Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM. THEO BẠN SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN TÍNH CHẤT TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.96 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI:

NHẬN THỨC CỦA BẠN VỀ NỀN VĂN HÓA TIÊN
TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM.
THEO BẠN SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ
PHÁT TRIỂN TÍNH CHẤT TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN
SẮC DÂN TỘC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

1


MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................3
II.

NHẬN THỨC VỀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ

BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ
VÀ PHÁT TRIỂN TÍNH CHẤT TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SĂC
DÂN TỘC CẢU VĂN HÓA VIỆT NAM...............................................4
1. Nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam.........................................................................................................4
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc trong qua trình phát triển của Việt Nam........................................6
2. Sinh viên cần làm gì để củng cố và phát triển tính chất tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam..................................................8
III.

KẾT LUẬN...................................................................................11

2




I. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện tại, Việt Nam đã bắt đầu quá trình mở cửa nền kinh tế và
đang trên đà hội nhập vào nền kinh tế của thế giới. Cùng với q trình
tồn cầu hóa, việc giao thoa và tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau
trên thế giới đang diễn ra thực sự mạnh mẽ. Xét riêng về nước ta, đặc biệt
là khi Việt Nam gia nhập WTO đã chịu rất nhiều tác động không chỉ đến
lĩnh vực kinh tế mà còn đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
văn hóa. Việc học hỏi và tiếp nhận những nét văn hóa tiên tiến là thực sự
cần thiết, nhưng việc giữ gìn và bảo tồn những nét văn hóa truyền thống
của dân tộc cịn quan trọng hơn. Từ Đại hội IV đến nay, Đảng ta đã từng
bước nhận thức rõ vai trị, vị trí quan trọng của nền văn hóa trong phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đại hội VII, VIII, IX, X
và nhiều nghị quyết Trung ương tiếp theo của nước ta cũng đã xác định
nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của phát triển. Đại hội XI của Đảng một lần nữa khẳng định chúng ta
cần: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dận tộc,
phát triển tồn diện, thơng nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh
thần nhân văn, dân chủ tiến bộ, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm
sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển”. Vậy thế nào là một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc? và là sinh viên, chúng ta cần làm gì để củng cố và phát triển tính
chất tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam? Ngay sau
đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để trả lời những câu hỏi trên.

3


II. NHẬN THỨC VỀ NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN

SẮC DÂN TỘC VÀ SINH VIÊN CẦN LÀM GÌ ĐỂ CỦNG CỐ VÀ
PHÁT TRIỂN TÍNH CHẤT TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SĂC DÂN
TỘC CẢU VĂN HÓA VIỆT NAM
1. Nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
của Việt Nam.
I.1 Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam.
Để có những nhận thức đúng đắn về nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc của Việt Nam thì đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu: thế
nào là một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu
khái niệm “văn hóa”. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa vì mỗi thời kỳ
chúng ta lại có những cái nhìn khác nhau về văn hóa cũng như vai trị và
vị trí của nó trong việc xây dựng đất nước. Song đơn giản ta có thể hiểu:
“ Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội”, “ Văn hóa là hệ các giá trị,
truyền thống, lối sống”, “ Văn hóa là năng lực sáng tạo” của mỗi dân tộc,
“ văn hóa là bản sắc” của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với
dân tộc khác…đó là cái nhìn tổng quan về văn hóa. Vậy cịn văn hóa Việt
Nam? “ văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần
do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong qua trình dựng
nước và giữ nước”.
Một nền văn hóa tiên tiến là một nền văn hóa như thế nào? “Tiên
tiến” ở đây được hiểu là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Leenin
và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người”. Nghị quyết
4


TW5 khóa VIII năm 1998 của Đảng cũng đã khái quát nền văn hóa tiên
tiến với năm đặc trưng:
Một là, yêu nước.

