Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THANH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.86 KB, 15 trang )


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THANH LONG
3.1. Nhận xét và đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty
Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long là công ty sản xuất đồ gỗ
gia dụng ngày càng nhiều người tiêu dùng tin tưởng đến sản phẩm của Công ty, hơn 6
năm phấn đấu và trưởng thành Công ty không ngừng phát triển, sản phẩm sản xuất ra
đạt chất lượng, cung cấp đầy đủ cho thị trường trong khu vực và các tỉnh lận cận.
Ban lãnh đạo Công ty có sự đoàn kết, nhất trí cao, luôn chăm lo đời sống cán bộ công
nhân viên, phấn đấu và hoàn thành vượt kế hoạch, sử dụng vốn có hiệu quả, chính
điều này đã đưa doanh thu hàng năm của Công ty lên rất cao và đã đóng góp một
phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.
Thông qua quá trình phân tích ta có thể đánh giá một số ưu điểm và hạn chế về
tình hình tài chính của Công ty như sau:
* Những ưu điểm:
- Hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới, Công ty đã không ngừng
đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao vị thế của mình trong quá trình hội
nhập. Điều này thể hiện ở sự gia tăng của quy mô tổng tài sản. Đặc biệt là trong
những năm gần đây Công ty đã chú trọng đến việc đầu tư TSCĐ góp phần nâng cao
công suất, mở rộng quy mô sản xuất.
- Ngoài ra ta thấy về mặt giá trị lẫn tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng
tăng tăng mạnh nhất là vào những năm 2008 và năm 2009 (năm 2008 tăng 190.265
triệu đồng tương ứng 230.29% so với năm 2007, năm 2009 tăng 35.884 triệu đồng
tương ứng 13.15% so với năm 2008). Điều đó cho thấy sức mạnh tài chính của Công
ty ngày càng tăng, tính tự chủ ngày càng nâng cao. Với tốc độ tăng nhanh đó, nguồn
VCSH của Công ty cũng sẽ được bổ sung liên tục và Công ty ngày càng mạnh hơn,
có vị trí ngày càng cao trên thị trường.
- Trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất và kinh doanh, Công ty cũng có nhiều
khó khăn nhất định nhưng Công ty đã cố gắng trong việc tìm kiếm, mở rộng thị


trường, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ nên doanh thu năm sau tăng cao hơn năm trước.
* Những hạn chế:

SVTH: Lê Thị Thương - 1 - Lớp : 09 HQT2

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương
Bên cạnh những ưu điểm trên Công ty còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Vốn bằng tiền, hệ số khả năng thanh toán có xu hướng giảm, dẫn đến Công ty
khó khăn trong việc đảm bảo khả năng thanh toán nợ.
- Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng cao thể hiện số vốn Công ty bị
các tổ chức và cá nhân khác tạm thời chiếm dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến
hiệu suất sử dụng vốn của Công ty điều này thể hiện qua kỳ thu tiền bình quân đều
tăng qua các năm làm cho tình trạng vốn bị chiếm dụng ngày càng lớn.
- Vào năm 2008, năm 2009 sức sản xuất của TSCĐ và tổng tài sản đều giảm qua
các năm. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng đạt hiệu quả tài sản lẫn nguồn vốn
để cho nó ngày càng thất thoát. Vì vậy, Công ty nên đưa ra những biện pháp để khắc
phục.
- Chi phí bán hàng giảm qua các năm nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại
tăng mạnh qua các năm với tốc độ lớn hơn chi phí bán hàng, dẫn đến lợi nhuận giảm
qua các năm điều này cho thấy Công ty chưa quản lý tốt các nguồn chi phí của Công
ty. Trong khi đó, chi phí tài chính đều tăng dần quác các năm, việc đầu tư tài chính
tăng lên chưa hẳn đã tốt, khi Công ty cần nguồn vốn để đầu tư cho các hạng mục
khác sẽ phải đi vay và lãi vay tăng cao, công ty mất khả năng thanh toán.
Từ những hạn chế trên được rút ra trong qua trình phân tích tình hình tài chính
của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Thanh Long tôi xin đề xuất một số giải
pháp đối với hoạt động quản trị tài chính như sau:
3.2. Một số giải pháp đối với hoạt động quản trị tài chính tại công ty NHH
Sản Xuất Thương Mại Thanh Long
3.2.1. Giải pháp thứ 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.2.1.1. Mục đích thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

Tiền mặt kết nối tất cả hoạt động có liên quan đến tài chính. Công ty dùng tiền
mặt để đầu tư tài chính cho các hạn mục ngắn hạn để tăng lợi nhuận và đồng thời bảo
đảm nguồn tiền tại quỹ luôn ổn định, giúp Công ty an tâm cho hoạt động sản xuất và
kinh doanh.
Tiền mặt là công cụ hữu hiệu để thanh toán cho khách hàng khi cần. Lượng tiền
mặt được chi trả khi muốn nhập nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất thì khách
hàng sẽ tục bán nguyên vật liệu cho Công ty.

