VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài:
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN
ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG KHN KHỔ
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
Sinh viên thực hiện
: NGUYỄN THÀNH BIÊN
Líp
: LUẬT KINH TẾ 2
Khóa học
: 2002 - 2007
Hà Nội 05 - 2007
LỜI NÓI ĐẦU
Nắm bắt được xu thế phát triển mang tính tất yếu của q trình hội nhập
kinh tế quốc tế, tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), Đảng ta
đã đưa ra chủ trương chuyển đổi nền kinh tế của đất nước từ cơ chế tập trung,
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường (nền kinh tế mở) định hướng xã
hội chủ nghĩa. Đây là một chủ trương, chính sách đúng đắn từng bước đưa
nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng trì trệ, chậm phát triển… tham gia ngày
càng mạnh mẽ vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ chủ trương chính
sách của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật.
Trong đó có rất nhiều đạo luật quan trọng như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu
tư, Luật Thương mại… Bên cạnh đó dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý
của Nhà nước chúng ta đã lần lượt là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế
quan trọng như: ASEAN (7/1995); ASEM(6/1996); APEC (11/1998)… và
một sự kiện đặc biệt quan trọng là vào tháng 11/2006 Việt Nam sẽ chính thức
là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Quốc tế (WTO).
Sau bao nhiêu nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong quá trình đàm phán,
ngày 07 tháng 11 năm 2006 đã mở ra cho Việt Nam mét trang sử mới, một vị
thế mới trên chính trường cũng như thương mại thế giới và khu vực. Chúng ta
có những thuận lợi trước vị thế mới là đất nước với một nền chính trị ổn định
với mức tăng trưởng kinh tế cao. Với phương trâm và là kim chỉ nam được
Đảng ta xác định là đi tắt đón đầu, nắm bắt thành tựu khoa học côn nghệ mới.
Do vậy tuy là một nước đi sau và có điểm xuất phát rất thấp nhưng sau một
thời gian rất ngắn chúng ta đã đạt được những thành tựu được cả thế giới
cũng như khu vực công nhận. Và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên
thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhưng với vị thế mới đó,
Việt Nam phải đương đầu với không Ýt những thử thách mà một trong số đó
là vấn đề về sở hữu trí tuệ. Khía cạnh này ở Việt Nam chưa bao giờ được
quan tâm một cách đúng đắn và chính xác. Vấn đề đó. Qua bài viết này tơi chỉ
đề cập đến những vấn đề theo tơi là cịn đang là nhức nhối cho các nhà làm
luật Việt Nam nhưng do kinh nghiệm chưa nhiều nên chắc chắn cịn có những
thiếu sót mong được sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cơ để tơi có thể
hồn thiện hơn.
A. Khái quát chung về tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
WTO - tổ chức thương mại thế giới có trụ sở tại Genevo, Thuỵ Sĩ. Tiền
thân của tổ chức này như chúng ta biết đó là GATT 47. Sau chiến tranh thế
giới lần thứ II, với mục đích tái thiết lập nền kinh tế thế giới bị tàn phá
nghiêm trọng. Ý tưởng về một tổ chức thương mại chung đã được hình thành
và thể hiện cụ thể qua GATT hàng hóa, và GAT dịch vụ. Có thể nói cho đến
hiện nay thì hiệp định chung về thương mại dịch vụ là một thành công của
WTO, nã đáp lại những cố gắng không biết mệt mỏi của cộng đồng quốc tế
trong nỗ lực thống nhất cách xử sự trong thương mại quốc tế.
Thực tế cho thấy cùng với sự phát triển của kinh tế quốc tế, những học
thuyết của những Adam smith, David Ricardo… trong mét giai đoạn nào đó
tỏ ra vô cùng quan trọng khi giao lưu quốc tế. Các ông đều thống nhất rằng
phát triển thương mại quốc tế là cách tốt để phát triển nền kinh tế quốc gia,
làm cho nền kinh tế quốc gia phát triển một cách tự nhiên, minh bạch và lành
mạnh.
