Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Các vấn đề pháp lý về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.46 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bộ Mơn Luật Kinh Tế

TIỂU LUẬN
Đề tài :

Các vấn đề pháp lý về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và giải pháp

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Huỳnh Thanh Nghị
Sinh viên thực hiện: Đỗ Như An (01)
Nguyễn Khắc Hồng Vĩnh (41)
Lớp: TCDN 08 - Khóa 33

Tp Hồ Chí Minh, năm 2009


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC


Mở đầu-------------------------------------------------------------------------------trang 1
Phần I : Mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật doanh
nghiệp 2005
1.Khái niệm và đặc điểm-----------------------------------------------------------trang 2
2.Vốn của công ty-------------------------------------------------------------------trang 2
3.Chủ sở hữu công ty----------------------------------------------------------------trang 2
4.Tổ chức quản lý công ty----------------------------------------------------------trang 4


Phần II : Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên
A/ Thực trạng
I. Tình hình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang cơng ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên
1. Những kết quả thuận lợi--------------------------------------------------------trang 9
2. Những cản trở, khó khăn, vấn để nảy sinh trong quá trình thực hiện----trang 12
II. Tình hình hoạt động và tổ chức quản lý của các công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước
1.Kết quả đạt được------------------------------------------------------------trang 14
2.Những tồn tại và hạn chế--------------------------------------------------trang 15
B/ Giải pháp-------------------------------------------------------------------------trang 18
Kết luận-----------------------------------------------------------------------------trang 22

Mở Đầu
Mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một mơ hình
khơng xa lạ gì trên nền kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu. Mơ
hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, ngồi mang những đặc điểm
của cơng ty trách nhiệm hữu hai thành viên trở lên, cịn có những ưu điểm
riêng và cũng được phổ biến khá rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt
Nam, loại hình cơng ty này cịn khá mới mẻ, chỉ mới được chính thức thừa


nhận rộng rãi và có khung pháp lí hồn chỉnh trong luật doanh nghiệp năm
2005. Do đặc tính đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là
cho phép chủ sở hữu cơng ty có tồn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan
đến hoạt động của công ty, và đặc điểm này rất phù hợp với mơ hình cơng ty
mẹ- cơng ty con trong kế hoạch triển khai chuyển đổi và sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước; vì thế từ năm 2001 chuyển đổi cơng ty nhà nước sang công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã trở thành một trong những kế hoạch

quan trọng của việc chuyển đổi và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, và cũng
là một đề tài được các nhà kinh tế, chính trị cũng như luật học tranh cãi khá sơi
nổi. Tuy nhiên tiến trình chuyển đổi cũng gặp khá nhiều vướng mắc khó khăn,
cho đến nay mới tạm được gọi là đi vào nề nếp, bài tiểu luận sau sẽ giới thiệu
khái qt về mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các vấn
đề pháp lý xung quanh việc chuyển đồi công ty nhà nước sang công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.

Phần I: Mơ Hình Cơng Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Theo
Luật Doanh Nghiệp 2005
1. Khái niệm và đặc điểm
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức
hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ
của công ty.


Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ
phần.
2. Vốn của công ty
Vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hình thành trên cơ sở
vốn góp của chủ sở hữu cơng ty khi hình thành cơng ty. Sau khi được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp cho công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ
sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ
sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng

vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn của người khác, công ty phải
đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời
hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào cơng ty.
3. Chủ sở hữu của công ty
Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo luật
doanh nghiệp 2005 có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức (pháp nhân) và đều
được pháp luật ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cụ thể.
Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền quyết định những vấn đề quan trọng
nhất của công ty như: nội dung điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ công
ty; chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của cơng ty, các dự
án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong
báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty hoặc với một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy
định tại điều lệ của công ty, các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công
nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do điều lệ cơng
ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn quy
định tại điều lệ cơng ty; bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá
trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty hoặc một tỷ lệ
khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty; tăng vốn điều lệ của công ty;
chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của cơng ty cho tổ chức, cá
nhân khác; thành lập công ty con, góp vốn vào cơng ty khác; tổ chức giám sát


và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; việc sử dụng lợi nhuận sau khi
đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của cơng ty.
Chủ sở hữu cơng ty là cá nhân có quyền quyết định các vấn đề như: nội dung
điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, đầu tư, kinh doanh và quản trị
nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ cơng ty có quy định khác; chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài

