Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

MỘT NGHỆ NHÂN TÀI HOA, GIÀU NHIỆT HUYẾT VỚI BÀN TAY VÀNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.1 KB, 4 trang )

MỘT NGHỆ NHÂN TÀI HOA,
GIÀU NHIỆT HUYẾT VỚI BÀN
TAY VÀNG
Sinh ta và trưởng thành từ quê hương vốn giầu truyền thống lịch sử văn hoá thôn
Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội, ngay từ tuổi ấu thơ anh
Đinh Hữu Tự đã từng đam mê với các tác phẩm nghệ thuật dân gian cổ truyền.
Lớn lên anh được các lão nghệ nhân truyền dạy bí quyết làm các con giống long, li, quy,
phượng rồi đến mâm ngũ quả, cây nhà, lá vườn, bằng những sản phẩm nông nghiệp: Bắp
chuối, quả dừa, trái ớt, xơ mướp, củ tre còn nguyên rễ với con mắt thẩm mỹ và đôi bàn
tay khéo léo, anh Tự đã tạo dựng thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian cổ truyền
hấp dẫn.


Để có thêm vốn sống thực tế, anh Tự đã sắm sửa bộ đồ nghề làm mộc với đầy đủ các đồ
nghề đục, khắc, đẽo gọt dũa hết sức tinh xảo, sắc bén. Anh đặc biệt chuyên sâu về điêu
khắc các đồ thờ, câu đối, đại tự với những hoa văn cổ kính cả sơn mài. Khi đã thành
danh, yêu quê hương vốn có bề dầy truyền thống nghệ thuật múa rồng, múa rối nước cổ
truyền thôn Đào Thục đã từng được cả nước biết đến. Những năm 90, thời điểm phường
rối không còn hoạt động sôi nổi như xưa, khi đó chỉ vẻn vẹn có 10 nghệ nhân, cơ sở vật
chất thì nghèo nàn. Được sự quan tâm của lãnh đạo xã, phòng văn hoá thông tin huyện
Đông Anh, sở Văn hoá-Thông tin thành phố Hà Nội tạo mọi điều kiện động viên, giúp đỡ
cả về vật chất lẫn tinh thần. Đến nay phường múa rối nước Đào Thục đã trở thành một
trong số 14 phường rối nước thuộc Hiệp hội múa rối nước UNIMA Việt Nam nổi tiếng.
Với 24 nghệ nhân, trong đó có 2 nữ nghệ nhân. Tất cả các nghệ nhân đều có thẻ hội viên.
Đặc biệt phường đã đào tạo được một đội ngũ nghệ nhân biết đục đẽo, phủ sơn khá tinh
xảo các con rối, theo các tích trò dân gian cổ truyền mang tính nghệ thuật thẩm mỹ tuyệt
vời. Phường múa rối nước Đào Thục đã dàn dựng một kịch bản phong phú với 36 tích trò
dân gian cổ truyền. Trong các tích trò anh Tự vẫn không quên những tiết mục dân dã ở
quê hương như chăn vịt, múa rồng, đánh bắt cá, xay lúa, giã gạo, võ vật cổ truyền là
những nghề truyền thống cổ truyền xa xưa của quê hương Đào Thục. Chả thế mà tư lâu ở
phường rối Đào Thục đã có câu ca gắn liền với tích trò Ba khí giáo trò, đi đâu những


người con của làng cũng tự hào:
Nước Đào Thục vừa trong vừa mát
Đường Đào Thục sạch đẹp bàn cờ

Anh Tự(trái) đang hướng dẫn nghệ nhân trẻ kỹ thuật của từng tiết mục

Đến thăm gia đình anh Đinh Hữu Tự vào những ngày tháng mùa thu mát mẻ này, mỗi
người sẽ được chứng kiến anh Tự đang cùng các nghệ nhân say mê khắc đẽo các tác
phẩm con rối để rồi mai này sẽ đem ra công diễn phục vụ khách du lịch trong và ngoài
nước. Riêng bản thân gia đình anh Đinh Hữu Tự đã có một xưởng mộc, chuyên sản xuất
và điêu khắc những con rối. Tiện nghi trong nhà: Bàn, ghế, đồ thờ đều là những tác phẩm
nghệ thuật đậm bản sắc văn hoá dân gian cổ truyền hết sức hấp dẫn. Phường múa rối
nước Đào Thục của anh Tự đã từng đến với Festival Huế 2004, quốc lễ đền Hùng 2005.
phường múa rối nước Đào Thục đã vinh dự được Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ VH-
TT-DL), sở Văn hoá-Thông tin tỉnh Thừa Thiên- Huế, sở Văn hoá-Thông tin tỉnh Phú
Thọ trao 3 huy chương vàng, 3 bằng khen.

Hiện nay, hàng tháng phường múa rối nước Đào Thục đã thường xuyên đón tới 400 lượt
khách nước ngoài như Pháp, Anh, Mỹ, Tây Ban Nha và hàng trăm khách du lịch trong
nước đến xem mua rối nước ngay tại địa điểm của phường: Thôn Đào Thục, xã Thụy
Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.

43 tuổi đời, với khoảng thời gian 20 năm gắn bó với nghệ thuật múa rối nước cổ truyền,
hiện nay anh là phó phường múa rối nước Đào Thục phụ trách kỹ thuật biểu diễn. Anh
Đinh Hữu Tự thực sự là một nghệ nhân có đôi bàn tay vàng, một người con của quên
hương Đào Thục với sự đam mê, gắn bó với nghệ thuật truyền thống văn hoá cổ truyền,
một tài năng rất đáng trân trọng.

×