Tuy nhiên các quốc gia trong thời điểm hiện nay đứng ở những địa vị
khác nhau hoàn toàn trong giao lưu kinh tế. Những cường quốc như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, EU trong những năm qua luôn được coi là đầu tầu của
kinh tế thế giới và khi đó trong thương mại quốc tế giữa những nước này với
các nước ở thế giới thứ 3 như Đông Nam Á, Châu Phi và một quốc gia chậm
phát triển khác… thì rỏ ràng lợi thế hoàn toàn thuộc về các quốc gia phát triển
kể trên.
Đồng thời do ảnh hưởng của lịch sử nên các quốc gia trên thế giới hiện
nay theo nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, như hệ thống pháp luật Anh Mỹ, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, pháp luật đạo hồi, hệ thống xã hội
chủ nghĩa… đã khiến cho các quốc gia khác nhau có cách hiểu rất khác nhau
về cùng một vấn đề, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, trong thương mại
quốc tế. Điều đó đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của kinh
tế thế giới. Có thể nói trong bối cảnh mà nền kinh tế thế giới đang đứng trước
xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế một cách rõ rệt như hiện nay
thì việc mỗi nước hành xử một kiểu có thể dẫn đến hậu quả xấu tới nền kinh
tế thế giới. Vì có thể quốc gia này trong giao lưu thương mại quốc tế có thể
khơng chịu áp dụng các quy định pháp luật của nước kia, hoặc bất kỳ một
nước thứ 3 nào. Hoặc khi có xảy ra tranh chấp thì những việc như thẩm quyền
giải quyết là của ai, quyền hạn đến đâu… sẽ khó xác định. Việc mỗi quốc gia
có thể hành xử như thế là bởi dù gì thì quốc gia nào cũng muốn bảo vệ hệ
thống pháp luật của bản thân mình, mn cho hệ thống đó ổn định và phát
triển.
Do những yếu tố trên có thể nói rằng một hiệp định chung về thương mại
dịch vụ và thương mại hàng hóa là vơ cùng cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay
thì dịch vụ có thể được coi là một lĩnh vực "béo bở" và thu hút được nhiều sự
chú ý của các quốc gia, cơng ty, tập tồn trên thế giới. Đây cũng là một lĩnh
vực khẳng định rằng cũng rất nhậy cảm, vì khái niệm dịch vụ cho đến bây giờ
vẫn chưa có sự thống nhất giữa các quốc gia. Song cho dù thế nào đi nữa thì
những quy định của WTO về thương mại dịch vụ vẫn có thể được coi là
những quy phạm chuẩn mực của thương mại quốc tế và được hầu như tất cả
các quốc gia trên thế giới ghi nhận.
Trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO thì tổ chức này
đã nổ lực đưa ra những nguy tắc xử sự chung cho thương mại quốc tế, như
khái niệm về thương mại dịch vụ, ký kết hợp đồng quốc tế, giải thích các
thuật ngữ phổ biến trong thương mại quốc tế, trình tự thủ tục giải quyết tranh
chấp trong thương mại dịch vụ quốc tế, cơ quan giải quyết tranh chấp trong
thương mại dịch vụ quốc tế, cơ quan giải quyết tranh chấp là DSB… Asean
được coi là một mơ hình thu nhỏ của tổ chức WTO, nó hoạt động theo những
nguyên tắc WTO và có cơ cấu tổ chức cũng khá giống với WTO.
Những quy định có thể được coi là tiêu chí quan trọng mà các quốc gia
trên thế giới hướng tới là các biện pháp ưu đãi về thuế qua, phi thuế quan,
trong WTO các quốc gia thành viên được đối xử bình đẳng với nhau, có
quyền và nghĩa vụ tương tự nhau. Ví dụ hàng xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ sẽ không bị áp mức thuế cao như hiện nay, khiến cho hàng
hóa Việt Nam sẽ dễ cạnh tranh hơn trên thị trường Hoa Kỳ. Hoặc khi có xảy
ra bất kỳ tranh chấp nào giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì việc với cơ chế giải
quyết minh bạch và tuân theo quy định chặt chẽ thì quyền lợi của Việt Nam
và một số quốc gia chậm phát triển khác sẽ được đảm bảo. Tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của thương mại quốc tế.