Hai là, tiến bộ.
Ba là, độc lập và chủ nghĩa xã hội lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Bốn là, nhân văn ( tất cả vì con người ).
Năm là, khơng chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức
biểu hiện.
Yêu nước và tiến bộ là hai đặc trưng bao quát nhất của một nền văn
hóa tiên tiến. Một nền văn hóa có thể góp phần thúc đẩu q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng nước nhà, kết tinh được những tiến
bộ của dân tộc và của thời đại. song vì hệ tư tưởng là yếu tố chi phối về
quan niêm giá trị, đạo đức cũng như lối sống và hành vi con người nên
một nền văn hoá tiên tiến cần phải được xây dựng trên nền tảng một hệ tư
tưởng đúng đắn. Mà ở nước ta, hệ tư tưởng cốt lõi đó chính là chủ nghĩa
Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tính nhân văn của hệ tư tưởng
này thể hiện rõ nét thông qua việc nó hướng vào việc giả phóng giai cấp,
giải phịng dân tộc và giải phóng con người, là một hệ tư tưởng biể trưng
cho giai cấp cơng nhân.
Cịn về tính đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa thì bao gồm những
giá trị văn hóa truyền thốn bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
được vun đắp qua hành ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Nó chính là sự sống bên trong của mỗi dân tộc, là lòng yêu nước
nồng nàn, ý thức gắn kết cộng đồng, là lòng nhân ái, trọng tình nghĩa, đạo
5


lý…Nó thể hiện trong mọi mặt của đời sống xã hội như: lối sống, cách tư
duy, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn học , nghệ
thuật… nhưng thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của mỗi nền văn
hóa. Song bản sắc văn hóa dân tộc không phải là cái bất biến mà luon vận
động và phát triển theo sự phát triển của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.

Trong giai đoạn này, bản sắc văn hóa của dân tộc ta đang chịu những tác
động khơng nhỏ của q trình hội nhập kinh tế thế giới, của q trình
giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và của cả qua trình tiếp nhận văn hóa,
văn minh nhân loại.
Vậy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam là nên
văn hóa thấm đượm bản sắc dân tộc Việt, đồng thời cũng bao gồm những
tinh hoa văn hóa của nhân loại và thế giới song có sự chon lọc. Một nền
văn hóa mang những giá trị của con người, đất nước Việt Nam mà không
thể nhầm lẫn với bất cứ một quốc gia nào khác và cũng là một nền văn
hóa có sự tiến bộ, mang nét hiện đại của nền văn hóa chung của thế giới.
I.2

Sự cần thiết phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc trong qua trình phát triển của Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, chúng ta đang xây dựng đất nước với mục

tiêu: “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”. Mà để
thực hiện mục tiêu này thì khơng thể khơng thực hiện mục tiêu về văn
hóa; bởi chúng ta luôn hiểu rõ việc tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa. Phát triển theo hướng
mục tiêu văn hóa- xã hội sẽ bảo đảm cho sự phát triển đất nước một cách
bền vững và trường tồn. Chính vì thế, trong quan điểm chỉ đạo và chủ
trương xây dựng và phát triển nền văn hóa của Đảng trong thời kỳ đổi
mới đã nêu rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tế. Đồng thời cũng
6


khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng phải là một nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đứng trước thời kỳ hội nhập, với sự giao lưu văn hóa ngày càng
diễn ra mạnh mẽ đã làm xóa mờ đi khoảng cách cũng như ranh giới giữa
các quốc gia. Việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến là hết sứ cần thiết
bởi nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc giúp nước nhà hội nhập vào nền
kinh tế thế giới và không bị tụt hậu. Mặc dù vậy, Đảng ta cũng ln
khẳng định “hịa nhập chứ khơng hịa tan”. Việc xây dựng một nền văn
hóa tiên tiến, phù hợp với con người và xã hội thời đại mới là quan trong
nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải ln giữ gìn được tinh hoa văn
hóa của dân tộc, những nét đẹp truyền thống ngàn đời của con người
Việt, văn hóa Việt. Một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc sẽ tạo cho Việt Nam một chỗ đứng riêng trong mắt bạn bè quốc tế
mà không thể lẫn với bất cứ một quốc gia nào, là cơ sở để khẳng định vị
trí dân tộc trên thế giới.
Con người tạo ra văn hóa, nó là một phần khơng thể thiếu trong
cuộc sống của xã hội lồi người nói chung và của mỗi dân tộc nói riêng.
Văn hóa cũng là nền tảng cho việc phát triển nhân cách và tư duy của mỗi
con người. Bởi vậy việc xây dựng một nền văn hóa là thực sự cần thiết để
làn nền tảng cho sự phát triển của giới trẻ, những con người sẽ làm chủ
đất nước trong tương lai. Đối với Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản
sắc dân tộc với lịng yêu nước thương nòi, sự cần cù chăm chỉ, tinh thần
tương thân tương ái,trọng đạo nghĩa… sẽ góp phần xây dựng nhân cách,
đạo đức của con người Việt. Giúp chúng ta đứng vững trong q trình hội
nhập văn hóa thế giới mà khơng chỉ có luồng văn hóa tiên tiến mà cịn cả
luồng văn hóa “xấu”. Chúng ta phải có đủ bản lĩnh và sự sáng suốt trong
việc tiếp nhận những nét tiên tiến, hiện đại của văn hóa thế giới đồng thời
cũng phải phát huy những nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Việc xây dựng
7


một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thời kỳ hội nhập là cần

thiết vì đó sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
2. Sinh viên cần làm gì để củng cố và phát triển tính chất tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, văn hóa là nền tảng trong việc hình thành
nhân cách, đạo đức của con người trong xã hội. Ngày nay, dưới tác động
của hội nhập và giao lưu văn hóa giới trẻ Việt Nam có khơng ít người
đang tiếp nhận một cách vơ tội vạ cả hai luồng văn hóa “tốt” và “xấu” mà
khơng hề có sự chọn lọc. Bên cạnh đó, là sự dần dần lãng quên và đánh
mất những nét văn hóa tốt đẹp ngàn đời của dân tộc. Nhiều thanh niên đã
đánh mất những gái trị truyền thống của dân tộc mà thay vào đó là những
nét văn hóa phương Tây thục sự không phù hợp với những chuản mực
đạo đức truyển thống. Khơng nói rằng những nét văn hóa phương Tây là
xấu, mỗi nền văn hóa đều có những nét tốt đẹp và khơng tốt, như văn hóa
Việt Nam cũng có khơng ít những hủ tục và quan niệm đi ngược lại với
những nét văn hóa của chủ nghĩ xã hội. Điều đáng nói ở đây là chung ta
phải biết dung hịa những nét văn hóa tiên tiến, những nét văn hóa mới tốt
đẹp với nền văn hóa truyển thống của nước nhà. Trong tiến trình phát
triển tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã đưa ra không ít những giải phát
nhăm xây dựng một nền văn hóa việt Nam hiên đại đồng thời mang đạm
những nét văn hóa truyền thơng. Song, chúng ta – sinh viên nói riêng cần
pahir làm gì để ghóp phần củng cố và phát triển tính chất tiên tiến, đạm
đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam. Theo em, là sinh viên chúng ta
cân chú ý đến những điểm sau:
Một là, xây dựng và hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống trên
nền tảng tinh hoa văn hóa dân tộc.
8