chính khác của cơng ty, tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; thu
hồi tồn bộ giá trị tài sản của cơng ty sau khi cơng ty hồn thành giải thể hoặc
phá sản; các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ cơng ty.
Chủ sở hữu cơng ty có những nghĩa vụ như: góp vốn đầy đủ và đúng hạn như
đã cam kết; trường hợp khơng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, tuân
thủ điều lệ công ty; phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty
và tài sản của công ty, chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu
của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là chủ tịch công ty
và giám đốc và tổng giám đốc; tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và
pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các
giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty; thực hiện các nghĩa vụ
khác theo qui định.
Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một
phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp
rút một phần hoặc tồn bộ vốn đã góp ra khỏi cơng ty dưới hình thức khác thì
phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
công ty. Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá
nhân khác, cơng ty phải đăng kí chuyển đổi thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày chuyển
nhượng. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi cơng ty khơng
thanh tốn đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
4. Tồ chức quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
là tổ chức
Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo ủy
quyền với nhiệm kì khơng q năm năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ


của mình theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 và pháp luật có liên quan.

Người đại diện theo ủy quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy
định cùa pháp luật. Chủ sở hữu công ty có quyền thay thế người đại diện theo
ủy quyền bất cứ khi nào. Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm
đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm hội
đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên; trong trường
hợp này hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền. Trường
hợp một người được bổ nhiệm làm người đại diện theo ủy quyền thì người đó
làm chủ tịch cơng ty, trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của cơng ty
bao gồm chủ tích cơng ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm sốt viên.
Điều lệ cơng ty qui định chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty
hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công
ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam;
nếu vắng mặt quá ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản
cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty theo nguyên tắc
quy định tại điều lệ công ty. Chức năng, quyền và nhiệm vụ của hội đồng
thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên
được pháp luật qui định.
Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cơng ty; có quyền nhân danh cơng ty thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và
chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo
quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ
cụ thể và chế độ làm việc của hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty
được thực hiện theo quy định tại điều lệ cơng ty và pháp luật có liên quan. Chủ
sở hữu công ty chỉ định chủ tịch hội đồng thành viên. Nhiệm kì, quyền và
nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng thành viên không quá năm năm. Chủ tịch hội
đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kì khơng hạn chế. Hội đồng
thành viên có thể được triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của chủ tịch
hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng thành viên hoặc
theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên theo quy định của pháp

luật.
Cuộc họp của hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần
ba số thành viên dự họp. Trường hợp điều lệ công ty không quy định thì mỗi


thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên
có thể thơng qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Quyết
định của hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành
viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại cơng
ty, chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của cơng ty phải được ít
nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận. Quyết định của hội đồng
thành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp điều lệ
công ty quy định phải được chủ sở hữu công ty chấp thuận. Các cuộc họp của
hội đồng thành viên phải được ghi vào sổ biên bản. Nội dung biên bản họp hội
đồng thành viên áp dụng theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của của chủ sở hữu cơng ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở
hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định
của pháp luật. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của chủ
tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại điều
lệ công ty và pháp luật có liên quan. Quyết định của chủ tịch công ty về thực
hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cơng ty có giá trị pháp lý kể từ ngày
được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp điều lệ cơng ty có quy định
khác.
Giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
do hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê với nhiệm kì
khơng q năm năm đề điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công
ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng
thành viên hoặc chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của

mình. Giám đốc hoặc tổng giám đốc có các quyền như : tổ chức thực hiện
quyết định của hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; quyết định các vấn
đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực
hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế
quản lý nội bộ công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản
lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên
hoặc chủ tịch công ty; ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc
thẩm quyền của chủ tịch công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức cơng ty;
trình báo cáo quyết tốn tài chính hằng năm lên hội đồng thành viên hoặc chủ


tịch công ty; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh
doanh, tuyển dụng lao động; các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty,
hợp đồng lao đồng mà Giám đốc hoặc tổng giám đốc ký với chủ tịch hội đồng
thành viên hoặc chủ tịch công ty.
Giám đốc hoặc tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện
như: có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; khơng phải là người có liên quan
của thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, người có thẩm
quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo ủy quyền hoặc chủ tịch cơng ty;
có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, tương ứng trong quản trị kinh
doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu
chuẩn, điều kiện khác quy định tại điều lệ cơng ty.
Kiểm sốt viên của cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có số
lượng từ một đến ba và do chủ sỡ hữu công ty bổ nhiệm với nhiệm kì khơng
q ba năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu
công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Kiểm sốt viên có
nhiệm vụ: kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của hội đồng thành
viên, chủ tịch công ty và giám đốc hoặc tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện
quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của cơng ty;

thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá
cơng tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu cơng ty hoặc
cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu cơng ty báo cáo thẩm định;
kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành công việc kinh doanh của công ty; các nhiệm vụ khác quy định tại
điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu cơng ty.
Kiểm sốt viên có quyền xem xét bất kì hồ sơ, tài liệu nào của cơng ty tại
trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phịng đại diện của cơng ty. Thành viên hội
đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản
lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền
chủ sở hữu, về quản lí, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo
yêu cầu của kiểm soát viên. Kiểm soát viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn và
điều kiện : có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm
quản lý doanh nghiệp; khơng phải là người có liên quan của thành viên hội
đồng thành viên, chủ tịch phải là người có liên quan của thành viên hội đồng


thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, người có thẩm
quyền trực tiếp bổ nhiệm kiểm sốt viên; có trình độ chun mơn hoặc kinh
nghiệm nghề nghiệp về kế tốn, kiểm tốn hoặc trình độ chun môn, kinh
nghiệm thực tế trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu
chuẩn, điều kiện khác quy định tại điều lệ công ty.
Thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng
giám đốc và kiểm sốt viên có các nghĩa vụ như: tn thủ pháp luật, điều lệ
công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách
trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của công
ty và chủ sở hữu công ty; trung thành với lợi ích của cơng ty và chủ sở hữu
cơng ty, khơng sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm
dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của

tổ chức, cá nhân khác; thơng báo kịp thời đầy đủ và chính xác cho cơng ty về
các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ
phần, phần vốn góp chi phối (thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và
chi nhánh của cơng ty); các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều
lệ công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng
khi cơng ty khơng có khả năng thanh tốn đủ các khoản nợ đến hạn.
Người quản lí cơng ty và kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc lương và
lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Chủ sở hữu công
ty quyết định mức thù lao, lương và lợi ích khác của người quản lý cơng ty và
kiểm sốt viên được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật
thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có kiên quan và được thể hiện thành
mục riêng trong báo cáo tài chính năm của cơng ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá
nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân có chủ tịch cơng
ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch
công ty. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là người đại diện
theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ công ty. Chủ tịch cơng ty
có thể kiêm nhiệm hoặc th người khác làm giám đốc. Quyền, nghĩa vụ và
nhiệm vụ cụ thể của giám đốc được qui định tại điều lệ công ty, hợp đồng lao
động mà giám đốc hoặc tổng giám đốc kí với chủ tịch cơng ty.


Hơp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ
chức với các đối tượng luật định (chẳng hạn: chủ sở hữu công ty và người có
liên quan của chủ sở hữu cơng ty; người có thẩm quyền bổ nhiệm những người
quản lý và người có liên quan của họ) phải được hội đồng thành viên hoặc chủ
tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên xem xét quyết
định theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết. Người địa
diện theo pháp luật của công ty phải gửi cho hội đồng thành viên hoặc chủ tịch

công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên; đồng thời, niêm yết
tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội
dung giao dịch đó.
Những hợp đồng, giao dịch này chỉ được chấp thuận khi có đủ các điều kiện
sau đây:


Các bên kí kết hợp đồng hoặc thực hiện giao dịch là những chủ thể pháp
lý độc lập, có quyền, nghĩa vụ tài sản và lợi ích riêng biệt.



Giá sử dụng trong hợp đồng hoặc giao dịch là giá thị trường tại thời điểm
hợp đồng được ký kết hoặc giao dịch được thực hiện.



Chủ sở hữu công ty tuân thủ đúng nghĩa vụ quy định của pháp luật về
hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay,
thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
Nếu những hợp đồng, giao dịch này giao kết không đúng quy định sẽ bị vô

hiệu và xử lý theo qui định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của
công ty và các bên của hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hồn trả
cho cơng ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.
Hợp đồng, giao dịch giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá
nhân với chủ sở hữu công ty hoặc người có liên quan của chủ sở hữu công ty
phải được ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.
Phần II : Chuyển Đổi Doanh Nghiệp Nhà Nước Sang Công Ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên

A/ THỰC TRẠNG
I. Tình hình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên:
1. Những kết quả thuận lợi:
Điểm đáng chú ý đầu tiên là sau nhiều năm triển khai đổi mới đã dần dần
giải quyết được các vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý. Hệ thống pháp luật về


chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên ngày càng được hoàn thiện, nay đã trở nên tương đối hoàn chỉnh và
đồng bộ, và đồng thời cũng được bổ sung kịp thời cho phù hợp với chủ trương
đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu của thực tế.
Cụ thể, sau khi ban hành nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
thành cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; các bộ có liên quan đã
ngay sau đó cho ban hành các văn bản hướng dẫn có liên quan như: Thơng tư
số 01/2002 của bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về quy trình chuyển đổi,
Thơng tư 26/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính nhằm hướng dẫn các vấn đề tài
chính khi chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên. Đồng thời, để trợ giúp các doanh nghiệp nhà nước, các doanh
nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành cơng ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định 58/2002/QĐ
–TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước
đã phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của các
bộ ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện chuyển
đổi. Theo đó, chỉ sau một năm sau khi ban hành nghị định 63/2001/NĐ-CP,
Chính phủ đã hình thành tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ khung pháp luật từ
việc xác định đối tượng chuyển đổi như trình tự, thủ tục chuyển đổi, nguyên
tắc xử lý tài chính và lao động; các cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định
chuyển đổi, tổ chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi.

Mặc dù đã có khung pháp luật tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh, các quy
định về chuyển đổi công ty nhà nước được xây dựng và ban hành nhằm thể
chế các định hướng của Đảng về cải cách doanh nghiệp nhà nước và tuân thủ
khung pháp lý của Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp. Vì thế câu
hỏi được đặt ra là sau khi chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, các doanh nghiệp nhà nước này sẽ tiếp tục hoạt động theo sự điều chỉnh
của luật doanh nghiệp nhà nước hay chuyển sang hoạt động theo luật doanh
nghiệp? Do đó, Chính phủ đã kịp thời sửa đổi bổ sung khung pháp luật về
chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên, đó là qua các nghị định 145/2005/NĐ-CP ngày 21/11/2005 về sửa
đổi một số điều Nghị định 63/2001 NĐ-Cp và nghị định 95/2005/NĐ-CP thay


thế nghị định 63/2001 NĐ-CP để phù hợp với chủ trương của Đảng và luật
doanh nghiệp 2005. Cụ thể như sau:


Để phù hợp với định hướng chuyển cả công ty nhà nước là cơng ty mẹ
trong mơ hình cơng ty mẹ-cơng ty con, cơng ty mẹ của tập đồn kinh tế do
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, cơng ty nhà nước trực tiếp
phục vụ quốc phòng an ninh và các đơn vị phụ thuộc trong tổng công ty;
khung pháp luật chuyển đổi đã mở rộng đối tượng áp dụng đối với: công
ty nhà nước là công ty mẹ trong mơ hình cơng ty mẹ- cơng ty con, cơng ty
mẹ của tập đoàn kinh tế do Thủ tướng quyết định thành lập; Công ty nhà
nước độc lập – không chỉ gồm các công ty nhà nước hoạt động kinh
doanh; đơn vị thành viên hạch tốn phụ thuộc Tổng cơng ty nhà nước.



Bên cạnh việc quy định điều kiện doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực

và địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ, một số quy định
về điều kiện chuyển đổi đã được bổ sung như sau: Quy mơ vốn “ có mức
vốn điều lệ khơng thấp hơn 30 tỷ đồng đối với công ty nhà nước độc lập
hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc của tổng công ty, của công ty mẹ và 500
tỷ đồng đối với công ty mẹ”; trường hợp là đơn vị hạch tốn phụ thuộc
tổng cơng ty, cơng ty mẹ thì việc chuyển đổi không ảnh hưởng đến hoạt
động của tổng công ty, công ty mẹ và phải được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt nhằm hạn chế sự tùy tiện trong lựa chọn công ty nhà nước chuyển
đổi.



Bổ sung Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vào đối
tượng đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
cho phù hợp với quy định của Chính phủ. Thành lập tổng cơng ty Đầu tư
và Kinh doanh vốn nhà nước để thực hiện chức năng đầu tư vào kinh
doanh và vốn nhà nước và chuyển các công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên hiện nay đang do các bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở
hữu sang cho Tổng công ty này thực hiện.
Điểm thứ hai đáng kể trong quá trình thực hiện chuyển đồi là sự chuyển

biến trong nhận thức về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên. Phần lớn các bộ ngành, địa phương và doanh
nghiệp chuyển đổi đều đã có sự chuyển biến về nhận thức và đã xác định được
việc chuyển đổi không chỉ đáp ứng yêu cầu pháp luật (Luật doanh nghiệp 2005
quy định tất cả các công ty nhà nước phải chuyển thành công ty trách nhiệm


hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần trong thời hạn bốn năm kể từ ngày
01/07/2006) mà còn là cơ hội để tạo sự bình đẳng giữa cơng ty 100% vốn nhà

