Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã cổ phần Việt Nhật (2005 - 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.97 KB, 32 trang )

PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ HTX CỔ PHẦN VIỆT NHẬT
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
HTX cổ phần Việt Nhật là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, được
hình thành từ vốn góp cổ phần của các cá nhân. Doanh nghiệp chính thức
được cấp giấy phép kinh doanh và có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được
ký và hợp tác với mọi cá nhân, tổ chức , và hoạt động kinh doanh theo luật
doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp : HTX cổ phần Việt Nhật
Được thành lập theo Quyết định 20 QĐ/CP của chủ tịch UBND TP Bắc
Ninh và được sở Đầu tư TP Bắc Ninh cấp giấy phép kinh doanh số :
0203075472 năm 1999
Địa chỉ trụ sở chính : Khu công nghiệp Dương ổ-Phong Khê- TP Bắc
Ninh- Bắc Ninh
Điện thoại 0241.828.815
Mã số thuế : 2300175879
FAX: 0241 853 892
Email:
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các loại giấy:
- Giấy trắng -Giấy gói bao bì
- Giấy xi măng -giấy vệ sinh
- Giấy kraft -Giấy in các loại…
Thành viên sáng lập: 9 thành viên
Tổng vốn ban đầu: 22,5 tỷ(năm 2000)
Chủ nhiệm HTX: Phạm Văn Vương
Quá trình hình thành và phát triển của HTX Cổ Phần Việt Nhật chia ra
1
làm 3 giai đoạn
1.1.1Giai đoạn 1986 đến 1995
Đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của HTX với tên gọi là Nhà Máy
Giấy Văn Vương , khi mới đi vào hoạt động cả Nhà máy chỉ có 20 công nhân


lao động thủ công với trang bị thô sơ,hoạt động của Nhà máy dựa vào 1 công
nghệ dây chuyền sản xuất cũ mua lại từ Trung Quốc chuyên sản xuất giấy xi
măng và bao bì. Sản lượng hàng năm chỉ đạt 300 tấn/1 năm,chủ yếu các sản
phẩm được tiêu thụ trong nước.Cơ sở vật chất cũng như điều kiện làm việc
của cán bộ công nhân viên HTX hết sức khó khăn.
Trong thời gian này HTX còn gặp nhiều khó khăn về vốn khi mà hàng
loạt đơn xin vay vốn của các thành viên hợp tác xã gửi đến các Sở đầu tư
cũng như UBND huyện Yên Phong gặp nhiều trở ngại.
Không có vốn,công nghệ thì thô sơ lạc hậu tưởng chừng HTX đã phải
đóng của nhiều lần.Nhưng ý chí kiên cường của các thành viên cùng sự giúp
đỡ của bạn bè đã giúp HTX duy trì hoạt động trong thời kỳ này.
1.1.2Giai đoạn từ 1995 đến 2000
Sau bao thăng trầm hoạt động đây là giai đoạn tương đối phát triển mạnh
và ổn định của HTX cổ phần Việt Nhật. Trong giai đoạn này HTX đã bổ sung
thêm 1 dây chuyền sản xuất mới cũng từ Trung Quốc nâng sản lượng bình
quân trong 1 năm của thời kỳ này lên 10.000 tấn.Lúc này HTX đã mở rộng thị
trường nhập khẩu từ nhiều quốc gia trên thế giới như:Mỹ,Singapo,Hồng Kông
(Trung Quốc) Newdiland và nhiều quốc gia khác cũng như duy trì nguồn
hàng nhập khẩu từ những quốc gia này cho đến bây giờ .Hàng nhập khẩu lúc
này chủ yếu là nguyên liệu sản xuất như bột giấy,nguyên liệu sơ chế và sản
phẩm dở dang.Kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 15tỷ/1năm
Những năm đầu của thời kỳ này HTX cũng như nhiều doanh nghiệp
khác trong nước chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu á
2
khiến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn,nhưng cũng trong thời điểm
quan trọng này những chính sách hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước cho các
doanh nghiệp phát huy tác dụng.HTX mạnh dạn hướng ra xuất khẩu,ban đầu
chỉ xuất khẩu sang những nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc như
Malaysia,Lào,Campuchia sau đó là những thị trường lớn như EU Mỹ,tuy
nhiên giá trị xuất khẩu vẫn còn nhỏ.