Việc các quốc gia nỗ lực cùng nhau thỏa thuận cách xử sự chung là điều
không phải là mới nhưng hiện nay trong thương mại dịch vụ thì điều đó là tối
cần thiết. Qua việc tự thỏa thuận, tự mình tham gia ký kết hiệp định thương
mại dịch vơ chung khiến cho quốc gia cân nhắc được tính cần thiết của hiệp
định này và qua đó cũng nâng cao tự giác khi áp dụng các quy định của hiệp
định. Đồng thời với việc đó thì WTO cịng quy định việc giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ quốc tế.
B. Những nội dung cơ bản trong pháp luật WTO về sở hữu trí tuệ
I. WTO và hiệp định TRIPS
Sở hữu Trí tuệ khơng phải là một vấn đề mới trong hoạt động kinh tế thế
giới. Trước đó, đã tồn tại nhiều hiệp định song phương và đa quy định về
SHTT trong đó quan trọng nhất là công ước Pari về bảo hộ sở hữu công
nghiệp (ký kết năm 1983; sửa đổi năm 1979); cơng ước Berne về bảo hộ tác
phẩm văn phịng nghệ thuật (ký kết năm 19896; sửa đổi năm 1979); công ước
Roma về bảo hộ người biểu diễn, nhà xuất bản ghi âm và các tổ chức phát
sóng (ký 1961)… các điều ước nói trên thể hiện vai trị ngày càng quan trọng
của các quyền về sở hữu trí tuệ đối với hoạt động đầu tư, sản xuất thương mại
đối với từng quốc gia cũng như đối với các nước trong khu vực và trên toàn
thế giới.
Phải đến những năm 1980 trở đi các quyền sở hữu trí tuệ mới được các
quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm trong hoạt động thương mại. Hiệp
định TRIPS được các thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO ký kết
ngày 15/04/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định các khía
cạnh liên quan đến thương mại của các quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định TRPS ra đời đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong việc
nâng cao ý thức của toàn nhân loại về ý nghĩa của quyền sở hữu trí tuệ - một
quyền mới được nhân loại bảo vệ coi đó như là một hoạt động khơi nguồn sự sáng
tạo.
Điều 7, hiệp định TRIPS quy định về ý nghĩa và mục đích tối quan trọng
của hiệp định này là: "góp phần thúc đẩy việc cải tiến, chuyển giao và phổ
biến công nghệ, mang lại lợi Ých cho cả người sáng tạo và người sử dụng
công nghệ, cũng như lợi Ých kinh tế - xã hội nói chung và bảo đảm sự cơng
bằng giữa quyền và nghĩa vụ". Hiệp định này đã tái khẳng định và mở rộng
các quy định của các cơng ước trước đó, đồng thời hiệp định cũng yêu cầu các
thành viên của tổ chức WTO phải xây dựng các quy chuẩn tối thiểu nhằm bảo
vệ các quy định về các quyền Sở Hữu trí tuệ cơ bản nhất.
II. Nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS
1. Nghĩa vụ của các nước thành viên
Mỗi nước thành viên có nghĩa vụ dành cho cơng dân của các nước thành
viên khác - theo nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc sự bảo hộ
và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Tức là khơng
có sự phân biệt đối xử các cơng dân về các quyền sở hữu trí tuệ đã được ghi
nhận trong công ước này.
2. Phạm vi điều chỉnh
Hiệp định TRIPS là hiệp định đa phương hoàn thiện nhất quy định về
các quyền Sở hữu trí tuệ, các lĩnh vực sở hữu trí tuệ được điều chỉnh là: nhãn
hiện hàng hóa, bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả tên
gọi xuất xứ; kiểu dáng công nghiệp; bả hộ giống cây trồng mới; thiết kế bố trí
mạch tích hợp và thơng tin khơng được tiết lộ, bao gồm cả thông tin thương
mại và dữ liệu thử nghiệm.