nước với các loại hình kinh doanh khác, và để chủ động cũng như tích cực hơn
trong việc tổ chức thực hiện chuyển đổi, đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt
động của loại doanh nghiệp này theo thông lệ kinh tế thị trường và yêu cầu hội
nhập quốc tế.
Cuối cùng, một kết quả khả quan trong quá trình chuyển đổi là trình tự, thủ
tục thực hiện chuyển đổi nhìn chung được đánh giá là đơn giản, thuận tiện.
Khác với hình thức cổ phần hóa, chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên không dẫn đến việc thay đổi chủ sở hữu,
doanh nghiệp kế thừa toàn bộ lao động và vốn, tài sản theo sổ sách nên không
mất nhiều thời gian xác định lại giá trị doanh nghiệp theo giá thọ trường. Đồng
thời, mặc dù có sự điều chình một số quy định theo chủ trương định hướng
mới của Đảng và theo những quy định mới của luật doanh nghiệp nhà nước
2003, luật doanh nghiệp 2005 trong từng giai đoạn nhưng về cơ bản trình tự
thủ tục chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên được quy định khá đơn giản, ít có sự thay đổi (chỉ sửa đổi một số
qui định mang tính tác nghiệp cho phù hợp với quy định mới được ban hành)
Bên cạnh các kết quả thuận lợi trên, tiến trình chuyền đổi doanh nghiệp
nhà nước sang cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn còn diễn ra
chậm chạp, cịn có nhiều vướng mắc, những vướng mắc này khơng nằm ở
trình tự, thủ tục chuyển đổi mà chủ yếu do thay đổi tiêu chí phân loại doanh
nghiệp nhà nước và những vướng mắc của mơ hình công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên sau chuyển đổi chưa tạo động lực cho nổ lực chuyển đổi và
ảnh hưởng đến các khâu tiến hành thực hiện như xây dựng đề án, thiết kế mơ
hình tổ chức hoặc quản lý.
2. Những khó khăn, cản trở, vấn đề nảy sinh trong q trình thực hiện:
Trước hết đó là các vướng mắc trong việc xác định tiêu chí, đối tượng
chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:


Tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%

vốn điều lệ chưa có tính ổ định, chưa có tính dài hạn dẫn tới doanh nghiệp
chuyển đổi phải điều chỉnh hình thức sắp xếp. Trong sáu năm qua (từ năm
2002 đến nay), tiêu chí này đã thay đổi tới 3 lần (Quyết định 58/2002/QĐTTg ngày 26/4/2002, Quyết định 155/2004QĐ-TTg ngày 24/8/2004 và


quyết định 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng chính phủ)
dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp đã được đưa vào danh mục chuyển
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đang triển khai chuyển
đổi thì lại bị dừng lại đề chuyển sang hình thức đa dạng hóa sở hữu hoặc
đã chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lại phải
chuyển đồi thêm một lần nữa gây khó khăn, tốn kém và kéo dài việc
chuyển đổi


Các tiêu chí phân loại theo ngành, lĩnh vực, địa bàn; nhưng trong thực tế,
nhiều công ty nhà nước hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, tại một số
địa bàn khác nhau kể cả vùng núi, vùng sâu, vùng xa dẫn đến các khó
khăn, lúng túng trong việc áp dụng tiêu chí đế phân loại hoặc dẫn đến sự
tùy tiện trong việc xác định các doanh nghiệp này thuộc loại giữ lại 100%
vốn nhà nước hay cổ phần hóa ở mức chi phối hoặc không chi phối, hoặc
phải tách ra thành các bộ phận để sắp xếp cho phù hợp với tiêu chí phân
loại.



Căn cứ và tiêu chí phân loại mới chỉ xác định được doanh nghiệp do nhà
nước nắm 100% vồn điều lệ, nhưng chưa đủ cụ thể để xác định biện pháp
sắp xếp doanh nghiệp do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là chuyển ngay
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không qua biện pháp
sắp xếp lại là cơng ty nhà nước. Vì vậy, không đẩy nhanh được chuyển

đổi doanh nghiệp.



Chưa phân biệt rõ tiêu chí phân loại doanh nghiệp do nhà nước trực tiếp
nắm giữ vốn với tiêu chí phân loại theo doanh nghiệp để hình thành tập
đồn kinh tế và nhóm cơng ty theo hình thức cơng ty mẹ-cơng ty con; giữa
khái niệm nhà nước trực tiếp sở hữu 100% vốn ở công ty mẹ với khái
niệm công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ.