SVTH: Lê Thị Thương - 2 - Lớp : 09 HQT2

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương
Thu tiền hợp lý, đúng thời điểm sẽ tạo ra hiệu quả sử dụng vốn, nguồn vốn luân
chuyển một cách hợp lý theo trình tự đã vạch ra tạo thời hạn quay vòng vốn đều và
rút ngắn thời gian thu nợ của khách hàng một cách đều đặn, tránh tình trạng hạn nợ
đã đến nhưng khách hàng chưa thanh toán cho Công ty hoặc khả năng thanh toán kéo
dài hơn so với thỏa thuận đề ra.
Mở rộng chính sách tín dụng để thu hút khách hàng về phía Công ty, vì khách
hạn khhng những quan tâm về chất lượng hàng hóa mà còn quan tâm đến khả năng
thanh toán của họ sau khi mua hàng. Chính sách tín dụng tốt, tạo điều kiện hỗ trỡ
khách hàng như chính sách chiết khấu thích hợp hoặc phải nhường lại một phần lợi
nhuận của mình cho khách hàng, nhưng bù lại Công ty sẽ kích thích khách hàng trả
tiền sớm, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, tạo điều kiện quay vòng vốn được nhanh
hơn, đồng thời Công ty sẽ bù đắp lại do đã chiết khấu cho khách hàng.
3.2.1.2. Cách thức thực hiện giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:
Quản lý vốn bằng tiền:
Công ty phải tập trung quản lý tiền mặt một cách cụ thể để giảm thiểu rủi ro về
khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền để kểm soát quản lý lưu lượng tiền
mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, kiểm soát chi tiêu của Công ty, bù
đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa, thiếu tiền mặt trong ngắn hạn
cũng như trong dài hạn.

Xác định và quản lý lưu lượng tiền mặt:
Dự trữ tiền mặt (tiền tại quỹ và tiền trên tài khoản thanh toán tại ngân hàng) là
điều tất yếu mà Công ty phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh
hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn
để tồn động trong quỹ tiền mặt quá nhiều sẽ gây nên việc ứ động vốn, tăng rủi ro về
tỷ giá ( nếu dự trữ ngoại tệ), tăng chi phí sử dụng vốn. Hơn nữa, sức mua của đồng
tiền có thể giảm sút nhanh do lạm phát.
Và nếu Công ty dự trữ quá ít tiền mặt thì không đủ tiền thanh toán sẽ bị giảm uy
tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Công ty sẽ mất cơ hội hưởng
các khoản ưu đãi dành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt, mất khả năng
phản ứng linh hoạt với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến. Chính vì vậy, quỹ
tiền mặt của Công ty luôn luôn đảm bảo lúc nào cũng cân đủ lượng tiền trong qũy.
Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu của Công ty phải thoã mãn được 3 nhu cầu chính: chi

SVTH: Lê Thị Thương - 3 - Lớp : 09 HQT2

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương
cho các khoản phải trả phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hằng ngày như trả cho
nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, trả người lao động, trả thuế, dự phòng cho các
khoản chi ngoài kế hoạch, dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị
trường có sự thay đổi đột ngột.
Công ty nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng
như những thất thoát trong hoạt động:
Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức đủ chi tiêu cho hoạt động kinh doanh
của Công ty để áp dụng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng.
Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có tài khoản ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có
tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu Pháp luật liên quan.
Theo Luật thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 01/01/2009, tất cả các
giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng sẽ
không được khấu trừ thuế giá trị giá trị gia tăng đầu vào.

Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm danh các mẫu
bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hoá đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao
nhận…). Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trong Công ty.
Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan đến
quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi và chính xác.
Tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm, tách bạch vai trò của kế toán và thủ quỹ.
Có kế hoạch kiểm kê quỹ thường xuyên và đột xuất, đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực
tế, sổ quỹ với số liệu kế toán. Đối với tiền gửi ngân hàng, định kì đối chiếu số dư
giữa sổ sách kế toán của Công ty với số dư của ngân hàng để phát hiện kịp thời và xử
lí các khoản chênh lệch nếu có.
Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt
Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp Công ty ước lượng
được khoảng định mức ngân quỹ vì đây là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời
điểm thâm hụt ngân sách để Công ty chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt
này. Nhà quản lý Công ty phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ và đưa ra phương thức dự đoán
định kì chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng được sử dụng
thường xuyên nhằm dự báo lượng tiền mặt chính xác, hợp lý, không gây thất thoát
cho Công ty .

