệm về
hành vi quản lý (chủ quan, buông lỏng quản lý, năng lực quản lý yếu kém mà

thực chất là quan liêu) chứ không phải do hành vi tham nhũng. Chẳng hạn:
Những vụ án gần đây như Tân Trường Sanh, Minh Phụng – EPCO… trừ một
số cán bộ cấp phòng, sở, cục của hai ngành Hải quan và Ngân hàng bị truy tố
về các tội tham nhũng còn đa phần các cán bộ khác, kể cả những cán bộ chủ
chốt của hai ngành đó chỉ bị xử lý về trách nhiệm quản lý, dễ dãi trong quan
hệ, chứ không phải tham nhũng.
Từ sự phân tích trên có thể nhận định về tính chất tham nhũng ở Việt Nam
chưa đến mức trầm trọng như lâu nay chúng ta vẫn nghĩ. Nhận thức đúng
thực trạng tham nhũng tránh được cho chúng ta hai khuynh hướng tiêu cực:
hoặc quá bi quan về nạn tham nhũng hoặc quá lạc quan về sự trong sạch của
đội ngũ cán bộ trong các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội.
Thứ hai, tham nhũng ở nước ta chưa có các tổ chức theo kiểu Maphia Theo
cách hiểu thông thường của các quốc gia và tổ chức quốc tế về đấu tranh
13


chống tội phạm thì Maphia là những băng nhóm phạm tội có tổ chức chặt chẽ,
có sự phân cơng phối hợp khi hành động phạm tội, đồng thời việc thực hiện
tội phạm mang tính chất chun nghiệp (Luật hình sự gọi với các tên: Tổ
chức phạm tội, tập đoàn phạm tội, băng nhóm phạm tội...) và có sự tham gia
cấu kết của các quan chức chính phủ. Diễn giải theo cơng thức thì Maphia =
Tội phạm có tổ chức + Sự cấu kết của quan chức chính phủ.
Thứ ba, tham nhũng ở nước ta mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở tất cả
các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Do những điều
kiện chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức truyền thống mà nạn tham nhũng ở
nước ta trong thời kỳ hiện nay khơng to, khơng mang tính chất đặc biệt
nghiệm trọng như các quốc gia khác (như đã nói ở phần đặc điểm thứ nhất),
mà nhỏ nhặt (vụ lớn cũng chỉ vài trăm ngàn đơla), thậm chí nó cịn nhỏ nhặt
tới mức tiền hoặc tài sản của đương sự hối lộ cho các quan chức chỉ trên mức
quà biếu thông thường một chút mà xã hội có thể chấp nhận được, nhưng nó

lại mang tính phổ biến. Và điều nguy hại nhất của tệ nạn tham nhũng ở nước
ta lại nằm ở chính đặc điểm này, nó cũng chính là nguyên nhân của việc đấu
tranh chống tham nhũng của các cơ quan chức năng kém hiệu quả, làm cho
thói quen nhận hối lộ của quan chức và việc đưa hối lộ của người dân khi có
việc trở thành bình thường trong đời sống hằng ngày, thậm chí cịn coi là văn
hoá ứng xử khi đến làm việc tại cơ quan cơng quyền và chính việc nhận và
đưa hối lộ trở thành bình thường đã dẫn đến việc tham nhũng ở nước ta mang
tính phổ biến. Vì vậy, khơng có giải pháp tích cực nó sẽ phát triển trở thành
một qui luật trong hoạt động cơng quyền thì hậu quả sẽ khó lường cho sự phát
triển của đất nước, của dân tộc. Tính phổ biến của tham nhũng Việt Nam
được biểu hiện trên các mặt sau:
- Tham nhũng bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở
mọi cấp mọi ngành, ở đâu người ta cũng thấy có tham nhũng và khơng có tiền
lót tay sẽ khơng giải quyết được công việc, ngay cả khi đã đầy đủ các điều
14


kiện và thủ tục pháp luật qui định. Nạn quà cáp biếu xén khi đến cửa quan đã
trở thành “tập quán”, phong tục trong xã hội ta. Chúng ta có thể gặp hiện
tượng này ở bất kỳ đâu nơi có hoạt động công quyền, chẳng hạn như đến Ủy
ban Nhân dân xã, phường làm giấy khai sinh cho con, chứng nhận giấy tờ...
cũng phải có quà cho cán bộ, vào cơ quan cũng phải xu nịnh bảo vệ... Đặc
điểm này đã gây nhức nhối, làm băng hoại đạo đức của cán bộ công quyền, đe
doạ sự tồn tại của Nhà nước, sự bền vững của chế độ và sự lãnh đạo của
Đảng.
- Tham nhũng xảy ra trong một bộ phận cán bộ quân đội, nhất là số
làm kinh tế, phụ trách tài chính  hậu cần có trách nhiệm cấp phát trang, thiết
bị cho Quân đội. Đây là lĩnh vực tương đối khép kín, các cơ quan chuyên
trách kiểm tra, thanh tra của Nhà nước không vào được do đặc điểm bí mật
quân sự.