Chưa có tiêu chí và chưa có quy định về việc chuyển đổi các đơn vị sự
nghiệp sang thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tiếp đến là sự kéo dài, trì trệ của quá trình tổ chức thực hiện trong khâu

xây dựng và phê duyệt phương án chuyển đổi.
Một trong những thủ tục mà doanh nghiệp cần phải làm khi chuyển sang công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là xây dựng điều lệ cơng ty sau chuyển
đổi; trong đó có việc xác định mơ hình tổ chức cơng ty và việc dự kiến Chủ
tịch kiêm hay không kiêm giám đốc công ty. Tuy nhiên, sau khi luật doanh


nghiệp 2005 có hiệu lực thì ngay lập tức đã phát sinh vấn đề có hay khơng cho
phép Chủ tịch kiêm giám đốc công ty do Luật này quy định khơng cụ thể dẫn
đến tình trạng các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp lúng túng và kéo dài thời
gian trong xây dựng phương án và phê duyệt phương án chuyển đổi.
Bên cạnh những vướng mắc trong thủ tục gây nên sự chậm trễ cho quá
trình chuyển đổi, sau khi chuyển đổi các doanh nghiệp lại vướng phải những
khó khăn khác do nhiều bộ, ngành, địa phương và chính bản thân doanh

nghiệp chưa chú ý đến việc xử lý tài chính và đặc biệt là xử lý lao động dơi dư.
Do quan niệm chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên chỉ là chuyển đổi hình thức pháp lý và phải “kế thừa toàn bộ” vốn, tài sản,
lao động trên sổ sách nên một số bộ, ngành đại phương và doanh nghiệp
không tiến hành xử lý triệt để các tồn tại về tài chính và đặc biệt là lao động
dôi dư nên ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
sau chuyển đổi. Thực tế, phần lớn các công ty đã chuyển sang công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, nhưng nay theo tiêu chí phân loại mới phải
chuyển thành cơng ty cổ phần đều đề nghị cho tiếp tục xử lý lao động dơi dư.
Mặc dù tình hình chuyển đổi đã có nhiều tiến triển tích cực so với giai
đoạn 2001-2004, nhưng hoạt động đăng ký kinh doanh của công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn một số
vấn đề phát sinh, tạo tâm lý khơng tốt trong đó chủ yếu do pháp luật hiện hành
chưa quy định rõ ràng cụ thể, dẫn tới thiếu nhất quán trong nhận thức giữa cơ
quan đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi, cụ thể là:


Tại một số địa phương, đã có hiện tượng cán bộ đăng kí kinh doanh yêu
cầu doanh nghiệp phải có quyết định chia vốn điều lệ cho các thành viên
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên giống như công ty trách nhiệm
hữu hạn hai thành viên trở lên; u cầu cơng ty phải ghi thêm giải thích
vào ngành nghề đăng kí trong khi ngành nghề này đã được ghi rõ trong
quyết định chuyển đổi.



Việc xin cấp giấy đăng lý kinh doanh cho đơn vị thành viên (công ty con)
trong nhóm cơng ty có cơng ty mẹ là cơng ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên ở một số Sở Kế Hoạch và Đầu tư còn lúng túng, làm chậm
hoặc cấp phép cho doanh nghiệp chưa đúng theo qui định hiện hành.



II. Tình hình hoạt động và tổ chức quản lý của các công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà
nước
1. Kết quả đạt được
Tuy động lực chuyển đổi không cao nhưng hầu hết các doanh nghiệp sau
chuyển đổi hoạt động ổn định, bộ máy chủ động hơn, mở rộng hơn các ngành
nghề kinh doanh, có sự tăng trưởng (về sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách )
cao hơn so với năm trước. Những kết quả khả quan đó chủ yếu do những
nguyên nhân sau:
- Doanh nghiệp nhà nước được xử lý những tồn đọng về tài chính, lao động.
- Việc xác định một tổ chức làm chủ sở hữu sẽ góp phần giải quyết tình trạng
có nhiều đại diện chủ sở hữu nhưng khơng có chủ sở hữu nào có trách nhiệm
đầy đủ. Quyền của công ty được mở rộng hơn tạo nên sự năng động, tự chủ
trong kinh doanh, nhưng vẫn giữ vững định hướng và sự quản lý của chủ sở
hữu. Từ đó, nâng cao được sự cạnh tranh của mình, đáp ứng được yêu cầu hội
nhập của khu vực và quốc tế.
- Ở những nơi nhận thức đúng về mục tiêu chuyển đổi, thực hiện đúng quy
định chỉ có một tổ chức là chủ sở hữu đã khắc phục được tình trạng phân tán
quyền hạn và trách nhiệm của chù sở hữu cũng như giảm can thiệp của các cơ
quan chức năng nhà nước (sở, ban, ngành ) vào hoạt động của bộ máy quản lý
doanh nghiệp.
2. Những tồn tại và hạn chế:
Tuy có nhiều kết quả khả quan, tích cực như đã nêu trên, chúng ta khơng
thể phủ nhận thực tế là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã khơng được tiếp nhận một cách tích
cực như hình thức cổ phần hóa. Ngun nhân chủ yếu nằm ở mơ hình hoạt
động của cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên vẫn cịn nhiều khiếm
khuyết, chưa tạo ra tính ưu việt hơn hẳn so với mơ hình cơng ty nhà nước như