Kim ngạch xuất khẩu có từ giai đoạn này ước tính đạt khoảng10-15tỷ
những năm 97-98 và tăng mạnh trong 2 năm cuối thập niên 90 khoảng 30 tỷ
VND.
Ngày 11/3/1999 HTX chính thúc đựơc thành lập với tên gọi HTX cổ
phần Việt Nhật theo quyết định 20 QĐ/CP của chủ tịch UBND TP Bắc Ninh
và được sở Đầu tư TP Bắc Ninh cấp giấy phép kinh doanh số : 0203075472
năm 1999
1.1.3.Giai đoạn từ 2000 đến nay
Giai đoạn này HTX phát triển khá mạnh,khẳng định được vị thế của
mình trên trường quốc tế cũng như nội địa. Các sản phẩm của HTX trở nên đa
dạng về mẫu mã kích thước cũng như chất lượng đã được cải tiến.Ngoài ra
HTX còn làm nhiều hợp đồng về nhãn hiệu cho các sản phẩm trong nước như
sữa vinamilk, gạch granit...
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đều đạt khoảng hơn 10%-12%/1 năm,
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10-15%/năm. Năm 2006 tổng doanh
thu đạt 93,195 tỷ với tốc độ tăng trưởng là 14,05%.Năm 2007 khi mà tổng
doanh thu đạt 97,022 tỷ thì tốc độ tăng trưởng là 53,52% con số này của năm
2008 là 125,593 tỷ với tốc độ tăng trưởng là 29,45%.Trong thời kỳ này HTX
chú trọng bồi dưỡng,đào tạo trình độ cho cán bộ công nhân viên.Cho đến
tháng 6 năm 2008 toàn thể HTX có 200 lao động đạt trình độ cao lành nghề
,hơn 20 kỹ sư và cử nhân kinh tế,trong đó có 6 người đang tiếp tục theo học
3
cao học.Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý vẫn còn hạn chế về năng lực,nhất
là trong việc đàm phán với các đối tác nước ngoài.Chính vì vậy chủ nhiệm
HTX cũng như ban lãnh đạo HTX luôn chú trọng đến việc đào tạo cán bộ
nhất là trong lĩnh vực ngoại giao.
Trên đà phát triển đó cuối năm 2006 HTX đã quyết đinh xây dựng chi
nhánh 2 tại khu công nghiệp Nam Thăng Long với tên gọi HTX cổ phần Việt
Nhật 2.Dự tính cuối năm 2009 HTX này sẽ đi vào hoạt động. Với quy mô gấp
2 lần HTX Việt Nhật 1,HTX Việt Nhật 2 hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao

trong việc thu hút đầu tư cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.
Với những cố gắng kể trên cuối năm 2007 HTX cổ phần Việt Nhật được
UBND thành phố Bắc Ninh phong tặng danh hiệu Doanh nghiệp xuất sắc.
1.2.Chức năng,vai trò,nhiệm vụ,quyền hạn của HTX trong liên minh
HTX tại Bắc Ninh và nghành sản xuất giấy Việt Nam
1.2.1 Chức năng
Trực tiếp sản xuất các mặt hàng như giấy trắng,bao bì,giấy vệ sinh,giấy
in ...phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương,các doanh nghiệp,các xí nghiệp
trong nước.
Xuất và nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nguyên liệu
giấy như lề OCC,lề AKD keo clomaset .bột sợi,bột tẩy trắng và các nguyên
liệu khác.
Nhận sản xuất và gia công chế biến hàng hoá liên quan đến giấy và bao
bì để xuất khẩu
1.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng và thực hiện hiệu quả các hoạt động hoạt động sản xuất kinh
doanh dịch vụ kể cả xuất nhập khẩu tự do cũng như uỷ thác xuất nhập khẩu
và các kế hoạch có liên quan.
4
Tự tạo nguồn vốn, quản lý, khai thác sử dụng một cách có hiệu quả, thực
hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước.
Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý xuất khẩu và
giao dịch đối ngoại.
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng kinh tế có liên quan.
Nâng cao chất lượng, gia tăng lượng hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường
nước ngoài, thu hút ngoại tệ và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Đào tạo cán bộ lành nghề, có kinh nghiệm phục vụ lâu dài cho HTX.
Làm tốt mọi nghĩa vụ và công tác xã hội khác.
1.2.3 Quyền hạn
Được phép vay vốn bằng ngoại tệ và tiền mặt tại các ngân hàng trên địa