- Ở nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có một dạng tham
nhũng đặc thù là một số kẻ lợi dụng các quan hệ với các quan chức để mưu
lợi riêng, như chạy thầu, chạy vốn, chạy dự án cho nhà đầu tư, cho doanh
nghiệp, chạy chức quyền cho người cơ hội, dùng tiền để phân hố, gây mất
đồn kết nội bộ cơ quan.
- Tham nhũng trong một bộ phận làm báo chí (phóng viên, biên tập
viên, người có trách nhiệm của các báo và quản lý hoạt động báo chí). Do tư
lợi mà những người này dùng báo chí để dọa dẫm, vịi vĩnh doanh nghiệp và
quan chức, dùng báo chí để phục vụ mưu đồ của người này, người kia, muốn
hại ai thì dùng tiền để đưa lên báo chí gây rối xã hội.
- Tham nhũng đã xuất hiện trong đông đảo cán bộ cấp cơ sở, những
“quan lại” mới ở nông thôn bớt xén tiền do dân đóng góp, tiền từ đầu tư của
Nhà nước, tiền thuế, tiền viện trợ nhân đạo của các cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước.

15


2.3 Nguyên nhân của tham nhũng ở Việt Nam
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân thuộc về khách quan,
có nguyên nhân chủ quan. Có thể khái quát bao gồm những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ: Đây là nguyên nhân
đầu tiên, quan trọng, có tính quyết định. Sự nghiệp đổi mới mà trọng tâm là
đổi mới quản lý kinh tế với việc xác định phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng Xã hội Chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu hết sức quan trọng là phải xây
dựng một hệ thống cơ chế chính sách pháp luật đầy đủ và từng bước hồn
thiện. Trong khi đó, mặc dù chúng ta có nhiều cố gắng nhưng việc xây dựng
thể chế pháp luật vẫn không theo kịp, mặt khác chưa phản ánh và điều chỉnh
kịp thời những vấn đề đang đặt ra trong q trình phát triển nền kinh tế thị
trường có định hướng. Cơ chế chính sách pháp luật trong thời kỳ đổi mới

chưa được hồn thiện, thiếu cụ thể, cịn có sơ hở và thiếu nhất quán. Việc
phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương, việc phân biệt giữa quản lý
Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh cịn chưa được tách bạch, rõ ràng.
Q trình cổ phần hố doanh nghiệp Nhà nước cịn diễn ra chậm và thiếu sự
kiểm soát chặt chẽ. Cơ chế quản lý tài sản công, quản lý vốn và tài sản trong
doanh nghiệp Nhà nước chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng “vơ chủ”, thiếu
trách nhiệm... Những nhược điểm đó làm nảy sinh tệ quan liêu, tham nhũng
và thiếu kỷ cương, tạo điều kiện cho tệ hối lộ, lạm dụng công quỹ, nhũng
nhiễu cấp dưới và nhân dân.
Thứ hai, việc kiện toàn các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị chưa
theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế – xã hội: Đây là một nguyên nhân
rất quan trọng của những yếu kém và bất cập trong quá trình đổi mới đất
nước, trong đó có tệ nạn tham nhũng. Một quốc gia quản lý tốt phải có bộ
máy Nhà nước tốt. Ở nước ta, sự quản lý, lãnh đạo điều hành đất nước là sự
thống nhất và phối hợp giữa vai trò lãnh đạo của Đảng, trách nhiệm quản lý
của Nhà nước và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị – xã hội, đồn
16


thể quần chúng. Các yếu tố trong hệ thống chính trị phải thực hiện đúng vai
trị của mình thì mới phát huy được tác dụng. Hiện nay, sự lẫn lộn giữa các
yếu tố trong hệ thống chính trị vẫn chưa được khắc phục, làm giảm hiệu quả
lãnh đạo quản lý điều hành xã hội, gây ra nhiều tệ nạn trong đó có tham
nhũng.
Thứ ba, một bộ phận cán bộ, cơng chức thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức tu
dưỡng, rèn luyện kém về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống còn thấp: Trước
tác động của mặt trái của cơ chế thị trường, nhiều cán bộ, công chức do
không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đã chạy theo các lợi ích riêng trước mắt
dẫn đến vi phạm pháp luật, nảy sinh tham nhũng. Giá trị đạo đức “cần, kiệm,
liêm, chính” nhiều lúc bị chủ nghĩa thực dụng, cá nhân lấn át. Công tác quản