3. Nguyên tắc cơ bản
Các nguyên tắc cơ bản về đối xử quốc gia (cấm các thành viên phân biệt
đối xử giữa các cơng dân nước mình với cơng dân của các nướ thành viên
khác) được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ thuộc phạm
vi điều chỉnh của hiệp định. Các nghĩa vụ này không chỉ được áp dụng đối với
các tiêu chuẩn về nội dung của việc bảo hộ mà còn áp dụng đối với các tiêu
chuẩn về nội dung của việc bảo hộ mà còn áp dụng đối với cả những vấn đề
liên quan đến khả năng đạt được, xác lập phạm vi, việc duy trì và thực thi
quyền sở hữu trí tuệ cũng như những vấn đề hướng tới quyền sở hữu trí tuệ
được điều chỉnh cụ thể trong hiệp định.
4. Các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu
Để bảo hộ đầy đủ các quyền sở hữu trí tuệ hiệp định đã quy định tiêu
chuẩn bảo hộ tối thiểu về từng yếu tố bảo hộ cơ bản. đó là các đối tượng được
bảo hộ, các quyền được cấp và ngoại lệ được phép đối với các quyền bảo hộ
tối thiểu. Hiệp định này yêu cầu trước hết các nước thành viên WTO phải
tuân thủ về mặt nội dung các điều: Pari, Berne, IPIC 46. Còn các ngoại lệ
được ghi nhận tại điều 2.1, 9.1 và điều 35 của hiệp định này. Mặt khác điều
ước này cũng bổ sung một số quy định quan trọng mà các điều ước trên
không điều chỉnh hoặc điều chỉnh không thỏa đáng.
5. Quyền tác giả
Đối tượng bảo hộ là cách thức thể hiện chứ không phải là các ý tưởng,
trình tự, hay phương pháp vận hành các khái niệm tốn học (điều 9.1).
Chương trình máy tính, bất kể dưới dạng mã nguồn hay mã máy, được bảo hộ
như bảo hộ tác phẩm văn học theo công ước BERNE (điều 10.1). Cơ sở dữ
liệu được bảo hộ theo quyền tác giả, bất kể dưới hình thức đọc được hay
bằng máy hoặc dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp bản thân các dữ
liệu không được bảo hộ, với điều kiện việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu là sự
sáng tạo trí tuệ (điều 10.2).
Quyền tác giả phải bảo đảm cả quyền thuê bản gốc và bản sao (điều 11)
Thời gian bảo hộ: đối với tác phẩm không phải là tác phẩm nhiếp ảnh và
tác phẩm mỹ thuật ứng dụng - Nếu khơng tính theo đời người thì Ýt nhất là
50 năm tính từ ngày cuối cùng của năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra
(điều 12).
6. Quyền liên quan
Đối tượng được bảo hộ liên quan đến các quyền tác giả, gồm các chương
trình biểu diễn, ghi âm, phát thanh, truyền hình.
Quyền của người biểu diễn: là độc quyền ghi âm buổi biểu diễn, sao
chép các bản ghi âm buổi biểu diễn, phát sóng tới cơng chúng (điều 14.1).
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm: là độc quyền bản sao chép (điều
14.2), cho thuê bản ghi âm (điều 14.2).
Thời hạn bảo hộ tối thiểu là 50 năm đối với người biểu diễn và nhà sản
xuất bản ghi âm và 20 năm đối với tổ chức phát thanh, truyền hình.
7. Nhãn hàng hóa
Đối tượng bảo hộ là mọi dấu hiệu hữu hình hoặc sự kết hợp các giấu
hiệu đó, có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp này
với hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp khác. (điều 15).
Có thể cho phép đăng ký các dấu hiệu vơ hình (điều 14.3)
Nhãn hiệu dịch vụ phải được bảo hộ tương tự như nhãn hiệu hàng hóa
(điều 153.1, 15.4, 16.2 và 62.3) nhãn hiệu nổi tiếng phải được bảo hộ từ khi
chưa đăng ký.
