Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

nghệ thuật điêu khắc gốc tre pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.77 KB, 7 trang )

nghệ thuật điêu khắc gốc tre

Tóc đã bạc phơ nhưng ánh mắt và những động tác chạm trổ bên những gốc tre già
khô khốc, xù xì của lão vẫn còn tinh xảo lắm.

Lão Mưu tỉ mỉ săn tìm từng gốc tre có bóng dáng hình đầu rồng.
Từ những gốc tre bị vứt bỏ, qua bàn tay điêu luyện của lão đều hoá kiếp rồng tre với
nhiều thế đẹp mê mẩn lòng người. Lão là Lê Mưu, 90 tuổi, ở làng Long Hội (Hương Sơn
- Hà Tĩnh).
Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng niềm đam mê, sáng tạo từ những gốc tre vẫn không
ngừng tuôn chảy trong lão. Hình ảnh những rặng tre ngà ở miền quê thanh bình đã ăn sâu
vào tâm trí lão. Kể từ khi từ giã sự nghiệp giáo dục, trở về với quê hương lão đã miệt mài
sáng tạo, hoá rồng cho những gốc tre mà người dân nơi đây vẫn thường dùng để làm củi
đốt cho sinh hoạt thường ngày.
Kẻ độc hành săn lùng… “cổ vật”
Lão Mưu nguyên là giảng viên, trưởng bộ môn triết học, lý luận Mác Lê Nin của trường
Đại học Nông nghiệp 2 (tiền thân Đại học Nông lâm Huế), nghỉ hưu từ năm 1981. Mối
căn duyên đưa đẩy ông đến với nghề hóa kiếp rồng tre cũng thật lạ lùng. “Nhiều lúc, nhà
giàu có điều kiện mua sắm đủ các loại đồ chơi nghệ thuật đắt tiền về trang trí trong gia
đình và mua tặng bạn bè, người thân, còn những người nghèo khó thì lại không có điều
kiện như vậy. Tui nghĩ rằng, về hưu là quãng thời gian nhàn rỗi nhiều nhất phải làm
được một cái gì đó cho ra hồn, vừa để cho vui cửa, vui nhà và vui đời. Thế rồi, tui quyết
định làm con rồng tre giống như cái tên làng “Long Hội” (rồng hội tụ - PV) khi xưa” -
lão Mưu nhớ lại.
Không phải ngẫu nhiên, để có được kỹ thuật “hành nghề”, lão Mưu đã bôn ba, lăn lộn
suốt hàng năm trời, tìm đến một số nghệ nhân hội họa nổi tiếng ở miền đất xứ Nghệ xin
học thêm. “Năm 1983, khi đã nắm khá vững chắc những kỹ thuật cơ bản, tui chính thức
bắt tay vào làm con rồng tre đầu tiên. Đây là một loại hình nghệ thuật cổ truyền rất độc
đáo, nguyên vật liệu lại sẵn có ở ngay bên cạnh nhà mình, hàng xóm mình mà lại không
hề phải mất tiền mua…” - lão tâm sự.
Ngày lại qua ngày, lão một mình độc hành khắp các xóm làng ở các huyện miền núi dãy


đất miền Trung săn lùng những gốc tre, cành tre, thân cây tre, có bóng dáng hình đầu
rồng, râu rồng, đuôi rồng là xin cho kỳ được mang về tập kết tại sân nhà. Sau đó, lão
chọn lọc xử lý tỉ mỉ phần thô, rồi đem ra phơi khô, ngâm xuống hồ nước, ngâm đất bùn
khoảng 1 đến 2 tuần, rồi vớt lên đem gác vào chạn bếp phong khói.



“Muốn làm được rồng thì phải trải qua những công đoạn cơ bản này, để đảm bảo rồng
khi thể hiện được săn chắc, toát lên khí thế oai phong của nó và đặc biệt là không hề bị
mối mọt xâm nhập”, lão Mưu chia sẻ.
Khi các công đoạn xử lý phần thô đã hoàn tất, lão lại tập trung vào tìm ý tưởng tạo dáng
cho từng con rồng, lão tham khảo các sách lịch sử, viết, vẽ liên quan đến loài rồng, kiểu
rồng từ trong triều đình cho đến đình, chùa chiền, miếu mạo ở Trung Quốc và Việt Nam
để thể hiện ý đồ sáng tạo riêng của mình.
Lão dựa vào từng loại vật liệu vẽ phác thảo, chắp nối, sắp xếp, liên kết các gốc tre phù
hợp với thế rồng trên trời giáng xuống đất như rồng chầu, rồng đáp, rồng leo cây, rồng
uốn lượn, rồng bay, rồng ngồi… Với lão, sư tử, hổ, voi hay hạc đều tượng trưng cho một
thế, một cách sống riêng của nó nhưng ngưỡng mộ nhất vẫn là con rồng vì nó là biểu
tượng cho sức mạnh, sự thông minh, cao thượng… “Tuy nhiên, để làm được một con
rồng lớn hoàn chỉnh phải mất ít nhất ba bốn tháng, thậm chí là cả năm trời ròng rã” -
lão Mưu cho hay.
Gần 30 năm gắn bó, lão Mưu chưa bao giờ có cảm giác chán nản hoặc ý định bỏ cuộc với
nghề làm con rồng tre này, vì với lão, nó đã thẩm thấu vào xương thịt của mình mất rồi,
chán làm sao được. Nhiều người dân trong vùng đã đặt cho ông một cái tên khá dí dỏm:
“Ông rồng tre”.
Hàng… “không đụng”
Theo nhẩm tính sơ sơ của lão, gần 1.000 tác phẩm rồng trên chất liệu tre với đầy đủ
chủng loại, kích cỡ, kiểu dáng, tư thế phong phú khác nhau đã được lão tạo tác. Trong đó
có nhiều con rồng mô phỏng rồng thời Lý, Trần, Lê… Lão Mưu còn sáng tạo thêm hàng
trăm con sư tử, hạc, voi… hết sức tinh xảo, chân thực và độc đáo đến phi thường.