bàn tỉnh và trong nước
Được ký kết các hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước.
Được mở rộng buôn bán các sản phẩm hàng hoá theo quy định của nhà
nước.
Dự các hội chợ triển lãm để giới thiệu các sản phẩm của HTX trong và
ngoài nước.
Đặt đại diện và chi nhánh ở nước ngoài.
Tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, kỷ luật cán bộ, công nhân viên.
5
1.3.Cơ cấu tổ chức,vai trò,nhiệm vụ các phòng ban của bộ máy quản
lý HTX
1.3.1Cơ cấu tổ chức HTX
Bộ máy
Ban giám đốc:
Khối các phòng ban nghiệp vụ: tham mưu cho giám đốc gồm:
. Phòng tổ chức cán bộ.
. Phòng hành chính tổng hợp.
. Phòng tài chính - kế toán.
.Phòng nghiệp vụ
.Phòng kinh doanh và marketing
. Các bộ phận sản xuất.
1.3.2Chức năng,nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc
Tổng giám đốc: Người đứng đầu HTX, quản lý mọi hoạt động của tất cả
6
Ban Giám Đốc
Phòng tổ
chức cán
bộ
Phòng

hành
chính
tổng hợp
Phòng tài
chính kế
toán
Phòng
kinh doanh

marketing
Bộ
phận
sản xuất
các phòng ban, chi nhánh và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của HTX, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của HTX trước Nhà
nước.
Các phó tổng giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc hoặc quản
lý một lĩnh vực nào đó do giám đốc uỷ quyền. Phó tổng giám đốc chịu trách
nhiệm về hoạt động của mình trước tổng giám đốc.
Phòng tổ chức cán bộ: Phòng nắm toàn bộ nhân lực của HTX, tham mưu
cho giám đốc, sắp xếp, tổ chức bộ máy, lực lượng lao động trong mỗi phòng
ban sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Phòng cũng có nhiệm vụ xây dựng
chiến lược đào tạo dài hạn, ngắn hạn, đào tạo lại nguồn lực HTX, đưa ra các
chính sách, chế độ về lao động và tiền lương của cán bộ công nhân viên đồng
thời tuyển dụng lao động và điều tiết lao động phù hợp với các mục tiêu, tình
hình kinh doanh.
Phòng hành chính tổng hợp: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch
kinh doanh, lập báo cáo các hoạt động kinh doanh từng tháng, quý, năm trình
lên ban giám đốc. Phục vụ văn phòng phẩm của HTX, tiếp khách và quản lý
toàn bộ tài sản của HTX. Bên cạnh đó phòng có trách nhiệm theo dõi, sửa

chữa lớn, nhỏ và sửa chữa thường xuyên đồng thời giải quyết các vấn đề liên
quan dến hành chính sự nghiệp.
Phòng kế toán, tài vụ: Nhiệm vụ chính của phòng là hạch toán kế toán,
đánh giá toàn bộ về hoạt động kinh doanh của HTX. Ngoài ra phòng còn có
nhiệm vụ lập bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo tài chính theo yêu cầu trình
ban giám đốc. Tiến hành xây dựng tài chính, quyết toán tài chính với các cơ
quan cấp trên và các cơ quan hữu quan theo quy định.
Phòng kinh doanh và Marketing : Nhiệm vụ của phòng này là nghiên
7
cứu thị trường tiêu thụ cho sản phẩm đề ra các phương thức bán hàng,các
chiến lược quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như các đối tác xuất
khẩu.
Bộ phận sản xuất: Nhận nguyên vật liệu từ thủ kho trực tiếp sản xuất
sản phẩm,chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm.Sau khi sản
phẩm được tạo ra thì thông báo cho phòng kế toán nghiệm thu và lưu kho.
1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
1.4.1 Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh và công nghệ sản xuất
Các loại giấy,bao bì là những mặt hàng thiết yếu phục vụ trong nhiều
lĩnh vực đời sống nên có nhu cầu cao,dễ tiêu thụ.Hiện nay, khả năng đáp ứng
tiêu dùng trong nước của toàn ngành giấy là 61,92%, trong đó giấy in báo đáp
ứng 68,42%, giấy in và viết 89,29%, giấy bao bì (không tráng) 71,50%, giấy
tráng 5,75% và giấy lụa 96,97%, sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng
được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu,chủ yếu là từ Trung Quốc.
Các loại giấy và bao bì thường rất đơn giản, có giá trị thấp nên không đòi
hỏi nhiều vốn đầu tư,thời gian quay vòng vốn đầu tư nhanh.
Tuy nhiên công nghệ sản xuất của HTX cũng như các doanh nghiệp sản
xuất giấy và bao bì khác ở Việt Nam thường đã quá cũ và lạc hậu. Dây
chuyền bột giấy lớn nhất nước ta hiện chỉ đạt công suất 61.000 tấn/năm,
trong khi ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) là 1.000.000 tấn/năm. Máy seo lớn
nhất của ta có công suất 50.000 tấn/năm, chiều rộng lưới là 4,15m, tốc độ

