Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nuôi cá tầm - Hướng đi mới trong chăn nuôi thuỷ sản docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.98 KB, 6 trang )



Nuôi cá tầm - Hướng đi
mới trong chăn nuôi thuỷ
sản

Chương trình nuôi thử nghiệm cá nước lạnh đã bắt đầu được
khởi động tại Thái Nguyên từ cuối năm 2009.
Cá tầm ngon, bổ dưỡng, có giá trị kinh tế cao và không phải
lo lắng về đầu ra. Giá cá nguyên con hiện nay từ 200 - 250
nghìn đồng/kg (giá nhà hàng 400 - 500 nghìn đồng/kg).
Trứng cá tầm đen có giá bán rất cao (2.000 - 8.000 euro/kg
tùy loại), có thể xuất khẩu sang Mỹ và EU
Thấy được ưu điểm của loại cá này, 1 năm trước, Thái
Nguyên đã đưa vào nuôi thử nghiệm cá tầm ở khu vực xóm
Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai) và xóm Kẽm, xã La Bằng
(Đại Từ) và bước đầu cho kết quả rất khả quan.
Để tận mắt thấy được hiệu quả của mô hình nuôi cá tầm, một
ngày cuối tháng 4, chúng tôi về xóm Mỏ Gà, xã Phú
Thượng. Đây là khu vực nuôi cá tầm đã được Công ty Cổ
phần K69 Quỳnh Lưu tiếp quản từ Trung tâm thuỷ sản tỉnh,
giống cá tầm được nhập về từ nước Nga. Thấy được thị
trường tiêu thụ tiềm năng, Công ty đã phối hợp chặt chẽ với
Trung tâm Thuỷ sản tỉnh, Viện Nghiên cứu, nuôi trồng thuỷ
sản I (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phát triển song song hai
loại hình nuôi cá thịt và ươm cá giống. Từ khi nuôi thử
nghiệm (giữa năm 2010) đến nay, Công ty đã thu 1 tấn cá
thịt, với giá bán 200 nghìn đồng/kg, giá trị thu về đạt khoảng
2 tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư chiếm 50%. Công ty đang
tiếp tục duy trì nuôi 1.000 con cá tầm giống, dự kiến sẽ cho
thu hoạch trong vài tháng tới. Ngoài khu vực nuôi cá tầm ở


Võ Nhai, hiện nay, Trung tâm Thuỷ sản cũng đang duy trì
nuôi thử nghiệm 120 con cá tầm ở khu vực xóm Kẽm, xã La
Bằng (Đại Từ). Số cá này được thả từ tháng 10-2010, khi mới
thả, mỗi con cá chỉ nặng khoảng 10g, có chiều dài khoảng
12cm, nhưng đến nay, trung bình mỗi con đã dài khoảng 30
cm, nặng gần 2kg.
Chương trình nuôi thử nghiệm cá nước lạnh đã bắt đầu được
khởi động tại Thái Nguyên từ cuối năm 2009. Để nắm bắt
được đặc tính cũng như kỹ thuật chăn nuôi, hiệu quả của
loài cá này, đích thân đồng chí Đặng Viết Thuần, Uỷ viên
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại
lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm thuỷ sản đã
nhiều lần về Viện Nghiên cứu, nuôi trồng thuỷ sản I để tìm
hiểu. Sau đó, được Viện giúp đỡ về kỹ thuật, hỗ trợ thức ăn
lần đầu tiên, cá tầm đã được đưa về nuôi thử nghiệm tại Thái
Nguyên.
Ông Nguyễn Văn Giới, Giám đốc Trung tâm Thuỷ sản cho
biết: Là một giống cá mới, chưa được nuôi tại Thái
Nguyên bao giờ nên khi tiếp nhận loại cá nước lạnh, chúng
tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, nhận được sự ủng hộ của tỉnh,
ngành chức năng, những cán bộ được giao thực hiện Đề tài
Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm và cá hồi tại
một số địa điểm trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc rất tích cực.
Chúng tôi thấy nguồn nước sạch ở vùng núi đá Phú Thượng
(Võ Nhai) luôn ở dưới 25 độ C, rất phù hợp với điều kiện
sinh sống của cá tầm. Qua triển khai các hoạt động nghiên
cứu, thử nghiệm và sản xuất, chúng tôi cho rằng cá tầm là đối
tượng có thể thích nghi và phát triển tốt không chỉ ở Võ
Nhai, mà còn phù hợp với vùng nước lạnh thuộc các xã nằm
ven dãy núi Tam Đảo của huyện Đại Từ.

Việc nuôi thành công cá tầm đã mở ra triển vọng mới cho
phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và thủy sản nói
riêng trên địa bàn Thái Nguyên. Tuy nhiên, để nhân rộng mô
hình này, cần tập trung công tác nghiên cứu thức ăn và cho
sinh sản nhân tạo cá tầm để giải quyết nguồn con giống tại
chỗ, hạ giá thành sản xuất vì hiện nay, con giống chủ yếu
được nhập khẩu từ nước Nga nên giá thành rất cao. Cùng với
đó là xác định vùng quy hoạch cá nước lạnh nhằm đưa ra
định hướng phát triển và tạo thuận lợi cho công tác quản lý
nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, tránh phát triển tràn
lan ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và môi trường sinh thái;
có chương trình đào tạo cán bộ kỹ thuật giỏi, từ đó đẩy mạnh
các hoạt động khuyến ngư, giúp cho các đơn vị, cá nhân nắm
bắt đầy đủ kỹ thuật nuôi trồng đối tượng này
Tùng Lâm, Báo Thái Nguyên, 10/05/2011

×