loại hình cơng ty cổ phần, thường bị coi là “bình mới rượu cũ”,... Tuy nhiên,
cũng cần phải khẳng định, đã có những sai lệch và thiếu nhất quán trong nhận
thức về các vấn đề cụ thể của mơ hình này nên dẫn tới cơ chế vận hành trong
thực tế gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là khâu quản trị công ty. Cụ thể như
sau:


Trước hết, việc hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa được đổi
mới trong thực tế nên về cơ bản, không có sự khác biệt lớn so với trước
chuyển đổi. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn mới chỉ quy định nội
dung chức năng chủ sở hữu nhưng chưa hướng dẫn cụ thể về cơ chế vận hành,
tổ chức thực hiện để thực hiện các chức năng đó như đầu mối, cơ chế, trình tự
và thủ tục tiếp nhận kiến nghị -xử lý kiến nghị - ban hành quyết định (hoặc phê
duyệt) – và chuyển tải các quyết định của chủ sở hữu tới công ty, nhất là công
ty do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu. Vì vậy đã nảy sinh ra tình trạng tổ
chức thực hiện khơng thống nhất, thậm chí một số cơ quan, tổ chức không phải
chủ sở hữu công ty, nhưng đã ban hành các quyết định (dưới hình thức cơng
văn, hướng dẫn) có nội dung thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu.
Vướng mắc tiếp theo là cơ chế quản lý tài chính, lao động, tiền lương trong
cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu vẫn
tương tự như công ty nhà nước nên chưa tạo tâm lý tích cực ho các cơng ty nhà
nước nên chưa tạo đột phá, đổi mới thật sự và chưa tạo tâm lý tích cực cho các
cơng ty nhà nước thuộc đối tượng chuyển đổi. Cụ thể như sau:


Cơ chế quản lý tài chính của cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
vẫn áp dụng các nguyên tắc như công ty nhà nước về các mặt quản lý vốn,
chi phí, doanh thu, giá thành,... Hơn nữa, nhiều cơng ty cho rằng loại cơng
ty này bị thiệt thịi hơn công ty nhà nước do không được chia lợi nhuận

theo vốn tự huy động như công ty nhà nước.



Cơ chế quản lý lao động, tiền lương vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt thể
hiện ở việc vẫn áp dụng các nguyên tắc phân hạng công ty, thực hiện
thang, bảng lương, chế độ đãi ngộ, tuyển chọn, cho thôi việc đối với lao
động,.... như cơng ty nhà nước. Cá biệt có trường hợp lạm dụng quyền tự
chủ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong việc tuyển
chọn lao động và không nắm rõ tinh thần của Nghị định số 41/2002/NĐCp ngày 11/4/2002 nên đã tuyển khá ồ ạt lao động mới vào làm việc dẫn
đến dư thừa lao động và lại kiến nghị cho tiếp tục xử lý lao động dơi dư.
Vướng mắc thứ ba là chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức và hành

động của các cơ quan chức năng đối với doanh nghiệp nhà nước sau chuyền
đổi, tâm lý đố kị còn nặng nề giữa công ty nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
trong việc phân biệt đối xử về các chính sách đối với doanh nghiệp.


Một số cơng ty chuyển đổi gặp nhiều khó khăn hơn so với công ty nhà nước
trong việc vay vốn như được vay ít, phải “thế chấp” thay cho “tín chấp”. Bên
cạnh đó cịn xuất hiện nhiều bất cập trong các quan hệ hành chính khác làm
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập của người lao
động, cũng như tạo ra tâm lý nặng nề cho cán bộ quản lý của các doanh nghiệp
nhà nước sau chuyển đổi.
Ngồi ra cịn có một số vướng mắc trong cơng tác đánh giá, giám sát và
đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu nhà nước vẫn bị buông lỏng và khơng có thay
đổi so với trước chuyển đổi.
Chủ sở hữu chưa thực sự quan tâm và chưa có giải pháp để giám sát, bảo đảm
đề công ty sau chuyển đổi thực hiện đúng Luật Doanh nghiệp. Hầu hết các
công ty đã chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trước