8. Các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu
Đối với các nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký, chủ sở hữu có độc
quyền ngăn cấm những người khơng được sự đồng ý của mình sử dụng trong
hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng
hóa mà mình đã đăng ký sở hữu (điều 16.1)
Thời hạn bảo hộ Ýt nhất là 7 năm và có thể gia hạn khơng giới hạn số
lần (điều 180.
Các quy định khác về nhãn hàng hóa được quy định tại: điều 19, điều 20
và điều 21 của công ước).
9. Chỉ dẫn địa lý
Là những chỉ dẫn dùng để chỉ xuất xứ của hàng hóa từ lãnh thổ các nước
thành viên, hoặc một khu vực, lãnh thổ địa phương đó mà có chất lượng đặc
thù (điều 22.1)
Nội dung bảo hộ là ngăn chặn bằng các biện pháp pháp lý, việc sử dụng
các chỉ dẫn để lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa và cấu
thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại điều 10, công
ước Pari (điều 22.2)
Nhãn hiệu hàng hóa có xuất xứ sai sự thật khơng được bảo hộ và từ chối
hoặc từ bỏ đăng ký theo quy định tại (điều 22.3)
10. Kiểu dáng công nghiệp
Đối tượng được bảo hộ: là mọi kiểu dáng cơng nghiệp có tính mới hoặc
nguyên gốc, được tạo ra một cách độc lập.
Quyền của chủ sở hữu: độc quyền sản xuất, bán, nhập khẩu nhằm mục
đích thương mại sản phẩm.
Thời hạn bảo hộ: tối thiểu tổng cộng là 10 năm.
11. Patent
Đối tượng bảo hộ: là mọi sáng chế có tính mới có tính sáng tạo và khả
năng áp dụng công nghiệp (điều 27.1)
Các quyền của chủ sở hữu: ngăn cản những người khác không được thực
hiện các hành vi sản xuất, sử dụng, chào bán… (điều 28).
12. Giống cây trồng
Giống cây trồng phải được bảo hộ bằng hệ thống Patent hoặc một hệ
thống riêng (điều 27.3). Mơ hình bảo hộ phải tn thủ theo quy định của công
ước bảo hộ giống cây trồng (Cơng ước UPOV) là mơ hình phổ biến và được
coi là hữu hiệu.
13. Thiết kế bố trí
Đối tượng bảo hộ: là các thiết kế bố trí mạch tích hợp có tính ngun tốc.
Các quyền của chủ thể: Quyền sao chép, và quyền nhập khẩu, bán và các
hành vi phân phối khác nhằm mục đích thương mại (điều 36).
Thời hạn bảo hộ là: 10 năm.
14. Thông tin không công bố (thương mại mật và dữ liệu thử nghiệm)
Đối tượng bảo hộ: là các thơng tin khơng cơng bố, có giá trị thương mại
do tính bí mật và được bảo mật bằng những biện pháp phù hợp. (Điều 39.2)
Quyền của chủ sở hữu: là ngăn cản việc bộc lộ, thu nhập, hoặc sử dụng
của những người khác mà khơng có sự đồng ký của mình.
III. Các biện pháp bảo đảm thực thi quyền SHTT
Nội dung của nhóm các quy định này là liên quan đến các thủ tục nhằm
đảm bảo các quy định của hiệp định có giá trị thực thi trên thực tế. Tôi xin đưa ra
các biện pháp cơ bản nhằm bản hộ quyền SHTT, đó là các biện pháp cơ bản sau:
1. Thủ tục dân sự và hành chính. (điều 42; điều 44. điều 45; điều 46)
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời (điều 50)
3. Các biện pháp kiểm soát biên giới (điều từ 51 đến 60)
4. Các thủ tục hình sự (điều 61)
5. Các quy định khác:
a. Xác lập và duy trì quyền sở hữu trí tuệ (điều 62.2)
b. Thời hạn chuyển tiếp (điều 65, điều 66)
c. Giải quyết tranh chấp: được thực hiện theo cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO.
C. Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam: đổi mới hoàn thiện
theo các quy chuẩn của hiệp định TRIPS - tổ chức WTO
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập tổ chức WTO vào đầu năm 1995.
Sau nhiều vòng đàm phán song phương và đa phương với các nước là thành
viên của WTO, Việt Nam đã chính thức kết thúc với 32 nước thành viên vào
tháng 6/2006, và theo tiến trình sẽ trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới vào tháng 11/2006.
Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực
và trên trường quốc tế thì việc cải cách hệ thống pháp luật nói chung và cải
cách pháp luật về SHTT là một yêu cầu cấp thiết. Trong những năm qua Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh trực
tiếp các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực SHTT.
Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới chính sách
kinh tế từ tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước. Thì chính sách pháp luật cũng có sự thay đổi mạnh mẽ
nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Chính sách đó đã thu được những thành công rực rỡ:
Về kinh tế:
Đại hội Đảng VI đánh dấu sự đổi mới của Việt Nam về mọi mặt, từ tư
duy đến cơ cấu nền kinh tế. Tư tưởng bảo thủ dần bị loại bỏ, tư duy bao cấp
khơng cịn. Đó là minh chứng cho một Việt Nam mới. Việt Nam kinh tế thị
trường với định hướng xã hội chủ nghĩa.
Những năm 80, Việt Nam chóng ta và các nước xã hội chủ nghĩa khác
lâm vào tình trạng suy thối nặng nền về kinh tế, nhiều nước Đơng Âu, trong
đó có Liên Bang Nga lâm vào khủng hoảng chính trị dẫn đến sự sụp đổ hàng
loạt vào năm 1991. Trong khi đó nước bạn Trung Quốc đã tiến hành cải cách
từ năm 1978 trong những khó khăn chồng chất là động lực thúc đẩy Việt Nam
có sự thay đổi lớn về tư tưởng trong bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là trong đội
ngũ của Đảng ta. Sớm nhận định tình hình, tránh vết xe đổ của Đơng Âu và
Nga, kiên quyết xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa nên việc chuyển
hướng kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường có định
hướng xã hội chủ nghĩa là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều đó nói lên
việc Đảng đã rất tỉnh táo khi chèo lái con thuyền Việt Nam qua sóng to gió
lớn và có sự phát triển hết sức triển vọng.
Trong gần 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam được
đánh giá là rất cao, luôn giao động ở mức 7 - 10%/năm. Một nỗ lực khơng biết
mệt mỏi của tồn thể nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.
Ổn định chính trị có thể nói là điểm mạnh nhất của Việt Nam so với các nước
trong khu vực và thế giới. Từ sự ổn định đó khiến cho việc thu hút đầu tư tiến
triển rất khả quan. Hơn nữa trong mắt bạn bè quốc tế hình ảnh Việt Nam được
cải thiện rõ rệt và cơ hội đến với Việt Nam rõ ràng là nhiều hơn.
Nắm bắt được những yếu tố trên, Việt Nam trong những năm đổi mới
vừa qua một mặt rất tích cực thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh
xuất khẩu vào những thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… theo thống
kê của Bộ Thương mại, tỷ trọng xuất khẩu sang EU trong tổng xuất khẩu của
Việt Nam ngày một ra tăng, mức tăng trưởng lớn hơn so với thị trường Trung
Quốc, ASEAN, Nhật Bản. Trước năm 1996, EU chỉ đứng thứ 3 với tỷ trọng
13.2%. Song bắt đầu từ 1997 khi mà EU dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi
thuế quan -GSP, xuất khẩu của Việt Nam sang EU là thị trường lớn với gần
490 triệu dân, thu nhập cao với tổng thu nhập lên tới 11000 tỷ USD: chiến
27.8% tổng GDP, 1/3 tổng giá trị thương mại quốc tế và gần với luồng đầu tư
trực tiếp tồn cầu.