SVTH: Lê Thị Thương - 4 - Lớp : 09 HQT2

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương
Nguồn nhập ngân quỹ là khoản thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền
từ các nguồn đi vay, tăng vốn, bán TSCĐ không dùng đến…
Nguồn xuất ngân quỹ là khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trả nợ
vay, trả tiền vay, trả cổ tức, mua sắm TSCĐ, đóng thuế vào các khoản phải trả khác.
Mặc dù Công ty có thể đã áp dụng các phương pháp quản lý tiền mặt một cách
hiệu quả, nhưng do những lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát, Công ty bị thiếu
hoặc thừa tiền mặt, Công ty có thể áp dụng những biện pháp sau để cải thiện tình

hình:
Một là, khi thiếu tiền mặt cần đẩy nhanh tiến trình thu nợ, giảm số lượng hàng
tồn kho, giảm tốc độ thanh toán cho các nhà cung cấp bằng cách sử dụng hối phiếu
khi thanh toán hoặc thương lượng lại thời gian thanh toán với nhà cung cấp, bán các
tài sản thừa, không sử dụng, hoãn thời gian mua sắm tài sản cố định và hoạch định lại
các khoản đầu tư, giãn thời gian chi trả cổ tức, vay ngắn hạn, sử dụng biện pháp “bán
và thuê lại” TSCĐ.
Hai là, khi thừa tiền mặt trong ngắn hạn sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của
ngân hàng, sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt, đầu
tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoảng cao (trái phiếu chính phủ), đầu
tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.
Ba là, khi thừa tiền mặt trong dài hạn cần đầu tư vào các dự án mới, tăng tỷ lệ
cổ tức, mua lại cổ phiếu, thanh toán các khoản vay dài hạn, mua công ty khác.
Quản lý các khoản phải thu
Quản lý các khoản thu thì đầu tiên là đưa ra chính sách,chính sách này muốn
thực hiện tốt phải có con người và sẽ dùng công cụ để hỗ trợ theo một quy trình đã đề
ra:
* Chính sách:
Qui định về điều kiện khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ là khách hàng mua nợ
của Công ty phải mua hàng nhiều lần với hạn mức thanh toán ngay và có một quá
trình làm việc lâu dài với Công ty mình, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra các thang
bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch
sử thanh toán, cơ sở vật chất…của từng khách hàng.
Đối với người có thẩm quyền quyết định cho hạn mức khách hạn nợ là từ tổng
giám đốc, giám đốc bán hàng, trưởng phòng, đến nhân viên bán hàng. Đồng thời, sẽ

SVTH: Lê Thị Thương - 5 - Lớp : 09 HQT2

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Ngô Ngọc Cương
hưởng hợp lý cho những nhân viên thu nợ đạt được những chỉ tiêu đề ra để động

viên, khuyến khích nhân viên làm việc.Các chính sách này là nền tảng, là tài liệu
hướng dẫn cho cả hệ thống và là một kênh thông tin hiệu quả liên kết các phòng, ban
trong Công ty trong quá trình kết hợp để quản lý công nợ.
Ngoài ra để quản lý tốt các khoản cần thu Công ty phải có chính sách tín dụng
tốt.
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán
chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở
rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi
nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm
các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó, khi
Công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi
nhuận mà Công ty có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà
Công ty phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp .
Về chính sách bán chịu, Công ty có nên thực hiện hay không thực hiện chính
sách bán chịu và thực hiện chính sách bán chịu như thế nào? Quyết định cuối cùng
của Công ty phải dựa trên cơ sở cân đối giữa lợi nhuận thu được và chi phí bị mất đi
thực hiện chính sách bán chịu.
* Con người:
Công ty nên có một bộ phận chuyên trách về quản lý thu nợ và theo dõi công
nợ, chia theo nghành nghề kinh doanh của khách hàng, vị trí địa lý hoặc giá trị công
nợ. Những nhân viên này được đào tạo về kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, khả năng
thuyết phục khách hàng thanh toán hoặc cam kết thanh toán, cách xử lý các tình
huống khó, sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ….
* Công cụ:
Công ty phải đầu tư phần mềm kế toán có phần hành hỗ trợ quản lý công nợ.
Những phần mềm ứng dụng này có thể ra được các báo cáo tổng hợp cùng báo cáo
công nợ chi tiết đến từng khách hàng theo các tiêu chí mà nhà quản lý đề ra, giúp tiết
kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên thu nợ
* Quy trình:


SVTH: Lê Thị Thương - 6 - Lớp : 09 HQT2

×