khi Luật Doanh Nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành đều chưa tiến hành sửa đổi
điều lệ theo quy định của Luật này (thay Hội đồng quản trị bằng Hội đồng
thành viên với chức năng và quyền hạn, trách nhiệm mới; bổ sung kiểm sốt
viên cơng ty). Vì vậy, cơng tác giám sát, đánh giá bảo đảm lợi ích của chủ sở
hữu nhà nước vẫn tiếp tục bị bng lỏng và khơng có thay đồi so với trước
chuyền đổi.
Bên cạnh đó, sự hình thành và vận hành mối quan hệ giữa chủ sở hữu với
bộ máy quản lý điều hành công ty.
Về nguyên tắc, chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên sẽ nhân danh chủ sở
hữu để thực hiện các quyền của chủ sở hữu để tổ chức thực hiện các quyền của
chủ sở hữu; quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
ty. Tuy nhiên, chưa có quy định hướng dẫn những vấn đề do chủ sở hữu trực
tiếp quyết định và những vấn đề phân công cho Hội đồng thành viên quyết
định nên dẫn đến lúng túng trong tổ chức thực hiện.
Trong triền khai thực hiện sau chuyền đổi, do giữ ngun thói quen cũ và một
phần khơng dám tự chịu trách nhiệm nên có khá nhiều cơng ty vẫn tiến hành
xin ý kiến chỉ đạo hoặc phê duyệt của chủ sở hữu đối với những vấn đề thuộc
thẩm quyền đã được phân cấp, ví dụ quyết định các khoản vay, dự án đầu tư,
bán tài sản. Với thực tế đó, khơng ít ý kiến cho rằng chủ tịch công ty, Hội đồng
thành viên chỉ là một cấp trung gian giữa bộ máy điều hành (Giám đốc) với
chủ sở hữu.


Cuối cùng, là sự chậm trễ trong việc chuyển giao đầu mối chủ sở hữu nhà
nước tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Tính đến 3/2007, cả nước mới có bốn tỉnh ( bao gồm Lạng Sơn, An Giang,
Phú Yên , Khánh Hòa) chuyển giao quyền chủ sở hữu 17 công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên (với tổng số khoảng 100 tỷ đồng vốn điều lệ) cho
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước. Phần lớn các bộ, ngành và
địa phương khác chưa thực hiện việc chuyền giao này với nhiều lý do khác

nhau, trong đó, đã xuất hiện tư tưởng và nhận thức coi đây là chuyển giao về
quyền lợi, quyền quản lý đối với doanh nghiệp, vì vậy, khơng ít địa phương,
bộ, ngành trì hỗn việc chuyển giao này.
B.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HÌNH THỨC
CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN.
Với tư cách là cơ quan quyền lực đại biểu cho lợi ích của nhân dân và là

người chủ sở hữu đối với một phần không nhỏ tư liệu sản xuất của đất nước,
Nhà nước phải đề cao vai trị quản lý của mình đối với nền kinh tế thị trường.
Nhà nước cần phải ban hành đồng bộ hệ thống pháp luật làm căn cứ pháp lý
cho việc sắp xếp, tổ chức lại việc quản lý các doanh nghiệp trong môi trường
kinh doanh mới. Đồng thời pháp luật cần đưa ra các quy định rõ ràng, dứt
khốt, có hiệu lực pháp lý cao, nói rõ những điều cấm và những điều giới hạn
cấm thực hiện hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực nào phải rõ. Quyền tự
do kinh doanh của các chủ kinh doanh phải được đảm bảo bằng một hệ thống
các quyền tự do. Nhà nước phải đảm bảo được tính thống nhất trong cả nước
tránh được hạn chế đáng tiếc đối với quyền tự do kinh doanh của công dân và
các tổ chức kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường yêu cầu phải có một loạt văn
bản pháp luật về tự do cạnh tranh, phá sản, ngăn ngừa độc quyền, chống tàn
phá tài nguyên và ô nhiễm môi trường, chống tệ nạn xã hội và các hệ quả khác
của kinh tế thị trường.
Xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp để đảm bảo ngân hàng Nhà nước thực
hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về mặt tiền tệ, tín dụng. Ban hành và
hoàn thiện một hệ thống văn bản pháp luật về thuế.
Hiện nay, những văn bản pháp lý liên quan đến sự ra đời, tổ chức và hoạt
động của Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam
cịn thiếu đồng bộ. Vì vậy, cần tiếp tục sửa đổi, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, không




×