Trong gian phòng hẹp ở phía đầu nhà, lão Mưu hóm hém kể: “Trong gần trăm sản phẩm,
gồm nghê, hạc, voi, hổ, đại bàng, và những hình hài con người giàu cảm xúc như mẹ
bồng con, ông dắt cháu… tất cả đều được tui miêu tả dựa trên những hình ảnh có thật mà
tui bắt gặp trong đời”. Nhưng trong tâm khảm lão, con rồng là biểu tượng linh thiêng,
cao quý, là sức mạnh của người Việt, bản ngã của dân Việt.
Trong hàng chục con rồng tre của mình, lão Mưu đã lựa chọn, chế tác được đủ các tư thế
khác nhau gồm rồng bay, rồng chầu, rồng lượn… “Để có được những tuyệt tác rồng như
thế là không hề đơn giản. Ngay cả khi đã làm xong rồi, nhưng nhiều lúc rảnh rỗi ngắm
lại thấy chưa ưng ý là lại phải tháo ra làm lại, để tạo ra một thế mới hơn, thú vị hơn” -
lão Mưu cười phèo trong sự sảng khoái.
Nắng chiều lướt phướt rơi, miên man gió. Câu chuyện lão Mưu “hóa kiếp” rồng tre vẫn
chưa dừng lại, lão dẫn tôi lên nhà thờ của dòng họ ở ngay trong vườn nhà, những con
rồng tre được lão sơn vàng óng treo lên khắp nhà thờ. Với lão, cặp rồng chầu trên bàn thờ
dòng họ có tuổi đời lâu nhất, là một trong số nhưng sản phẩm đầu tay của “ông rồng tre”
nơi xứ người miền viên ải này. Nếu như lão không cho biết đó là sản phẩm của mình làm
từ tre thì chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ bị nhầm rằng, đó là đôi rồng được mua sẵn từ hàng
mã ở chợ về.
Nói về việc làm “khác người” gần 30 năm nay của mình, lão Mưu móm mém cười phèo:
“Tui chơi rứa cho vui, rồi đam mê khi mô không biết nữa. Giờ mắt đã mờ, tai cũng nghe
không được rõ nữa nhưng mà tui vẫn còn mê cái thú này lắm. Cứ khỏe trong người là tui
lại đi nhòm ngó những gốc tre của làng xóm rồi xin, mua về làm cho vui. Có rứa tui ăn
mới thấy ngon cơm”.
Nỗi lo thất truyền
Từ mấy năm nay rồi, lão Mưu nhiều lần đi vận động con cháu, người dân trong vùng, cả
những người thân quen ở xa đến nhà để truyền dạy lại nghề làm rồng tre. “Tuy nhiên, học
chưa được tuần lễ, họ đều bỏ về hết vì không ai có trí tưởng tượng và lòng kiên trì với
nghề. Nay mai đi về bên kia rồi, tui chỉ lo lắng nhất là cái nghề truyền thống độc đáo này
sẽ bị mai một mất thôi” - lão nhẹ lời buồn buồn.


Lão Mưu với những tuyệt tác rồng tre bay lượn đầy thần khí.
Với lão, làm nghệ thuật là phải có sự đam mê, không đam mê không bao giờ làm được.
Nghề làm con rồng tre cũng vậy, hết sức khó khăn, phức tạp, từ khâu tìm vật liệu, chọn
lọc, lắp ghép, chắp nối, kết cấu làm đi làm lại hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần. Vì
vậy, người không kiên trì, không có nỗi đam mê nghề nghiệp thực sự sẽ dễ bỏ cuộc giữa
đường.
“Tạo thế uốn lượn được một con rồng trên gốc tre là cả một nghệ thuật, không giống như
uốn các loại cây cảnh hay động vật khác, nó không có mẫu mã, vừa làm vừa suy nghĩ và
tạo dáng, luôn phải có óc tưởng tượng phong phú. Nó đòi hỏi người làm phải cực kì nhẹ
nhàng và kiên nhẫn” - lão Mưu tâm sự.
Trong căn nhà nhỏ nép mình dưới sườn đồi non tản, đôi bàn tay của người “nghệ nhân
làng quê” uyển chuyển theo từng động tác nắn hàng trăm con rồng là gốc tre, đang ngày
đêm miệt mài. Xế chiều, những vạt nắng đã dần tắt, chia tay người nghệ nhân vùng sơn
cước… Và thế, lão lại lang thang “thổi hồn” để hóa kiếp cho những kiệt tác rồng tre.


×