Có thể thấy việc chuyển hướng đầu tư của Việt Nam sang thị trường EU
là hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực để trở thành thành
viên chính thức của WTO. Bên cạnh đó sức Ðp từ thị trường Hoa Kỳ ngày
một lớn thể hiện qua những vụ kiện độc quyền những năm qua. Hơn nữa EU
luôn ưu đãi Việt Nam hơn so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Do đó có
thể kết luận rằng thị trường EU là thị trường rất tiềm năng và "dễ tính" hơn
nhiều so với các thị trường truyền thống của Việt Nam. Một điểm cần lưu ý
nữa là EU được coi là một đối trọng kinh tế. Vai trị của EU trong thương mại
quốc tế là vơ cùng lớn. Với nguồn tài chính dồi dào, cơng nghệ hiện đại vào
bậc nhất thế giới, nhiều cơ quan trụ sở quốc tế đã khiến tiếng nói của EU trở
lên rất có trọng lượng. Vì vậy ta có thể tận dụng những ưu điểm trên tranh thủ
sự ủng hộ từ EU trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể mục tiêu
trước mắt là trở thành thành viên của WTO.
Về pháp luật:
- Ngày 11/01/1989 quốc hội đã ban hành quyền sở hữu công nghiệp;
- Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994;
- Luật dân sự 1995 ( phần VI - Quyền Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công
nghệ)
- Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996 quy định về việc bảo hộ
sáng chế, giải pháp hữu Ých và kiểng công nghiệp.
- Nghị định số 42/2003/NĐ - CP về bảo vệ thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn.
- Luật sở hữu trí tuệ quốc hội thơng qua ngày 29/11/20050.
Và rất nhiều các văn bản pháp luật khác, quy định về Quyền sở hữu trí
tuệ. Các văn bản pháp luật này đã góp phần rất quan trọng trong hoạt động
bảo hộ quyền Quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Góp phần hồn thiện dần
các quy phạm pháp luật trong nước tiến dần hơn tới các quy chế của các quy
phạm pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ là các quy phạm này chưa
được thực thi một cách triệt để trên thực tế. Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
chưa được coi trọng đúng như vai trị và tầm vóc của nó. Sự vi phạm pháp
luật về quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam là rất phổ biến. Mà các biện pháp để
đảm bảo các quy phạm pháp luật được thực thi trên thực tế có hiệu quả khơng
cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong đó các quyền
về thương mại được thực sự coi trọng đặc biệt là các quyền về quyền sở hữu
trí tuệ. Chúng ta cần phải có cơ chế bảo vệ tốt hơn nữa Quyền sở hữu trí tuệ,
để khi chóng ta là thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế
chúng ta chủ động đối với đầu với những vụ kiện về Quyền sở hữu trí tuệ.
D. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO trong
lĩnh vực SHTT
Theo đánh giá chung của các tổ chức WIPO và UNTAD cũng như theo
kinh nghiệm của nhiều nước đã từng trải qua giai đoạn phát triển của hệ thống
SHTT thì đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc phải chấp
nhận trước các quy định của hiệp định TRIPS - WTO trước mắt sẽ tạo ra
những khó khăn, thậm chí sẽ có những tác động xấu trong một số mặt. Nhưng
nếu chúng ta vượt qua được những khó khăn thử thách đó trong thời gian đầu
thì chóng ta sẽ thu được những khó khăn thử thách đó trong thời gian đầu thì
chúng ta sẽ thu được những thành tựu to lớn. Việc bảo hộ những quy chuẩn
của Hiệp định TRIS - WTO sẽ mang lại những tác động tích cực cho nền kinh
tế Việt Nam.
Chóng ta có thể dự đoán được các tác động sau:
- Tác động về hạn chế khả năng tiếp cận của xã hội và người tiêu dùng
Việt Nam đối với các hoạt động sản phẩm dịch vụ.
- Ảnh hưởng tới việc thực hiện một số chính sách xã hội.