Chúng ta cần tiếp thu những nét đẹp trong nền văn hóa Việt như

lịng nhân ái, đồn kết, đức tính cần cù, giản dị…để xây dựng nhân cách
và lối sống cảu mình. Nó sẽ là điểm tựa cho ta khi đứng trước những khó
khăn và tác động của cuộc sống. Phải nói rằng, trải qua mấy nghìn năm
dựng nước và giữ nước, văn hóa Việt ta đã đúc kết được rất nhiều những
giá trị tốt đẹp mà xứng đáng để chúng ta học tập, giữ gìn và phát triển.
Hai là, giữ gìn bản sắc dân tộc đồng thời chống lại những lạc hậu,
lỗi thời trong phong tục tập quán và trong lề thói cũ.
Tronh nền văn hóa của mỗi quốc gia ln ln tồn tại song song
hai luồng văn hóa trái ngược mang tính tích cực và tiêu cực. Trong qua
trình củng cố và phát triển những gía trị truyền thơng của dân tộc mình,
một mặt chúng ta phải nhận thức rõ để lưu giữ những nét văn hóa đẹp,
mặt khác chúng ta phải chống lại những nét văn hó lạc hậu, lỗi thời hay
những nét văn hóa xấu của xã hội. Trong nền văn hóa của Việt Nam, trải
qua thời kỳ phong kiến và bao cấp, hiện nay chúng ta vẫn cịn khơng tí
những vấn đề cần xóa bỏ khỏi nền văn hóa như những hủ tục, mê tín dị
đoan, bói tốn, lề thói quen đút lót, cửa quyền…Đặc biệt, chúng ta là
những người sẽ xây dựng nên tương lai của nước nhà, trong đó có bao
gồm xây dựng văn hóa Việt, lại càng phải có những nhận thức và cái nhìn
đúng đắn và sâu sắc hơn về những mặt mạnh và yếu trong nền văn hóa.
Ba là, nâng cao nhận thức tiếp thu những nét văn hóa tiên tiến có
chọn lọc.
Bên cạnh việc củng cố và phát triển tính chất đậm đà bản sắc dân
tộc của văn hóa Việt Nam, chúng ta cũng phải mở rộng giao lưu quốc tế,
tiếp thu có chon lọc những cái hay cái đẹp, cái tiến bộ trong nền văn hóa
của các dân tộc khác để có thể bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Là

9


sinh viên, chúng ta phải nâng cao nhận thức để chọn lọc những nét văn

hóa đẹp để học hỏi bởi hiện tại khơng ít những luồng văn hóa xấu đang
tác động không nhỏ tới giới trẻ Việt Nam. Những nét văn hóa tiên tiến đó
phải được phát triển hịa hợp với nền văn hóa truyền thống để tạo nên một
nền văn hóa vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên đây là một vài ý kiến đối với sinh viên Việt Nam nhằm góp
phần củng cố và phát triển tính chất tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc của
văn hóa Việt.

10


III. KẾT LUẬN
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu để có thể nhận thức rõ được thế nào
là một nền văn hóa tiên tiên đậm đà bản sắc dân tộc , cũng như sự cần
thiết phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của
Việt Nam trong q trình phát triển. Hiểu được nó một cách cặn kẽ chúng
ta, những xinh viên Việt Nam, sẽ biết mình cần phải làm gì để có thể góp
phần củng cố và phát triển tính chất tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của
văn hóa Việt. Văn hóa Việt Nam có rất nhiều nét đặc sắc mà có thể đem
lại dấu ấn cho bạn bè quốc tế, góp phân tạo dựng vị trí của nước nahf trên
trường quốc tế. Việc bảo vệ và giữ gìn những nét đẹp văn hóa ngày nay
lại càng quan trong hơn bởi sự hội nhập kinh tế cũng như văn hóa tồn
cầu. Mong rằng, sinh viên Việt Nam sẽ tích cực góp phần vào q trình
đó đồng thời đóng góp sức lực cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt
tươi đẹp cho nước nhà.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
( Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 2009) trang 199 đến 223.
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh( Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
2009).
3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành Trưng ương Đảng
( khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Số 03/NQ-TW ngày 16/7/1998.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, tr. 73. 144,139.
5. C.Mác, Ph.Ăng-ghen , tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 1995, tr. 602.
6. Cùng các bài báo trên các trang web chính trị Việt Nam về xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

12



×