lý, giáo dục, kiểm tra cán bộ, công chức bị bng lỏng, yếu kém, khơng theo
kịp với tình hình. Việc sử dụng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ chưa được
thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chun mơn, trau
dồi phẩm chất chính trị. Nhiều tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan quản lý cán
bộ, Đảng viên còn lỏng lẻo, chế độ sinh hoạt, kiểm điểm cơng tác bị bỏ bê
hoặc mang tính hình thức, sức chiến đấu của các chi bộ, Đảng bộ bị hạn chế,
cơng tác phê bình và tự phê bình kém. Một số cán bộ chủ chốt các cấp chưa
tự giác tự phê bình và phê bình, chưa làm gương cho cán bộ, Đảng viên trong
đấu tranh chống tham nhũng. Còn tình trạng e dè, nể nang hoặc vì lợi ích cục
bộ mà không dám đấu tranh với các vi phạm của cán bộ, Đảng viên trong chi
bộ, tổ chức của mình. Việc xử lý cán bộ vi phạm cịn chậm trễ, thiếu nghiêm
khắc, nương nhẹ, thậm chí cịn bao che lẫn nhau, vẫn cịn có những vụ việc có
biểu hiện “trên nhẹ, dưới nặng”, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm về
trách nhiệm đối với người đứng đầu nơi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham
nhũng lớn.
Thứ tư, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp về phòng, chống
tham nhũng được đề ra trong những năm qua chưa đáp ứng được nhu cầu,
17


hiệu quả chưa cao: Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng, phổ
biến. Đánh giá về hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng
của nước ta có thể nói đã khá tiến bộ (đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế), tuy
nhiên, hiệu quả thực hiện chưa đáp ứng được mong muốn của các tầng lớp
nhân dân. Việc tổ chức thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc cịn mang tính phong
trào, chưa tạo được ý thức tự giác, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Qua các
cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật phịng, chống tham nhũng cho thấy
ngồi ý thức thực hiện của các cơ quan, đơn vị cịn có những khó khăn khác
về điều kiện vật chất, con người trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức

về các quy định phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo
tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả trong thực tiễn.
Thứ năm, thiếu một chương trình, kế hoạch phịng, chống tham nhũng tổng
thể, dài hạn: Trước khi Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020, chúng ta chưa xây dựng được một chương
trình, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng thống nhất đồng bộ,
vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai
đoạn nhằm huy động và phối hợp sức mạnh của toàn thể bộ máy trong phòng,
chống tham nhũng.

18


CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG
CHỐNG THAM NHŨNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1 Xác định bản chất tham nhũng và chủ trƣơng biện pháp phòng,
chống tham nhũng
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tham nhũng được xác định là lực cản trở
công cuộc đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo
các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu
và nghèo. Nghiêm trọng hơn, tham nhũng cịn làm xói mịn lịng tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và là nguy cơ đe dọa
sự tồn vong của chế độ ta. Nhận thức được những tác hại đó, Đảng và Nhà
nước ta tiếp tục vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về phịng chống
tham nhũng trong tình hình mới.
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) tiến hành tồn
diện cơng cuộc đổi mới đất nước, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ngày
càng được tiến hành mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ. Nhiều Chỉ thị, Nghị quyết,
hoặc Chuyên đề đề cập đến cơng tác phịng chống tham nhũng của Đảng lần
lượt ra đời. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã có các Quyết định, Pháp lệnh, Nghị

định về chống tham nhũng, và nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng được
ban hành năm 2004 đã và đang đi vào thực tiễn đấu tranh chống tham nhũng
của tồn dân.
Thơng qua những tài liệu, văn kiện và hoạt động thực tiễn chống tham nhũng,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thể hiện sự vận dụng, cụ thể hoá và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng một cách rất sáng tạo,
phong phú, đa dạng, đi vào mọi khía cạnh của cuộc đấu tranh phịng chống
tham nhũng phù hợp với tình hình mới.
Pháp lệnh Chống tham nhũng của ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày
26/02/1998, đã định nghĩa: “Tham nhũng là hành vi của những người có chức
19



×