Như vậy, để bảo vệ tốt nhất các quy định của hiệp định này thì chúng ta
phải biết hy sinh đi cái lợi trước mắt - trả phí bản quyền về Sở hữu trí tuệ. Để
thu được cái lợi lớn hơn về lâu dài là kích thích được tinh thần sáng tạo trong
quần chúng nhân dân, thu hót manh mẽ hàng hóa hơn nữa nguồn chất xám từ
bên ngoài, cũng như nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Tận dụng tốt
nguồn lực từ bên ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nền kinh tế trong
nước phát triển.
KẾT LUẬN
Quyền về sở hữu trí tuệ là một trong những quyền rất được chú trọng
trong hoạt động thương mại quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đã và đang được đặt ra đối với nước ta
như một nhu cầu cấp thiết. Trong những năm gần đây việc xây dựng, hoàn
thiện, cũng như ban hành hoặc ký kết các điều ước song phương và đa
phương về quyền sở hữu trí tuệ ln được coi là một trong những nhiệm vụ
quan trọng. Tháng 11/2005 quốc hội nước ta đã ban hành bộ luật về quyền sở
hữu trí tuệ là bước tiến quan trọng trong hoạt động lập pháp nhằm đáp ứng tốt
hơn nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Gia nhập tổ chức thương mại quốc tế là gia nhập một sân chơi kinh tế
rộng lớn của toàn cầu, nơi luôn luôn tồn tại những thời cơ và thách thức.
Nước ta là đất nước có nền kinh tế đang phát triển, kinh tế còn phụ thuộc
nhiều vào các ngành sản xuất nông nghiệp thủ công khi gia nhập tổ chức
WTO chóng ta có những lợi thế nhất định nhưng khó khăn và thử thách là rất
lớn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự năng động của nền kinh tế và những điều
kiện ưu đãi về tự nhiên cũng như về vị trí địa lý chóng ta ln hy vọng vào
một tương lai tươi sáng. Tương lai Êy phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ
những người sẽ tiếp bước cha anh dệt nên trang sử vàng của dân tộc.
Bên cạnh những khó khăn thì những lợi thế khơng thể phủ nhận khiến
Việt Nam có thể đẩy mạnh chanh cơng cuộc cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa,
đất nước nâng cao đời sống nhân dân. Từng bước biến các chủ trương trên lý
thuyết thành thực tế. Nắm bắt cơ hội, thu hút thêm những đầu tư trong và
ngồi nước. Đưa hình ảnh Việt Nam lên một tầm cao mới. Hy vọng với
những gì chúng ta làm kết quả sẽ là câu trả lời xứng đáng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hiệp định Trips
- Hiệp định GATT và GATTS
- Luật sở hữu trí tuệ
MC LC
Lời nói đầu............................................................................. 2
A. Khái quát chung về tổ chức thơng mại quốc tế (WTO).......3
B. Những nội dung cơ bản trong pháp luật WTO về sở hữu
trí tuệ..................................................................................... 5
I. WTO và hiệp định TRIPS.................................................5
II. Nội dung cơ bản của hiệp định TRIPS..........................6
1. Nghĩa vụ của các nớc thành viên...................................6
2. Phạm vi điều chỉnh.....................................................6
3. Nguyên tắc cơ bản.......................................................7
4. Các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu.....................................7
5. Quyền tác giả................................................................7
6. Quyền liên quan............................................................8
7. NhÃn hàng hóa...............................................................8
8. Các quyền của chủ sở hữu nhÃn hiệu...........................8
9. Chỉ dẫn địa lý............................................................9
10. Kiểu dáng công nghiệp...............................................9
11. Patent..........................................................................9
12. Giống cây trồng.........................................................9
13. Thiết kế bố trí............................................................9
14. Thông tin hkông công bố (thơng mại mật và dữ liệu
thử nghiệm)....................................................................10
III. Các biện pháp bảo đảm thực thi quyền SHTT..............10
C. Hệ thống pháp luật về SHTT của Việt Nam: đổi mới hoàn
thiện theo các quy chuẩn của hiệp định TRIPS - tæ chøc
WTO.......................................................................................10
D. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhËp tỉ chøc WTO
trong lÜnh vùc SHTT..............................................................13
KÕt ln.................................................................................15
Tµi liƯu tham kh¶o................................................................16