600-700 m/phút. Còn ở Trung Quốc, đó là 800.000 tấn /năm, chiều rộng
10,4m và tốc độ 2.000 m/phút.(Theo ông Vũ Ngọc Bảo_tổng thư ký hiệp
hội giấy Việt Nam)
8
1.4.2 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Các sản phẩm giấy và bao bì của HTX nói riêng cũng như các doanh
nghiệp khác nói chung có chất lượng chưa cao nên việc tiêu thụ các sản phẩm
này thường chỉ dừng lại ở thị trường trong nước.Việc xuất khẩu vẫn còn rất
hạn chế.Năm 2005 tổng sản xuất của HTX đạt hơn 2000 tấn trong đó phục vụ
trong nước chiếm hơn 90% còn lại là xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu cũng
rất hạn chế,thường chỉ tái xuất sang Trung Quốc sau khi đã nhập nguyên liệu
sản xuất từ quốc gia này.Đến năm 2006 tổng sản phẩm của HTX đạt 15000
tấn trong đó xuất khẩu đạt 1609,5 tấn chiếm 10,73%.Năm 2007 thì con số này
đạt 11.05% và 11.85% ở năm 2008.
1.5.Nguồn vồn và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Bảng 1
Nguồn vốn Tỷ đồng Tỷ lệ
Vay từ các quỹ 60,95 75,26%
Tự có 15,5 19,14%
Hỗ trợ khác 4,532 5,6%
Tổng 80,982 100%
0
20
40
60
80
Tự có Vay từ các quỹ Hỗ trợ khác
9
75%
6%

19%
Tự có Vay từ các quỹ Hỗ trợ khác
Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của HTX
(Nguồn: phòng kế toán tài chính 2009)
Hiện nay HTX có tổng tài sản trị giá 80,982tỷ và 60,982 tỷ vốn lưu
động.Trong đó vốn tự có là 15,5 tỷ đồng đạt 19,14% còn lại là vốn vay từ các
quỹ tín dụng ,các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và từ các quỹ hỗ trợ
phát triển khác.
Việc vay vốn là không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp.Tuy
nhiên, là một doanh nghiệp,để đững vững trên trường trong nước và quốc tế
HTX nên tăng cường,bổ xung vốn tự có nhằm hạn chế những rủi ro về lãi
suất.
1.6.Nguồn nhân lực
Bảng 2: Cơ cấu nguồn lao động HTX 2009
STT Phân loại theo trình độ Số người Tỷ lệ
1 Trình độ đại học và trên đại học 22 7,33%
2 Trình độ cao đẳng va trung cấp 150 50%
3 Công nhân kỹ thuật, học nghề 128 42,67%
10
22
150
128
0
50
100
150
Trình độ
Trình độ đại học và trên đại học Trình độ cao đẳng va trung cấp
Công nhân kỹ thuật, học nghề
( Nhân lực và cơ cấu nguồn nhân lực HTX 2008_phòng hành chính tổng hợp)

Ban đầu khi HTX mới thành lập chỉ có 20 nhân viên đều chưa có kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn còn yếu kém,việc vận hành máy móc gặp
nhiều khó khăn .Nhất là khi máy gặp sự cố HTX lại phải mời chuyên gia từ
Trung Quốc sang để sửa chữa. Cho đến nay toàn thể HTX có hơn 300 công
nhân lành nghề hầu hết là người địa phương trong đó có hơn 20 người đạt
trình độ hết đại học và trên đại học,một nửa tốt nghiệp cao đẳng chuyên
nghành công nghiệp nhẹ,còn lại là công nhân trung cấp và học việc. Trong
đó nam là 241 người,60 nữ giới. Vì đây là công việc nặng nhọc,việc trả
lương tính theo đợn vị sản phẩm nên hầu hết công nhân trong HTX là nam
giới,nữ giới chủ yếu làm việc văn phòng hành chính,số ít làm công nhân. So
với năm 2005 thì nhân lực tăng không đáng kể (295 người năm 2005) nên
hầu như công nhân của HTX đều có trên 3 năm kinh nghiệm.Do HTX luôn
chú trọng đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ,chế độ tiền lương ,bảo hiểm xã hội
và các chế độ khác nên số công nhân bỏ việc hầu như rất ít.Tính đến năm
2008 thu nhập bình quân của công nhân đạt 2,5 triệu đồng/1 người /1tháng
cao hơn 1 triệu so với năm 2007.
11
PHẦN 2
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA HTX CỔ PHẦN
VIỆT NHẬT (2005_2008)
1.Tình hình chung:
Tổng giá trị tài sản: 90.262.000.000Đ
Tổng vốn hoạt động thường xuyên:64.076.000.000Đ
Tổng vốn điều lệ: 10.200.000.000Đ
Tổng số xã viên: 09
Tổng số họ viên: 04
Số lao động: 300
12

×